Tình hình hoạt động của một số ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 34 - 39)

giai đoạn khủng hoảng

Năm 2008, tuy kinh doanh đầy khó khăn nhưng tổng tài sản (TTS) của các ngân hàng cũng tăng trưởng ở mức tương đối (Techcombank: 51%, đạt 59.523 tỉ đồng; Sacombank: 5%, đạt 67.702 tỉ đồng; Eximbank: 45%; Đông Á: 26%).

Trước đây các ngân hàng đều chú trọng vào mảng kinh doanh chính là cho vay với tỷ lệ dư nợ thường chiếm trên 50% TTS. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế làm gia tăng các rủi ro tín dụng đã buộc các ngân hàng thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản. Tỷ lệ dư nợ đã giảm tương đối, ví dụ:

Techcombank chỉ chiếm 44% TTS so 52% của năm 2007, đạt 26.023 tỉ đồng. Dư nợ của Sacombank cũng chỉ chiếm 50% TTS thay vì 55% như năm 2007, tương đương 33.677 tỉ đồng. Eximbank cũng giảm tỷ lệ dư nợ từ 55% TTS năm 2007 xuống còn 43% năm 2008 tương đương 21.174 tỉ đồng. Tuy nhiên, với Đông Á, ngân hàng có truyền thống cho vay dường như nắm bắt cơ hội trong rủi ro, nâng tỷ lệ dư nợ lên 74% TTS so với con số 65% của năm trước đạt 25.530 tỉ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu gia tăng

Mặc dù các ngân hàng đã áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng, giảm tỷ lệ dư nợ, chọn lọc các khách hàng tốt để giảm thiểu rủi ro nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu là thước đo danh mục cho vay của các ngân hàng, tỷ lệ này tăng chứng tỏ danh mục cho vay càng rủi ro. Cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn.

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tăng cao

Techcombank đã phải trích lập dự phòng rủi ro 807 tỉ đồng cho năm 2008, trong đó 76% là dự phòng rủi ro tín dụng, 24% là dự phòng rủi ro chứng khoán và rủi ro khác. Tổng trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng này tương đương 34% lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro, trong khi con số này năm 2007 chỉ là 10%.

Eximbank cũng phải trích lập dự phòng 502 tỉ đồng, tương đương 34% lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro, và cao hơn rất nhiều so con số 5% của năm trước.

Sacombank và Đông Á cũng phải trích dự phòng rủi ro tín dụng, rủi ro kinh doanh chứng khoán và rủi ro khác lần lượt 14% và 16%, trong khi tỷ lệ này năm 2007 là 7% và 10%. Trích lập dự phòng rủi ro cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng.

Đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán tiếp tục được các ngân hàng quan tâm và chiếm một tỷ lệ tương đối, khoảng 10-20% trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng. Danh mục đầu tư

chứng khoán bao gồm chứng khoán vốn (thường chiếm trên 90%) và chứng khoán nợ (chiếm dưới 10% tổng danh mục đầu tư chứng khoán).

Trong tổng số 10.549 tỉ đồng đầu tư chứng khoán của Techcombank, chứng khoán vốn kinh doanh là 209 tỉ đồng, chiếm 2% tổng danh mục chứng khoán, đồng thời số dư dự phòng giảm giá chứng khoán là 59.6 tỉ đồng cho chứng khoán vốn kinh doanh tương đương 28% và tổng số dư dự phòng là 148 tỉ đồng cho tổng danh mục chứng khoán.

Số dư dự phòng chứng khoán vốn kinh doanh của Sacombank cũng là 45,2 tỉ đồng, bằng 9,8% số dư chứng khoán kinh doanh (460 tỉ đồng) và tổng số dư dự phòng chứng khoán là 115 tỉ đồng cho danh mục 9.409 tỉ đồng chứng khoán.

