Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Hoạt động quản lý nhà nước nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động rất phức tạp và có phạm vi rất rộng do đó muốn quản lý có hiệu quả thì cần phải sử dụng kết hợp các biện pháp sao cho mang lại hiệu quả nhất.
Phương pháp tâm lý – xã hội, là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm nâng cao tính tự giác và ý thức của họ trong việc kinh doanh buôn bán thực phẩm.
Phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội, ý thức về sự nguy hại trong việc kinh doanh, buôn bán thực phẩm kém chất lượng của các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Ưu điểm của phương pháp này là nâng cao ý thức của người kinh doanh, buôn bán thực phẩm, để họ tự giác ý thức được hành động của mình, do đó mang lại kết quả rất khả quan, lâu dài. Khi ý thức của các chủ thể kinh doanh thực phẩm được nâng lên thì các cơ quan nhà nước cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý.
Nhược điểm của phương pháp này đó là tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác. Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều nhiều thời gian.
Phƣơng pháp cƣỡng chế
Cưỡng chế là việc các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước bắt buộc những cá nhân, tổ chức phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định.
Cưỡng chế là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà nước, chính nhờ có phương pháp này thì mới có thể giữ vững được trật tự, kỷ cương của nhà nước.
Hiện nay do nhiều chủ thể kinh doanh thực phẩm mặc dù ý thức được tác hại của việc kinh doanh thực phẩm kém chất lượng nhưng vì lợi nhuận mà họ vẫn cố tình vi phạm các quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém
chất lượng do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế, bắt buộc các chủ thể này phải ngừng ngay các hành vi gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Sử dụng phương pháp cưỡng chế cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, có như vậy cưỡng chế mới hiệu quả và đảm bảo không lạm quyền của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước.
Ưu điểm của phương pháp này đó là có tính bắt buộc thi hành ngay, đảm bảo hiệu quả ngay lập tức.
Nhược điểm của phương pháp này đó chính là có thể dẫn tới việc lạm quyền của các cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân, ngoài ra việc sử dụng biện pháp cưỡng chế cũng phần nào cho thấy được sự yếu kém của các cơ quan nhà nước trong việc giáo dục, thuyết phục các chủ thể trong xã hội trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.
Phƣơng pháp kinh tế
Nhóm phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế, để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan nhà nước có thể ban hành các chính sách như miễn, giảm thuế cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm sạch, đầu tư hỗ trợ vốn kinh doanh để cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm sạch hoạt động, điều này sẽ làm cho các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm thấy được lợi ích của việc kinh doanh thực phẩm sạch từ đó họ sẽ từ bỏ việc kinh doanh những thực phẩm kém chất lượng.
Ưu điểm của phương pháp này đó là mang lại hiệu quả cao, tác động trực tiếp tới lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm là khi hết các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy về kinh tế thì có thể không còn hiệu quả, ngoài ra áp dụng phương pháp này có thể ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
Tóm lại, trong thực tiễn quản lý không thể tuyệt đối hoá một phương pháp nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý bởi lẽ: (1) Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2) tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp; (3) mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau.
1.4. Các điều kiện đảm bảo quản quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động hết sức phức tạp do vậy để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, cần phái có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và rõ ràng, đây chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, chỉ khi có các văn bản pháp luật quy định rõ ràng và chi tiết về vấn đề an toàn thực phẩm thì khi đó hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước mới có thể tiến hành một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy khi pháp luật quy định không cụ thể, không chi tiết thì hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trên thực tế rất khó để thực hiện và thực hiện thì lại không mang lại hiệu quả.
Thứ hai, để tiến hànhhoạt động thìcần phải tổ chức bộ máyquản lý một cách hiệu quả và khoa học, trong tổ chức bộ máy cần phải có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn cho từng cơ quan, đồng thời chỉ rõ cơ chế phối hợp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, có như vậy hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước mới đem lại hiệu quả, đồng thời không bị trùng lặp về chức năng nhiệm vụ.
Thứ ba, hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung muốn thực hiện được cẩn phải có sự đảm bảo về nguốn lực, nguồn lực ở đây gồm hai nhóm chính và nguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính, chỉ khi đảm bảo được cả hai nguồn lực này thì hoạt động của các cơ quan nhà nước mới được tiến hành một cách hiệu quả. Trong đó vấn đề con người luôn là vấn đề quan trọng nhất, nhà nước cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đủ về số lượng.
