LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, đời sống người dân đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu về giải trí và chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên gần gũi và thiết thực
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Tổng quan về marketing tại doanh nghiệp 5
1.1.1 Định nghĩa Marketing 5
1.1.2 Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp 5
1.2 Quản lý Marketing tại doanh nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Nội dung của quản lý marketing 8
1.3 Quá trình quản lý marketing 9
1.3.1 Lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp 9
1.3.1.1 Khái niệm lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp 9
1.3.1.2 Quá trình lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp 9
1.3.2 Tổ chức marketing 12
1.3.2.2Cách tổ chức phòng marketing 13
1.3.3 Chỉ đạo hoạt động marketing 20
1.3.3.1 Khái niệm 20
1.3.3.2 Các công cụ tạo động lực cho nguồn nhân lực 20
1.3.3.3Các công cụ để phối hợp hoạt động hoạt động marketing 21
1.3.3.4 Các kĩ năng lãnh đạo cần thiết 22
1.3.4 Kiểm tra các hoạt động marketing 23
Trang 21.3.4.2 Kiểm tra chiến lược 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ QUẢN LÝ MARKETING CỦA CÔNG TY 28
2.1 Giới thiệu chung về công ty 28
2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của công ty: 30
2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 32
2.2 Thực trạng về tình hình quản lý marketing của công ty đối với nhóm sản phẩm về bể bơi thông minh 34
2.2.1 Lập kế hoạch marketing với sản phẩm 34
2.2.1.1 Chiến lược về sản phẩm 39
2.2.1.2 Chiến lược về giá 45
2.2.1.3 Chiến lược về phân phối 47
2.2.1.4 Chiến lược về quảng bá sản phẩm 49
2.2.2 Tình hình tổ chức và xây dựng hình thái cơ cấu tổ chức của công ty và hệ thống marketing 51
2.2.3 Chỉ đạo marketing đối với sản phẩm về bể bơi thông minh 54
2.2.4 Tình hình thực hiện kiểm tra marketing 56
2.3 Đánh giá hoạt động quản lý marketing tại công ty 62
2.3.1 Những kết quả đạt được 62
2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động quản lý marketing và nguyên nhân 63
Trang 3CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
MARKETING SẢN PHẨM BỂ BƠI THÔNG MINH 653.1 Phương hướng hoàn thiện 653.2.Một số kiến nghị quản lý marketing sản phẩm bể bơi thông minh 663.2.1 Đối với công ty 663.2.1.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch marketing với sản phẩm bể bơi thông minh 663.2.1.2 Hoàn thiện tổ chức marketing sản phẩm bể bơi thông minh 723.2.1.3 Hoàn thiện chỉ đạo marketing trong công ty 733.2.1.4 Hoàn thiện kiểm tra marketing sản phẩm bể bơi thông minh753.2.2Đối với tổng công ty 75KẾT LUẬN 76Tài liệu tham khảo 77
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, đời sống người dân đangngày càng được nâng cao, nhu cầu về giải trí và chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nêngần gũi và thiết thực hơn Sản phẩm bể bơi của công ty cổ phần công nghệ Intelpool
đã và đang đáp ứng được các nhu cầu này Trong quá trình thực tập tại công ty em đãnhận thấy khá nhiều vấn đề về marketing một trong những mảng hết sức quan trọngđối với sản phẩm đặc thù của công ty Theo đó với những ý kiến và suy nghĩ về vấn
đề này em đã hình thành luận văn tốt nghiệp với đề tài : Hoàn thiện quản lýMarketing các sản phẩm về bể bơi thông minh tại công ty cổ phần côngnghệ bể bơi thông minh Intelpool.”
Trong đó chuyên đề được chia làm ba chương:
ChươngI: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý marketing trong doanhnghiệp
ChươngII: Thực trạng về tình hình quản lý marketing sản phẩm bể
bơi của công ty.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quản lý marketingsản phẩm bể bơi tại công ty cổ phần công nghệ bể bơi thông minh –Intelpool
Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, khoá luận này khó tránh khỏinhững thiếu sót và hạn chế Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫnthêm Sau cùng, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NguyễnThị Ngọc Huyền người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văntốt nghiệp này
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về marketing tại doanh nghiệp
1.1.1 Định nghĩa Marketing
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu:
Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các
cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác (1)
1.1.2 Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp
Marketing làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với mọi nhu cầu của thị trường Vai trò này nói lên marketing không làm công việc của nhà kỹ thuật, nhà sản xuất nhưng nó chỉ ra cho các bộ phận kỹ thuật và sản xuất cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Sản xuất
ra với khối lượng bao nhiêu và đưa ra thị trường khi nào?
