2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan
2.2.3 Lời văn trong tác phẩm tự sự
Bên cạnh các đặc điểm của một tác phẩm tự sự đã trình bày ở phần trên, tác phẩm tự sự còn có một đặc điểm khác đó là lời văn, giọng văn chủ yếu là của người kể chuyện. Giáo trình Lý luận văn hoc – phần Tác phẩm văn học của Lê Tiến Dũng có trình bày: “Trong tác phẩm trữ tình lời văn chủ yếu là lời bộc lộ
cảm xúc trực tiếp của “nhân vật trữ tình” hay là lời của người mà nhân vật trữ tình nhân danh, trong tác phẩm kịch chủ yếu là lời nhân vật thì chỉ có trong tác phẩm tự sự là lời kể. Lời kể chiếm một bộ phận khá lớn và giữ vai trò chủ đạo trong tác phẩm tự sự”.
Lý Lan đã sử dụng lời kể để tái hiện lại các sự kiện, các biến cố trong tiểu thuyết của mình. Lời kể đóng góp một phần quan trọng để dẫn dắt câu chuyện, dẫn dắt các tình tiết, biến cố trong tác phẩm. Lời kể tạo ra sự chắc chắn trong mỗi tình tiết được nói đến. Ở đó, ta hình dung được bức tranh về sinh hoạt, về phong cảnh, các mối quan hệ giữa người với người…Lời kể tái hiện sinh động lại toàn bộ nội dung câu chuyện đó. Điều đó làm cho tác phẩm tự sự vừa có cái nhìn chủ quan, lại vừa khách quan thông qua sự bộc lộ một cách trực tiếp hay gián tiếp của “người đóng vai trò kể chuyện”.
Trong tác phẩm, ta có thể nhận thấy đặc điểm này thể hiện rất rõ nét. Đó là khi người kể trực tiếp kể lại cuộc nhân duyên của ông bà Tổ Mọi:“Con đàn bà
chắc ngăm nâu. Nó đang nhón gót vói tay hái một trái chuối chin bói trên cái quay chuối mà người đàn ông đã tìm thấy mấy hôm trước…”
Hay khi một câu chuyện khác được kể một cách gián tiếp qua hồi tưởng của Không Bé về bi kịch của một cô dâu ngoại quốc trên đát khách: “Rằng khi người
vợ gòa thét, cảnh sát được gọi tới, họ cho chị uống thuốc an thần, họ cho chị gặp mấy nhân viên xã hội, họ rất thân thiện, hiểu biết và đều muốn giúp đỡ chị, nhưng những lời chị nói với họ ngắc ngứ, vô lý, không ra đầu đũa, dù người phiên dịch cố diễn giải. Càng nói chị càng phẫn uất thêm, càng khóc lóc, càng kêu gào…”
Hay tác giả dùng lời văn là lời kể của mình để tái hiện lại câu chuyện xảy ra quanh nhân vật Không Bé từ lúc bồn chồn, mong ngóng ngày mai má qua Mỹ sống với mình cho đến lúc Không Bé giật mình khi đã quá trễ cho chuyến hành trình của má. Lúc này, Không Bé rơi vào tâm trạng lo lắng và mong muốn về Việt Nam tìm má.
Đó còn là lời văn kể về việc Thoa nhơ lại khi mình nhận nhiệm vụ đi bắn người phản bội : “Hôm đó trời mưa như dụ báo. Tiếng sấm nổ vang rền không
khác tiếng bom đạn nổ. Khẩu súng trong tay ướt nhơm nhớp dù Thoa không mắc mưa. Chị biết mình chỉ đứng sau cánh cửa chừng năm phút, nhưng mỗi giây trôi qua dài khủng khiếp. Chân chị càng lúc càng mỏi nhừ, chực sụp xuống. Tim chị đập càng lúc càng loạn. Trời mưa mà chị cảm thấy nóng hầm hập, mồ hôi tuôn đầm đìa
- Cánh cửa mở ra
- Một người đi vào”
Hay những lời đối thoại giữa nhân vật Thoa và Không Bé, Thoa và con trai của cậu Hai, Thoa và Liễu, Không Bé và Ted,…Ở đó tái hiện lại được các mối quan hệ trong một gia đình nhân vật Thoa, mối quan hệ và những xung đột tình cảm vợ chồng của Không Bé và Ted. Tất cả được kể lại bằng lời văn sinh động,
chi tiết, giúp người đọc có thể tưởng tượng ra các hình ảnh và tình cảm của các nhân vật.
