Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: tác phẩm sửa đổi lối làm việc và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai
Trang 1DANH SÁCH NHÓM
ĐIỂM TỰ CHẤM
ĐỀ TÀI SỐ 2: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Và những suy nghĩ về đạo đức
của người lãnh đạo trong tương lai T5, Tr229
A MỞ ĐẦU:
Trang 2Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại, niềm tựhào to lớn của cách mạng và toàn thể dân tộc Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp cáchmạng của Người là một tấm gương sáng chói và mẫu mực về đức hy sinh cao cả cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người Trong suốt cuộc đờihoạt động cách mạng của mình, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu vàtrăn trở nhiều nhất là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo,chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thành công, đem lại độc lập cho Tổ quốc, phồnthịnh cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Do đó, Người thường xuyên chăm
lo công tác xây dựng, củng cố Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho độingũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức đủ tài, để trong bất kỳ giaiđoạn nào, Đảng cũng phải là một tổ chức cách mạng tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức,lương tâm và danh dự của dân tộc, làm tròn nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân đã tintưởng giao phó Trong kho tàng tri thức quý giá Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân
ta, điều quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với lối sống và làm việc của dân tộc ta,
về xây dựng Đảng, về công tác cán bộ, về giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên cho đến hôm nay là tư tưởng của Người về sửa đổi lối làm việc
Đây là một tác phẩm rất quan trọng, đề cập nhiều vấn đề lớn, vừa có tính lýluận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng trongđiều kiến Đảng cầm quyền, chăm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn
bó mặt thiết với nhân dân, và ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, một tài liệu học tậpcủa cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc
Tác phẩm nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc; chấn chỉnh lại nhậnthức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực côngtác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng Việc sửađổi lối làm việc theo gương Bác không chỉ tạo sự thay đổi rõ nét trong lề lối, tácphong làm việc, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, đẩy mạnh cải cáchhành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan, đơn vị,của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức mà còn góp phần đẩy lùi sự suy thoái về
Trang 3chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống, từ đó xây dựng Đảng, chính quyền trongsạch, vững mạnh.
*************************************
B NỘI DUNG:
I Phân tích tư cách đạo đức cách mạng (III) thông qua tác phẩm “ sửa đổi lối làm việc”
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong vào tháng
10 năm 1947 với bút danh là X.Y.Z , hai năm sau khi Nhà nước giành được độc lập, có giá trị đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn Lúc bấy giờ đất nước ta vẫn tồn tại hai loại
chính quyền: chính quyền do thực dân Pháp dựng lên và chính quyền cách mạng.Nhưng Bác biết rằng chính quyền cách mạng sẽ nắm được quyền lãnh đạo, và đểnắm được quyền quản lý đất nước thì chính quyền cách mạng phải có các phẩm chấttốt "Sửa đổi lối làm việc " - nói cho cùng, đó là sửa đổi tinh thần cơ bản của những
người nhận trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo một dân tộc nhằm mục tiêu giảiphóng Tổ quốc, giải phóng nhân dân Tác phẩm của Bác đã quán triệt tinh thần đó,
với lối viết cô đọng, sáng rõ và cụ thể, “Sửa đổi lối làm việc” trước hết thể hiện tư tưởng và tình cảm là tất cả vì nhân dân
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh - kể từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước tớikhi viết những dòng Di chúc cuối cùng – tất cả đều toát lên một tư tưởng vĩ đại: vìNhân Dân! Nhân dân trong tâm hồn Bác như một nỗi thương cảm, nỗi day dứt, nhưmục tiêu sống của mình Nhân dân Việt Nam có lịch sử lâu dài nghìn năm, trong đó
có thời gian dài với thân phận đau khổ và “lép vế” Bác đã thấu hiểu sâu sắc nỗi khổđau, sự bất hạnh và thân phận “lép vế” của một dân tộc bị “giặc đói, giặc dốt, giặcngoại xâm” hoành hành Cuộc cách mạng mà Bác và Đảng lãnh đạo chính là vì độclập tự do cho Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân
Trang 4Toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Bác là để giải phóng nhân dân, nhưBác đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áomặc, ai cũng được học hành”…1 Toàn bộ tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thể hiện
nỗi khắc khoải chính trị, những ưu tư, băn khoăn của Người và mong muốn cán bộcách mạng thay đổi phong cách làm việc để tất cả vì nhân dân phục vụ Nếu nhìn từgóc độ này thì chúng ta thấy cả cuộc đời của Bác là nỗi niềm đau đáu vì hạnh phúccủa nhân dân Qua tác phẩm này, chúng ta hiểu được một điều sâu sắc rằng: Bác quantâm đến nhân dân với tất cả tấm lòng và tình cảm của Người
Cũng xuất phát từ tình cảm đó mà trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề cho
những người phục vụ nhân dân, “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân” phải
có phẩm chất và đạo đức cách mạng Bác yêu cầu những cán bộ cách mạng phải trung
thành tuyệt đối với lý tưởng và mục tiêu của Đảng là suốt đời rèn luyện đạo đức cáchmạng để phục vụ nhân dân Chính vì nỗi lo lắng ấy, nên Bác đã đặt ra vấn đề rènluyện đạo đức đối với các đồng chí của mình Bằng tác phẩm này, Bác trang bị chocác đồng chí của mình các công cụ và tiêu chuẩn đạo đức nhằm hai mục đích rất rõ
ràng: Thứ nhất là, thu hút sự ủng hộ của nhân dân để tiến hành một cách thuận lợi cuộc kháng chiến; và thứ hai là, để cán bộ cách mạng sửa chữa những thói hư, tật xấu
thường có trong mỗi người để rèn luyện và nêu cao đạo đức cách mạng, nhất là trongđiều kiện Đảng cầm quyền
Bác quan niệm: cán bộ cách mạng là những người đem chính sách của Đảng, củaChính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời báo cáo tình hìnhcủa dân cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng Từ định hướng đó, Ngườikhẳng định rằng, cán bộ là cái "gốc" của mọi công việc Công việc thành công haythất bại đều do cán bộ tốt hay xấu có ảnh hưởng quyết định tạo nên
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người phê bình những khuyết điểm, yếu
kém trong công tác cán bộ, đồng thời đề ra những quan điểm và giải pháp về vấn đề
Trang 5cán bộ, trong đó việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trở thành những người cóvăn hóa, có tri thức và nghiệp vụ.
Tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” được Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản lần đầu vào
năm 1948, gồm 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy vấn đề kinh nghiệm; Tư cách và
đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa Cách viết
của Bác rất đơn giản, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc Cả 6 phần của tác phẩm Chủ tịch
Hồ Chí Minh đều nêu những khuyết điểm của cán bộ đảng viên, nhưng tập trung nhất
là ở phần I - Phê bình và sửa chữa, Phần III - Tư cách và đạo đức cách mạng, Phần VI
- Chống thói ba hoa
Một nội dung rất lớn và quan trọng của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là việcgiáo dục tư cách đạo đức cách mạng để người đảng viên có thể biến lý luận thànhhành động cụ thể Người kết luận: “Chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phảihành” Bởi vậy, trong toàn bộ 6 phần của nội dung cuốn sách là: Phê bình và sửachữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ Cáchlãnh đạo; Chống thói ba hoa, thì phần “Tư cách và đạo đức cách mạng” có vị trí đặcbiệt quan trọng và có độ dài nhất trong tác phẩm
Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên phải thực hiện một cáchnghiêm túc mối quan hệ giữa lời nói và việc làm và nêu cụ thể nhiệm vụ của mỗi cán
bộ đảng viên phải làm gì và làm như thế nào để thực hành lý luận Những nhiệm vụ
đó được Người trình bày cụ thể trong các phần: về phận sự của đảng viên và cán bộ
về tư cách và bổn phận của đảng viên; về vấn đề vì sao đảng viên phải rèn luyện tínhĐảng Điều cốt lõi để thực hiện những nhiệm vụ đó là phải trọng lợi ích của Đảnghơn lợi ích của cá nhân Người viết: “Vô luận thế nào, vô luận việc gì, đảng viên vàcán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích cá nhân lại sau Đó là nguyên tắc caonhất của Đảng” Trái lại những đảng viên và cán bộ nào “ham muốn địa vị, tìm cáchphát tài, ra mặt anh hùng, tự cao tự đại,v.v Đó đều là trái với lợi ích của Đảng” Cũngtrong tác phẩm này, những vấn đề về đạo đức cách mạng một lần nữa được Ngườiphân tích, giảng giải Theo đó, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm là những nội dung cơ bảncủa tư cách đạo đức cách mạng Tư cách đạo đức ấy là cơ sở, là cốt lõi để thực hành
Trang 6lý luận Người chỉ rõ: Trong Đảng ta còn có những người chưa học được, chưa làmđược bốn chữ “chí công vô tư", cho nên mắc phải tính chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa
cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm.Đọc “Tư cách và đạo đức cách mạng” trong “Sửa đổi lối làm việc” chúng ta cànghiểu thêm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Chúng ta cũng càng hiểu thêm mong muốncủa Bác đối với sự phấn đấu tu dưỡng của mỗi người, để có đủ đức và tài đưa chủtrương, đường lối và nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Trong nội dung tìm hiểu và phân tích ở đây, ta sẽ đi sâu vào phân tích phần III- Tư cách và đạo đức cách mạng của tác phẩm “ sửa đổi lối làm việc” Ở phần này, có 2
vấn đề cần phân tích rõ ràng đó là :
Thứ nhất : Bản chất tư cách của Đảng Cách Mạng chân chính
Trong “sửa đổi lối làm việc”,Người đã đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một
Đảng chân chính cách mạng, đó là :
1/ Không là tổchức làm quan, phát tài Đảng phải là tổ chức lãnh đạo nhân dân, vìlợi ích của nhân dân mà phục vụ
2/ Cán bộ phải hiểu lý luận và gắn lý luận với thực hành
3/ Khi Đảng ra một chỉ thị phải dựa vào những điều kiện thiết thực và những kinhnghiệm của các nước trên thế giới và của địa phương; phải do quần chúng kiểm soátcác khẩu hiệu, chỉ thị xem có đúng hay không
4/ Luôn luôn xem xét tất cả các công tác của Đảng Mọi công tác phải đứng về phíaquần chúng
5/ Phải dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân tinh thần yêu nước, cần kiệm liêm chính.6/ Mỗi một công việc của Đảng vừa phải giữ nguyên tắc vừa phải liên hợp dânchúng để vừa lãnh đạo vừa học hỏi vàvừa nâng cao dân chủ
Trang 77/ Mỗi một công việc của Đảng phải giữ được tính cách mạng và khéo linh hoạt để
có được cách thức đấu tranh và tổ chức tốt hơn để thực hiện được lợi ích trước mắt vàlợi ích lâu dài
8/ Đảng không che giấu khuyết điểm, không sợ phê bình Đảng phải nhận khuyếtđiểm để tự sửa chữa, tự tiến bộ và dạy cán bộ, đảng viên
“Nếu tự Đảng giấu giếm những khuyết điểm là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm mọi cách để sửa chữa nó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
9/ Phải chọn những người rất trung thành, hăng hái; đoàn kết họ trở thành mộtnhóm trung kiên lãnh đạo
10/ Phải luôn luôn đẩy bỏ những phần tử thù oán ra ngoài
11/ Phải giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới Tư tưởng phải nhất trí, hành độngphải nhất quán, tự giác
