1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn các tác phẩm kinh điển Trình bày, làm rõ nội dung tư tưởng hồ chí minh về đảng trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” vận dụng tư tưởng trên của người đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng ta trong giai đoạn hiện nay

19 1,8K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU “Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực, một cuốn sách “gối đầu giường” của cán bộ, đảng viên để tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách công tác. Mặc dù hơn 60 năm trôi qua, nhưng tác phẩm vẫn mang tính thời sự, vẫn chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu tác phẩm là một việc làm đầy ý nghĩa và thiết thực. Hơn nữa, trong bối cảnh lịch sử hiện nay khi đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức,vai trò lãnh đạo của Đảng là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì việc vận dụng những bài học về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần thiết trong trước mắt cũng như lâu dài. Với ý nghĩa đó, tác giả được nhận đề bài “Trình bày, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Vận dụng tư tưởng trên của Người đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” để làm tiểu luận kết thúc học phần Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Mặc dù bản than đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Thầy. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

“Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực, một cuốn sách “gối đầu giường” của cán bộ, đảng viên để tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách công tác Mặc dù hơn 60 năm trôi qua, nhưng tác phẩm vẫn mang tính thời sự, vẫn chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn Chính vì vậy, nghiên cứu tác phẩm là một việc làm đầy ý nghĩa và thiết thực Hơn nữa, trong bối cảnh lịch sử hiện nay khi đất nước đang đứng trước những thời cơ

và thách thức,vai trò lãnh đạo của Đảng là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì việc vận dụng những bài học về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

là cần thiết trong trước mắt cũng như lâu dài

Với ý nghĩa đó, tác giả được nhận đề bài “Trình bày, làm rõ nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Vận dụng tư tưởng trên của Người đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

ta trong giai đoạn hiện nay” để làm tiểu luận kết thúc học phần Các tác

phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh Mặc dù bản than đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Thầy Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT TÁC PHẨM

“Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện nay được đăng trong tập 5 bộ Hồ Chí Minh toàn tập, từ trang 229 đến trang 306, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995

1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và hoàn thành vào tháng10 năm 1947 Lúc này tình hình cách mạng của đất nước

và công tác xây dựng Đảng có nhiều đặc điểm và đặt ra nhiều yêu cầu mới

Về tình hình cách mạng của đất nước: Năm 1947, cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhằm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, bảo vệ nền cộng hòa non trẻ đang ở năm đầu tiên, việc quân, việc nước biết bao khó khăn, bộn bề Ở thành thị, nhân dân ta nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh đã thực hiện tản cư, tiêu thổ kháng chiến

Cả thành thị và nông thôn đã tự phá hoại cầu, đường để ngăn chặn bước tiến của kẻ thù, phá hoại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng Quân và dân thủ đô Hà Nội đã chiến đấu oanh liệt, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Trong cuộc đối đầu đụng độ giữa ta và địch, quân đội viễn chinh Pháp đã thiệt hại ở Bắc Cạn, ở sông Lô Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 vang dội đã có tác dụng tạo niềm tin chiến thắng, khích lệ, cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân và dân cả nước, trên khắp các chiến trường

Về phía Đảng ta: sau khi lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền

trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền Trước vận mệnh mất còn của dân tộc, Đảng ta nhận vào mình trọng trách tổ chức, lãnh đạo toàn dân đoàn kết một long, vượt qua khó khăn, gian khổ để trường

kỳ kháng chiến nhưng nhất định thắng lợi Kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh là đường lối chính trị, là chiến lược cách mạng của Đảng ta lúc bấy giờ Nhân tố đầu tiên quyết định thắng lợi của cuộc kháng

Trang 3

chiến thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến khoa học, đúng đắn ngay từ đầu Song, để đường lối kháng chiến đúng đắn đó được thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác tư tưởng và tổ chức của Đảng ngang tầm nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc”

