Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm giúp KTV xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Bên cạnh đó, thủ tục phân tích còn kiểm tra được toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520- Quy trình phân tích: “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
hướng, biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.”
Thực hiện thủ tục phân tích đối với DTBH và CCDV: KTV có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích doanh thu bán hàng, CCDV
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: chỉ tiêu này cho biết doanh thu thực tế năm nay đạt bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đã đặt ra, công ty có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không, qua đó đánh giá được tình hình hoạt động của công ty
KTV cũng có thể so sánh DT của công ty qua các năm, các kỳ, với các công ty cùng ngành hay với cả ngành
Bên cạnh đó, KTV có thể sử dụng nhiều tỷ suất tài chính khác nhau: Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp = ×100% DTBH, CCDV
Ta cũng có thể sử dụng tỷ suất tài chính khác như : Lợi nhuần thuần
Tỷ suất lợi nhuần thuần = ×100% DTBH, CCDV
Hai tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của DTBH, CCDV. Các tỷ suất này được tính qua các năm nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng trong kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, KTV cũng có thể so sánh các tỷ suất này giữa các DN trong cùng ngành để thấy được khả năng phát triển và vị trí của DN trong ngành nghề đó theo tỷ suất hiệu quả kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = ×100% DTBH, CCDV
Các nhân tố trong mô hình được xây dựng đều dựa vào những dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong kế toán. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần cụ thể hóa các dự tính nhằm đạt được độ tin cậy cao trong việc xây dựng các mô hình trên. Việc đánh giá tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ cần dựa vào một số chỉ tiêu sau:
+ Nguồn dữ liệu từ bên trong và bên ngoài DN.
+Tính kế thừa, phát triển của thủ tục kiểm toán áp dụng đối với khoản mục DTBH, CCDV những năm trước và phạm vi sử dụng dữ liệu đó.
Dựa vào mô hình đã được xây dựng, KTV tính toán giá trị thu được và so sánh chúng với số liệu trên sổ sách kế tóan đã có. Ví dụ: KTV ngoài việc phân tích biến động DTBH, CCDV qua các năm còn có thể thực hiện phân tích xu hướng biến động của DTBH, CCDV tháng thông qua phân tích chi tiết từng loại sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nếu có những biến động khác thường thì KTV sẽ tìm hiêu nguyên nhân để giải thích cho chênh lệch đó. Nguyên nhân chênh lệch số liệu trong phân tích có thể từ phía bản thân DN hoặc từ chính ước tính trong phân tích. Về phía
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
bản thân DN, do việc hạch toán kế toán khoản mục DTBH, CCDV chưa được thực hiện đầy đủ theo những tiêu chuẩn hạch toán kế toán được thay đổi trong từng kì. KTV có thể tìm hiểu từ những nhân viên của khách hàng để đưa ra ý kiến đống góp cho khách hàng và phản ánh trên Báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV cần xem xét sai sót có thể có của mô hình giúp KTV có thể đánh giá được rủi ro phát hiện của kiểm toán khoản mục DTBH, CCDV trên BCTC của khách hàng. Giảm thiểu sai sót trong các mô hình áp dụng giúp cho việc thực hiện kiểm toán đạt kết quả cao.
So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.
Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường
Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) ... Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này
Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. Xác định rõ nguyên nhân của những biến động bất thường
So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
So sánh tỷ suất vòng quay hàng hóa(sản phẩm)/doanh thu qua các năm . Giải thích các biến động bất thường (nếu có).
Đối với phải thu khách hàng:
Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính. Và tiến hành đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ đối với từng khoản phải thu.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch) bất thường (nếu có).
Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và so sánh với các qui định của Nhà nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi.
So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...).