12/ Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết, chỉ thị của mình đã thi hành nhưthế nào Nếu không hoá ra lời nói suông Đồng thời còn có hại tới lòng tin của nhândân đối với Đảng
Theo đó người cho rằng: “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài nóphải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bàosung sướng”; Cán bộ của Đảng phải biết lý luận, mọi công việc của Đảng phải đứng
về phía quần chúng, cán bộ đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với dân chúng, Đảngkhông che dấu khuyết điểm của mình, không sợ phê bình; Đảng phải chọn lựa nhữngngười rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo;Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới Để kết luận về tư cách của Đảngchân chính cách mạng, Hồ Chí Minh viết:
“Muốn cho Đảng được vững bền
Trang 8Mười hai điều đó chớ quên điều nào”
Thứ hai : Đạo đức cách mạng (phận sự của đảng viên và cán bộ)
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảngcủa người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Ngườiviết: “Cũng giống như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Người cán bộ, đảng viên phải “Trọng lợi ích của Đảng hơn hết… vô luận lúc nào, vô
luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lạisau Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng Đó là "tính Đảng"
Đảng viên và cán bộ phải có “đạo đức cách mạng" Người khái quát và đi sâu phân
tích năm chữ Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng, Liêm
"Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào.
Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải
giấu Đảng…
Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.
Dễ hiểu lý luận Dễ tìm phương hướng…
Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyết điểm có gan
sửa chữa Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng Có gan chống lại vinh hoa, phú quýkhông chính đáng
Liêm là không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không
ham người tâng bốc mình… Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiếnbộ…"
Trang 91 Vai trò của đạo đức cách mạng hết sức quan trọng.
Hồ Chí Minh đã viết: đạo đức cách mạng như là gốc của cây, nguồn của sông.
- Là căn bản của mỗi con người
- Nếu không có đạo đức cách mạng; nếu tự mình hủ hoá xấu xa thì không nhữngkhông làm được gì mà còn không lãnh đạo được cách mạng dù tài giỏi mấy
2 Nội dung đạo đức cách mạng :
Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa 5 chuẩn mực đạo đức Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm theo truyền thống đạo đức dân tộc nói riêng và đạo đức Phương
Đông nói chung, với những bổ sung và phát triển về chất phù hợp với yêu cầu sựnghiệp cách mạng Việt Nam
Khổng Tử : Nhân bao hàm 2 yếu tố chủ yếu: thương yêu con người và giúp con
người cùng với các tiêu chí“cung kính”, “khoan hậu”, “thành tín”, “cần mẫn
“và“từ huệ”
Hồ Chí Minh: con người là đồng bào, đồng chí; những suy nghĩ, hành động có
hại đến nhân dân, đồng chí, Đảng thì phải chống; mình phải là trụ cột cho mọi người nhưng hưởng sau mọi người; không sợ cực khổ, không ham uy quyền…
Nghĩa truyền thống Phương Đông là ứng xử giữa người với người phụ thuộc địa
vị, quan hệ của mình đối với người khác trong gia đình và xã hội như nghĩa cha (mẹ)con, nghĩa vợ chồng, nghĩa thầy trò, nghĩa quân thần …
Nghĩa trong tư tưởng và đạo đức Chủtịch HồChíMinh là ứng xử ngay thẳng,
không tư tâm, không làm điều bậy, không cóviệc gì giấu Đảng; thấy việc gì phải thìphải làm, phải ủng hộ; không sợ phê bình …
Trí theo Hồ Chí Minh không chỉ là tri thức hay kinh nghiệm con người thu thập
được qua quá trình sống, chiến đấu, lao động và học tập
Trang 10Trí còn là phải tự rèn mình sao cho ta không làm việc gì một cách mù quáng để
cho đầu óc ta luôn trong sạch, sáng suốt; biết xem người, biết xem việc để luôn biếtcất nhắc người tốt, biết việc gì lợi thì làm, việc gì hại thì tránh …
Dũng của Bác dạy không chỉ là sự can đảm, gan dạ, bất khuất trước làn tên mũi đạn của kẻ thù ngoài chiến trận Dũng là phải dùng để thắng chính mình Đó là phải
có gan làm việc nếu việc đó là việc phải; có gan sửa chữa nếu mình phạm khuyếtđiểm; có gan chịu đựng gian khổ, khó khăn thậm chí hy sinh cả tính mạng nếu đó là
lý tưởng, làviệc lợi ích cho dân tộc, cho Đảng
Hồ Chí Minh cho rằng: Liêm là không lấy của người làm của mình; ít lòng tham
muốn vật chất; không tham sung sướng; không tham địa vị, tiền tài; không tham kẻtâng bốc mình …
ĐẠO ĐỨC mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong tác phẩm này không phải là đạo đức thủ cựu mà là đạo đức mới, ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Đạo đức cách mạng có khi nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và của loài người.