Thực hiện đường lối của Đảng đặt ra những thách thức, yêu cầu mới đối với mọi cán bộ, đảng viên, nhất là phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, biết hy sinh gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, trước hết, gắn bó với quần chúng, học hỏi quần chúng, khêu gợi và tổng kết những sáng kiến của quần chúng, tổ chức quần chúng trong phong trào thiết thực, xây dựng các tiềm lực đủ sức tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dâ, toàn diện

Cuộc kháng chiến thần thánh càng đặt ra yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan lieu, xa rời quần chúng, đòi hỏi gay gắt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thiết thực, có lợi cho nhân dân, cho kháng chiến, chống thói ba hoa, lý luận suông những lời hô hào hình thức, sáo rỗng Cuộc đấu tranh cách mạng và vai trò xung kích của người Đảng viên đòi hỏi đội ngũ cá bộ phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức

Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng chủ trương xây dựng các

“chi bộ tự động công tác” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng Đồng thời, phát động kết nạp “lớp đảng viên tháng Tám để tăng lực lượng lãnh đạo của Đảng” Trong quá trình thực hiện các chủ trương trên đã bộc lộ những thiếu sót trong công tác lãnh đạo và lối làm việc, trong công tác tổ chức và tư tưởng của Đảng Những thiếu sót, nhược điểm của cán bộ, đảng viên làm giảm uy tín của Đảng, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thắng lợi của cuộc kháng chiến Nhằm tăng cường công tác giáo dục cán

bộ, đảng viên, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, ngày 1- 3-1947, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi

Trang 4

các đồng chí đảng viên ở Bắc Bộ và Trung Bộ Hai địa phương đó đang có nhiều vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng Đảng Qua mấy tháng theo dõi việc thực hiện các bức thư, Hồ Chí Minh thấy rõ sự chuyển biến của đảng viên chưa nhiều Cán bộ, đảng viên các nơi hoặc chỉ nghiên cứu qua loa, hoặc nhận thấy khuyết điêm rồi nhưng không cố gắng sửa chữa Đặc biệt: “cán bộ

và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà sao nhãng việc học tập Đó là một khuyết điểm rất to, khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa.”

Để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng trên các măt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc, chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Z.Y.Z đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào tháng 10 –

1947 và được Nhà xuất bản và phát hành đầu năm 1948

1.2 Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” đề cập đến các vấn đề quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện đất nước thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc

1.3 Kết cấu tác phẩm

Về hình thức, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được chia thành 6 mục lớn, đánh số thứ tự từ I đến VI Cụ thể:

I Phê bình và sửa chữa

II Mấy điều kinh nghiệm

III Tư cách và đạo đức cách mạng

IV Vấn đề cán bộ

V Cách lãnh đạo

VI Chống thói ba hoa

Trong mỗi mục lớn có nhiều mục nhỏ được sắp xếp theo một trật tự logic chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn, chỉnh thể của một tác phẩm lý luận

Trang 5

Về nội dung, tác phẩm tập trung vào ba vấn đề lớn, quan trọng nhất: đạo đức cách mạng; cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng Đây chính là ba vấn đề liên quan mật thiết

và ảnh hưởng qua lại trong vai trò lãnh đạo của Đảng: cán bộ, đảng viên phải

là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng; có cán bộ tốt, có đạo đức cách mạng thì mới có thể tổ chức, lãnh đạo được nhân dân; trong vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng thì cán bộ là khâu quyết định

II NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM

2.1 Sửa đổi lối làm việc của Đảng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Mih đặt vấn đề cần thiết phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phong cách, phương pháp công tác; xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách như một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng cách mạng chân chính, nhất là khi Đảng đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lớn lao đối với sự phát triển của dân tộc Người giải thích rõ: “Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại tự do và độc lập Công việc đã có kết quả vẻ vang Nhưng nếu mỗi cán bộ, đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn thì thành tich của Đảng còn to tát hơn nữa”

