Xây dựng và sử dụng quĩ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 57)

2008 Doanh số mua bán ngoạ

3.2.1. Xây dựng và sử dụng quĩ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng

Rủi ro tín dụng luôn là bạn đồng hành với hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM, rủi ro tín dụng làm cho các NHTM kinh doanh không có hiệu quả, làm ngưng trệ thậm chí làm cho Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Do công tác tín dụng là một công tác sống còn của một NHTM, nên phải có cơ chế để chủ động khắc phục nó. Đã kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, kinh doanh tiền tệ lại có mức độ rủi ro tăng gấp nhiều lần so với loại hình kinh doanh khác, bởi kết quả kinh doanh của Ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố như ở các doanh nghiệp bình thường vẫn có, mà còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng (đặc biệt là khách hàng vay vốn) rủi ro trong kinh doanh của khách hàng cuối cùng dẫn đến rủi ro của Ngân hàng. Cho đến nay vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu để phòng chống rủi ro mất vốn do người vay gây ra, ngoài quĩ dự phòng đặc biệt quá bé nhỏ (chưa đủ sức chủ động phòng chống và khắc phục tình trạng nợ quá hạn khê đọng khó đòi). Khi nợ quá hạn khó đòi tăng lên sẽ gây khó khăn cho hoạt động Ngân hàng do không có nguồn để bù đắp các tổn thất do khách hàng không trả được nợ, Mặc dù Nhà nước đã có một số biện pháp để giải quyết nợ khê đọng, khó đòi dưới hình thức khoanh nợ, nhưng đấy mới chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài Ngân hàng cần có cơ chế hình thành quĩ bù đắp rủi ro tín dụng để giải quyết các khoản nợ này.

Theo xu thế chung, các nước trên thế giới đều có quĩ bù đắp rủi ro cho các khoản tín dụng.

Từ những lý do trên cho thấy cần phải có cơ chế phù hợp để các NHTM có thể chủ động trong việc bù đắp rủi ro tín dụng có hiệu quả.

Nguồn hình thành quĩ bù đắp rủi ro: được trích từ chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bằng cách này làm cho quĩ thể hiện đúng bản chất của nó là: rủi ro gắn liền với kinh doanh thông qua hoạch toán, để phản ánh đúng các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, lấy thu bù chi có lãi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, căn cứ vào tình hình thực tế ở các NHTM, tỷ lệ trích để hình thành quĩ bù đắp rủi ro có thể theo các hình thức sau:

+ Đối với nợ quá hạn dưới 6 tháng trích 20% trên số nợ quá hạn. + Đối với nợ quá hạn trên 6 tháng đến 12 tháng trích 50%.

+ Đối với nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên trích 100%. + Trích 0,75% trên tổng dư nợ bình thường.

Đối với quĩ dự phòng đặc biệt, không nên khống chế mức tối đa 100% vốn điều lệ, nhằm tăng cường khả năng phòng chống rủi ro và mức độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

Như vậy, trong mỗi NHTM có 2 quỹ đều nhằm phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhưng chúng khác nhau ở nguồn hình thành và quĩ sử dụng:

+ Quĩ dự phòng đặc biệt được hình thành từ lợi nhuận ròng để bù đắp rủi ro khi Ngân hàng thua lỗ, thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

+ Quĩ bù đắp rủi ro tín dụng được hình thành từ nguồn chi phí và được sử dụng để bù đắp những tổn thất do khách hàng gây ra.

3.2.2.Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

Đây là một biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến thực hiện chu trình khép kín của khoản tín dụng, đây là vấn đề sống còn của Ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Exim bank Hà Nội cần chủ động thực hiện tốt vấn đề này.

Để tăng cường công tác quản lý nợ ngân hàng cần phải :

- Chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng, phát hiện và kiến nghị kịp thời những điều bất hợp lý không phù hợp với Ngân hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Yêu cầu các Chi nhánh cơ sở phải thực hiện tốt các điều khoản qui định trong chế độ, thể lệ tín dụng về qui trình, thủ tục xét duyệt cho vay, quản lý hồ sơ vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, mỗi khi đưa ra quyết định tín dụng phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, không được xem xét một cách hời hợt và phê duyệt dễ dàng, phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố: pháp luật, chủ trương chính sách, qui trình cho vay, quan trọng nhất là phải biết rõ khách hàng của mình là người như thế nào ? Họ muốn gì ?... Và từ đó căn cứ vào

quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ và kinh nghiệm để xử lý cho có hiệu quả. NH kiên quyết không cho vay các dự án không có tính khả thi, kém hiệu quả kinh tế, mặc dù khách hàng có đầy đủ các tài khoản thế chấp, vì mục đích cho vay không đơn thuần chỉ là thu nợ mà là giúp khách hàng có vốn để duy trì hoặc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và chính bản thân NH. Một khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mại để thu hồi nợ, thì có nghĩa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, bị vốn mất, quan hệ giữa NH và khách hàng chấm dứt, uy tín của NH bị giảm sút (chưa kể đến khó khăn phức tạp khi xử lý tài sản thế chấp). Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng đối với những khách hàng có dự án khả thi xin vay vốn thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản làm đảm bảo, chi nhánh vẫn phải nghiêm túc thực hiện nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh. - Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi của khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của các khoản tiền đã cho vay như lừa đảo, một tài sản vay vốn nhiều NH, vay của NH này trả cho NH khác...