Tóm lại :Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nghĩa, Trí,
Dũng, Liêm Những đức tính trên mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, được Hồ ChíMinh kế thừa bởi đạo đức của Nho giáo, đưa vào đó một nội dung mới phù hợp vớiđiều kiện thực tế của nước ta, ở chỗ “không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đứcmới, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lưọi ích chung của Đảng, của dântộc, của loài người” Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức là cái gốc của ngườicách mạng, nhưng cũng cần phải nhận thứcđức và tài có quan hệ mật thiết với nhau
Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gìmà còn có hại cho nhândân Mặt khác, phải thấy trong đức có tài, tài càng lớn thì đức phải cao, vì đức tài lànhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi
Mặt khác người đảng viên, cán bộ còn phải :
Trang 11Người cán bộ, đảng viên "phải giữ kỷ luật" Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác.
“Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ tiên phong Mà đó là tự giác, lòng hănghái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên”
Đối với những người không chịu nổi khó nhọc, không chịu nổi kỷ luật nghiêm khắc của Đảng mà xin ra khỏi Đảng thì Đảng vẫn bằng lòng để họ ra Đảng chỉ yêu cầu họ
một điều là: họ thề không lộ bí mật của Đảng, không phản Đảng, không phá hoạiĐảng Như thế thì Đảng vẫn giữ cảm tình thân thiện với họ"
Phải khắc phục “những khuyết điểm, sai lầm” Đó là “bệnh tham lam”, “Bệnh lười
biếng", "bệnh kiêu ngạo", “bệnh hiếu danh", "thiếu kỷ luật”, “óc hẹp hòi", “óc địaphương", “óc lãnh tụ”, “bệnh hữu danh vô thực", "bệnh kéo bè, kéo cánh", “bệnh cậnthị", “bệnh cá nhân”, “bệnh tị nạnh", “bệnh xu nịnh, a dua” Người nhắc nhở về bệnh
sợ tự phê bình Người đã nói rất khảng khái": “… Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm và cách sửa chữa khuyết điểm Hồ Chí
Minh chỉ rõ "Đảng ta không phải trên trời sa xuống Nó ở trong xã hội mà ra Vì vậy,tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số
chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa v v… Những thói xấu đó,
họ mang từ xã hội vào Đảng" Người phê phán thái độ đối với người có khuyết điểm,
sai lầm như đối với hổ mang, thuồng luồng… đòi đuổi ra khỏi Đảng ngay…, làm cho
họ chán nản, thất vọng Hoặc họ không làm gì nữa hết Thậm chí họ bỏ Đảng Đó là
thái độ những người máy móc quá Đó cũng là bệnh chủ quan”.
Thứ ba : Tư cách và bổn phận của đảng viên :
Hồ Chí Minh viết về tiêu chuẩn người đảng viên, thể thức giới thiệu, kết nạp ngườivào Đảng, rèn luyện, giáo dục đảng viên mới Người chỉ rõ bổn phận của người đảng
Trang 12viên là "Suốt đời tranh đấu cho dân tộc, cho Tổ quốc; đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, lên trước hết; hết sức giữ kỷ luật và giữ bí mật của Đảng; kiên quyết thi hành những nghị quyết của Đảng; cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc; cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hóa Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng”.
