Về chi phí sản xuất kinh doanh:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 35 - 38)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

2.3.2 Về chi phí sản xuất kinh doanh:

ĐVT: triệu đồng

Chi phí Năm 2009 Năm 2010

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

Chi phí nguyên liệu, vật liệu 517.059 69.50 360.369 64.81 -156.69 Chi phí nhân công 90.259 12.13 79.960 14.38 -10.299 Chi phí KH TSCĐ 44.489 5.98 32.241 5.80 -12.248

Chi phí DV mua ngoài 69.700 9.37 65.868 11.85 -3.832 Chi phí khác bằng tiền 22.445 3.02 17.569 3.16 -4.876 Tổng cộng 743.961 100.00 556.007 100.00 -187.954 Các chi phí sản xuất kinh doanh năm 2010 giảm 187.954 triệu đồng so với năm 2009 do sự cố gắng của công ty trong việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

+ Chi phí nguyên vật liệu: chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh hay giá thành toàn bộ. Nguyên vật liệu không những là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu đảm bảo cho nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Có thể thấy rằng việc quản lý nguyên vật liệu là một nhiệm vụ của các nhà quản lý doanh nghiệp, là yêu cầu của phương thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích tối đa lợi nhuận.

Vì vậy việc quản trị chi phí này rất quan trọng trong doanh nghiệp. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu có xu hướng giảm 69,5% năm 2009 xuống 64,8% năm 2010 giảm 4,7% tương ứng là 156.690 triệu đồng do hiệu quả trong việc quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào và cả nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể thấy rằng, công tác quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty Dệt May Hà Nội nhìn chung được tổ chức khá chặt chẽ và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Biểu hiện:

- Công ty đã thực hiện tốt khâu lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu cho nên việc cung cấp nguyên vật liệu luôn luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng về chất lượng nhằm phục vụ tốt cho sản xuất. Trong điều kiện khan hiếm nguyên vật liệu

đầu vào và giá tương đối cao thì việc lập kế hoạch về nguyên vật liệu của công ty rất được khuyến khích.

- Việc sử dụng nguyên vật liệu hàng ngày để sản xuất sản phẩm cũng được công ty tính toán kỹ càng, khoa học đảm bảo sử dụng tiết kiệm nhưng hiệu quả cao.

- Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu được bố trí hợp lý, luôn được nâng cấp với hệ thống thiết bị bảo quản, bảo vệ nguyên vật liệu tương đối tốt. Chính điều này đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu kho.

Mặc dù đã có cố gắng lớn trong việc quản lý, sử dụng chi phí này tuy nhiên Công ty cần có những kế hoạch cụ thể hơn nữa trong công tác thu mua nguyên vật liệu, sử dụng trong từng công đoạn của quá trình sản xuất và đánh giá hợp lý từng bước phát triển của thị trường để giảm bớt chi phí này trong tổng giá thành sản xuất, từ đó góp phần giảm giá thành sản xuất tăng lợi nhuận của công ty.

+ Chi phí nhân công giảm 10.299 triệu đồng từ 90.259 triệu đồng ( tức 12,13%) xuống còn 79.960 triệu đồng ( tức 14,3%) nhưng tỷ trọng tăng lên 2,42%. Công ty đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá công việc cho người lao động, có bảng mô tả chi tiết công việc và bản yêu cầu đối với thực hiện công việc nên việc đánh giá thực hiện công việc rất hiệu quả. Việc quản lý như vậy khiến cho việc trả lương tương xứng với công việc nên khuyến khích lòng hăng say đối với công việc, cống hiến của người lao dộng, hao phí lao động đơn vị giảm đi. Bên cạnh đó, do trình độ công nhân ngày càng cao nên tỷ trọng chi phí nhân công tăng lên.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ từ 44.498 triệu đồng năm 2009 giảm xuống 32.241 triệu đồng năm 2010 tức giảm 12.275 triệu đồng do năm nay thanh lý rất nhiều TSCĐ nên chi phí này giảm

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 3.832 triệu đồng từ 69.700 triệu đồng năm 2009 xuống 65.868 tức là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác cung cấp như : các khoản chi về tiền điện, nước, thuê kiểm toán, thuê dịch vụ pháp lý, tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai

nạn con người, tiền thuê thiết kế, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí hoa hồng đại lý, môi giới, tiếp xúc thương mại… giảm so với năm trước là 3.832 triệu đồng.

+ Chi phí khác của Tổng công ty cũng giảm từ 22.445 triệu đồng năm 2009 xuống còn 17.569 triệu đồng năm 2010, giảm 4.876 triệu đồng tức là các chi phí về thuế tài nguyên, thuế đất, trợ cấp thôi việc, mất việc, chi về đào tạo nâng cao trình độ năng lực quản lý, chi cho công tác y tế, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, bảo vệ môi trường, tiếp thị, khuyến mại…. của công ty trong năm 2010 giảm.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w