Đối với Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 46 - 47)

2. 2 Toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.1.2.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)

- Bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng.

Công chúng tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính, ngân hàng nếu họ nhận thức được rằng có một tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền chứ không chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho họ khi tổ chức đó bị đổ vỡ. Điều quan trọng hơn, niềm tin đó góp phần ổn định về chính trị, xã hội thậm chí kể cả trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng.

Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG).

Tiếp tục hoàn chỉnh để tiến tới ban hành Cơ chế tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Nếu được thực hiện tốt thì lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một cơ chế tiếp nhận và xử lý đồng bộ các ngân hàng khi khủng hoảng và đổ vỡ. Như vậy, kể từ nay các Tổ chức tín dụng khi gặp sự cố, có nguy cơ dẫn đến đổ vỡ sẽ được tiếp nhận và xử lý theo một quy trình chuẩn, hạn chế hậu quả ở mức thấp nhất và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Bên cạnh đó, sẽ tạo ra một môi trường pháp lý cho việc giải quyết phá sản, giải thể phù hợp với đặc thù của hoạt động tiền tệ và ngân hàng, thiết lập được một tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm trong xử lý khủng hoảng. Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây truyền

- NHNN cần xây dựng được hệ thống tài chính giám sát hữu hiệu, có khả năng lường trước được những nguy cơ đe doạ tính ổn định của hệ thống, sớm thiết lập hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính nhằm tăng cường khả năng kiểm soát những rối loạn thị trường, tăng cường quản lý các thành viên thị trường và những hoạt động tài chính xuyên suốt các thị trường tài sản khác nhau, nâng cao hiệu lực quản lý và giám sát các luồng vốn vào, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái nhằm giảm thiểu những cú sốc từ bên ngoài.

Theo đó, NHNN cần theo dõi cân đối tiền tệ thực (M/P) và can thiệp trên thị trường ngoại hối trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo giá trị nội tệ và duy trì được lượng tiền cung ứng phù hợp với nhu cầu về tiền tệ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w