Vai trò phân phối của marketing Tức là toàn bộ các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu của sản phẩm hàng hóa từ sau khi nó được sản xuất ra cho đến tay người tiêu dùng
Vai trò tiêu thụ hàng hóa Vai trò này có thể tóm tắt thành hai loại hoạt động cơ bản là: (1) Kiểm soát hàng hóa, (2) Quy định các doanh nghiệp và nghệ thuật bán hàng
Vai trò khuyến mại Với vai trò này marketing phải thực hiện nghiệp vụ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, dịch vụ sản phẩm
1.2 Quản lý Marketing tại doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Để thực hiện những quá trình trao đổi đòi hỏi phải tốn rất nhiều công
Trang 6sức và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn Quản lý marketing diễn rakhi ít nhất có một bên trong vụ trao đổi tiềm ẩn suy tính về những mục tiêu
và phương tiện để đạt được những phản ứng mong muốn từ phía bên kia
Quản lý marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch
đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo
ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức (2)
Định nghĩa này thừa nhận quản lý marketing là một quá trình bao gồmviệc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát Nó liên quan đến hànghóa, dịch vụ và ý tưởng, và dựa trên ý niệm về trao đổi, mục đích của nó làtạo ra sự thỏa mãn cho các bên hữu quan
Trong một doanh nghiệp, quản lý marketing có thể liên quan đến mọithị trường Nếu xét một hãng sản xuất ô tô Phó chủ tịch phụ trách nhân sựliên quan đến thị trường sức lao động, phó chủ tịch phụ trách cung ứng liênquan đến thị trường nguyên liệu, và phó chủ tịch phụ trách tài chính liênquan đến thị trương tiền tệ Họ phải đề ra những mục tiêu và hoạch địnhnhững chiến lược để đạt được các kết quả thỏa mãn trên thị trường đó Tuynhiên theo truyền thống thì các cán bộ điều hành nói trên không được gọi lànhững người làm marketing và họ cũng không được đào tạo về marketing.Khá lắm thì họ cũng chỉ là người làm marketing “bán thời gian” Đáng lẽ ra
là như vậy, nhưng xưa nay quản trị marketing đồng nhất với những nhiệm
vụ và con người liên quan đến thị trường khách hàng Ta sẽ theo thông lệnày mặc dù những điều ta bàn về marketing đều áp dụng cho tất cả thị
(2)Đại học kinh tế Quốc Dân, giáo trình Quản trị marketing – Philip Kolter, NXB thống kê 2004, Hà Nội
Trang 7trường Công việc marketing trên thị trường khách hàng chính thức là donhững người quản lý tiêu thụ, nhân viên bán hàng, những người quản lýphẩm và nhãn hiệu, những người quản lý thị trường và ngành, và phó chủtịch phụ trách marketing thực hiện Mỗi công việc đều có những nhiệm vụ
và trách nhiệm được xác định rõ ràng Trong số những công việc này có rấtnhiều công việc liên quan đến việc quản lý những tài nguyên marketing cụthể, như quảng cáo, nhân viên bán hàng hay nghiên cứu marketing Mặtkhác, những người quản lý sản phẩm, những người quản lý thị trường vàphó chủ tịch phụ trách marketing thì quản lý các chương trình Công việccủa họ là phân tích, hoạch định và triển khai các chương trình nhằm tạo racác giao dịch như mong muốn với các thị trường mục tiêu
Người ta thường quan niệm quản trị marketing có nhiệm vụ chủ yếu làkích thích nhu cầu có khả năng thanh toán về những sản phẩm của công ty.Tuy nhiên, đó mới chỉ là một quan niệm hết sức phiến diện về nhữngnhiệm vụ marketing rất đa dạng và những người quản trị marketing phảithực hiện Quản trị marketing có nhiệm vụ tác động đến mức độ, thời điểm
và cơ cấu của nhu cầu có khả năng thanh toán theo một cách nào đó đểgiúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra Quản trị marketing vềthực chất là quản trị nhu cầu có khả năng thanh toán.Tổ chức chắc chắnphải có một ý tưởng về mức độ giao dịch mong muốn với thị trường mụctiêu Trong khi đó mức độ thực tế của nhu cầu có khả năng thanh toán cóthể thấp hơn, bằng hay cao hơn mức độ mong muốn của nó Nghĩa là có thểkhông có nhu cầu có khả năng thanh toán tương xứng hoặc nhu cầu có khảnăng thanh toán cao hơn nhu cầu thực tế Và quản trị marketing phải nắmbắt được những tình trạng khác nhau đó Để đảm đương những nhiệm vụ
Trang 8hoạch, thực hiện và kiểm tra Trong phần kế hoạch marketing, những ngườilàm marketing phải thông qua những quyết định về thị trường mục tiêu, xácđịnh vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, các kênh phânphối, thông tin liên lạc và khuyến mãi
1.2.2 Nội dung của quản lý marketing
Để tiếp cận nội dung của quản lý marketing có thể đi theo hai chiều:
Một là theo các chức năng của quản lý chung đó là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động marketing
Hai là theo các lĩnh vực của quản lý marketing như: Quản lý nghiên cứu và
