Nhóm giải pháp về thanh tra,kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM (Trang 87 - 94)

Thanh tra, kiểm tra là nôi dung vô cùng quan trong trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc do nhiều cơ quan phụ trách do vậy trong thanh tra, kiểm tra cần phải xác định rõ cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các bộ tiến hành thanh tra theo lĩnh vực được phân công quản lý, trường hợp thanh tra liên ngành thì do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo không chồng chéo giữa các ngành, các cấp bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Trong thực hiện phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, luôn đảm bảo tính bảo mật thông tin trước khi thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Tiến hành thường xuyên các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở nghi nghờ sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, khi tiến hành thanh tra nên tập trung nhiều vào việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm thực tế vì hiện nay chủ yếu thanh tra việc đảm bảo các giấy tờ hồ sơ an toàn thực phẩm, ít khi quan tâm đến việc lấy mẫu thực phẩm thực tế để kiểm nghiệm.

Cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra vào những tháng cao điểm trong năm như Tết nguyên đán, tết trung thu…đây là giai đoạn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng tăng mạnh do đó các cơ quan nhà nước cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra nhiều hơn trong giai đoạn này mới đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dùng.

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử cho cán bộ làm công tác thanh tra, đảm bảo đủ số lượng, coi trọng chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. năng lực của những cán bộ này có quyết định rất lớn đến chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cần phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, tránh tình trạng bao che, hay có những hành vi tiêu cực khi thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo dõi, xử lý sau thanh tra,kiểm tra, đây cũng là nội dung rất quan trọng. Sau khi thanh tra, kiểm tra thì cần phải có sự theo dõi, kiểm tra tình hình khắc phục của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho những cơ sở sản xuất kinh doanh này khắc phục những hạn chế trong kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra.

Luôn phải xác định thanh tra, kiểm tra là hoạt động đi trước, thể hiện sự chủ động của cơ quan nhà nước trong việc ngăn ngừa các hành vi vị phạm quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh trường hợp chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra sau khi các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện như vậy là quá muộn.

Tiểu kết chƣơng 3

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan nhà nước cần phải có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình hoạt động, trong đó cần phải hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước, đây chính là cơ sở quan trọng nhất trong hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, trong tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo sự hiệu quả, cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho quá trình hoạt động. Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như vậy mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cần phải sử dụng kết hợp các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng và ban hành các chính sách cần phải tùy theo đặc thù của từng địa phương. Tránh tình trạng rập khuôn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để có thể nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra do đặc thù hoạt động do đó nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thích hợp để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Thực hiện tốt các nội dung trên thì hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ được nâng lên, từ đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo và tạo được động lực cho sự phát triển của đất nước.

KẾT LUẬN

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mang tính thời sự không những của đất nước ta mà còn là của toàn thế giới, công cuộc đấu tranh loại bỏ thực phẩm kém chất lượng ra khỏi đời sống của con người đang là mối quan tâm chung của cả nhân loại.

Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nhận thấy được tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này, trong những năm qua nhiều chủ trương chính sách được Đảng và nhà nước ban hành nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hiện nay hoạt

động quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó là do thiếu sự đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật, sự yếu kém trong năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, bộ máy quản lý thiếu sự phối hợp trong hoạt động còn chồng chéo nhau về chức năng nhiệm vụ, đây là những nguyên nhân chính gây nên sự hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.

Trong thời gian tới để có thể cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp, trong đó phải huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm được những điều thì hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước sẽ mang lại hiệu quả hơn, đồng thời chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện.

Để hoàn thiện hoạt động quản lý của nhà nước về nội dung này, nhà nước ta cần phải quan tâm học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới từ đó sẽ tìm kiếm được những giải pháp hiệu quả để áp dụng vào thực

tiễn tại đất nước ta, ngoài ra còn tránh được những bước đi sai lầm mà nhiều nước đang mắc phải.

Đề tài nghiên cứu của học viên đã đi sâu và nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, từ những thực trạng đó học viên đã đưa ra những giải pháp có tính thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất, khi đất nước phát triển thì đời sống của nhân dân cũng sẽ được cải thiện, xã hội sẽ văn minh hơn, từ đó đưa đất nước ta trở thành một nước phát triển có thể sánh ngang tầm với các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý chợ Bình Điền (2015), Báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm năm 2015, Tp.HồChí Minh.

2. Bộ luật hình sự (1999).

3. Bộ Y tế, thông tư số 26/2012/TT-BYT (2012), Quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước uống đóng chai;

vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Hà Nội.

4. Bộ Y tế, thông tư số 47/2014/TT-BYT (2014), Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Hà Nội.

5. Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương, thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC (2014), Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.

6. Chính Phủ, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP (2013), Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Hải, Lý luận hành chính nhà nước, Hà Nội, 2010. 8. Luật an toàn thực phẩm (2010).

9. Nguyễn Đức Lương – Phạm Minh Tâm, Vệsinh an toàn thực phẩm, Nxb Tri thức, Hồ Chí Minh, 2010.

10. Nguyễn Thị Phương Oanh (2011), Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh.

11. Ủy ban Nhân dân (2014), Kế hoạch số 27/KH-PYT về việc thực hiện công trình đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bếp ăn, căn tin trường học trên địa bàn Quận 8, Tp.HồChí Minh.

12. Ủy ban Nhân dân (2014), Kế hoạch số 168/KH-UBND, Triển khai thực hiện quyết định số 14/2014/QĐ-UBND về ban hành Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Tp.HồChí Minh.

13. Ủy ban Nhân dân (2014), Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2013 “ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”, Tp.Hồ Chí Minh.

14. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003).

15. Phòng Y tế quận 8 (2014), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2014, Tp.Hồ 16. Phòng Y tế quận 8 (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2015, Tp.Hồ 17. Phòng Y tế quận 8 (2016), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2016, Tp.Hồ

18. Thủ Tướng Chính Phủ, Chỉ thị số 13/CT-TTg, ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2016, Về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Hà Nội.

19. Trương Thị Thúy Thu (2005), Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – nhìn từ góc độ cải cách hành chính, Luận văn thạc sĩ

20. Trần Anh Tuấn – Nguyễn Hữu Hải, Quản lý công, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015. Các trang web 21. Web: www.atvstp.org.vn 22. Web: www.binhdienmarket.vn 23. Web: www.chinhphu.vn 24. Web: www.hochiminhcity.gov.vn 25. Web: www.moh.gov.vn 26. Web: www.quan8.hochiminhcity.gov.vn 27. Web: www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)