1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM

94 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Văn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Học viện Hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 399,21 KB

Nội dung

Nắm bắt được tình hình đó học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”, với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 60 34 04 03NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa sau đại học, trường Học việnHành chính quốc gia đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu tại trường

Tiếp đến em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới côPGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ

em trong thời gian nghiên cứu luận văn

Em cũng xin được cảm ơn các thầy, cô và tập thể lớp HC20.N9 luôn tạođiều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập của em

Và để có thể hoàn thành được luận văn của mình em cũng muốn gửi lờicảm ơn đến gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và đồng hành với em trong suốt thời gianvừa qua

Do sự hạn chế về thời gian nên chắc chắn luận văn của em sẽ còn nhiềuthiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý và thông cảm từ phía các thầy,

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn của tôi với đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” được tôi nghiên cứu mộtcách độc lập, những nội dung tham khảo được tôi trích dẫn nguồn cụ thể Nếu

có sai phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tác Giả

Nguyễn Văn Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 7

1.1 Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 7

1.1.2 Khái niệm thực phẩm 7

1.1.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm 7

1.1.3 Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm 9

1.2 Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 11

1.2.1 Đặc trưng của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 11

1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 15

1.2.2.1 Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 16

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 18

1.2.2.3 Tổ chức Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 20 1.2.2.4 Thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 24

1.2.2.5 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 25

1.3 Phương thức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 26

1.4 Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm……… 27

1.5 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm 30 1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước trên thế giới 32

1.6.1 Nhật Bản……… 31

Trang 6

1.6.3 Liên Minh Châu Âu (EU)……… 341.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37

Tiểu kết chương 1 39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 40 2.1 Thực trạng tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 41 2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 49

2.2.1 Thực trạng việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm 492.2.2 Thực trạng việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về vệ sinh

an toàn thực phẩm 532.2.3 Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩmtrên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 572.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh

an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trênđịa bàn quận 60

2.3 Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 63

2.3.1 Những thành quả đạt được 632.3.2 Những hạn chế đối với công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toànthực phẩm 642.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại 66

Tiểu kết chương 2 69 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70

Trang 7

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 73

3.2.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật 73

3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 75

3.2.3 Nhóm giải pháp về đảm bảo nguồn lực 77

3.2.4 Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra 80

Tiểu kết chương 3 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 84

70

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc thành phố Hồ Chí Minh

đã trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội lớn nhất đất nước, nơi đâytập trung rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô với côngsuất hoạt động rất lớn và có đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước

Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã thu hútđược rất nhiều người lao động từ các tỉnh thành trên cả nước tập trung về đâytìm kiếm cơ hội việc làm Tuy nhiên chính điều này cũng đã kéo theo rấtnhiều hệ lụy mà thành phố Hồ Chí Minh đang phải gánh chịu, đó là tình trạngbùng nổ dân số, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội và một vấn đề mang tính thời sựhiện nay đó chính là vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó giúp conngười có thể tồn tại và phát triển, tuy nhiên nếu thực phẩm kém chất lượng cóthể gây ra hàng loạt các tác động xấu đến sức khỏe và tính mạng của conngười, ảnh hưởng đến sự phát triển của nòi giống trong tương lai, ngoài ra cònkìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại thành phố

Hồ Chí Minh cũng tăng lên, tuy nhiên chất lượng các mặt hàng thực phẩm thìlại xuống cấp trầm trọng, hàng năm trên địa bàn thành phố xảy ra rất nhiều vụngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây nên

Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng xảy ra hầuhết các quận, huyện trên địa bàn thành phố, ý thức của người dân và của cácchủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm vẫn còn thấp, chưa nhận thức hết đượchậu quả của việc sử dụng và buôn bán thực phẩm kém chất lượng, trong

Trang 9

khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhànước vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Hiện nay Quận 8 được xem là trung tâm phân phối và tiêu thụ thực phẩmlớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây có chợ đầu mối Bình Điền cung cấpthực phẩm cho toàn thành phố và các tỉnh lân cận

Tuy nhiên chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận nhữngnăm gần đây cũng đang ở mức đáng báo động Ủy ban nhân dân quận đã cũng

đã ban hành các chủ trương chính sách để cải thiện tình hình vệ sinh an toànthực phẩm tuy nhiên hiện nay chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưađược cải thiện

Nắm bắt được tình hình đó học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà

nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”, với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề này từ đó đưa ra các

phương hướng, giải pháp để cụ thể để giúp các cơ quan nhà nước quản lý tốthơn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

2 Tình hình nghiên cứu

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm,chính vì vậy hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đềnày

“Xác định hàm lượng Cadimi và chì trong rau xanh” (2013) của tác giảNguyễn Thị Hân, công trình nghiên cứu xác định hàm lượng Cadimi và chì cótrong rau xanh, nhằm chỉ ra hạn mức an toàn và những tác hại của Cadimi vàchì vượt quá ngưỡng an toàn trong thực phẩm, công trình cũng đưa ra nhữngnguyên nhân của việc nhiễm hóa chất trong rau xanh và các phương thức đểnhận biết

“Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm thức ăn đường phố tại Thanh Hóa”(2012), của tác giả Trịnh Xuân Nhất, công trình đã làm rõ được tình trạng

Trang 10

thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những nguyên nhângây ra tình trạng ô nhiễm và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạnchế đó.