dự báo, quản lý sản phẩm, quản lý giá, quản lý xúc tiến hỗn hợp, quản lý phân phối
Có thể thể hiện nội dung của quản lý marketing qua bảng sau:
( Trong đó 1 là quản lý theo quá trình, 2 là quản lý theo lĩnh vực)
2
1
Quản lý nghiên cứu
và dự báo môi trường
Quản lý sản phẩm
Quản lý giá
Quản lý phân phối
Quản lý xúc tiến hỗn hợp
Sơ đồ1Ma trận các chức năng quản lý
Trong luận văn quản lý marketing được xem xét chủ yếu theo cách tiếp cậntiến trình quản lý
Trang 91.3 Quá trình quản lý marketing
Xem xét quá trình quản lý marketing theo góc độ của quản lý thì đó là mộtquá trình quản lý gồm bốn bước cơ bản lập kế hoạch, tổ chức các hình thái
cơ cấu, lãnh đạo và kiểm tra
1.3.1 Lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp
Có nhiều cách hiểu về chức năng lập kế hoạch marketing Trên giác
độ quyết định lập kế hoạch marketing là một loại quyết định marketing đểxác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chứccủa họ Trên ý nghĩa này lập kế hoạch marketing là chức năng khởi đầu vàtrọng yếu đối với các nhà quản lý marketing
Hoặc lập kế hoạch marketing là một quá trình tiếp diễn phản ánh vàthích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường hệ thốngmarketing của tổ chức Với ý nghĩa này lập kế hoạch marketing được coi làquá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương
án hành động để đạt được các mục tiêu marketing của tổ chức
Theo cách tiếp cận về quản lý các lĩnh vực của khoa học quản lý thì “việc
lập kế hoạch marketing được hiểu là việc soạn thảo các kế hoạch cho riêng từng ngành sản xuất từng mặt hàng hay từng nhãn hiệu của công ty (1)”
1.3.1.2 Quá trình lập kế hoạch marketing tại doanh nghiệp
Sơ đồ 2 Quá trình lập kế hoạc marketing
Phân tích cơ hội thách
Trang 10- Phân tích các cơ hội thị trường
Bất kì công ty nào cung đều phải biết cách phát hiện những khả năng mới
mở ra của thị trường Không một công ty nào có thể mãi mãi trông cậy vàonhững hàng hóa và thị trường ngày hôm nay của mình Không ai có thể nóiđến những chiếc xe ngựa, những chiếc xe roi của anh xà ích, những cáithước logarit, những chiếc đèn khí đốt Những nhà sản xuất các thứ hàng
đó hoặc đã bị phá sản hoặc đã chuyển sang một công việc mới nào đó.Nhiều công ty xác nhận rằng phần lớn khối lượng hàng bán ngày hôm nay
và lợi nhuận ngày hôm nay của họ là hoàn toàn chưa sản xuất hoặc chưabán
Phát triển thị trường mới công ty có thể hoặc là thỉnh thoảng hoặc làthường xuyên tìm kiếm những khả năng mới nhiều công ty tìm kiếm đượcnhững ý tưởng mới chỉ bằng cách chăm chú theo dõi những biến động trênthị trường…
Đánh giá khả năng marketing
Phát hiện ra khả năng là một chuyện còn xác định xem khả năng nào thíchhợp với công ty lại là một chuyện hoàn toàn khác Do đó có thể hiểu: khảnăng marketing của một công ty là phương pháp hướng dẫn của những nỗlực marketing mà từ đó một công ty cụ thể có thể giành được từ ưu thếcạnh tranh
- Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị trí sản phẩmQuá trình phát hiện và đánh giá những khả năng của thị trường thường
đẻ ra nhiều mục tiêu mới, và nhiều khi nhiệm vụ thực sự của công ty lại làlựa chọn những ý tưởng tốt nhất trong số những ý tưởng tốt, tức là lựa chọnnhững ý tưởng phù hợp với những mục tiêu và tiềm năng của công ty
Trang 11Ngoài ra cần phải nghiên cứu từng khả năng từng khía cạnh quy mô vàtính chất của thị trường Quá trình này gồm các giai đoạn:
Đo lường và dự báo mức cầu
*)Phân khúc thị trường : quá trình phân chia người tiêu dùng thànhnhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, về tính cách và/hayhành vi gọi là phân khúc thị trường
**)Lựa chọn khúc thị trường mục tiêu
***)Định vị hàng hóa trên thị trường
- Thiết kế chiến lược marketing
Sau khi quyết định lựa chọn mục tiêu của mình, công ty cần xâydựng một chiến lược tạo điểm khác biệt và xác định vị trí đối với thịtrường mục tiêu Công ty phải cân nhắc rằng nên chọn cho mình những vịtrí nào để phù hợp với những đặc điểm và khả năng của mình Một khidoanh nghiệp đã quyết định chọn vị trí cho sản phẩm của mình họ phảichủ động phát triển sản phẩm mới, thử nghiệp rồi tung ra thị trường Nghệthuật phát triển sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức quá trình này một cách cóhiệu quả và sử dụng những công cụ khác biệt để quyết định và kiểm tratừng giai đoạn của quá trình đó Sau khi tung ra thị trường, chiến lược sảnphẩm mới sẽ phải điều chỉnh theo từng giai đoạn khác nhau trong chu kìsống của sản phẩm : giới thiệu sản phẩm, phát triển, hưng thịnh, và suytàn Hơn nữa việc lựa chọn chiến lược còn tùy thuộc vào chỗ vai trò củacông ty là người dẫn đầu thị trường, người thách thức, người theo sau hayngười né tránh Cuối cùng chiến lược sẽ phải tính đến những cơ hội vàthách thức toàn cầu luôn luôn thay đổi