Thứ tư : phải rèn luyện tính Đảng :
Hồ Chí Minh khẳng định: "Mỗi cán bộ, đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm
được việc Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên” Tính đảng là: “Phải đặtlợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận
và phải làm đến nơi đến chốn; lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau
Đảng phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết thực hành những
nghị quyết của Đảng Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa Kiên quyếtchống thói nể nang và che giấu, chống thói “trước mặt thì nể, kể lể sau lưng" Phảikiên quyết thực hành kỷ luật Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ,phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình"
II Những suy nghĩ về đạo đức người lãnh đạo
1 Tìm những biểu hiện trong thực tế cuộc sống, liên hệ với bản thân
Về mặt lý thuyết thì lãnh đạo đúng nghĩa là:
- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thì nhất định phải
so sánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính là những người chịu đựngcái kết quả của sự lãnh đạo của ta
- Phải tổ chức thi hành cho đúng Mà muốn vậy không có dân chúng góp sức thìkhông xong
- Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng có quần chúng giúpmới được
Trang 13Trong tác phẩm “ sửa đổi lối làm việc” Bác có viết về vấn đề của người lãnh đạo:
“chẳng những phải lãnh đạo quần chúng , mà lại phải học hỏi quần chúng
Nghĩa là: người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên hiểu thấu Sự hiểu biết vàkinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn Vì vậy, ngoài kinhnghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dânchúng, để thêm cho kinh nghiệm của mình
Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dânchúng
Nghĩa là phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
"không quan trọng".”
Đây không phải là lần đầu và một lần Bác dạy chúng ta về phong cách của ngườicán bộ lãnh đạo, mà Người luôn nhắc nhở, uốn nắn và làm gương cho cán bộ, đảngviên về phong cách, tác phong làm việc, nhất là việc gần gũi nhân dân, sâu sát cơ sở.Thực tế luôn chứng minh sống động điều Bác chỉ ra, ở đâu, lúc nào người cán bộ lãnhđạo mà có tác phong đó thì tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao được năng lực,quy tụ được sức mạnh của tập thể tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, và ngược lại-cán
bộ mà xa dân chúng, bảo thủ, quan liêu… thì thiếu năng lực, uy tín, không tập hợpđược sức mạnh lãnh đạo, tập thể Chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị,đồng thời là bí thư cấp ủy, tổ chức Đảng ở các đơn vị thì càng cần phải sâu sát cơ sở,gần gũi và lắng nghe ý kiến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Để được như vậy, chúng taluôn khắc ghi lời Bác dạy và học tập chính tấm gương, phong cách của Người
Với sự phát triển không ngừng của xã hội Việt Nam như hiện nay, những cán bộlãnh đạo, quản lý vẫn áp dụng phong cách lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh nhưngkhông ngừng đổi mới và phải có biện pháp, phương pháp, cách thức tiến hành phùhợp để phù hợp với xã hội hiện nay với mục đích xây dựng một đất nước giàu đẹp,
Trang 14phát triển hơn Những cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn thể hiện một lòng yêu nước,thương dân, trung thành với Đảng được biểu hiện qua phong cách làm việc như:
Thứ nhất, Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào những nhà lãnh đạo luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng trung thành phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu
Thứ hai, Việc áp dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng tiêu biểu,
ổn định trong Phong cách làm việc mà người lãnh đạo, quản lý sử dụng hàng ngày đểthực hiện nhiệm vụ của mình Phong cách làm việc được quy định bởi chức năng,nhiệm vụ và được thể hiện ở phẩm chất và năng lực của cán bộ
Thứ ba, Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng Luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lêntrên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình, thật sự gương mẫu, lời nói đi đôi vớiviệc làm, tư tưởng thống nhất với việc làm
Thứ tư ,Luôn thể hiện sự nhiệt tình cách mạng, lòng say mê, tận tụy với công việc,
dũng cảm, gương mẫu gắn kết với sự hiểu biết, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đồngthời có lý luận cách mạng và tri thức khoa học Để có tri thức khoa học, họ luôn rasức phấn đấu học tập, làm việc nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hóa,nghiệp vụ và năng lực thực tiễn của chính mình
Thứ năm, Trong công việc thì nghiên cứu cội rễ, phân tích rõ ràng rồi mới đưa ra
kết luận Thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Bởi chỉ có làmviệc tập thể mới tranh thủ và phát huy được trí tuệ của tập thể Người lãnh đạo, quản