“Những quy định của pháp luật mới nhất về vệ sinh an toàn thực phẩmdịch tễ và một số tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm” (2009), của tác giảKhải Nguyên, công trình nghiên cứu này đã hệ thống được những quy địnhcủa pháp luật hiện hành về vấn đề an toàn thực phẩm, đưa ra những tiêu chuẩn

về chất lượng vệ sinh thực phẩm do các cơ quan nhà nước quy định, bên cạnh

đó công trình nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của cácvăn bản pháp luật hiện nay trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

“Vệ sinh an toàn thực phẩm” (2011), nhà xuất bản đại học quốc gia,công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu nhiều về chất lượng vệ sinh thựcphẩm, các chất vi sinh có trong thực phẩm, các chất hóa học, các chất cấm cótrong thực phẩm, và các độc tố nguy hiểm, hiệu quả việc sử dụng các chất phụgia thực phẩm, các điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong đó một số công trình có nghiên cứu về tình hình quản lý nhà nước

về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Đề tài luận văn thạc sĩ “ Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm Việt Nam – nhìn tử góc độ cải cách hành chính” (2006), của tácgiả Trương Thị Thúy Thu, đề tài này chủ yếu nghiên cứu vệ sinh an toàn thựcphẩm liên quan đến những nội dung trong cải cách hành chính, cải cách thủtục hành chính về vấn đề an toàn thực phẩm

Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2011), của tác giả NguyễnThị Phương Oanh, đề tài này đã làm rõ được thực trạng của tình hình vệ sinh

an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng hoạt độngquản lý nhà nước, nhưng chủ yếu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất

Trang 11

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chứ chưa chú trọng đến các giải pháp đểnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứuhoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8,thành phố Hồ Chí Minh

Đây là những lý do chính mà học viên muốn đi vào nghiên cứu để có thể

có thể vừa kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước vừatìm ra những cái mới có tính ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Hiện nay chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước tađang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tình hình vệ sinh antoàn thực phẩm đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, tuy nhiênhoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước vẫn còn chưa hiệu quả Chính vìvậy đề tài luận văn của học viên lựa chọn nhằm mục đích tìm ra giải pháp đểhoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm từ đónâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 12

 Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

 Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 đến2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Tácgiả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là tiền đề nghiên cứu cho luậnvăn Trong đó luôn đặt sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau, có mối liên hệ với nhau, các sự vật hiện tượng luôn vận động và phát triểnkhông ngừng trong thế giới khách quan Đây chính là những

nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật mà tác giả vận dụng vàonghiên cứu luận văn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Chỉ cóphương pháp luận duy vật biện chứng mới cho thấy được sự biến đổi phức tạpcủa tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay từ đó tác giảmới có thể nghiên cứu đề tài một cách khoa học nhất

- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê,phương pháp nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở kết quả thống kê sẽ tiến hànhphân tích các số liệu, xử lý các thông tin thu thập được làm cơ sở cho việcnghiên cứu luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 13

một số giải pháp giúp cơ quan nhà nước có thể áp dụng, từ đó nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

7 Kết cấu của luận văn

- Luận văn gồm ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1 Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1.1 Khái niệm thực phẩm

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, là yếu tố rất quan trọngcho sự tồn tại và phát triển của nhân loại Thực phẩm rất đa dạng về chủngloại cũng như chất lượng

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về thực phẩm, từ đó nhiều khái niệmđược đưa ra

Thực phẩm có thể hiểu là những thức ăn, đồ uống của con người dướidạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống nhai ngậm

và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 đưa ra khái niệm nhưsau: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sốnghoặc đã qua chế biến bảo quản” (khoản 1, điều 3)

Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định: “Thực phẩm là sản phẩmcon người ăn, uống dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảoquản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng nhưdược phẩm” (khoản 20, điều 2)

Tổng hợp các khái niệm nên trên ta có thể đưa ra một khái niệm chung

nhất cho thực phẩm như sau: Thực phẩm là tất cả các sản phẩm ở trạng thái

tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biển, bảo quản nhằm phục vụ cho nhu cầu

ăn, uống của con người.

1.1.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng hiện nay, đây là mốiquan tâm không những của các cơ quan nhà nước mà còn là mối quan tâm của

Trang 15

từng người trong cuộc sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thưc phẩm là đảm bảocho sức khỏe của mỗi người, đảm bảo cho nòi giống tương lai và nguồn lựccủa cả đất nước.

Hiện nay có hai khái niệm đang được sử dụng rộng rãi là: vệ sinh thựcphẩm (Food hygiene) và an toàn thực phẩm (Food safety)

“Vệ sinh thực phẩm (Food hygiene) là một khái niệm khoa học để nóithực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố Ngoài rakhái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm những nội dung khác như tổ chức

vệ sinh trong vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm” [9, tr.5]

“An toàn thực phẩm (Food safety) là khái niệm khoa học có nội dungrộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm được hiểu như khảnăng không gây ngộ độc thực phẩm đối với con người” [9, tr.5]

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định: “An toànthực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe tínhmạng con người” (khoản 20, điều 2)

“Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện biện pháp cần thiết để đảmbảo thực phẩm không gây hại cho tính mạng và sức khỏe con người” (khoản

20, điều 2)

Các khái niệm trên đã cho ta hình dung được thế nào là vệ sinh an toànthực phẩm Tuy nhiên để có thể hiểu một cách chính xác nhất và cụ thể nhất ta

có thể đưa ra khái niệm như sau:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không hư hỏng hay chứa các chất gây guy hại cho sức khỏe con người.