- Hoạch định các chương trình marketing
Chiến lược marketing phải được thể hiện thành những chương trình
Trang 12cơ bản về chi phí cho marketing, marketing – mix và phân bổ kinh phí chomarketing Doanh nghiệp phải quyết định mức chi phí cho marketing cầnthiết để đạt được những mục tiêu marketing của mình Các công ty đều cốtìm hiểu xem tỷ lệ ngân sách marketing trên doanh số bán của đối thủ cạnhtranh là bao nhiêu Một công ty có thể chi nhiều hơn tỷ lệ bình thường với
hi vọng giành được thị phần lớn hơn Cuối cùng công ty phải phân tíchcông tác marketing cần thiết để đạt được một khối lượng tiêu thụ hay thịphần đã định rồi sau đó tính toán chi phí cho công tác đó Kết quả sẽ làngân sách marketing cần thiết
Công ty cũng phải quyết định chia tổng ngân sách marketing như thếnào cho các công cụ khác nhau trong marketing – mix
1.3.2 Tổ chức marketing
Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt
Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vìmục đích chung( danh từ tổ chức)
Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch( động từ tổ chứctheo nghĩa rộng) Ở đó tổ chức bao gồm ba chức năng của quá trình quảnlý: xây dựng những hình thức cơ cấu làm khuân khổ cho việc triển khai các
kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch và kiểm tra đối với các kếhoạch
Thứ ba tổ chức là một chức năng của quá trình quản lý( động từ tổchức theo nghĩa hẹp) bao gồm việc phân bổ, sắp xếp nguồn lực con người
và gắn với các nguồn lực khác nhằm thực hiện công tác lập kế hoạch của tổchức
Trang 13Về mặt lý thuyết khóa luận này sẽ đi theo chiều tổ chức theo nghĩadanh từ
1.3.2.2Cách tổ chức phòng marketing ( tổ chức theo nghĩa danh từ)
Phòng marketing hiện đại có nhiều hình thức tổ chức tất cả các cách
tổ chức marketing đề phỉ dựa theo bốn chiều của hoạt động marketing: cácchức năng địa bà, sản phẩm và thị trường khách hàng
1.3.2.2.1 Tổ chức theo chức năng
Hình thức phổ biến nhất của cách tổ chức marketing gồm cac chuyêngia về các chức năng marketing trực thuộc một phó chủ tịch marketing,người phối hợp các hoạt đông của họ Các chuyên gia phụ khác có thể làmột người quản lý dịch vụ phục vụ khách hàng, một người quản lý kếhoạch marketing và một người quản lý phân phối vật chất
Ưu điểm chủ yếu của chách tổ chức marketing theo chức năng là đơngiản về mặt hành chính Mặt khác, hình thức này sẽ mất đi tính hiệu quảkhi sản phẩm và thị trường của công ty tưng lên Thứ nhât là việc lập kếhoạch cho những sản phẩm và thị trường không sát thực tế, bởi vì không có
ai hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kì sản phẩm hay thị trường nào.Những sản phẩm không được bât kì ai ưa thích sẽ bị bỏ qua Thứ hai là mỗinhóm chức năng đều tranh giành nhau để có được ngân sách lớn hơn và địa
vị cao hơn so với các chức năng khác Phó chủ tịch marketing luôn phảicân nhắc những ý kiến của các chuyên gia chác năng cạnh tranh nhau vàđứng trước một vấn đề phân phối hết sức khó khăn
Trang 14Người quản
lý sản phẩm mới
Sơ đồ 3 Cơ cấu tổ chức phòng marketing
1.3.2.2.2 Tổ chức theo nguyên tắc địa lý
Một công ty bán hàng trên thị trường toàn quốc thường tổ chức lựclượng bán hàng ( và đôi khi cả những chức năng khác) theo nguyên tắc địa
lý Người quản lý tiêu thụ toàn quốc có thể giám sát bốn người quản lý tiêuthụ vùng, mỗi người ở cấp này lại giám sát tám người quản lý tiêu thụ quậnhuyện mỗi người quản lý tiêu thụ quận huyện lại giám sát mười nhân viênbán hàng Phạm vi kiểm tra tăng dần khi ta đi từ cấp người quản lý toànquốc xuống cấp người quản lý tiêu thụ quận huyện Phạm vi kiểm tra hẹphơn cho phép người quản lý dành nhiều thời gian hơn cho người bán hàngthuộc quyền và như vậy mới hợp lý vì nhiệm vụ tiêu thụ phức tạp, các nhânviên bán hàng được hưởng thù lao cao và ảnh hưởng của họ đến lợi nhuậnrất lớn
Hiện nay một số công ty dang bổ sung thêm các chuyên gia thị trườngđịa bàn( những người quản lý marketing khu vực hay địa phương) để hỗ trợcho những nỗ lực tiêu thụ khối lượng lớn, những thị trường đặc biệt
1.3.2.2.3Tổ chức quản lý sản phẩm và nhãn hiệu
Trang 15Những công ty sản xuất nhiều chủng loại sản phảm và nhãn hiệuthường hay thành lập một tổ chức quản lý sản phẩm hay nhãn hiệu Tổchức quản lý sản phẩm không thay thế tổ chức quản lý theo chức năng,nhưng đóng vai trò một cấp quản lý khác nữa Tổ chức quản lý sản phẩm
do một người quản lý sản phẩm phụ trách Người này sẽ giám sát nhữngngười quản lý sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể
Tổ chức quản lý sản phẩm chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm hoàn toànkhác nhau hay số sản phẩm vượt quá khả năng quản lý của một tổ chứcmarketing theo chức năng Vai trò của người quản lý sản phẩm là xây dựng
kế hoạch sản phẩm Giám sát việc thực hiên các kế hoach đó, theo dõi cáckết quả và thi hành những biên pháp chấn chỉnh Trách nhiệm này đượcchia thành sáu nhiệm vụ:
- Hoạch định chiến lược lâu dài và cạnh tranh cho sản phẩm
- Chuẩn bị kế hoạch marketing hằng năm và dự báo mức tiêu thụ
- Làm việc với các công ty quảng cáo và bán hàng để soạn thảo bài
viết, chương trình và chiến dịch quảng cáo
- Kích thích lực lượng bán hàng và những người phân phối hỗ trợ sản
phẩm
- Thường xuyên thu thập thông tin tình báo về kết quả của sản phẩm,
thái độ của khách hàng và đại lý, cùng những vấn đề mới cũng nhưcác cơ hội
- Chủ động cải tiến sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi
của thị trường
Những chức năng cơ bản này là chung cho cả những người quản lý sảnphẩm tiêu dùng lẫn những người quản lý sản phẩm tư liệu sản xuất Tuy
Trang 16họ Những người quản lý sản phẩm tiêu dùng thường quản lý ít sản phẩmhơn so với những người quản lý sản phẩm tư liệu sản xuất họ dành nhiềuthời gian hơn cho quảng cáo và kích thích tiêu thụ Họ dành nhiều thời gianhơn để làm việc với những người khác trong công ty và những hãng quảngcáo khác nhau và ít thời gian cho khách hàng họ thường ít tuổi hơn và cótrình độ học vấn cao hơn Ngược lại những người quản lý sản phẩm và tưliệu sản xuất nghĩ nhiều hơn về các khía cạnh kĩ thuật của sản phẩm củamình và những cách cải tiến thiết kế họ dành nhiều thời gian hơn chophòng thí nghiệm và các nhân viên kĩ thuật họ hợp tác chặt chẽ hơn vớilực lượng bán hàng và những người mua chủ chốt họ ít chú ý hơn đếnquảng cáo, kích thích tiêu thụ và định giá khuyến mại họ coi nặng nhữngyếu tố lý trí hơn những yếu tố tình cảm.
Tổ chức quản lý sản phẩm có một số ưu điểm thứ nhất là người quản lýsản phẩm có thể tập trung vào việc xây dựng một marketing- mix có hiệuquả chi phí cho sản phẩm đó Thứ hai là người quản lý sản phẩm có thểphản ứng mau lẹ hơn đối với những vấn đề trên thị trường so với một banchuyên gia chức năng Thứ ba là những nhãn hiệu nhỏ hơn ít bị xem nhẹhơn, bởi vì chúng có một người bảo vệ sản phẩm thứ tư là việc quản lý sảnphẩm là một cơ sở huấn luyện tuyệt vời cho những cán bộ điều hành trẻ, vì
nó buộc họ phải tham dự vào hầu như tất cả các lĩnh vực hoạt động củacông ty
1.3.2.2.4 Tổ chức quản lý thị trường:
Nhiều công ty bán sản phẩm của mình trên các thị trường khác nhau
Ví dụ: Canon bán máy fax của mình trên thị trường người tiêu dùng, cácdoanh nghiệp và cơ quan nhà nước Khi những người tiêu dùng thuộc vềnhững nhóm người sử dụng khác nhau với những sở thích và thông lệ mua
Trang 17sắm khác nhau, thì nên có tổ chức quản lý thị trường Người quản lý các thịtrường giám sát người quản lý một thị trường ( cũng còn gọi là người quản
lý phát triển thị trường, chuyên gia thị trường hay chuyên gia ngành nghề).Những người quản lý thị trường tổ chức các dịch vụ chức năng khi cầnthiết Dưới quyền những người quản lý thị trường quan trọng còn có thể cónhững chuyên gia chức năng
Những người quản lý thị trường là những cán bộ tham mưu, chứkhông phải nhân viên thường và có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ củanhững người quản lý sản phẩm Những người quản lý thị trường xây dựngcác kế hoạch dài hạn và hằng năm cho thị trường của mình Họ phải phântích xem thị trường của mình đang hướng đến đâu và công ty cần chào bántrên thị trường đó nhứng sản phẩm mới nào Thành tích của họ thườngđược đánh giá theo mức đóng góp vào việc làm tăng thị phần chứ khôngphải vào khả năng sinh lời hiện tại trên thị trường
Hệ thống này cũng mang nhiều ưu điểm và nhược điểm giống nhưcác hệ thống quản lý sản phẩm Ưu điểm lớn nhất của nó là hoạt độngmarketing được tổ chức để đáp ứng những nhu cầu của các nhóm kháchhàng khác nhau, chứ không tập trung vào bản thân các chức năngmarketing, các khu vực hay sản phẩm
Nhiều công ty đang cải tổ theo hệ thống thị trường Hanan gọinhững công ty đó là những tổ chức lấy thị trường làm trung tâm và khẳngđịnh rằng” con đường duy nhất để đảm bảo chắc chắn định hướng theo thịtrường là xây dựng một cơ cấu tổ chức của công ty sao cho những thị
Trang 18Sản xuất và phân phối
Nghiên cứu và phát triển
Dịch vụ khuyến mãi
Phương tiện Công ty quảng cáo
Người quản lý sản phẩm
Người cung
ứng
Người thiết kế
trường chủ yếu của nó trở thành những trung tâm còn các bộ phận của công
ty thì được thiết lập xung quanh những trung tâm đó”
Phương tiện của công ty quảng cáo Phương tiện của công ty
Đại diện bán phương
Người cung cấp thường
Rà soát phần thưởng Thử nghiệm cửa hàng
