Đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 43 - 46)

2. 2 Toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.1.1 Đối với nền kinh tế Việt Nam

Bài học về giám sát tài chính và giữ cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh

Chính phủ phải thận trọng trong việc giám sát những biến động và xử lý lập tức mối quan hệ giữa ba thị trường nhạy cảm là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường cho vay thế chấp của các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Ngoài ra, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai sàn giao dịch chứng khoán....

Điều quan trọng nhất là sự giám sát của chính phủ đối với hệ thống tài chính, đặc biệt là hoạt động của ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư thanh khoản (hedge fund). Hoạt động này có thể làm nóng thị trường bất động sản, làm nóng nền kinh tế và vì thế ảnh hưởng trực tiếp với các ngân hàng thương mại. Nhìn lại khủng hoảng châu Á 1997, các ngân hàng đầu tư và hedge fund đã đầu tư ào ạt rồi tạo ra bong bóng ở đó. Bong bóng châu Á vỡ thì họ kéo về Mỹ, Tây Âu, làm nó nóng lên và bây giờ bong bóng ở nhà họ lại nổ. Nó cho thấy sự bùng nổ của ngân hàng đầu tư và hedge fund thời gian qua đã làm giảm đáng kể khả năng chi phối thị trường của các ngân hàng trung ương và chính phủ. Đấy là kinh nghiệm không chỉ cho Việt Nam mà cả nhiều nước, từ nay về sau, phải rất cảnh giác với các định chế tài chính phi ngân hàng đầu cơ rủi ro trên thị trường tài chính.

Hiện tại, thông tin minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.

Tự do hóa, mở cửa thị trường tài chính để tạo ra một thị trường tài chính năng động, qua đó thu hút vốn đầu tư là cần thiết. Nhưng tự do hóa phải trên cơ sở luật pháp và giám sát chặt chẽ của nhà nước.

Hãy thận trọng khi đưa vào giao dịch các công cụ phái sinh khi chưa được luật pháp hóa, vì đó là những công cụ mang nặng tính đầu cơ. Hoạt động đầu cơ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi luật chưa có, hoặc luật chưa chuẩn và giám sát thị trường không tốt, thì giao dịch các công cụ phái sinh sẽ phát sinh tiêu cực.

Có những biện pháp linh hoạt trong việc nắm bắt và ứng phó với cuộc khủng hoảng.

Thực tế cho thấy, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ các nước thực hiện các biện pháp như: tái cung cấp vốn cho các ngân hàng, mua lại các khoản nợ xấu; tăng cường hệ thống giám sát hệ thống ngân hàng bao gồm cả việc sát nhập các ngân hàng có nguy cơ phá sản; thực hiện các biện pháp kích cầu đối với nền kinh tế, trước hết hạ lãi suất cơ bản; phục hồi niềm tin đối với thị trường tài chính từ phía dân chúng và các nhà đầu tư bằng chính những hiệu quả tích cực từ các can thiệp của chính phủ trong việc khắc phực khủng hoảng

Kết hợp hài hòa giữa sức mạnh tự điều chỉnh của thị trường với năng lực của Chính phủ điều tiết thị trường.

Không thể nhấn mạnh một cách thái quá tầm quan trọng của mặt này hay mặt khác. Đây cũng là vấn đề khó nhất trong việc hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi phải từ những kinh nghiệm quốc tế và từ thực tế phát triển Việt Nam tiếp cận tốt hơn các lý thuyết kinh tế, độc lập trong tư duy và hành động để có được chính sách đúng đắn vừa tận dụng được lợi thế của đất nước, vừa chủ động đối phó và vượt qua thách thức trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Khắc phục các hiện tượng “ bong bóng” trong nền kinh tế.

Thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây cũng cho thấy những hiện tượng kinh tế bong bóng, đó là sự bùng nổ các hợp tác xã tín dụng một cách thiếu kiểm soát vào cuối thập niên 80, đã dẫn đến sự đổ vỡ cùa một loạt tổ chức tín dụng, khởi đầu từ vụ nước hoa Thanh Hương. Gần đây, trong những năm 2006- 2007, hiện tượng đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản đã dẫn đến hiện tượng bong bóng trong các lĩnh vực này. Sự giảm sút của chỉ số VN-

Index đã diễn ra một cách chóng mặt từ 1170,67 điểm ngày 12/03/2007 đến nay giảm xuống dưới 300 điểm. Thị trường bất động sản cũng giảm sút nhanh chóng và đang đóng băng. Niềm tin của người dân và nhà đầu tư từ hai thị trường này giảm sút nghiêm trọng.

Để phát triển kinh tế, việc mở rộng thị trường vốn là điều kiện không thể thiếu, song sự hoạt động của thị trường vốn phải gắn với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nếu tập trung quá vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro thì khả năng dẫn đến bong bóng kinh tế là khó tránh khỏi.

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự phát triển bền vững, gắn mục tiêu tăng trưởng với chất lượng

Coi việc nâng cao cho chất lượng tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng nhất để duy trì phát triển bền vững. Đứng về mặt tư duy, quan điểm này phải được nhận thức thấu đáo từ các cấp quản lý kinh tế đến từng doanh nghiệp.

Phân tích chất lương tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy chất lượng tăng trưởng chưa cao. Hệ số ICOR trung bình của giai đoạn 1998- 2007 là 5,1 tức là để tăng được 1% GDP thì cần phải tăng đến 5,1% vốn đầu tư mới. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, sự gia tăng GDP nhờ lượng nhiều hơn chất. Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 1998- 2007, trong các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thì vốn đầu tư đã chiếm 57,5%, lao động 20%, trong khi yếu tố TFP chỉ chiếm 22,5%. Như vậy yếu tố và vốn đã chiếm tới 77,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Xét về năng suất lao động, năm 2007 năng suất lao động trung bình xã hội của Việt Nam đạt 25886 nghìn lao động/người, tương đương 1618 USD, thấp hơn rất nhiều so với năng suất lao động bình quân của thế giới là 14600 USD.

Những hạn chế trong chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động xã hội chính là tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những khó khăn bất ổn trong nền kinh tế, nhất là độ an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng.

Cẩn trọng với những biến động của thế giới:

Những người đầu tư địa ốc từng xây dựng bất động sản dựa trên sự nối tiếp liên tục của những điều kiện hết sức thuận lợi thường nhận ra rằng tình hình đã thay đổi.

Nếu phần lớn các khoản vay được thực hiện dựa trên những giả định thuận lợi – tỷ giá hối đoái cố định, giá nhà đất đang tăng, hay nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh – thì phần lớn các khoản vay sẽ trở nên tệ hại. Nợ xấu sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần mà phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Điều này còn tệ hơn siết chặt tín dụng thuần, vì nếu chỉ bơm thanh khoản vào không thôi sẽ chưa đủ. Vấn đề không phải chỉ là một cơn hoảng loạn nhất thời của những người cho vay, mà là giá trị tài sản cơ sở kém đi so với nợ phát sinh.

Bằng cách nào đi chăng nữa, giá cao cũng là một sai lầm, nó xui khiến các nhà đầu tư bất động sản xây dựng quá nhiều so với mức giá quá cao

Tóm lại, Việt Nam cần giữ hệ thống tài chính lành mạnh, cần sử dụng các biện pháp, chính sách kinh tế hợp lý nhằm ngăn ngừa một thị trường nhà đất mang tính đầu cơ, và giữ được niềm tin trong quần chúng.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở mỹ và bài học về sự quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w