lý luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến quần chúng, để bổ sung những ưu điểm, khắc phụcnhững khuyết điểm của chính mình nhưng đồng thời có tính quyết đoán, vì chỉ có vậymới quyết định được công việc góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra Lắngnghe ý kiến của người khác Luôn phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viênbằng cách: Suy nghĩ, tìm tòi, đề nghị những vấn đề mới nhằm mục đích làm giàumạnh tổ quốc, phát triển đất nước
Trang 15Bên cạnh nhũng biểu hiện tốt của nhũng cán bộ lãnh đạo, quản lý thì Thực tế hiệnnay, vẫn còn có nhiều mặt hạn chế đang diễn ra trong bộ phận của những cán bộ lãnhđạo, có khá nhiều cán bộ lãnh đạo biến chất Họ dần lãng quên “thế nào là tư cách vàđạo đức cách mạng?” ,“thế nào là Nhân, Nghĩa, Chí, Dũng, Liêm?” như Bác đã dạy,đáng buồn hơn họ có cách lãnh đạo không biết lắng nghe những gì quần chúng nói
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Trong
tư tưởng của Người, là người cán bộ phải vừa có tài, vừa có đức, trong đó, đức là gốc,
là bản chất của người cách mạng Vì vậy, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng là yêucầu quan trọng hàng đầu, thường xuyên đối với mỗi cán bộ, đảng viên Thế nhưng, thựctiễn những vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước bị phát hiện thời gianqua đã dóng lên hồi chuông cảnh bảo về hiện tượng suy thoái phẩm chất đạo đức, lệchlạc về nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên Có thể khái quát một số biểu hiệnchính sau:
Trước hết, là sự lệch lạc trong nhận thức về chuẩn giá trị cuộc sống và nhu cầu
hưởng thụ Bắt đầu từ lập luận cho rằng, cán bộ cũng là con người Mà đã là conngười thì có yêu, có ghét, có sở thích, khát khao, thèm muốn rất người và có nhữngkhát vọng cũng rất người Thời trẻ đã cống hiến, đã phấn đấu, học tập, đã dành hếttuổi thanh xuân cho sự nghiệp thì giờ đây hoàn toàn có thể có quyền nghỉ ngơi, thưgiãn, “xả hơi” Một số cán bộ tự cho mình cái quyền được hưởng thụ, được ăn chơi,buông thả mình như không hề chịu sự ràng buộc của kỷ luật Đảng, kỷ luật Nhà nước.Đây là một trong các nguyên nhân nảy sinh hiện tượng đánh bạc, mua dâm, bồ bịch,tham ô, tham nhũng, làm mất tư cách, tha hoá nhân phẩm, đạo đức cán bộ Đúng ra, ởbất kể thời điểm, hoàn cảnh nào người cán bộ cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, lợiích của nhân dân, xã hội, cộng đồng, phải đặt đến lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên
hết, phải nghĩ đến trách nhiệm “tận tuỵ phục vụ nhân dân” mà Hiến pháp 1992, tại
Điều 8 đã quy định Đặc biệt là còn phải nghĩ đến việc làm gương cho thế hệ sau.Trượt ngã trước sự cám dỗ của những thú vui tầm thường không những tự cán bộ mất
đi danh dự và công sức phấn đấu suốt đời của bản thân mình, làm mất đi danh dự của
Trang 16gia đình, quê hương, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ,đảng viên và lớn hơn là niềm tin của nhân dân đối với Đảng
Thứ hai, sự lệch lạc về động cơ phấn đấu trong công tác Bác đã nhiều lần chỉ rõ và nhấn mạnh: “Làm việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài” , “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài” Thế nhưng, không phải cán bộ nào cũng
nhận thức và hành động đúng lời Bác nhắc nhở Bệnh tham lam, tự tư, tự lợi, đặt lợiích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc…dùng của công vào việc tư cùngnhận thức sai lệch, động cơ cá nhân không đúng đắn, mong lên chức, nắm quyền,muốn được cất nhắc, đề bạt chỉ vì quyền lợi, cá nhân đã làm nảy sinh căn bệnh “chạy”chức, quyền mặc dù chưa đủ cả về tài và đức Đây là những kẻ chỉ nhìn thấy mình màkhông nhìn thấy ai khác và mắc bệnh thích làm lãnh đạo trong khi năng lực thực tếyếu kém, hoặc tự cho mình giỏi hơn tất cả nên xem thường người khác, thường có
biểu hiện “kéo bè kéo cánh”, thiếu tôn trọng cấp trên, coi thường cấp dưới: “…đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới thì cậy quyền lấn áp”
Thứ ba, biểu hiện coi thường việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức Trong những cán
bộ thoái hoá, biến chất không ít là do được người thân, họ mạc nâng đỡ, kéo lên làmcán bộ dù tài hèn đức mọn, lại không chịu phấn đấu tu dưỡng mà chỉ nặng về mánh
khoé, thủ đoạn, luôn chỉ săn tìm hào quang của quyền lực, “dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng mình” Đây là biểu hiện rất nguy hiểm, và càng
nguy hiểm hơn khi nó được bàn tay quyền lực nào đó nâng đỡ, bao che, dung túng,hậu thuẫn Người Việt Nam ta vốn trọng tình, nhưng “dĩ hoà vi quý” thái quá sẽ trởthành nhu nhược Sự nhu nhược của cán bộ sẽ cũng góp phần làm trầm trọng thêmnhững yếu kém của hệ thống Không có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình -
“Đó chính là thái độ của những đảng viên và cán bộ ươn hèn, yếu ớt” Thấy saikhông dám nói, thấy trái không dám cản, không dám có chính kiến Có thể thấy rằng,những nhận thức, định hướng chính trị ban đầu của cán bộ sẽ có ảnh hưởng rất sâuđậm trong suốt cuộc đời chức nghiệp Nếu nhận thức đúng, định hướng đúng, động
cơ đúng sẽ có sản phẩm là những cán bộ tốt Còn nếu ngay từ đầu nhận thức đã saitrái, lệch lạc, méo mó thì hệ quả tất yếu là sản sinh ra những “sâu mọt” trong đội ngũ
