2. 2 Toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.1.2.2 Đối với Ngân Hàng Thương Mại (NHTM)
Ở Việt Nam, tỷ lệ cho vay bất cứ một khoản vay nào nếu nhận tài sản đảm bảo là bất động sản thì chỉ giải ngân tối đa 70% giá trị, còn ở Mỹ hay ở Úc, khi cho vay mua nhà, ngân hàng sẵn sàng cho vay tới 120% giá trị một ngôi nhà và không cần tài sản đảm bảo, đồng thời họ còn gián tiếp đẩy giá nhà đất lên. Những yếu tố này thực sự là bài học đắt giá cho hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Qua đợt khủng hoảng từ Mỹ, các ngân hàng thương mại cần thấy rõ nếu có một lượng tiền bảo hiểm lớn thông qua việc hình thành quỹ giải quyết khủng hoảng thì việc giải quyết mất khả năng thanh toán trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì thế phải tiếp tục
hoàn chỉnh để tiến tới ban hành Cơ chế tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
Mỗi ngân hàng cần xây dựng đựơc chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh, đồng thời coi trọng công tác dự báo dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, chắt lọc kinh nghiệm tốt nhất để hoạt động, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành, phân tích và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong mọi tình huống
Các NHTM cần chủ động đối phó với những thay đổi, nhất là những biến động từ bên ngoài, bao gồm nguy cơ khủng hoảng, tác động của chu kỳ kinh tế, khả năng tấn công của hoạt động đầu cơ.
Các NHTM cần khẩn trương đổi mới cơ cấu tổ chức theo hướng phân định các phòng ban sản phẩm, chuyển từ loại hình doanh nghiệp dịch vụ sang theo đối tượng khách hàng và sản phẩm, tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại, rà soát những loại sản phẩm phái sinh, phân biệt khu vực sản xuất thực và kinh tế đầu cơ.
- Phải rà soát lại và thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay.
- Tỷ lệ cho vay trên giá trị căn nhà thấp và chỉ cho vay đối với khách hàng có tiền sử tín dụng tốt.
- Thẩm định thật kỹ các dự án nhà đất và phải thẩm định cả phần rủi ro nếu thị trường rơi vào tình trạng đóng băng.
Tóm lại đối với hệ thống ngân hàng Việt nam, bài học cần học từ cuộc khủng hoảng này là cần bằng mọi cách giữ cho hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh. Điều đó làm công việc quan trọng nhất là lưu chuyển từ người có vốn sang người sản xuất không đủ vốn.
3.2 Giải Pháp
Việt Nam có một loạt điểm yếu cần nhanh chóng cải thiện:
Thứ nhất, tích lũy nội địa thấp nên vẫn phải dựa vào dòng vốn bên ngoài nhằm cân bằng thâm hụt thương mại, song tỷ lệ vốn dài hạn thu hút được chỉ chiếm 5%
GDP là quá thấp. Việt Nam cần tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tổ chức, có chiến lược đầu tư dài hạn dựa trên nền tảng thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển ổn định.
Thứ hai, sự gia tăng đầu tư cơ bản lên tới gần 40% của GDP năm 2007 đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, đồng thời góp phần làm tăng cao nhu cầu nội địa khiến cho lạm phát bị đẩy lên gần gấp 4 lần. Cùng lúc đó, thâm hụt tài chính của Việt Nam tăng mạnh làm hạn chế khả năng phản ứng trước cơn sốc tài chính thế giới.
Thứ ba, Việt Nam không thể duy trì "bộ ba bất khả thi", tức là đồng thời duy trì chính sách tiền tệ độc lập trong khi cố định tỷ giá hối đoái và tự do hóa dòng vốn.