0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dung

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG THỨ CẤP Ở MỸ VÀ BÀI HỌC VỀ SỰ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 53 -55 )

2. 2 Toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.2.2.3 Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dung

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nhà quản trị ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau :

• Thiết lập quỹ dự phòng cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn • Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay

• Phân chia giới hạn rủi ro

Không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành.

• Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái…

• Nâng cao chất lương công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng.

• Tham gia trung tâm thông tin tín dụng.

• Vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như: ( Phụ lục II )

- Mô hình chất lượng

- Mô hình Moody’s và Standard & Poor’s - Mô hình điểm số Z

KẾT LUẬN

Bức tranh tài chính thế giới năm 2008 là một bức tranh màu xám, với điểm khởi đầu là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra khắp thế giới, kéo kinh tế toàn cầu đi xuống và báo hiệu bức tranh kinh tế toàn cầu 2009 không mấy sáng sủa.

Cho đến nay kinh tế thế giới vẫn còn đang chao đảo với cơn khủng hoảng tài chính, chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường tài chính thế giới ổn định trở lại thậm chí nó còn báo hiệu trước nền kinh tế thế giới sẽ còn lâm vào cơn suy thóai kéo dài.

Cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng nặng nề nhất trong vòng hơn 70 năm qua của thế giới không chỉ tác động trực tiếp lên các nền kinh tế lớn như Mỹ và Châu Âu, mà còn cả với các nước đang phát triển trên thế giới.

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì tác động qua lại giữa các nền kinh tế, trong đó có tác động tích cực và tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi. Việc cần thiết là chủ động phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh nghiệm để phát huy các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của đất nước. Vấn đề cần đặc biệt quan tâm là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá, giá cả các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó là sử dụng hợp lý công cụ thuế, bảo đảm đủ vốn cho sản xuất kinh doanh và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng bền vững gắn với đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG THỨ CẤP Ở MỸ VÀ BÀI HỌC VỀ SỰ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 53 -55 )

×