Trang 17cán bộ Một số đảng viên chưa xứng đáng là người lãnh đạo và lại càng chưa xứngđáng là người đầy tớ của nhân dân mà có người lại tìm cách "xâm hại quyền lợi củadân", làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tình trạng suy thoái chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng và quan liêu, tham nhũng, lãng phí củamột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra với tính chất và mức độ nghiêmtrọng
Thứ tư, một số cán bộ đã bị choáng ngợp trước sự thay đổi điều kiện sống và công
tác, dao động trước cuộc sống sung túc về vật chất, từ mục đích “vì dân” đã tha hoá,biến chất trở thành chỉ biết vì bản thân mình Lao động quản lý, lãnh đạo là lao độngtrí tuệ, lao động trí óc chứ không phải là lao động chân tay Thời kinh tế thị trường,hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh thời cơ là thách thức đối với cả đất nước chúng ta.Những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến phẩm chất của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Cuộc sống quá coi trọng vật chất đã làm không
ít cán bộ, đảng viên bị sa ngã Người cán bộ có tâm là người chấp nhận “cuộc chơi”đầy thử thách nhưng đồng thời phải giữ được “lề” Người cán bộ chân chính hoàntoàn không coi việc đạt được cuộc sống hưởng thụ sung túc là mục đích phấn đấu tựthân của cuộc đời, là sự thành đạt cá nhân, mà luôn ý thức rất cao về trách nhiệm vớinhân dân, đến sự uỷ thác của nhân dân để có một ngày mai tươi sáng hơn cho tất cảmọi người
Thứ năm, là biểu hiện “vô cảm” trước nỗi đau và cuộc sống vốn còn nhiều khổ cực, thiếu thốn của không ít người dân Bác đã từng nói “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;…nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” Tuy nhiên, trong thực tế có một bộ phận cán bộ, đảng viên đã
không có được điều này Một bộ phận lãnh đạo đã tỏ ra quan liêu, chủ quan, xa dân
đã không kịp thời biết và giải quyết các vướng mắc của người dân Hậu quả là làmnảy sinh nhiều vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương gây khiếu kiện kéo dài, làm ảnhhưởng lòng tin của dân đối với Đảng
Trang 18Thứ sáu, nước ta, tuy đã có thành tựu và kinh nghiệm của hơn 25 năm đổi mới, tạo
ra thế và lực mới cho đất nước, nhưng "nước ta vẫn phải đứng trước nhiều thách thứclớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp Nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại Tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng Những biểu hiện xarời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có diễn biến phức tạp.Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sửdụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ởnước ta"
Thứ bảy, Tham nhũng và lãng phí đang là một mối đe dọa đến công cuộc xây dựng
tổ quốc, làm cản trở công cuộc kiến thiết đất nước, cản trở sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và là kẻ thù nguy hiểm, ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầmphá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng" Đó là một thứ giặc nội xâm, ngấmngầm đẩy đất nước đi xuống một cách trầm trọng Lãng phí của công điển hình nhưviệc các cơ quan công quyền dùng vật liệu, điện nước một cách phí phạm; các xínghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không đúng mức; các cơ quan dùng xe vào mụcđích cá nhân, không tiết kiệm xăng dầu; các dự án đầu tư dàn trải, không hiệu quả,…Những thứ bệnh đó một phần là do hậu quả của xã hội cũ để lại, do lòng tự tư, tự lợi,ích kỷ, hại dân mà ra Điều này tất yếu sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước, làmkhủng hoảng kinh tế - xã hội
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức
và hành động của một bộ phận cán bộ hiện nay Nguyên nhân của những vi phạm đạođức của cán bộ có nhiều song có thể khái quát trong 3 nhóm chính: một là do nhữngtác động tiêu cực từ môi trường, điều kiện sống và công tác của cán bộ, hai là do ýthức về việc tu dưỡng rèn luyện không tốt của chính bản thân cán bộ, ba là do côngtác quản lý, kiểm tra, giám sát, giáo dục đạo đức cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu và cácchế tài pháp luật xử lý những vi phạm không đủ hoặc chưa đủ sự nghiêm minh để răn
đe, giáo dục những kẻ vi phạm
Trang 19Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được viết bằng mồhôi, nước mắt và máu của nhiều thế hệ Ngày nay, học tập và kế thừa truyền thốnglịch sử vẻ vang của cha ông là bổn phận của mỗi người Việt Nam.Trong đó, thanhniên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xungkích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thànhbại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xâydựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta phải luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiếnlược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người; coi việc chăm lo phát triểnthanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bềnvững của đất nước.