Bên cạnh việc kể lại các sự kiện, các biến cố , các nhân vật thì một điều khiến ta khẳng định rằng “lời văn chủ yếu là lời kể của người kể chuyện” đó là các lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng được nhà văn Lý Lan sử dụng một cách hiệu quả như cuộc nói chuyện giữa Thoa và con trai của cậu Hai:
“ - Ba tôi đưa cho cô cái gì?
Thoa chống một tay lên thành rào chắn như bất chợt bị mất thăng bằng.
- “Một phong bì”
- “Cái gì trong đó?”
- “Tôi chưa mở ra.”
- “Chưa mở ra à?”
- “Tôi bận lắm.” Thoa bỗng nổi điên.
- “Tôi còn một cuốn sách phải viết, một đứa em họ mất tích chưa tìm ra, một đứa cháu đau khổ chưa về tới nhà.”
Những lời nói của các nhân vật hay những lời kể, tả về các nhân vật, các biến cố trong tác phẩm đã chiếm một phần khá lớn và giữ vai trò chủ đạo trong tiểu thuyết của mình. Nhà văn Lý Lan đã gián tiếp hoặc trực tiếp dùng lời văn chủ yếu là lời kể để dựng nên một đặc điểm khác biệt so với các thể loại khác như kịch hay tác phẩm trữ tình.
“Lời văn chủ yếu là lời kể của người kể chuyện” là một trong những đặc
điểm nghiên cứu của tự sự. Tự sự nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ và các hình thức của nó, bao gồm việc phân loại các cách chuyển thuật ngôn ngữ người khác như trực tiếp, gián tiếp tự do, các hình thức độc thoại nội tâm, dòng ý thức…. Tất cả những quan điểm đó đều được Lý Lan tái hiện rất thành công trong “Tiểu thuyết đàn bà” của mình.
2.2.4 Tác phẩm tự sự luôn có hình tượng người trần thuật
Trong “Giáo trình lý luận văn học”, Lê Tiến Dũng đã nhận định:“Trong tác
người kể, tất cả do nhân vật đứng ra bộc lộ. Chỉ có tác phẩm tự sự mới có người kể chuyện”. Đặc điểm đánh dấu sự khác biệt của một tác phẩm tự sự khác so với
cái thể loại khác chính ở vai trò của người kể chuyện.
Trong một tác phẩm tự sự, hình tượng người kể chuyện là nhân tố cơ bản có chức năng tổ chức cốt truyện. Có vai trò liên kết các kiểu lời nói của các nhân vật, đảm bảo cho các tình tiết, sự kiện, các biến cố của tác phẩm được diễn ra, cốt truyện được hình thành trên một thể thống nhất. Từ đó, người đọc có thể cảm thụ, tiếp nhận được tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Có thể nói, hình tượng người kể chuyện giống như một sự hóa thân của tác giả để kể cho người đọc, người thưởng thức nghệ thuật. Hình tượng người kể chuyện mang đến cho câu chuyện những điểm nhìn khách quan và chủ quan, xen lẫn vào đó là một giọng điệu trữ tình. Chính sự đa dạng đó đã làm nên đặc trưng riêng của tác phẩm tự sự. “Tiểu thuyết đàn bà” của Lý Lan là một ví dụ điển hình về hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm trần thuật.
Trong tác phẩm, dường như không hề xuất hiện một người kể duy nhất nào mà trái lại, lại có sư đan xen vai trò kể chuyện giữa các nhân vật. Nhưng thực chất, vẫn có một giọng điệu chung, một lời kể chung nhất của một người đứng ra dẫn dắt câu chuyện. Người đó, đôi khi giấu mình trong giọng kể về những tháng năm dì Thoa chịu đựng trong ngục tù, đôi khi lại là những suy nghĩ, những niềm lo lắng của Không Bé về hiện tại. Tất cả đan xen làm thành câu chuyện về những người đàn bà trong dòng họ.
Vai trò của người kể chuyện thể hiện rõ giữa hai mặt khách quan và chủ quan trong tác phẩm.
Thứ nhất, về mặt khách quan, câu chuyện luôn được kể bằng sự hoán đổi vai kể của các nhân vật. Điển hình bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa ông tổ của dòng họ và bà tổ mọi trong rừng “Đàn bà! Rõ ràng không phải một con báo. Không phải
ông đứng sững lại sau đám dây mây chằng chịt”. Rồi lại chuyển sang giọng kể
(suy nghĩ) của Thoa: “Mấy chục năm chiến chinh, rừng rú, người đàn ông bốn
mươi, năm mươi, sáu mươi tuổi có thể rung động như thế nào trước một người đàn bà?”. Có lúc, câu chuyện lại chuyển sang giọng kể của Không Bé: “Từ thưở ấu thơ cho đến khi lấy chồng xa xứ, Không Bé chỉ biết có má, thế gian chỉ có hai má con, không họ hàng bà con nội ngoại gì cả. Kể cả cha và anh, có cũng như không. Dì Thoa là nơi duy nhứt hai má con thỉnh thoảng cậy dựa, nhưng có điều gì đó ở Thoa khiến Không Bé ngay từ thời thơ ấu đã cảm thấy xa cách, thậm chí sờ sợ”. Tất cả những sự thay đổi đó đều nhằm mang đến cho người đọc những cái
nhìn khách quan về câu chuyện, những điểm nhìn khác nhau để từ đó, người đọc lại có thể đánh giá câu chuyện theo cách riêng của mình.
Thứ hai, về mặt chủ quan, câu chuyện trong tác phẩm luôn được kể lại từ cái nhìn từ phía các nhân vật mà được thể hiện rõ nhất trong các đoạn văn miêu tả tâm lý. Đó là những lúc Không Bé không thể yên lòng khi nghĩ về người mẹ ở Việt Nam “Tiếng thở sâu đều của chồng bên cạnh khiến Không Bé cảm thấy lòng bình
yên, nhẹ nhàng. Mình còn sống! Ý nghĩ này cứ bật lên liên tục trong óc chị suốt từ sau tai nạn. Mình phải sống. Má sắp qua. Nếu má qua tới xứ này mà không có mình, má sẽ ra sao? Bây giờ ở Việt Nam khoảng mười hai giờ trưa, có lẽ má đã được phỏng vấn xong rồi. Chắc là đậu thôi. Tất cả giấy tờ đầy đủ, không thể có gì trục trặc. Dù tin chắc như vậy Không Bé vẫn có cảm giác lo lo.” Hay là những
suy nghĩ, những cảm xúc của Thoa: “Thoa luôn mang cảm giác không thể hoà
nhập với đám đông. Ở trong đám đông Thoa khổ sở còn hơn ở một mình. Và không bao giờ Thoa nhận diện được ai trong đám đông. Đám đông làm hoa mắt Thoa. Chị đứng nhíu mày nheo mắt nhìn cảnh bát nháo trước mặt, cố gắng bảo mình hãy tìm Không Bé, chỉ tìm Không Bé mà thôi, nhưng chị không thể nào tách
ra hay lọc ra một hình ảnh nào được xác định là Không Bé”. Những trường đoan
đó làm người đọc hiểu rõ tâm lý nhân vật, tính cách của nhân vật.
Bên cạnh đó, vai trò của người kể chuyện càng làm cho tác phẩm thấm đẫm chất trữ tình – triết luận. Đó là những lời mà má Liễu luôn răn dạy cho đứa con thân yêu của mình, để sau này, điều đó trở thành kim chỉ nan cho cuộc đời Không Bé: “Má dạy trẻ con trong làng hơn một phần tư thế kỷ, biết tánh nết từng đứa
nhỏ và nhìn chúng lớn lên quanh mình. Má nói tánh nết đứa nào hồi nhỏ sao thì lớn lên cũng vậy. Giáo dục chỉ cho chúng ta những lớp áo quần để mặc trong xã hội. Ai cũng mặc quần áo trước mặt người khác, dù là cha mẹ, anh em, bè bạn thân thíêt. Chỉ có vợ chồng mới trần truồng với nhau. Chỉ có vợ chồng mới biết bản chất của nhau” hay “Con đừng giới hạn tình yêu. Con cứ mở lòng ra, tình yêu tự luân lưu.”
Chất tự sự được thể hiện rõ qua vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm. Cùng với giọng điệu do một người kể thì vai trò của người kể chuyện càng thể hiện rõ sự khác biệt của tác phẩm tự sự so với những thể loại khác.
3. KẾT LUẬN:
Nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên những đặc điểm về loại thể của tác phẩm là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Lý thuyết về tự sự học ngày càng phát triển và hoàn thiện, tạo cho chúng ta nhiều thuận lợi hơn để tìm hiểu tác phẩm tự sự dựa trên những đặc điểm về thi pháp của tự sự. Những vấn đề thú vị và phức tạp của tự sự đã và đang được bàn luận sôi nổi: vấn đề người kể chuyện, vấn đề điểm nhìn nghệ thuật, hình tượng người trần thuật, kỹ thuật kể chuyện…
Tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan là một tác phẩm tự sự hấp dẫn và mang nhiều giá trị sâu sắc. Nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn của tự sự học, ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn nội dung và hình thức của tác phẩm. Và ngược
lại, tác phẩm cũng cho ta những dẫn chứng tiêu biểu để có thể hiểu về đặc điểm của tác phẩm tự sự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tiến Dũng, Giáo trình Lý luận văn học Phần tác phẩm văn học, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM, 2005.
2. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2003.