Phát huy mẫu hàng
Người cung ứng
Thương mại
Thưng mại
Trang 19Sơ đồ 4 Mô hình tổ chức quản lý – thị trường
1.3.2.2.5 Tổ chức quản lý sản phẩm /quản lý thị trường
Những công ty sản xuất nhiều sản phẩm để bán ra trên nhiều thị trường
có hai cách lựa chọn họ có thể sử dụng hệ thống quản lý sản phẩm, một
hệ thống đòi hỏi phải có những người quản lý sản phẩm quen thuộc vớinhững thị trường rất khác nhau Họ cũng có thể sử dụng hệ thống quản
lý thị trường, một hệ thống đòi hỏi những người quản lý thị trường phải
am tường những sản phẩm rất khác nhau mà các thị trường đó tiêu thụ.Hay họ cũng có thể bố trí những người quản lý sản phẩm và nhữngngười quản lý thị trường cùng làm việc, tức là tổ chức ma trân
Tổ chức ma trận có vẻ thích hợp đối với những công ty nhiều sản phẩm,nhiều thị trường Khó khăn là ở chỗ hệ thống này tốn kém và chứa đựngmâu thuẫn phải chi phí để hỗ trợ cho cả ba người quản lý Cũng cònvấn đề là cần xác định quyền hạn và trách nhiệm như thế nào Sau đây
là hai hay nhiều phương án lựa chọn:
- Cần tổ chức lực lượng bán hàng như thế nào? Có nên tổ chức lực
lượng bán hàng không chuyên môn hóa không?
- Ai là người sẽ định giá cho một sản phẩm / thị trường cụ thể?
Hầu hết những người quản lý đều cảm thấy rằng chỉ có những sản phẩm
và thị trường tương đối quan trọng mới cần có những người quản lýriêng Có một số người không lo lắng về những mâu thuẫn và những chiphí, họ tin chắc rằng những lợi ích mà việc chuyên môn hóa theo sảnphẩm và thị trường sẽ đem lại nhiều hơn chi phí
1.3.2.2.6 Tổ chức công ty / chi nhánh
Người cung ứng
nghiên cứu
Người cung ứng
Trang 20Khi những công ty nhiêu sản phẩm /nhiều thị trường phát triển về quy
mô, họ thường hay chuyển những sản phẩm / thị trường thành những chinhánh riêng biệt Các chi nhánh này sẽ thành lập các phòng riêng củamình và những dịch vụ riêng Việc này đặt ra vấn đề nên giữ lại ở đạibản doanh của công ty những dịch vụ marketing nào?
1.3.3 Chỉ đạo hoạt động marketing
1.3.3.1 Khái niệm
Theo nghĩa rộng:
Có thể hiểu lãnh đạo trong quản lý marketing là việc định ra chủtrương đường lối mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của hệ thốngmarketing trong điều kiện môi trường nhất định
Xét theo giác độ của marketing thì chỉ đạo trong marketing là quá
trình tạo động lực và phối hợp hoạt động của những con người, bộ phận, phân hệ thực hiện các hoạt động marketing.
1.3.3.2 Các công cụ tạo động lực cho nguồn nhân lực
Để xem xét các công cụ tạo động lực ta tìm hiểu các phương pháp lãnhđạo bởi với mỗi phương pháp lãnh đạo sẽ đòi hỏi những công cụ lãnh đạokhác nhau và sự kết hợp giữa các công cụ lãnh đạo
- Các phương pháp giáo dục, vận động tuyên truyền: là cách tác động
vào nhận thức tình cảm của con người trong hệ thống, nhằm nâng cao tính
tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ Cácphương pháp giáo dục dựa triên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý Đặctrưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con ngườiphân biệt được phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp – xấu, thiện – ác, từ đónâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống
Trang 21- Các phương pháp hành chính: là cách tác động trực tiếp của người
lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứtkhoát, mang tính bắt buộc, đòi mọi người trong hệ thống phải chấp hànhnghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng Các phương phápnày sử dụng các công cụ về quyền lực để tác động trực tiếp vào người bịlãnh đạo
- Các phương pháp về kinh tế: là các phương pháp tác động gián tiếp
vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích về kinh tế, để cho đối tượng bịquản lý tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong pham vi hoạtđộng của họ Thực chất của các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người mỗiphân hệ vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắnlợi ích của mình với lợi ích của hệ thống Điều đó cho phép con người lựachọn con đường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình Người lãnhđạo tác động vào đối tượng bằng các công cụ:(1) định hướng phát triển hệthống bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệthống bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ của hệthống.(2) sử dụng các định mức kinh tế các biện pháp đòn bẩy,kích thíchkinh tế để lôi cuốn, thu hút khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao.(3) bằng chế độ thưởng phạt vật chất trách nhiệmkinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, xác lập trật tự kỉcương, chế độ trách nhiệm cho các bộ phận, phân hệ của hệ thống
1.3.3.3Các công cụ để phối hợp hoạt động hoạt động marketing.
