Ảnh hưởng bất lợ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 27 - 34)

Khủng hoảng tài chính Mỹ mà khởi đầu là sự đổ vỡ của 12 ngân hàng, trong đó có những định chế lớn như Lehman Brothers, đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu. Chắc chắn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính Mỹ sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam với mức độ không nhỏ. Cụ thể là sẽ khó khăn hơn trong thu hút đầu tư, làm sụt giảm luồng vốn vào và lượng kiều hồi, gia tăng mức thâm hụt cán cân vãng lai, làm tăng những biến động trên thị trường chứng khoán, gia tăng áp lực lên lạm phát (ít nhất trong ngắn hạn) làm chậm lại tốc độ tăng xuất khẩu và đã tăng trưởng.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài

Thực tế, trong bối cảnh khó khăn nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay khá dồi dào, do nhà đầu tư nhìn nhận tiềm năng trung và dài hạn của thị trường. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tích lũy lớn là thuận lợi nhưng nhiều vốn cũng nảy sinh nhiều thách thức. Khủng hoảng của Mỹ làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển vốn vào Việt Nam. Khủng hoảng cũng có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm bởi vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế Mỹ làm cho nguồn đầu tư toàn cầu giảm mạnh.

Tác động trực tiếp: chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng tăng do biên độ

tín dụng gia tăng. Chúng ta cần nhìn nhận sự khó khăn ở góc độ toàn cầu thay vì các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, do bản thân các công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia với hoạt động toàn cầu. Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể.

Tác động gián tiếp: huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam

trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality). Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường.

Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng không ảnh hưởng nhiều đến những dự án FDI đang thực hiện. Tuy nhiên, những dự án “hứa” đầu tư có liên quan đến tổ chức tài chính quốc tế đang gặp khó khăn, có thể sẽ bị đình trệ. Trong lĩnh

vực đầu tư, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền mặt. Do vậy, nhiều tập đoàn ở Mỹ hoặc Châu âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, buộc họ phải tạm ngưng hoặc huỷ bỏ các dự án đầu tư ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Biểu đồ 12: Nguồn vốn FDI đăng ký và thực hiện ở Việt nam 2003- 2009F (tỷ USD)

Nguồn: WB, IMF, MPI

Cán cân thương mại

Với Việt Nam, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn duy nhất trong nhiều năm nay (chiếm tới 21,2% kim ngạch xuất khẩu). Nguy cơ lan truyền sự suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ, được ví như những mũi tàu của nền kinh tế thế giới, sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của các nước. Vì thế, xuất khẩu của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính bị thu hẹp do khủng hoảng. Bên cạnh đó, tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng có thể trở nên nghiêm trọng

hơn, cộng hưởng với tình trạng lạm phát và sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế trước đây có thể dẫn đến suy thoái. Việt Nam có mức thâm hụt thương mại 12,4 tỷ USD tương đương 15% GDP trong năm 2007. Nửa đầu năm 2008, thâm hụt thương mại đã lên đến 17 tỷ USD.

Bảng 4: Tăng trưởng GDP tại các thị trường xuất khẩu lớn của việt nam, giai đoạn 2005-2009 (%) 2005 2006 2007 2008 2009F Úc 2.8 2.7 4.4 3.2 4.3 Châu Âu 1.5 2.8 2.7 2.6 1.6 Nhật Bản 1.9 2.2 2.4 2.1 1.5 Anh 1.8 2.8 3.1 2.0 2.3 Hoa Kỳ 3.1 2.9 2.2 1.5 2.0 Châu Á 8.1 8.6 8.7 7.6 7.8

Nguồn: Chính phủ các nước, UN ESCAP, tính toán và dự báo của chuyên gia ADB

Cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, trong khi cung đối với các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng do các nhà sản xuất bị giảm thị trường ở các nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng các thị trường khác. Tiêu dùng ở Mỹ và các nước bị ảnh hưởng chắc chắn giảm và có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng và sẽ có xu hướng đẩy mạnh xuất sang Việt Nam, và có thể làm tăng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Như vậy, khả năng xuất khẩu bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩu nếu có giảm cũng sẽ giảm ít hơn so với xuất khẩu. Điều này sẽ làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt nam sẽ gia tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 160% GDP.

Nguồn: WB, IMF

Thị trường chứng khoán

Việt Nam đã hội nhập nhưng chưa thật sâu, chưa tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới vì thế ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn: chưa có một mã cổ phiếu doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại Việt Nam và ngược lại. Do đó, trong một vài phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán trong nước bị tụt điểm là do lây lan bởi yếu tố tâm lý.

Đối với thị trường chứng khoán, có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam.