- Nhất thiết phải tổ chức duyệt cho vay theo hướng “chạc 3”. Trong đó gồm có cán bộ tín dụng, là người đề nghị, một lãnh đạo phòng tín dụng là người tái thẩm định và kiểm soát, một lãnh đạo NH là người duyệt cho vay. Một khoản tín dụng phát ra phải có 3 chữ ký của 3 thành phần độc lập, và phải quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia cấp tín dụng. Thực hiện tốt quy định có tác dụng tăng cường trách nhiệm của các bộ phận độc lập trong việc phối hợp với nhau để xét duyệt cho vay, nhờ đó có thể quản lý tốt các khoản tín dụng ngay từ khâu đầu, tăng cường tính hợp tác phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị trong NH. Điều này có ý nghĩa hơn, khi các hoạt động tín dụng càng trở nên phức tạp với qui mô ngày càng lớn.

- Tổ chức đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Việc đánh giá phân loại này được tiến hành ngay từ khi quyết định cho vay, bởi thông qua quyết định đánh giá, phân loại NH mới có thể lượng định được rủi ro để đi đến quyết định mở rộng hay thu hẹp một loại tín

dụng nào đó, đồng thời để có biện pháp theo dõi, quản lý phù hợp với từng khoản nợ. Quá trình đánh giá, phân loại nợ như sau:

+ Đánh giá các khoản khi quyết định cho vay, do bị chi phối bởi các qui định trong chế độ, thể lệ tín dụng nên khi quyết định cho vay, các trường hợp chỉ rơi vào một trong hai trường hợp xếp loại, đó là „„ nợ đủ tiêu chuẩn’’ hay

‘‘nợ cần chú ý’’.

“Nợ đủ tiêu chuẩn’’ thường được áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành, thể hiện là tình hình tài chính tốt, có uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường, có tài sản thế chấp hay có người bảo lãnh theo quy định của chế độ.

‘‘Nợ cần chú ý’’ là những khoản nợ còn lại, tuy chưa đủ tiêu chuẩn vay

vốn, nhưng ở mặt này hay mặt khác NH còn băn khoăn do chưa có đủ cơ sở tin cậy để kết luận chính xác.

+ Đánh giá các khoản nợ trong quá trình theo dõi việc sử dụng tiền vay và trả nợ khách hàng : sau khi phát tiền vay, các Ngân hàng phải thường xuyên bám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Căn cứ vào tình hình tài chính của khách hàng, thấy những khoản nợ có biểu hiện khác thường, nhưng chưa có dấu hiệu tổn thất thì vẫn được theo dõi ở khoản ‘‘Nợ cần chú ý’’, để có biện pháp tích cực tìm nguyên nhân sửa chữa những sai lầm đó để có thể thu nợ đúng hạn. Đối với những khoản nợ có khả năng tổn thất cần được phân loại tùy theo mức độ tổn thất dự tính có thể xảy ra. Với cách phân loại, đánh giá như trên sẽ có tác dụng:

* Phản ánh một cách đầy đủ tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh giúp cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng được dễ dàng, thuận tiện, giúp cho các cấp lãnh đạo nắm bắt tình hình kịp thời từ đó có biện pháp chỉ đạo có hiệu quả hoạt động tín dụng.

* Là căn cứ để định lượng rủi ro tín dụng, để có biện pháp chỉ đạo phù hợp nhằm giảm tối thiểu rủi ro mất vốn trong hoạt động kinh doanh.

* Từ việc định lượng rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó xây dựng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, bù đắp được các tổn thất do khách hàng không trả được nợ.

- Trước hết chi nhánh cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn NH. - Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn. Chi nhánh cần có biện pháp giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn đến từng chi nhánh cơ sở, coi đó là một trong những tiêu thức để phân phối tiền lương, quĩ khen thưởng. Căn cứ vào chỉ tiêu được giao từng chi nhánh cơ sở phải xây dựng được phương án thu nợ quá hạn cho từng thời kỳ, giao chỉ tiêu, quyết toán chỉ tiêu này đến từng cán bộ tín dụng, có cơ chế khen thưởng kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý nghiêm khắc những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn.

- Những trường hợp khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ quá hạn kéo dài, NH cần sử dụng những biện pháp cứng rắn kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ. Làm cương quyết, dứt điểm từng trường hợp tránh sự lan truyền trong việc chây ỳ không trả nợ NH trong các địa phương.

Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra kiểm soát. Để thực hiện tốt giải pháp này, chi nhánh cần thực hiện tốt:

- Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra bằng các hình thức khác nhau:

+ Kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. + Kiểm tra thường xuyên đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị, hiện vật ở thời điểm hiện tại.

+ Theo dõi tình hình chung của ngành, mà trong đó doanh nghiệp vay hoạt động.

+ Kiểm tra thông qua các thông tin thu nhập được từ các nguồn khác.

Đối với khách hàng : Thường xuyên nắm tình hình tài chính và sự biến

động trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nắm vững chu kỳ sản xuất để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đề ra biện pháp xử lý nợ kịp thời khi một doanh nghiệp có biểu hiện xấu, làm giảm khả năng thu nợ của NH.

Đối với ngân hàng : Xem xét tình hình tuân thủ chính sách, thủ tục cho

vay, những nhược điểm trong quy trình tín dụng, năng lực cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, định giá tài sản thế chấp, sự bảo đảm của hồ sơ tín dụng, thực trạng của Ngân hàng thông qua việc xếp loại tín dụng. Phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong cán bộ Ngân hàng.

Qua kiểm tra, giám sát, các khoản nợ có vấn đề cũng như kết quả kiểm tra nợ cầm cố thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo để có biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế tổn thất.

- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát :

Ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành, đòi hỏi các Ngân hàng phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thể lệ chế độ, qui trình tín dụng tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w