2. 2 Toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.2.2.2 Đối với hệ thống Ngân Hàng Thương Mại (NHTM)
Đến 2010, vốn điều lệ ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 - 5.000 tỷ đồng. Những điều kiện này sẽ buộc các ngân hàng liên kết chặt chẽ với nhau hoặc mua bán, sáp nhập.
Về thị trường bất động sản
Các NHTM nên chọn những dự án bất động sản có hiệu quả để tiếp tục cho vay, vì thế sẽ tránh được nguy cơ nợ xấu và rủi ro cho ngân hàng.
Hệ thống NHTM cần xem xét chính sách cho vay kinh doanh bất động sản của mình bằng cách tái cấu trúc và cơ cấu lại khoản nợ bất động sản trước đây. Những dự án được đánh giá tốt đã hoàn thành 80% đến 90% nhưng thiếu vốn, ngân hàng có thể tái cấu trúc khoản nợ này để họ có thể vay thêm nhằm hoàn thành dự án đúng quy định, lúc đó mới có thể chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp. Như vậy doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản sẽ thu được tiền và ngân hàng thì thu được nợ.
Ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, nếu người dân có nhu cầu thật về nhà ở, ngân hàng có thể cho vay 50% trị giá bất động sản định mua, với lãi suất vừa phải, góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Tính thanh khoản
Cân đối tăng trưởng tín dụng và huy động hợp lý vừa đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
Các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Khi ngân hàng thương mại huy động vốn của các tổ chức và dân cư thì phải giữ lại ba khoản tiền: dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán và bảo hiểm tiền gửi. Trong giai
đoạn đầu, nếu có biến động bình thường, bảo hiểm tiền gửi vẫn đủ dự trữ để thanh toán, ngoài ra còn có thêm dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Dự trữ thanh toán để giải quyết khủng hoảng thanh khoản. Với 3 khoản dự trữ này, sẽ đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại khi gặp tình huống xấu.
Đảm bảo trong những điều kiện xấu nhất thì bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm tiền gửi nói riêng phải chống đỡ được khủng hoảng khi ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán. Lâu nay, vai trò này phần lớn vẫn do Ngân hàng Nhà nước, về lâu dài, bảo hiểm tiền gửi phải đóng vai trò chính.
Đa dạng hoá tài sản, đặc biệt là những tài sản có tính thanh khoản cao dễ chuyển đổi trên thị trường mở khi cần.
Đảm bảo một mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và an toàn, tránh chạy theo lợi nhuận để trút vốn vào những nhà đầu tư trên các thị trường đang nóng, rủi ro cao.
Hạn chế việc vay các ngân hàng khác, đặc biệt là vay trên thị trường liên ngân hàng để cho vay khách hàng.
Thực hiện các giải pháp này, các NHTM sẽ giảm thiểu rủi ro thanh khoản củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.