1.5. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với vệ sinh an toàn thực phẩm phẩm
Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Với nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm ngày càng cao của con người, thì các mặt hàng thực phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng và phong phú, nhưng không phải mặt hàng nào cũng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra một số bộ phận thương nhân vì mục tiêu lợi nhuận mà kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng. Do đó cần phải có sự quản lý của nhà nước có như vậy mới ngặn chặn được các thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường, ngoài ra có sự quản lý của nhà nước khi ban hành các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì người dân mới biết thế nào là thực phẩm an toàn và thế nào là thực phẩm không an toàn để từ đó đưa ra được những lựa chọn đúng đắn khi mua thực
phẩm. Như vậy công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Thứ hai, đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Chính nhờ có sự quản lý của nhà nước mà các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam mới có thể xuất khẩu ra nước ngoài từ đó đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế. Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn tạo được uy tín của đất nước ta đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với ngành du lịch thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo sẽ thu hút được rất nhiều du khách trên thế giới đến Việt Nam, từ đó hình ảnh của Việt Nam đối với các nước trên thế giới sẽ được ngày cảng trở nên tốt đẹp hơn và kinh tế cũng sẽ phát triển hơn.
Đối với những người sản xuất và kinh doanh thực phẩm chân chính thì chính nhờ có sự quản lý của nhà nước, khi nhà nước kiên quyết loại bỏ những cơ sở kinh doanh kém chất lượng hay vì lợi nhuận mà cố tình buôn bán thực phẩm kém chất lượng thì những cở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo chất lượng mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Ngoài ra việc các cơ quan nhà nước ban hành ra các quy chuẩn, các quy định về vệ sinh an toàn thưc phẩm chính là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Vai trò của quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa năng lực trong công tác quản lý, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa cho đất nước ta.
1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nƣớc trên thế giới
Đảm bảo sức khỏe của con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các quốc gia quan tâm nhất. Cùng chung mục đích là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cách thức tổ chức và quản lý của các quốc gia trên thế giới có những điểm giống và khác nhau.
1.6.1. Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được nhân dân và Chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản ra đời từ rất sớm, năm 1947 luật an toàn thực phẩm của Nhật Bản lần đầu tiên được ban hành. Quy định những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2003 lần thứ 2 luật vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành và đến tháng 4 năm 2006 sau quá trình điều chỉnh luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản được ban hành để sửa đổi bổ sung một số điều của luật an toàn thực phẩm 2003. Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhật Bản đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của đất nước mình.
Theo quy định thì cơ quan chịu trách nhiệm chính về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là Bộ lao động, Y tế và Phúc lợi. Cơ quan này có nhiệm vụ sau:
Ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm về nhãn thực phẩm. Quy định về phụ gia thực phẩm. Ban hành các danh mục thực phẩm cần bán, các danh mục thực phẩm cấm bán, quy định về việc cấm bán các loại thịt bị nhiễm bệnh. Ban hành tiêu chuẩn phòng chống ô nhiễm thực phẩm.
Bộ Nông Lâm Thủy Sản chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý nguy cơ liên quan đến quá trình sản xuất trong nghiệp vụ liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm nông – lâm – thủy sản. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy, cải tiến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông – lâm – thủy sản.
Cục bảo vệ người tiêu dùng có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Cục phải tiếp nhận thông tin phản hồi vi phạm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do người tiêu dùng cung cấp, sau đó xác minh và áp dụng các biện pháp đề đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Ở Nhật Bản công tác kiểm tra thực phẩm nhập khẩu đầu vào rất nghiêm ngặt, các quốc gia trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu sang Nhật Bản cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, Cần phải nộp đơn xin nhập khẩu thực phẩm cho các trạm kiểm dịch nhập khẩu bởi một đơn vị nhập khẩu, cung cấp thông tin chi tiết như là người giao hàng, đơn vị xuất khẩu, nhà chế biến, nhà sản xuất, thành phần của thực phẩm, sử dụng phụ gia, quá trình sản xuất.
Thứ hai, Cần phải có chứng chỉ vệ sinh thực phẩm do nước xuất khẩu cấp cho thịt, các sản phẩm từ thịt và cá Nóc.
Thứ ba, Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra trong cả hai khâu nhập khẩu vào nội địa Nhật Bản. Cần thiết phải kiểm tra vệ sinh vào giai đoạn của chế biến trong nước, sản xuất, vận chuyển. Tăng cường kiểm tra, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh..
Thứ 4, Cần được thông qua bởi kết quả kiểm tra của phòng thí nghiệm quốc gia, cơ quan đăng ký và kiểm tra, các phòng thí nghiệm chính thức nước ngoài được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chấp nhận.
Như vậy ta thấy Chính Phủ Nhật Bản rất quan tâm đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những năm qua Nhật Bản luôn được xem là đất nước có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng đầu khu vực và thế giới. Không chỉ chặt chẽ trong các quy định của pháp luật mà ý thức của người dân về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất cao.
Sự chặt chẽ và thống nhất trong các quy định của pháp luật cũng là một trong những nội dung quan trọng mà đất nước ta cần phải học hỏi trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật phục vụ công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta hiện nay.
Ngoài ra ta thấy ở Nhật Bản việc phân công quản lý về an toàn thực phẩm cho các cơ quan nhà nước không bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ đây cũng là yếu tố quan trọng mà nhà nước ta cần quan tâm học hỏi.
1.6.2. Mỹ
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những quốc