Biểu đồ 16: cơ cấu tổng tài sản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 2008

Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM Việt Nam 2008 Techcombank Sacombank Eximbank Đông Á Chỉ tiêu/ năm 2007 2008 2007 2008 2007 200 8 200 7 200 8

Biên Lãi thuần 40% 29% 34% 14% 39% 20% 27% 22%

Tổng thu lãi tín dụng/ Tổng doanh thu 55% 47% 52% 60% 41% 28% 58% 81% DT từ ngoại hối, KD vàng và CK/ Tổng DT 4% 18% 16% 12% 39% 36% 5% 9% Chi phí dự phòng rủi ro/ Tổng chi phí

4% 12% 4% 2% 15 6% 3% 4%

Chi phí dự phòng rủi ro/ Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro 10% 34% 7% 14% 5% 34% 10% 16% Tỷ lệ nợ xấu 1.5% 2.6% 0.2% 0.6% 0.9% 4.7 % 0.4 % 0.6 % ROE ( Trước thuế) 27% 33% 31% 16% 15% 10% 19% 20% ROA ( Trước thuế) 1.8% 2.7% 2.4% 1.8% 1.9% 2.0

%

1.7 %

2.0 %

Nguồn: Tính toán trực tiếp từ các báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán của ngân hàng

Mặc dù năm 2008 là năm khó khăn đối với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn khi tỷ lệ lạm phát lên cao và tiền đồng bị mất giá, các ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng huy động vốn tương đối và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng.

Số dư huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế của Techcombank tăng 63% so năm 2007, đạt 39.791 tỉ đồng và tăng từ 62% tổng nguồn vốn lên mức 67% tổng nguồn vốn. Đông Á cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 61% về huy động vốn đạt 23.144 tỉ đồng, nâng tỷ lệ vốn huy động lên 67% tổng nguồn vốn thay vì mức 52% năm 2007.

Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế cao đã góp phần đáng kể cho các ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn kinh doanh và giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn liên ngân hàng.

Biểu đồ 17: Cơ cấu huy động vốn của một số NHTM Việt Nam 2008

Lợi nhuận của các ngân hàng

Tuy doanh thu năm 2008 của các ngân hàng đều tăng mạnh, gấp hơn hai lần năm 2007 nhưng chi phí vốn, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro cao đã làm lợi nhuận tăng không tương xứng.

Tổng doanh thu năm 2008 của Sacombank đạt 9.010 tỉ đồng, tăng 86% so năm trước nhưng tổng chi phí là 7.825 tỉ đồng, tăng 139% so năm 2007. Techcombank, Eximbank và Đông Á cũng có mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng lần lượt là 216%, 215% và 98%.

Nhưng tổng chi phí cũng tăng phi mã 249%, 254% và 110%. Chi phí lãi tăng cao hơn thu nhập lãi làm cho biên lãi thuần của các ngân hàng giảm đáng kể, xuống dưới mức 30%.

Ngoài thu nhập lãi tín dụng như truyền thống, một số ngân hàng đã tăng tỷ lệ thu nhập khác ngoài lãi như thu từ cung cấp dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng và chứng khoán.

Chi phí dự phòng rủi ro cao đã triệt tiêu phần nào nỗ lực của các ngân hàng trong một năm kinh doanh đầy khó khăn.

Sau một năm thử thách, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đã bị ảnh hưởng đáng kể. Một số ngân hàng vẫn duy trì được mức tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao, mặc dù, một số ngân hàng đã phải giảm chỉ tiêu kinh doanh nhưng vẫn không đạt kế hoạch.

Kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ trong những tháng đầu năm 2009, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh, dường như là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, với xu hướng biên lãi thuần ngày càng giảm và rủi ro tín dụng gia tăng, thu nhập từ các mảng kinh doanh vàng và chứng khoán không còn hấp dẫn nữa thì cơ cấu danh mục tài sản được cân nhắc theo xu hướng thị trường để có thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn, đồng thời đảm bảo tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w