Sửa đổi lối làm việc giúp cho Đảng rút ra nhiều bài học bổ ích, đẩy mạnh công tác, hiệu qủa công việc, làm cho Đảng lớn mạnh không ngừng; mặt khác nó giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những sai lầm, khuyết điểm Tất cả các khuyết điểm có thể quy vào ba hạng:

- Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan mà nguyên nhân chính

là kém lý luận hoặc khinh ly luận hoặc ly luận suông, không đem lý luận thực hành trong cuộc sống

- Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh hẹp hòi, ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết, phá hoại sự đoàn kết toàn dân

Trang 6

Bệnh này sinh ra nhiều bệnh con: địa phương chủ nghĩa, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa…

- Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa

Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, cá nhân, bản vị, cục bộ…mỗi chứng bệnh là một kẻ địch bên ngoài Địch bên ngoài không đáng sợ Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra Vì vậy, ta phải ra sức ngăn ngừa, đề phòng những kẻ địch đó, phải kiên quyết chữa trị bằng hết những căn bệnh đó Điều này cho thấy sửa đổi lối làm việc là nhiệm vụ chung của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên

2.2 Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn

Nói đến lý luận và tổng kết thực tiễn là nói đến các yếu tố làm nên trí tuệ của Đảng Trong “sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh hiểu lý luận là

“đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ rang, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế Đó là lý luận chân chính” Lý luận có vai trò rất to lớn, nó như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực

tế, không có ly luận thì lung túng như nhắm mắt mà đi Đối với Đảng, cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nâng cao hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Người nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận thì cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”, “lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận nếu không đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách” Ly luận và thực hành có quan hệ qua lại: lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhìn theo lý luận Ly luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái đích

để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung cũng như không có tên

Đánh giá cao vai trò của lý luận và thực hành, Hồ Chí Minh đi đến kết luận : Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng

Trang 7

vào công việc thực tế; phải gắng học , học thì phải hành; phải chữa cái bệnh kém lý luận, kinh lý luận và lý luận suông Bên cạnh học lý luận, người cán

bộ phải có ý thức biết tổng kết kinh nghiệm trong công tác Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là quy luật tiến bộ trong sự nghiệp cách mạng

2.3 Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng và lợi ích mà nó đại diện Đối với ta, bản chất đó được Người xác định rất rõ: Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và nâng cao sinh hoạt, văn hóa, chính trị, của nhân dân Vì toàn dân được giải phóng thì tức là Đảng được giải phóng

“Sửa đổi lối làm việc” đã đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, theo đó “Đảng không phải là một tổ chức đề làm quan, phát tài Nó phải làm tròn nghĩa vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” Do đó, Đảng phải biết lý luận cách mạng, phải kết hợp lý luận với thực tế, với kinh nghiệm cách mạng trong nước và trên thế giới Đảng phải biết liên hệ trực tiếp với quần chúng, giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, không che giấu khuyết điểm của mình Theo Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” Để kết luận, Người viết:

Muốn cho Đảng được vững bền

Mười hai điều đó chớ quên điều nào

2.4 Vấn đề đạo đức cách mạng

Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, thể hiện rõ nét quan điếm tổng quát, toàn diện của Người

Trang 8

Trước hết, Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với Đảng nói chung và với từng cán bộ, đảng viên nói riêng Người gắn vấn đề đạo đức cách mạng liên quan đến thắng lợi hay thất bại của cách mạng Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, cao cả, to tát, khó khăn đòi hỏi người cách mạng phải có các phẩm chất tương ứng về đạo đức và đạo đức đó phải trở thành “cái căn bản” của mỗi người

Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm Những tính tốt này của đạo đức cách mạng mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, được Người kế thừa từ đạo đức Nho giáo, nhưng được them, bớt, thay đổi trật tự vị trí các chuẩn mực đạo đức và nhất là nội dung của từng chuẩn mực đó được Hồ Chí Minh giải thích theo một tinh thần hoàn toàn mới, mang tính cách mạng Đạo đức cách mạng với năm tính tốt đó khác với đạo đức cũ, nó “không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”

