Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM (Trang 25)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an

sinh an toàn thực phẩm

Sau hoạt động xây dựng và ban hành các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tổ chức thực hiện chính là hoạt động đưa pháp luật và các chính sách đó vào thực tiễn.

Tổ chức thực hiện có nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà nước, nó tác động trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả cần phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ mọi nguồn lực, triển khai các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải đúng trình tự, đảm bảo hiểu đúng nội dung văn bản, thực hiện một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Trong các nội dung cần tổ chức thực hiện thì hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là một nội dung rất quan trọng.

Để có thể sản xuất và kinh doanh thực phẩm thì các chủ thể kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại chương V của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Theo đó cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau: phải có đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì các chủ thể kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ giấy tờ theo quy định tại điều 36, Luật an toàn thực phẩm.

Cụ thể:

“Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có.

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

e) Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy

định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành”.

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh thì các chủ thể sẽ nộp hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan quản lý loại hình kinh doanh đó và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, nếu sau quá trình kiểm tra mà thấy có đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm mới được kinh doanh thực phẩm, và trong quá trình kinh doanh phải luôn đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì các chủ thể này sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 30 thánh 11 năm 2012, quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận, theo đó cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Thẩm quyền thu hồi đó là cơ quan nào cấp thì cơ quan đó có quyền thu hồi, cơ quan cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan cấp dưới cấp.

1.2.2.3. Tổ chức Bộ máy quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định rõ trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Theo đó thì Ở Trung ương Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các Bộ cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ Y tế là cơ quan chính phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dưới bộ có Cục an toàn thực phẩm, đây là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn

thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong phạm vi cả nước. Ở các địa phương thì Sở Y tế là cơ quan chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Dưới Sở Y tế có các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế.

Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phòng Y tế là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, Phòng Y tế chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kến hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Tiến hành quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản và muối.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Cục Thú y là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp tại địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối. Dưới sở có các chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Công Thương quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, các loại thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Ban hành các chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

Cục quản lý thị trường là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước. Sở công thương là cơ quan chính phụ trách an toàn thực phẩm ngành công thương tại địa phương, Sở công thương vừa chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh vừa chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công thương.

Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, mỗi cơ quan được phân định rõ chức năng nhiệm vụ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Vai trò của cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương mình quản lý.

Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để đảm bảo việc quản lý được thực hiện

trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

Ủy ban nhân dân các cấp chủ động thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời bố trí nguồn lực của địa phương mình một cách hợp lý.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.

Ngoài ra Ủy ban nhân dân cũng phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên đìa phương mình.

1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước là hoạt động không thể thiếu trong nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh tra về an toàn thực phẩm là hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Nội dung của thanh tra an toàn thực phẩm được quy định tại điều 67, Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

“Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối

với sản xuất, kinh doanh thực phẩm với sản phẩm thực phẩm. Thanh tra hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý. Thanh tra hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm ngiệm an toàn thực phẩm. Thanh tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật an toàn thực phẩm”.

Thẩm quyền tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định cụ thể, theo đó cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Ở địa phương thì cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương mình. Đối với hoạt động kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy hoạt động thanh tra,kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm được phân công cụ thể cho từng cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ các cơ quan Trung ương tới địa phương.

1.2.2.5. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra nếu có phát hiện vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì tùy theo mức độ vi phạm chủ thể sản xuất kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi tiết xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy đinh tại nghị định này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, tp HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)