Thế nhưng, kiến thức lịch sử của một bộ phận thanh niên lại đang có nhiều “lỗhổng” Có nhiều lý do, như sự bùng nổ thông tin khiến giới trẻ tiếp cận với nhiều thứkhác dễ dàng và nhanh hơn học lịch sử ; cách dạy lịch sử ở trường học ít hấp dẫn; sựthiếu ý thức định hướng truyền thống của gia đình Và “hình như” đang có hiệntượng là không ít thanh niên chỉ có một “khái niệm mang máng” về lịch sử nước nhàchứ chưa có hiểu biết căn bản
Bên cạnh đó còn có một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin,
ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng,
xa rời truyền thống văn hóa dân tộc Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất làthanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếukiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, nănglực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hóa Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng
và diễn biến ngày càng phức tạp
2 Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục, loại trừ những nhận thức sai lệch của cán bộ, cần phải có những giảipháp đồng bộ, toàn diện và điều quan trọng hơn là phải thực thi được một cách cóhiệu quả, trên thực tế những biên pháp cụ thể sau đây:
Trang 20Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên Trước hết là đề phòng những cănbệnh mà cán bộ rất dễ mắc phải mà Hồ Chủ tịch đã cảnh báo từ lâu Đó là bệnh thamlam, tự tư, tự lợi, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, hiếu danh, bệnh óc lãnh tụ, ócquân phiệt quan liêu, bệnh thiếu kỷ luật, hẹp hòi, bè phái, địa phương chủ nghĩa.v.v.Những căn bệnh đó không loại trừ một ai, nó sẽ xâm nhập vào đầu óc ta bất kể lúcnào ta lơ là mất cảnh giác Mắc vào chủ nghĩa cá nhân là mắc một căn bệnh đặc biệtnguy hiểm, bởi xét cho cùng những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thời gian
qua đều do chủ nghĩa cá nhân sinh ra, bởi “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh khác rất nguy hiểm”8 Bác cũng đã chỉ rõ rằng:
“…Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”9 Cần phải nghiêm khắc với chính bản thân mình, loại bỏ những thói hưtật xấu không đáng có, trau dồi, rèn giũa những phẩm chất Cách mạng Phân biệt rõràng cài gì đúng, cái gì sai Đấu tranh chống sai phạm, khuyết điểm Hiện nay đấtnước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nướctheo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tưtưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là mộtviệc làm hết sức quan trọng Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên
Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọnghàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tìnhtrạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tưtưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng
Hai là, cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và thực chất công tác đấu tranh
tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên Cán bộ, đảng viên phải thườngxuyên tự kiểm điểm mình để chống chủ nghĩa cá nhân như mỗi ngày đều phải rửamặt Đấu tranh tự phê bình và phê bình phải được coi trọng về chất chứ tuyệt đốikhông phải làm theo đợt, theo kiểu hô khẩu hiệu, đánh trống bỏ dùi, chỉ cốt cho cóphong trào hình thức xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trên vị trí công tác Để
Trang 21mỗi cá nhân đều thấy rõ đó là trách nhiệm tự thân, tự mình phải rèn luyện đạo đứccách mạng, xác định đó là nhiệm vụ không thể thoái thác, cần xác định rõ nghĩa vụ vàquyền lợi trên mỗi cương vị công tác Đây là trách nhiệm của tổ chức đảng, chínhquyền, đoàn thể và cũng là yêu cầu đối với mỗi cán bộ, đảng viên bởi lẽ, về thực chất,chống chủ nghĩa cá nhân là chống sự tha hoá của chính mình, là mình tự phải giữ chomình trong sạch trong cơ chế kinh tế thị trường Khi con người tự nhận ra được cái saicủa mình thì việc sửa chữa sẽ trở nên dễ dàng hơn và khi cái sai đó được sữa chữa thìlần sau người ta sẽ không đi lên vết xe đổ đó lần nữa đề cao tính “chí công vô tư”trong học tập cũng như trong làm việc.
Ba là, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế lựa chọn cán bộ có đủ tài,
đức, xứng đáng là “công bộc”, là “ người đày tớ thật trung thành ” của nhân dân nhưlời Bác Hồ dạy Nếu như “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” thì tuyệt đối không
thể dùng những cái gốc sâu, gốc mọt, cái gốc đã bị tha hoá, biến chất Bởi vì ”…nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thi hành được…”10 Có một danh nhân
đã từng nói: Trong thời loạn thì dùng người có thể nặng xét tài năng, nhẹ xét đức hạnh Nhưng khi thiên hạ đã thái bình thì phải dùng người tài đức song toàn Bác có
lẽ cũng tán thành phần nào câu nói đó khi khẳng định rằng: “…không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”11 Dứt khoát cán bộ phải lànhững người có đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung vớinước, hiếu với dân, biết yêu dân, kính dân, liên hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe ýkiến, nguyện vọng của nhân dân, chăm lo điều lợi cho dân, tránh làm việc hại đếndân Mỗi CB - ĐV phải nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc, năng lực phục vụnhân dân; phấn đấu luôn là những "đầy tớ”, "công bộc" của nhân dân, đặt lợi ích củaĐảng, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; quan tâm chăm lo đời sống các mặt cho nhândân
Bốn là, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên trong mọi cơ quan, đơn
vị, mọi tổ chức cơ sở Đảng Bởi, một trong những nguyên nhân của tình trạng suythoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là do cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp,