Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty 1 Nhân tố doanh thu tiêu thụ.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 31 - 35)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty 1 Nhân tố doanh thu tiêu thụ.

2.3.1. Nhân tố doanh thu tiêu thụ.

Doanh thu bán hàng của công ty năm 2010 là 1.168.985 triệu đồng giảm 203.990 triệu đồng ( tương ứng 14,86%) so với năm 2009, giảm 620.513 triệu đồng so với năm 2008 ( 34,68%). Nguyên nhân có thể là do trước đây doanh nghiệp bán và sản xuất theo nhiệm vụ của nhà nước tức Nhà nước đứng ra kinh doanh. Bắt đầu thời kỳ cổ phần hóa đòi hỏi công ty phải năng động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó công ty vẫn duy trì trạng thái chỉ sản xuất theo đặt hàng mà không sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2010/2009

Doanh thu bán hàng 1.372.333 1.168.150 -204.183 Doanh thu cung cấp dịch vụ 741.676 835.209 93.533

Doanh thu chủ yếu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng 64,91% ( năm 2009) và 58,3% năm 2010 lớn trong toàn bộ tổng số doanh thu có xu hướng giảm đi là 204.183 triệu đồng. Tỷ trọng doanh

thu cung cấp dịch vụ tăng lên từ 35,09% lên 42,7% năm 2010 tăng 7,61% tương ứng với 93.533 triệu đồng. Như vậy doanh nghiệp đa dạng hoá hoạt động kinh doanh không tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện sự sáng tạo của công ty trong thời kỳ chuyển đổi.

Doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố là : chất lượng, sản lượng và giá bán.

- Chất lượng sản phẩm:

Bước vào thời kỳ chuyển đổi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt nên chất lượng sản phẩm rất có ý nghĩa với Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đặc biệt là trong năm 2010. Tất cả các sản phẩm của công ty đều được công bố chất lượng và đều cam kết thực hiện theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Ngoài ra công ty còn đa dạng hoá các mặt hàng sản phẩm như khăn, mặt hàng DENIM mới đã được khách hàng ưa chuộng. Hàng năm công ty đều tham gia vào cuộc bình chọn trong khu vực cũng như trong nước và đã đạt được một số kết quả sau :

- Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001:2000

- Được bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao liên tục từ năm 2000 đến nay. - Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt liên tục từ năm 2003 đến nay.

Do đó các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 đã giảm so với năm 2009

Nội dung Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2010/2009

Chiết khấu thương mại 790.830.678 0 -790.830678

Giảm giá hàng bán 96.032.270 0 -96.03227

Hàng bán bị trả lại 755.374.302 0 -755.374302 Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 là không có, đây là sự cố gắng lớn của tổng công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó chất lượng sản phẩm không hề ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2010. Cần xem xét các yếu tố khác.

ĐVT: đồng Mặt hàng Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 Chênh lệch 2010/2009 Sản phẩm sợi các loại Tấn 9.641 16.476 17.65 12.741 10.203 -2.538 Sản phẩm vải dệt kim Tấn 1.404 1.715 1.924 1.158 856 -302 Sản phẩm may dệt kim 1000 Sp 5.257 5.724 8.309 4.633 2.764 -1.869 Sản phẩm khăn 1000 C 7.516 8.267 10.782 9.652 9.215 -437 Sản phẩm DENIM 1000 m2 6.732 9.400 11.719 10.424 9.875 -549 Sản lượng tiêu thụ của Tổng công ty tất cả các mặt hàng năm 2010 đều giảm mạnh : sản phẩm sợi các loại giảm 2.538 tấn, sản phẩm vải dệt kim giảm 302 tấn, sản phẩm may dệt kim giảm 1.869.000 sản phẩm, sản phẩm khăn giảm 437.000 chiếc, sản phẩm DENIM giảm 549.000 m2

Đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ giảm trong năm 2010. Do đó trong năm tới , tổng công ty cần tăng cường các biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ.

- Giá bán sản phẩm:

Tổng công ty luôn ý thức được việc xây dựng giá cả và chính sách giá cả là yếu tố cơ bản tong hoạt động tiêu thụ mang lại lợi nhuận cho công ty. Công ty luôn sản xuất theo đơn đặt hàng do đó nếu chính sách giá cả hợp lý, công ty có lãi và ngược lại. Do đó công ty chỉ nhận những đơn đặt hàng mà công ty có lãi. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ giảm trong năm 2010 vì công ty không đưa ra mức giá cạnh tranh hấp dẫn khách hàng mà chỉ thu hút bằng chất lượng sản phẩm.

Trong nước do ảnh hưởng của lạm phát năm 2009 nên thời kỳ đầu năm 2010 Tổng công ty vẫn chưa phục hồi.

Trên thế giới, do chính sách mở cửa thị trường của nước ta trong thời kỳ hội nhập nên hàng ngoại đã xâm nhập ngày càng mạnh, đặt biệt hàng Trung Quốc ồ ạt xâm lấn vào thị trường qua nhiều con đường đã gây trở ngại rất lớn cho ngành dệt may hiện nay. Nguyên nhân chủ quan:

- Về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu ở miền nam và xuất khẩu ra nước ngoài:

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀO MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHÍNH

ĐV: USD Thị trường Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Châu Âu 1.364.117 2.402.038 2.735.012 2.323.122 2.122.315 NHật 3.448.609 3.470.176 4.578.129 5.115.133 4.978.125 Mỹ 14.067.972 18.372.337 21.978.768 13.389.897 10.077.267 TT khác 4.569.302 3.837.449 3.273.166 4.127.188 4.095.345 Tổng kim ngạch 23.450.000 28.082.000 32.565.075 24.955.340 21.273.052 Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2009 và 2010 ta thấy thị trường xuất khẩu và nội địa đều giảm về doanh số. Tổng công ty có hệ thống bán hàng ở cả 3 miền trong đó nhiều nhất vẫn là Miền Nam. Trong khi Miền Bắc có trụ sở chính của Tổng công ty, là thị trường chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển tuy nhiên công ty vẫn chưa khai thác được lợi thế này. Việc mở rộng thị trường nội địa là khó khăn vì vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước đã có chỗ đứng và các cửa hàng thời trang may sẵn. Tiêu thụ nội địa giảm còn do hệ thống kênh phân phối của công ty. Hệ thống kênh phân phối của công ty khá đơn giản, công ty giữ quan hệ

trực tiếp với khách hàng thông qua các đại lý, còn các nhà bán lẻ, đại lý tiêu dùng của công ty hầu như không có mối quan hệ nào cả.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty ở Châu Âu, Mỹ, Nhật đều giảm mạnh là do các đơn đặt hàng giảm. Việc mở rộng thị trường này còn gặp nhiều hạn chế do công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp khác trong khi đó sản phẩm của công ty thường là các sản phẩm đơn thuần, không có sự khai thác các thị trương ngách, ví dụ như thị trường các sản phẩm may mặc truyền thống, mang đậm chất Việt Nam.

Ngoài ra, hiện tổng công ty chưa có sự sáng tạo trong quảng cáo trên truyền hình, các hình thức quảng cáo như : báo chí, áp phíc… nên người tiêu dùng trong nước chưa biết đến nhiều các sản phẩm của công ty hoặc chưa dùng nhiều. Công tác Marketing còn yếu, Tổng công ty tuy đã có phòng Marketing riêng nhưng việc dự báo nhu cầu và tổ chức bán hàng do phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm

- Về cơ cấu sản phẩm:

Vì giá thành sản phẩm không có sự biến động lớn nên cơ cấu sản phẩm sẽ được tính theo doanh thu tiêu thụ. Trong năm 2010, Tổng công ty tăng tỷ trọng các mặt hàng như khăn lên 28% tức tăng 3%, mặt hàng DENIM lên 30% tăng 4% tỷ trọng mặt hàng may dệt kim tăng nhẹ và giảm tỷ trọng các mặt hàng vải dệt kim, sợi truyền thống.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w