Trang 16

Khái niệm này cho thấy được vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt trongtất cả các khâu của chuỗi thực phẩm, từ quá trình sản xuất, chế biến, bảoquản, vận chuyển, phân phối đến sử dụng.

Để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta phải làm tốt ở tất

cả các khâu của chuỗi thực phẩm, có như vậy mới có thể đảm bảo được vệsinh an toàn thực phẩm

Chính vì những lý do đó mà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cầnphải có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, từ các cơ quan nhà nước,những nhà sản xuất, phân phối đến người sử dụng

1.1.3 Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất, đối với sức khỏe của con người, để có thể tồn tại con người

phải hấp thu rất nhiều thực phẩm bao gồm các loại thức ăn và nước uống, nếunhững thực phẩm này sạch sẽ và an toàn nó sẽ giúp cho con người có thể pháttriển một cách tốt nhất, con người sẽ có sức khỏe để có thể lao động và họctập, từ đó góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước Ngược lại nếu conngười hấp thu những thực phẩm có chứa các chất độc hại sẽ làm ảnh hưởngđến sức khỏe và thậm chí là tính mạng

Thực phẩm có chứa độc tố sẽ gây ra hàng loạt các tác hại như bệnh tật,hay tử vong, nó còn ảnh hưởng xấu đến việc duy trì nòi giống tương lai và cóthể kìm hãm sự phát triển của đất nước Từ đó ta thấy đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm là công việc rất quan trọng, nó là trách nhiệm của tất cả mọi ngườitrong xã hội Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức đượctầm quan trọng của vấn đề này hoặc là vì lợi nhuận mà nhiều người vẫn bán,vẫn sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ngoài ra công tác quản lýnhà nước vẫn còn nhiều hạn chế đối với lĩnh vực này

Thứ hai, vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động rất quan trọng đến sự

phát triển của kinh tế - xã hội

Trang 17

Đất nước ta là một nước nông nghiệp do vậy lương thực, thực phẩm làmột loại sản phẩm chiến lược có tầm quan trọng rất lớn cho sự phát triển kinh

tế của đất nước

Đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thịtrường quốc tế, để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm cầnphải đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản,vận chuyển, đảm bảo không chứa các chất hóa học hay các chất tự nhiênkhông vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hay quốc gia, gâyảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nênnhiều hậu quả khác nhau, từ các bệnh cấp tính, mãn tính, tử vong Thiệt hại dochính các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám chữabệnh, phục hồi sức khỏe, hay thậm chí là mất sức lao động suốt đời Đối vớicác nhà sản xuất, đó là chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, tiêu hủy sảnphẩm và quan trọng hơn là mất lòng tin từ người tiêu dùng, có khi phải tuyên

bố phá sản Quan trọng nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu sẽ làm mất uy tíncủa cả quốc gia đối với toàn thế giới

Thứ ba, vệ sinh an toàn thực phẩm là động lực cho sự phát triển của đất

nước

Như ta đã biết con người là nguồn lực không thể thiếu trong nền kinh tế,

dù khoa học kỹ thuật có phát triển nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực thì nềnkinh tế cũng không thể phát triển được Nguồn lực con người được đảm bảo

sẽ góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Nguồn lực conngười ở đây không chỉ bao gồm những người đang làm việc trong các nhàmáy xí nghiệp mà là tất cả người dân Khi vệ sinh an toàn thực phẩm đượcđảm bảo thì sức khỏe và tính mạng của con người cũng sẽ được đảm bảo và

Trang 18

khi tính mạng và sức khỏe được đảm bảo thì họ có thể đem hết sức lực, trí lựccủa mình để xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

Ngoài ra khi vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo thì nhà nước sẽkhông tốn nhiều chi phí trong y tế, thay vào đó có thể đầu tư vào những hoạtđộng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân

Như vậy ta thấy rõ vệ sinh an toàn thực phẩm là động lực cho sự pháttriển kinh tế của đất nước Đến lượt mình kinh tế phát triển đảm bảo chongười dân có đời sống ổn định, từ đó ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm củangười dân sẽ nâng cao Lúc này người dân sẽ quan tâm đến chất lượng thựcphẩm và hệ quả tất yếu là các sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đào thải Chínhquy luật khắc nghiệt này buộc những nhà sản xuất phải nâng cao chất lượngsản phẩm Từ đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn xã hội sẽđược đảm bảo

Vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong sự phát triểnkinh tế, xã hội của đất nước, nhận thấy được tầm quan trọng đó những nămqua Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp để đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm và bước đầu đã có những thành công nhất định

1.2 Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.1 Đặc trưng của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể quản lý lênkhách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

Quản lý nhà nước “là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyềnlực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cánhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộmáy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và pháttriển của xã hội” [6, tr.2] Khái niệm này cho ta thấy được nhà nước thực hiệnquyền quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và chỉ có các cơ

Trang 19

quan nhà nước mới được thực hiện chức năng quản lý này, nét đặc trưng quantrọng nhất của quản lý nhà nước chính là quyền lực nhà nước, chính nhờquyền lực nhà nước mà nhà nước mới có thể quản lý được các đối tượng trong

xã hội Cũng chính nhờ đặc trưng đó mà nhà nước mới có thể duy trì được sự

ổn định và phát triển của toàn xã hội, vì quyền lực nhà nước mang tính cưỡngchế và bắt buộc mọi chủ thể trong xã hội và tuân theo

Từ khái niệm về quản lý nhà nước chúng ta có thể đưa ra được khái

niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Quản lý nhà

nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động của các cơ quan nhà nước,

sử dụng quyền lực nhà nước tác động lên các đối tượng có liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ,

an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một lĩnh vực của quản lý nhà nước do đó

nó mang những đặc trưng chung của quản lý nhà nước

Thứ nhất, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động

quản lý mang tính quyền lực nhà nước Đây là đặc trưng cơ bản của hoạt độngquản lý nhà nước so với hoạt động quản lý của các chủ thể khác Quyền lựcnhà nước cho phép chủ thể nhà nước ban hành các văn bản quy phạm phápluật nhằm tác động đến các chủ thể trong xã hội có liên quan đến việc đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bắt buộc các chủ thể này phải tuân theo Sửdụng quyền lực nhà nước cho phép cơ quan nhà nước thực hiện chức năngquản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có quyền thanhtra, kiểm tra và áp dụng các hình thức xử lý theo pháp luật đối với nhữnghành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm Khi ý thức về vệ sinh an toànthực phẩm của các chủ thể trong xã hội chưa cao thì việc sử dụng quyền lựcnhà nước là một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 20

Thứ hai, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động có

tính thống nhất Bộ máy nhà nước được tổ chức thành một khối thống nhất từtrung ương đến địa phương, trong đó Chính Phủ chịu trách nhiệm cao nhất vềcông tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước, trong đó

có sự phân công cho các bộ ngành và cho các địa phương, điều này vừa đảmbảo tính thống nhất trong quản lý vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù của từngđịa phương Tính thống nhất còn thể hiện ở việc khi các cơ quan địa phươngban hành các văn bản quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phươngmình thì phải phù hợp với quy định của cơ quan cấp trên, đồng thời phải chịutrách nhiệm về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phươngmình đối với cơ quan nhà nước cấp trên

Thứ ba, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động

mang tính liên tục Hoạt động quản lý nhà nước cần phải đảm bảo tính liêntục, kịp thời để có thể đáp ứng được sự vận động không ngừng của đời sống

xã hội Đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng phải quản

lý một cách thường xuyên, liên tục thì mới có thể đảm bảo được chất lượngcủa thực phẩm từ đó mới có thể đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dùng,

vì chúng ta biết rằng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của con người diễn ra mộtcách thường xuyên, liên tục, việc kinh doanh, buôn bán thực phẩm cũng diễn

ra hàng ngày do đó hoạt động quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo tínhliên tục

Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm phải

tuân theo quy định của pháp luật

Khi các chủ thể nhà nước được trao quyền để quản lý về vệ sinh an toànthực phẩm thì không có nghĩa là họ có thể quản lý một cách tùy tiện, hay ápđặt ý chí của họ vào công tác quản lý mà mọi hoạt động của các chủ thể quản

lý phải tuân theo quy định pháp luật, không được làm trái với các quy định

Trang 21

của pháp luật Nếu không tuân theo các quy định của pháp luật thì có thể gặpphải sự phản kháng của các đối tượng quản lý, ngoài ra còn làm mất lòng tincủa nhân dân đối với nhà nước Do đó không chỉ riêng trong hoạt động quản

lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm mà tất cả hoạt động của các cơ quannhà nước đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đây cũng là cơ sở choviệc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Ngoài những nét chung đó thì quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm cũng có những đặc điểm riêng biệt

Thứ nhất, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc

của rất nhiều cơ quan cùng thực hiện, do đó trong quá trình thực hiện cần phảiphân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan tổ chức, ngoài ra cần có sự phốihợp thực hiện để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý

Thứ hai, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có liên quan đến

việc quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu vì hiện nay các mặt hàng thực phẩmcủa Việt Nam đang xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, trước khi xuất khẩuthực phẩm cần phải được các bộ ngành kiểm nghiệm, kiểm dịch để đảm bảochất lượng

Thứ ba, quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động rất

phức tạp Hiện nay có rất nhiều chủ thể trong xã hội sản xuất, kinh doanh thựcphẩm, tuy nhiên không phải cơ sở kinh doanh nào cũng đăng ký với nhà nước,những cơ sở kinh doanh tự phát hay những người kinh doanh nhỏ lẻ rất nhiều

và rất khó để quản lý Mặt khác với sự phát triển của kinh tế như hiện nay cácloại thực phẩm rất đa dạng và phong phú, điều này gây rất nhiều khó khăntrong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước

Như vậy ta thấy hoạt động quản lý nhà nước về vế sinh an toàn thựcphẩm vừa mang những nét chung của quản lý nhà nước nhưng cũng có nhữngđặc điểm riêng, chính những nét đặc thù đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần

Trang 22

phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ mới có thể vừa đảm bảo được chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm vừa có thể tạo được hành lang pháp lý thuậnlợi cho sự phát triển của các chủ thể kinh doanh thực phẩm Từ đó tạo nênđộng lực thúc đẩy xã hội phát triển và tăng thêm niềm tin của nhân dân vàocác cơ quan nhà nước.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng của đất nước ta,trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm đang thực sự đi xuống Điều đó đòi hỏi phải tăngcường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước

Đây là công việc rất phức tạp do tính chất đa dạng của các loại thựcphẩm cũng như nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao của người tiêudùng Do đó trong công tác quản lý nhà nước cần phải có sự phân công rõtrách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể được giao quyền Ngoài ra cần phảivận động sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội trong công cuộc loại

bỏ thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng

Trong công việc này quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩmkhông có nghĩa là kìm hãm sự phát triển của các chủ thể sản xuất, kinh doanhthực phẩm mà phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này hoạt độngmột cách tốt nhất, tuy nhiên để làm được công việc này nhà nước phải banhành các quy chuẩn rõ ràng đối với chất lượng các loại thực phẩm Khi có quychuẩn về chất lượng thì mới có thể quản lý một cách hiệu quả nhất

1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu bao gồm nhữngnội dung như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách,quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm Ban hành và tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm Xây dựng

hệ thống các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng và thực hiện

Trang 23

các kế hoạch về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây qua đườngthực phẩm Xây dựng và quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thực nghiệm thựcphẩm Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cáccho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về

vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tuyên truyền, giáo dục các đối tượng trong

xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm Tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý viphạm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Từ những nội dung trên ta có thể tổng hợp lại nội dung quản lý nhà nước

về vệ sinh an toàn thực phẩm thành những nội dung chính sau đây

1.2.2.1 Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách củanhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là nội dung quan trọng nhất trong hoạtđộng quản lý của nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm

Các văn bản pháp luật được ban hành sẽ tạo nên cơ sở cho hoạt động củacác cơ quan nhà nước nó tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơquan nhà nước và các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm trên cả nước

Vệ sinh an toàn thực phẩm là lĩnh vực rất rộng và phức tạp do đó mà cácquy định của pháp luật cần phải đảm bảo điều chỉnh hết những quan hệ xã hộitrong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước hết là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhântrong đảm bảo an toàn thực phẩm Những tổ chức, cá nhân trong sản xuất,kinh doanh thực phẩm cần phải được nhà nước quy định rõ về quyền và nghĩa

vụ của mình, khi nhà nước xây dựng được những điều này thì các chủ thể sảnxuất kinh doanh thực phẩm mới có thể kinh doanh một cách hợp pháp

Đối với các mặt hàng thực phẩm nhà nước cũng phải quy định rõ điềukiện về đảm bảo an toàn, ngoài những quy định chung thì cũng cần đưa ra các

Trang 24

quy định cụ thể cho từng loại thực phẩm theo đặc thù của từng mặt hàng thựcphẩm Trong đó cần ban hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảmbảo an toàn thực phẩm tươi sống, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thựcphẩm đã qua chế biến, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thựcphẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thựcphẩm chức năng, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen,điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ, điều kiện đảmbảo an toàn đối với chất phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,điều kiện đảm bảo an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thựcphẩm.

Đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng cần có các quy định củapháp luật quy định về đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩmtheo đó tùy vào lĩnh vực quản lý mà các bộ ngành ban hành các văn bản quyđịnh về điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm dotừng cơ quan phụ trách quản lý

Hiện nay các chính sách của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm chủyếu bao gồm vào các nội dung sau: Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể

về đảm bảo an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàntheo chuỗi cung cấp thực phẩm Đầu tư phát triển khoa học công nghệ để cóthể ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thựcphẩm, xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực vàquốc tế Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đổi mới côngnghệ, mở rộng quy mô sản xuất Xây dựng các chính sách về mở rộng sự hợptác với quốc tế, đẩy mạnh ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế về côngnhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm

Ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hiệp hội, tổchức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào

Trang 25

hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toànthực phẩm.

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau hoạt động xây dựng và ban hành các chính sách về vệ sinh an toànthực phẩm thì tổ chức thực hiện chính là hoạt động đưa pháp luật và các chínhsách đó vào thực tiễn

Tổ chức thực hiện có nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lýcủa nhà nước, nó tác động trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của các cơquan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả cần phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ mọinguồn lực, triển khai các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải đúngtrình tự, đảm bảo hiểu đúng nội dung văn bản, thực hiện một cách khoa học

Theo đó cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toànthực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau: phải có đủ điều kiện bảo đảm antoàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩmtheo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 Có đăng ký ngành, nghềkinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toànthực phẩm được quy định: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

Trang 26

Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về thẩmquyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmthuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thựcphẩm thì các chủ thể kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ giấy

tờ theo quy định tại điều 36, Luật an toàn thực phẩm

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo

điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản

định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành”

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh thì các chủ thể sẽ nộp hồ sơ xin cấpphép đến cơ quan quản lý loại hình kinh doanh đó và trong thời hạn 15 ngày

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếnhành kiểm tra thực tế tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, nếu sau quá trìnhkiểm tra mà thấy có đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thì chủ

cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thựcphẩm

Trang 27

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thựcphẩm là 03 năm.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmthì các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm mới được kinh doanh thựcphẩm, và trong quá trình kinh doanh phải luôn đảm bảo đầy đủ các điều kiện

vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm thì các chủ thể này sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị thuhồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Thông tư số26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 30 thánh 11 năm 2012, quyđịnh về việc thu hồi Giấy chứng nhận, theo đó cơ sở sản xuất kinh doanh thựcphẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Thẩm quyềnthu hồi đó là cơ quan nào cấp thì cơ quan đó có quyền thu hồi, cơ quan cấptrên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp

1.2.2.3 Tổ chức Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đượcquy định rõ trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010 Theo đó thì Ở Trungương Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Bộ Y tếchịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thựcphẩm, các Bộ cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh antoàn thực phẩm

Bộ Y tế là cơ quan chính phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm, dưới bộ có Cục an toàn thực phẩm, đây là cơ quan chuyên môntrực thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tếthực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn

Trang 28

thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong phạm vi cả nước Ởcác địa phương thì Sở Y tế là cơ quan chính thực hiện chức năng quản lý nhànước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương Sở Y tế là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy bannhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đồng thời chịu sựchỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y

tế Dưới Sở Y tế có các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn

vệ sinh thực phẩm là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế thammưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về

vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh antoàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật Chi cục chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu

sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩmtrực thuộc Bộ Y tế

Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phòng Y tế là cơ quan được giaonhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm, phòng có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện trong việc thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bànhuyện, Phòng Y tế chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của

Sở Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan có trách nhiệm chủtrì, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chứcthực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kến hoạch, văn bản quyphạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.Tiến hành quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm,thủy sản và muối

Trang 29

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp

Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực chấtlượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản thuộc phạm vi quản lýnhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng

Cục Thú y là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyênngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của Bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệmquản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp tại địa phương, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản;thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thựcphẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối Dưới sở có các chi cụcQuản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lượngNông lâm sản và Thủy sản là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưucho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chấtlượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối trongquá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuấtkhẩu

Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn vềchuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủysản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 30

Bộ Công Thương quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sảnxuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đốivới các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩmchế biến bột và tinh bột, các loại thực phẩm khác theo quy định của Chínhphủ Ban hành các chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiệnkinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị Chủ trì việc phòng chống thựcphẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

Cục quản lý thị trường là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổchức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các

vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vựckhác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước Sở công thương là

cơ quan chính phụ trách an toàn thực phẩm ngành công thương tại địaphương, Sở công thương vừa chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy banNhân dân cấp tỉnh vừa chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của BộCông thương

Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta được

tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, mỗi cơ quan được phân định

rõ chức năng nhiệm vụ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Vai trò của cơ quan nhà nước ở địa phương trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm tạiđịa phương mình quản lý

Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ban hành theo thẩm quyền hoặc trình

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quychuẩn kỹ thuật địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ

sở sản xuất thực phẩm an toàn để đảm bảo việc quản lý được thực hiện

Trang 31

trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm Chịu trách nhiệm quản lý an toànthực phẩm trên địa bàn, quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với

cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinhdoanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đốitượng theo phân cấp quản lý

Ủy ban nhân dân các cấp chủ động thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡngnguồn nhân lực phục vụ việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,đồng thời bố trí nguồn lực của địa phương mình một cách hợp lý

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về antoàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ýthức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối vớicộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm

Ngoài ra Ủy ban nhân dân cũng phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý

vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên đìa phương mình

1.2.2.4 Thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quannhà nước là hoạt động không thể thiếu trong nội dung quản lý nhà nước về vệsinh an toàn thực phẩm

Thanh tra về an toàn thực phẩm là hoạt động thanh tra chuyên ngành,thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành côngthương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra

Nội dung của thanh tra an toàn thực phẩm được quy định tại điều 67,Luật an toàn thực phẩm năm 2010

“Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toànthực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do

cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Việc thực hiện các tiêu chuẩn liênquan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối

Trang 32

với sản xuất, kinh doanh thực phẩm với sản phẩm thực phẩm Thanh tra hoạtđộng quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi thẩm quyền quản

lý Thanh tra hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm ngiệm an toàn thực phẩm.Thanh tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật an toàn thực phẩm”.Thẩm quyền tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định cụ thể,theo đó cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiệnviệc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theoquy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 Ở địa phương thì cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm trênphạm vi địa phương mình Đối với hoạt động kiểm tra liên ngành về an toànthực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địaphương, cơ quan chủ trì kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữuquan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Như vậy hoạt động thanh tra,kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đượcphân công cụ thể cho từng cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ các cơ quanTrung ương tới địa phương

1.2.2.5 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra nếu có phát hiện vi phạm về vệ sinh

an toàn thực phẩm, thì tùy theo mức độ vi phạm chủ thể sản xuất kinh doanh

sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Chi tiết xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tạinghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm

2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy đinh tại nghị định nàybao gồm: vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn với sản phẩm thựcphẩm, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sảnxuất, kinh doanh thực phẩm, vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn

Trang 33

thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu, vi phạm quyđịnh về thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, kiểm nghiệmthực phẩm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa ngăn chặn và khắc phục sự cố về

an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩmkhông an toàn

Ngoài xử lý vi phạm hành chính thì hiện nay vi phạm về an toàn thựcphẩm còn bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm Tại điều 244 của Bộ luậtHình sự năm 1999 quy định về việc xử lý hình sự những hành vi vi phạmpháp luật trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, theo đó thì nhữnghành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tùy theo mức độ viphạm, tính chất, hậu quả gây ra mà có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tù.Như vậy ta thấy hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

có thể chịu trách nhiệm hình sự, điều này cho thấy được quyết tâm của Nhànước ta trong việc đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về

vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3 Phương thức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướngđích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý trên cơ sởlựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêucủa tổ chức

Hoạt động quản lý nhà nước nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm làhoạt động rất phức tạp và có phạm vi rất rộng do đó muốn quản lý có hiệu quảthì cần phải sử dụng kết hợp các biện pháp sao cho mang lại hiệu quả nhất

Phương pháp tâm lý – xã hội

Trang 34

Phương pháp tâm lý – xã hội, là các cách thức tác động vào nhận thức vàtình cảm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm nâng cao tính

tự giác và ý thức của họ trong việc kinh doanh buôn bán thực phẩm

Phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luậttâm lý Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và từ đó nâng cao

ý thức, trách nhiệm xã hội, ý thức về sự nguy hại trong việc kinh doanh, buônbán thực phẩm kém chất lượng của các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm đốivới sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước

Ưu điểm của phương pháp này là nâng cao ý thức của người kinh doanh,buôn bán thực phẩm, để họ tự giác ý thức được hành động của mình, do đómang lại kết quả rất khả quan, lâu dài Khi ý thức của các chủ thể kinh doanhthực phẩm được nâng lên thì các cơ quan nhà nước cũng sẽ dễ dàng hơn trongviệc quản lý

Nhược điểm của phương pháp này đó là tác động chậm, cầu kỳ, khôngđảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèmcác phương pháp khác Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều nhiều thời gian

Phương pháp cưỡng chế

Cưỡng chế là việc các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước bắtbuộc những cá nhân, tổ chức phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vinhất định

Cưỡng chế là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong hoạt độngquản lý của nhà nước, chính nhờ có phương pháp này thì mới có thể giữ vữngđược trật tự, kỷ cương của nhà nước

Hiện nay do nhiều chủ thể kinh doanh thực phẩm mặc dù ý thức được táchại của việc kinh doanh thực phẩm kém chất lượng nhưng vì lợi nhuận mà họvẫn cố tình vi phạm các quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém

27

Trang 35

chất lượng do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡngchế, bắt buộc các chủ thể này phải ngừng ngay các hành vi gây ảnh hưởng đếntính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.

Sử dụng phương pháp cưỡng chế cần phải tuân thủ một cách nghiêmngặt các quy định của pháp luật, có như vậy cưỡng chế mới hiệu quả và đảmbảo không lạm quyền của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhànước

Ưu điểm của phương pháp này đó là có tính bắt buộc thi hành ngay, đảmbảo hiệu quả ngay lập tức

Nhược điểm của phương pháp này đó chính là có thể dẫn tới việc lạmquyền của các cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân, ngoài raviệc sử dụng biện pháp cưỡng chế cũng phần nào cho thấy được sự yếu kémcủa các cơ quan nhà nước trong việc giáo dục, thuyết phục các chủ thể trong

xã hội trong việc chấp hành các quy định của pháp luật

Trang 36

Ưu điểm của phương pháp này đó là mang lại hiệu quả cao, tác động trựctiếp tới lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm là khi hết các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy về kinh tế thì cóthể không còn hiệu quả, ngoài ra áp dụng phương pháp này có thể ảnh hưởngđến ngân sách nhà nước

Tóm lại, trong thực tiễn quản lý không thể tuyệt đối hoá một phương

pháp nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng vàlinh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý bởilẽ: (1) Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố vànhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2)tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất conngười là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động

cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp; (3) mỗi phương pháp quản

lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau

1.4 Các điều kiện đảm bảo quản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt độnghết sức phức tạp do vậy để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có đầy

đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, cần phái có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và rõ ràng, đây

chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất cho hoạt động quản lý của các cơquan nhà nước, chỉ khi có các văn bản pháp luật quy định rõ ràng và chi tiết

về vấn đề an toàn thực phẩm thì khi đó hoạt động quản lý của các cơ quan nhànước mới có thể tiến hành một cách hiệu quả Thực tế cho thấy khi pháp luậtquy định không cụ thể, không chi tiết thì hoạt động quản lý của các cơ quannhà nước trên thực tế rất khó để thực hiện và thực hiện thì lại không mang lạihiệu quả

Trang 37

Thứ hai, để tiến hành hoạt động thì cần phải tổ chức bộ máy quản lý một

cách hiệu quả và khoa học, trong tổ chức bộ máy cần phải có sự phân công rõràng trách nhiệm, quyền hạn cho từng cơ quan, đồng thời chỉ rõ cơ chế phốihợp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, có như vậy hoạt động quản lýcủa các cơ quan quản lý nhà nước mới đem lại hiệu quả, đồng thời không bịtrùng lặp về chức năng nhiệm vụ

Thứ ba, hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nói

riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung muốn thực hiện được cẩn phải

có sự đảm bảo về nguốn lực, nguồn lực ở đây gồm hai nhóm chính và nguồnlực về con người và nguồn lực về tài chính, chỉ khi đảm bảo được cả hainguồn lực này thì hoạt động của các cơ quan nhà nước mới được tiến hànhmột cách hiệu quả Trong đó vấn đề con người luôn là vấn đề quan trọng nhất,nhà nước cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực

và đủ về số lượng

1.5 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng vệ sinh an toàn

thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người Với nhu cầu tiêu thụcác thực phẩm ngày càng cao của con người, thì các mặt hàng thực phẩm xuấthiện ngày càng đa dạng và phong phú, nhưng không phải mặt hàng nào cũngđảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra một số bộ phậnthương nhân vì mục tiêu lợi nhuận mà kinh doanh các mặt hàng kém chấtlượng Do đó cần phải có sự quản lý của nhà nước có như vậy mới ngặn chặnđược các thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường, ngoài ra có sự quản lýcủa nhà nước khi ban hành các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thìngười dân mới biết thế nào là thực phẩm an toàn và thế nào là thực phẩmkhông an toàn để từ đó đưa ra được những lựa chọn đúng đắn khi mua thực

Trang 38

phẩm Như vậy công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽđảm bảo sức khỏe cho người dân.

Thứ hai, đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Chính nhờ có sự

quản lý của nhà nước mà các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam mới có thểxuất khẩu ra nước ngoài từ đó đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Sự quản

lý chặt chẽ của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn tạo được uy tíncủa đất nước ta đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với ngành dulịch thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo sẽ thu hút được rấtnhiều du khách trên thế giới đến Việt Nam, từ đó hình ảnh của Việt Nam đốivới các nước trên thế giới sẽ được ngày cảng trở nên tốt đẹp hơn và kinh tếcũng sẽ phát triển hơn

Đối với những người sản xuất và kinh doanh thực phẩm chân chính thìchính nhờ có sự quản lý của nhà nước, khi nhà nước kiên quyết loại bỏ những

cơ sở kinh doanh kém chất lượng hay vì lợi nhuận mà cố tình buôn bán thựcphẩm kém chất lượng thì những cở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảochất lượng mới có thể cạnh tranh được trên thị trường

Ngoài ra việc các cơ quan nhà nước ban hành ra các quy chuẩn, các quyđịnh về vệ sinh an toàn thưc phẩm chính là tạo hành lang pháp lý thuận lợicho các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm

Vai trò của quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm là rấtquan trọng do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần phải nâng cao hơn nữanăng lực trong công tác quản lý, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về vệ sinh

an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như tạo động lực

to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Làm tốt công tác đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với

Trang 39

Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần xây dựng thành công chế độ xã hội chủnghĩa cho đất nước ta.

1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước trên thế giới

Đảm bảo sức khỏe của con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cảcác quốc gia trên thế giới Trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm luôn được các quốc gia quan tâm nhất Cùng chung mục đích là đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cách thức tổ chức và quản lý của cácquốc gia trên thế giới có những điểm giống và khác nhau

1.6.1 Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội,trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được nhân dân vàChính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm củaNhật Bản ra đời từ rất sớm, năm 1947 luật an toàn thực phẩm của Nhật Bảnlần đầu tiên được ban hành Quy định những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toànthực phẩm Năm 2003 lần thứ 2 luật vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành

và đến tháng 4 năm 2006 sau quá trình điều chỉnh luật vệ sinh an toàn thựcphẩm của Nhật Bản được ban hành để sửa đổi bổ sung một số điều của luật antoàn thực phẩm 2003 Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhật Bản đối vớivấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của đất nước mình

Theo quy định thì cơ quan chịu trách nhiệm chính về công tác đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm là Bộ lao động, Y tế và Phúc lợi Cơ quan này cónhiệm vụ sau:

Ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm về nhãn thực phẩm Quy định về phụgia thực phẩm Ban hành các danh mục thực phẩm cần bán, các danh mụcthực phẩm cấm bán, quy định về việc cấm bán các loại thịt bị nhiễm bệnh.Ban hành tiêu chuẩn phòng chống ô nhiễm thực phẩm

Trang 40

Bộ Nông Lâm Thủy Sản chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản

lý nguy cơ liên quan đến quá trình sản xuất trong nghiệp vụ liên quan đến bảođảm an toàn thực phẩm nông – lâm – thủy sản Thực hiện các biện pháp thúcđẩy, cải tiến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông – lâm –thủy sản

Cục bảo vệ người tiêu dùng có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trướctình hình vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạngcủa người dân Cục phải tiếp nhận thông tin phản hồi vi phạm về vấn đề vệsinh an toàn thực phẩm do người tiêu dùng cung cấp, sau đó xác minh và ápdụng các biện pháp đề đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Ở Nhật Bản công tác kiểm tra thực phẩm nhập khẩu đầu vào rất nghiêmngặt, các quốc gia trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu sang Nhật Bản cần phảiđảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, Cần phải nộp đơn xin nhập khẩu thực phẩm cho các trạm kiểm

dịch nhập khẩu bởi một đơn vị nhập khẩu, cung cấp thông tin chi tiết như làngười giao hàng, đơn vị xuất khẩu, nhà chế biến, nhà sản xuất, thành phần củathực phẩm, sử dụng phụ gia, quá trình sản xuất

Thứ hai, Cần phải có chứng chỉ vệ sinh thực phẩm do nước xuất khẩu

cấp cho thịt, các sản phẩm từ thịt và cá Nóc

Thứ ba, Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra trong cả hai khâu nhập

khẩu vào nội địa Nhật Bản Cần thiết phải kiểm tra vệ sinh vào giai đoạn củachế biến trong nước, sản xuất, vận chuyển Tăng cường kiểm tra, đặc biệt là

dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh

Thứ 4, Cần được thông qua bởi kết quả kiểm tra của phòng thí nghiệm

quốc gia, cơ quan đăng ký và kiểm tra, các phòng thí nghiệm chính thức nướcngoài được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chấp nhận

Thứ 5, Tất cả kết quả kiểm tra cần phải tuân thủ tiêu chuẩn GLP.

Ngày đăng: 04/04/2022, 12:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Số lượng cơ sở bị xử lý hình sự 00 - (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM
l ượng cơ sở bị xử lý hình sự 00 (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w