Thị trường Mỹ giảm sút mạnh (chỉ số DownJones giảm 778 điểm gần 7%, tương đương với mất thị giá 1,2 ngàn tỷ USD) khi Hạ viện không thông qua. Tình hình thị trường Châu Âu và Châu Á những ngày trước cũng không khả quan do đổ vỡ của 1 ngân hàng Anh (BB) và Fortis ở châu Âu lục địa, thị trường Việt Nam cũng giảm đáng kể 4,66% với tình trạng bán tháo cổ phiếu. Đó là tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán.

Nguồn: HoSE, HaSTC, BVSC

Những gì diễn ra trên thị trường thế giới cho thấy đây là thời điểm rất bất lợi để niêm yết hay huy động vốn. Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư thường tìm đến các kênh đầu tư an toàn (flight to quality), do đó thị trường cổ phiếu sẽ không được ưa chuộng. Thị trường này cần một khoảng thời gian đủ dài để có thể hồi phục cùng với các chuyển biến kinh tế vĩ mô.

Lạm phát

Chính sự gia tăng đầu tư cơ bản lên tới gần 40% của GDP năm 2007 đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, đồng thời góp phần làm tăng cao nhu cầu nội địa khiến cho lạm phát bị đẩy lên gần gấp 4 lần. Cùng với việc FED và nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang bơm hàng trăm tỷ USD vào thị trường tiền tệ để cứu nguy các tổ chức tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế, trong tương lai, lạm phát ở các nước này sẽ tăng cao bất chấp việc giá xăng dầu có thể sẽ tiếp tục giảm do tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và một số nền kinh tế chủ chốt khác giảm sẽ khiến cho nhu cầu giảm mạnh. Điều này càng làm cho vấn đề lạm phát trở nên trầm trọng hơn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của nửa đầu năm 2008 khi mà nền kinh tế tăng trưởngnóng dẫn đến chỉ số tiêu dùng tăng mạnh và có dấu hiệu vượt kiểm soát. Lạm phát cao còn là hệ quả từ năm 2007, khi

nền kinh tế phải hấp thụ một lượng tiền lớn trong khi hiệu quả tiêu thụ còn thấp.

Kể từ tháng 8, lạm phát đã quay đầu giảm mạnh, và nền kinh tế thực sự đã bước vào chu kỳ giảm nhiệt khi lạm phát đạt mức âm trong 3 tháng liên tiếp cuối năm. Bên ngoài tác động của sức cầu giảm, lạm phát giảm còn có nguồn gốc từ tác động của các chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm. Ngoài ra, quãng thời gian cuối năm có thể là thời gian “xả” hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng cơ bản, đặc biệt là vật liệu xây dựng đã có xu thế tích trữ hàng từ đầu năm khi giá cả có xu hướng tăng, và xu thế này đảo chiều trong quãng thời gian cuối năm. Ngoài ra, căng thẳng về giá lương thực đã tạm lắng, khiến mặt bằng chung giá lương thực giảm, kéo theo chỉ số lạm phát giảm.

Biểu đồ 15: Diễn biến lạm phát toàn cảnh của Việt nam giai đoạn 2000 – 2008

Mặc dù thế giới đang gặp rủi ro nhưng nếu biết đẩy rủi ro đi xa thì sẽ chớp được cơ hội.

Đầu tiên, đối với lĩnh vực ngân hàng thì số lượng ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ giảm và sức ép lên các ngân hàng trong nước bớt căng thẳng.

Cơ hội thứ hai là những cam kết đầu tư rót vốn vào lĩnh vực ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện vì đã ký hợp đồng.

Mặt khác, trong lúc một số ngân hàng trên thế giới bị đổ bể, sẽ dư thừa một lượng lớn nhân lực giỏi và họ sẽ dồn số nhân lực này đến các ngân hàng của họ tại Việt Nam.

Vấn đề “kinh doanh khủng hoảng”: khi hệ thống tài chính thế giới đang gặp rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ rút vốn đi tìm một nơi khác ít rủi ro và nhiều cơ hội để đồng vốn được bảo toàn giá trị và sinh lời. Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công lạm phát, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng.

Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nước ổn định về chính trị với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào Việt Nam sẽ sinh lời nhanh. Đó là những yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến vào Việt Nam

Mặc dù thị trường chứng khoán xuống dốc nhưng cổ tức của nhiều mã chứng khoán niêm yết vẫn trên 15%/năm và đó là hàng hoá tốt. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng cơ hội này để mua vào và khi khống chế được họ tiến hành những thủ thuật kích cầu, đến khi nhà đầu tư nội nhảy vào mua, họ sẽ bán được giá hời.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w