2.5 Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm viêc”, Hồ Chí Minh đã nêu rõ một cách có hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ

- Người xác định rất rõ: “Cán bộ là những người đem chinh sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ và nhân dân Trong tư duy Hồ Chí Minh, cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng: Cán

bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém

Người cán bộ cách mạng phải hội đủ các tiêu chuẩn: Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách , phương pháp

Trang 9

công tác tốt, trong đó phẩm chất đạo đức phải là yếu tố hàng đầu, là gốc, là nền tảng

- Phẩm chất và năng lực cán bộ quyết địh sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, vì thế công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng, là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kịp

- Đối với Đảng, thực chất công tác cán bộ là “ nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Phải trọng nhân tài , trọng cán bộ, trọng mỗi con người có ích cho công việc chung của chúng ta”

- Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu liên hoàn, được Hồ Chí Minh chỉ ra một cách rất chi tiết, cụ thể, dễ hình dung, dễ thực hiện Đó là:

+ Huấn luyện cán bộ: Rất cần thiết, huấn luyện cán bộ toàn diện, mọi mặt như huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp theo phương châm làm việc gì học việc ấy, huấn luyện chính trị, gồm cả thời sự và chính sách huấn luyện văn hóa, khoa học, kỹ thuật, huấn luyện lý luận

+ Dạy cán bộ và dùng cán bộ: Hồ Chí Minh lưu ý các điểm chính như phải biết rõ cán bộ, cân nhắc cán bộ cho đúng, phải khéo dùng cán bộ, phải phân phối cán bộ cho đúng, phải giữ cán bộ

+ Lựa chọn cán bộ: Theo Hồ Chí Minh phải căn cứ vào các tiêu chuẩn

cụ thể như lòng trung thành, hăng hái, sâu sát, gần gũi, gắn bó với nhân dân, phải hiểu dân, thương yêu dân, có gan phụ trách, giải quyết vấn đề, có y thức

tổ chức kỷ luật

+ Bồi dưỡng cán bộ: Phải làm tốt các nội dung như có chỉ đạo, tập trung bồi dưỡng để nâng cao, thạo nghề, thạo việc, bồi dưỡng phải có kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng kết hợp giữa xây dựng và cái tạo, nhất là tư tưởng, sẵn sang giúp đỡ cán bộ

+ Thực hiện chính sách đối với cán bộ: Bao gồm các nội dung như hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cân nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ

Trang 10

2.6 Phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “cách lãnh đạo”, từ đó đồng nghĩa với thuật ngữ “phương thức, phương pháp” lãnh đạo mà chúng ta dùng hiện nay Người cho rằng, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Đảng cầm quyền phải có cách lãnh đạo đúng, thích hợp

Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là:

- Phải kiên quyết mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta

- Phải tổ chức thi hành cho đúng Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp thì không xoong

- Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng mới được

Về phương thức lãnh đạo, Người lưu ý kết hợp hợp chặt chẽ giữa các mặt: Liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng; liê hợp lãnh đạo với quần chúng

Hồ Chí Minh đã xác định rõ 5 nguyên tắc trong lãnh đạo của Đảng, về đại thể là việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với quần chúng; tin tưởng quần chúng, theo trình độ giác ngộ và tự giác của quần chúng, tuyệt dối không theo đuôi quần chúng; việc gì cũng phải “dưới nhoi lên”

2.7 Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng

Hồ Chí Minh cho rằng, lực lượng quần chúng, của dân chúng nhiều vô cùng Nếu được dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được; dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lối làm việc của Đảng cũng phải vì dân dựa vào dân thì mới thành công, mới có kết quả mong muốn

Muốn tập hợp, phát huy sức mạnh quần chúng, vấn đề rất quan trọng là phải có cách tuyên truyền, vận động hợp lý, khoa học nhất là nói và viết sao

Ngày đăng: 01/09/2016, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w