riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung muốn thực hiện được cẩn phải có sự đảm bảo về nguốn lực, nguồn lực ở đây gồm hai nhóm chính và nguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính, chỉ khi đảm bảo được cả hai nguồn lực này thì hoạt động của các cơ quan nhà nước mới được tiến hành một cách hiệu quả. Trong đó vấn đề con người luôn là vấn đề quan trọng nhất, nhà nước cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và đủ về số lượng.
1.5. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với vệ sinh an toàn thực phẩm phẩm
Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Với nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm ngày càng cao của con người, thì các mặt hàng thực phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng và phong phú, nhưng không phải mặt hàng nào cũng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra một số bộ phận thương nhân vì mục tiêu lợi nhuận mà kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng. Do đó cần phải có sự quản lý của nhà nước có như vậy mới ngặn chặn được các thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường, ngoài ra có sự quản lý của nhà nước khi ban hành các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì người dân mới biết thế nào là thực phẩm an toàn và thế nào là thực phẩm không an toàn để từ đó đưa ra được những lựa chọn đúng đắn khi mua thực
phẩm. Như vậy công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Thứ hai, đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Chính nhờ có sự quản lý của nhà nước mà các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam mới có thể xuất khẩu ra nước ngoài từ đó đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế. Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn tạo được uy tín của đất nước ta đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với ngành du lịch thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo sẽ thu hút được rất nhiều du khách trên thế giới đến Việt Nam, từ đó hình ảnh của Việt Nam đối với các nước trên thế giới sẽ được ngày cảng trở nên tốt đẹp hơn và kinh tế cũng sẽ phát triển hơn.
Đối với những người sản xuất và kinh doanh thực phẩm chân chính thì chính nhờ có sự quản lý của nhà nước, khi nhà nước kiên quyết loại bỏ những cơ sở kinh doanh kém chất lượng hay vì lợi nhuận mà cố tình buôn bán thực phẩm kém chất lượng thì những cở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo chất lượng mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Ngoài ra việc các cơ quan nhà nước ban hành ra các quy chuẩn, các quy định về vệ sinh an toàn thưc phẩm chính là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Vai trò của quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng do đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa năng lực trong công tác quản lý, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa cho đất nước ta.
1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nƣớc trên thế giới
Đảm bảo sức khỏe của con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các quốc gia quan tâm nhất. Cùng chung mục đích là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cách thức tổ chức và quản lý của các quốc gia trên thế giới có những điểm giống và khác nhau.