Trong thực tế, phối hợp là quá trình năng động và liên tục, được thựchiện nhờ cả các công cụ chính thức và phi chính thức:
a) Các kế hoạch Với các kế hoạch như chiến lược, chính sách chương
Trang 22phận và con người sẽ ăn khớp nhau nhờ tính thống nhất của các mụctiêu và phương thức hành động.
b) Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật, đảm bảo phối hợp nhở: chuẩnhóa các kết quả, chuẩn hóa các quy trình, chuẩn hóa các kĩ năng.c) Các công cụ cơ cấu Có những hình thái cơ cấu tạo điều kiện dễ dàngcho giao tiếp theo chiều dọc và theo chiều ngang Việc sử dụng cơchế hoạt động của các tuyến chỉ huy cũng có thể tăng cường phốihợp Thông qua mối quan hệ ra quyết định và báo cáo, các tuyến chỉhuy thúc đẩy các luồng thông tin giữa những cong người và đơn vịd) Giám sát trực tiếp Phối hợp thực hiện bởi người quản lý thông quaviệc giám sát công việc của cấp dưới và đưa ra các mệnh lệnh buộccấp dưới phải thực hiện trong một khuôn khổ thống nhất
e) Công cụ của hệ thống thông tin truyền thông Về phương diện kĩthuật: các hệ thống quản lý, hệ thống điểu hành, hệ thống thông tin
hỗ trợ ra quyết định được xây dựng để các nhà quản lý phối hợpkiểm tra sự vận hành của các đơn vị trực thuộc Về phương diệnchức năng ngôn ngữ: với phương tiện giao tiếp bằng miệng Vềphương diện hành vi: các nhà quản lý lãnh đạo khu vực mình phụtrách để xem xét các hoạt động và trao đổi một cách phi chính thứcvới nhân viên
f) Văn hóa tổ chức: hệ thống nhận thức, những giá trị, những chuẩnmực, những lễ nghi hằng ngày
1.3.3.4 Các kĩ năng lãnh đạo cần thiết
Bonoma đã xác định bốn kĩ năng cần thiết để đảm bảo lãnh đạo có hiệuquả các chương trình marketing :
Trang 23Kỹ năng chuẩn đoán
Mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược và việc lãnh đạo thực hiện cóthể đẻ ra vấn đề chuẩn đoán rất khó khăn khi các chương trìnhmarketing không đạt được những dự kiến mong muốn của chúng Mứctiêu thụ thấp là kết quả của chiến lược tồi hay thực hiện kém cỏi? Hơnnữa nội dung là phải xác định xem đó là vấn đề gì( chuẩn đoán) hay cầnphải làm gì với nó( hành động)?Mỗi vấn đề đòi hỏi những công cụ quản
lý và cách giải quyết riêng
Cấp độ của công ty
Những vấn đề thực hiện marketing có thể xuất hiện ở ba cấp độ Cấp
độ thứ nhất là thực hiện thành công chức năng marketing Ví dụ, lắmcông ty có thể có được một quảng cáo sáng tạo hơn từ những công tyquảng cáo của mình? Cấp độ thứ hai là thực hiện một chương trìnhmarketing nhằm hòa nhập các chức năng marketing thành một khốithống nhất Vấn đề này phát sinh khi tung một sản phẩm mới ra thịtrường Cấp độ thứ ba là thực hiện một chính sách marketing Ví dụ nhưcông ty muốn mọi công nhân đều phải coi khách hàng là số một
Kỹ năng thực hiện marketing
Ở mỗi cấp độ của công ty, chức năng chương trình chính sách, cần phảivận dụng một số kỹ năng để đảm bảo thực hiên một cách có hiệu quả.Bốn kỹ năng đó là phân bổ theo dõi, tổ chức và tác động qua lại
1.3.4 Kiểm tra các hoạt động marketing
Công việc của phòng marketing là lập kế hoạch và kiểm tra hoạtđộng marketing Bởi vì có rất nhiều điều xảy ra trong quá trình thực hiên
Trang 24các kế hoạch marketing, nên phòng marketing phải liên tục theo dõi vàkiểm tra các hoạt động marketing
Có thể phân ra thành bốn kiều kiểm tra marketing
Ban lãnh đạocấp trunggian
Kiểm tra xem cóđạt được nhữngkết quả dự kiếnkhông
Phân tích mức tiêuthụ Phân tích thịphần Tỷ số bántrên chi phí Phântích tài chính Theodõi mức độ hài lòng II.Kểm tra
khả năng
sinh lời
Người kiểmtra marketing
Kiểm tra lỗ lãi Khả năng sinh lời
của: sản phẩm, địabàn, khách hàng,khúc thị trường III.Kiểm tra
hiệu suất
Ban lãnh đạo
cơ sở và độingũ quản lýmarketing
Đánh giá và nângcao hiệu suất chiphí và tác dụngcủa marketing
Hiệu suất của: lựclượng bán hàng,quảng cáo, kích thíchtiêu thụ, phân phốiIV.Kiểm tra
chiến lược
Ban lãnh đạotối cao, ngườikiểm tramarketing
Kiểm tra xemcông ty có bắt kịpnhững cơ hội tốtnhất của mình về
Công cụ đánh giáhiệu quả marketing.Kiểm tra sổ sách vàxem xét thành tích
Trang 25thị trường marketing
Sơ đồ 5 Các hình thức kiểm tra marketing
1.3.4.1 Kiểm tra kế hoạch năm
Mục đích của kiểm tra kế hoạch năm là nhằm đảm bảo chắc chắn răngcông ty sẽ đạt được những chỉ tiêu về mức tiêu thụ, lợi nhuận và những chỉtiêu khác đã đề ra trong kế hoạch của mình Côt lõi của việc kiểm tra kếhoạch năm là việc quản lý theo mục tiêu Tất cả có bốn bước:
Thứ nhất là quản lý những chi tiêu hang tháng hay hàng quý Thứ hai
là việc quản lý việc theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó trên thịtrường Thứ ba là quản lý việc xác định nguyên nhân không đạt được chỉtiêu Thứ tư là việc quản lý việc thi hành những biện pháp chấn chỉnh đểthu hẹp khoảng cách giữa các chỉ tiêu và kết quả thực hiện Điều này có thểđòi hỏi phải thay đổi chương trình hành động hay thậm chí thay đổi các chỉtiêu
Mô hình kiểm tra này được áp dụng cho tất cả các cấp tổ chức Banlãnh đạo tối cao đề ra các chỉ tiêu mức tiêu thụvà lợi nhuận cho một năm.Những chỉ tiêu này được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu riêng cho từngcấp quản lý bên dưới chẳng hạn như mỗi người quản lý sản phẩm đượcgiao nhiệm vụ phải đạt được mức tiêu thụ và chi phí nhất định Mỗi ngườiquản lý tiêu thụ vùng và quận huyện và mỗi đại diện bán hàng cũng đượcgiao những chỉ tiêu cụ thể Sau mỗi thời kì nhất định, ban lãnh đạo tối cao
sẽ rà soát lại kết quả, tìm hiểu nguyên do và xác minh xem có cần phải thựchiện những biện pháp chấn chỉnh không
Trang 26Những người quản lý sử dụng năm công cụ để kiểm tra kết quả thựchiện kế hoạch: phân tích mức tiêu thụ, phân tích thị phần, phân tích chi phímarketing trên doanh số bán và theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng.
Xác định chỉ tiêu Lượng định Chuẩn đoán kết Biện pháp
kết quả quả thực hiện chấn chỉnh
Sơ đồ 6 Quá trình kiểm tra Kiểm tra khả năng sinh lời
Rõ ràng công ty cần định lượng khả năng sinh lời của các sản phẩmkhác nhau của mình trên các địa bàn, các nhóm khách hàng, các kênhthương mại và quy mô đơn hàng Thông tin này sẽ giúp ban lãnh đạo xácđịnh những sản phẩm hay hoạt động marketing nào cần mở rộng, thu hẹphay loại bỏ
Kiểm tra hiệu suất
Giả sử việc phân tích khả năng sinh lời cho thấy rằng các công tykiếm được rất ít lợi nhuận từ những sản phẩm, địa bàn hay thị trường nhấtđịnh Vấn đề đặt ra là liệu có những cách quản lý hiệu quả hơn lực lượngbán hàng, quảng cáo, kích thích tiêu thụ và phân phối liên quan đến nhữngthực thể marketing yếu đó không Nội dung của kiểm tra hiệu suất có bốnloại:
Trang 27- Hiệu suất của lực lượng bán hàng
- Hiệu suất quảng cáo
- Hiệu suất kích thích tiêu thụ
- Hiệu suất phân phối
1.3.4.2 Kiểm tra chiến lược
Sau mỗi thời gian các công ty cần xem xét lại một cách kĩ lưỡngnhững chỉ tiêu chung và hiệu quả marketing Marketing là một lĩnh vực màluôn luôn có thể xảy ra tình trạng các mục tiêu chính đáng, chiến lược vàchương trình lỗi thời nhanh chóng Mỗi công ty cần định kì đánh giá lạiquan điểm chiến lược của mình với thị trường Có hai công cụ kiểm trachiến lược đó là đánh giá hiệu quả marketing và kiểm soát marketing
Trang 28CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ QUẢN LÝ MARKETING CỦA
CÔNG TY 2.1 Giới thiệu chung về công ty
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Bể Bơi Thông Minh
Sơ đồ 7 Cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng:
Giám đốc: điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty lien kết toàn bộ
các phòng ban, chụi trách nhiệm kí kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc kĩ thuật: phụ trách mảng kĩ thuật của công ti cả về thiết kế
và thi công nhất là trong lĩnh vực sử lý hóa chất nước bể bơi
Trang 29Phó giám đốc hành chính : phụ trách toàn bộ nhưng mặt chung của công
ty về quan hệ khách hàng, giao dịch, kế hoạch, marketing, xuất nhậpnguyên vật liêu và thiết bị cho công ty
Phòng kĩ thuật thiết kế : chuyên thiết kế các công trình bể bơi các loại
theo yêu câu đặc thù của khách hàng và chịu trách nhiêm thường xuyên cậpnhật các loại nguyên liệu thiết bị mới nhất cho công ty, chuyên xử lý hóachất nước cho bể bơi
Phòng thi công : bao gồm các đội trưởng và cán bộ thi công bể bơi, thực
hiện đúng theo các quy trình kĩ thuật
Phòng dịch vụ tư vấn marketing : chuyên tư vấn tìm kiếm khách hàng,
chụi trách nhiệm cung cấp các thông tin về bảo hành bảo trì sản phẩm bểbơi
- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Công ty cổ phần bể bơi thông minh là một doanh nghiệp nhỏ với số lượngnhân viên không nhiều được tổ chức theo cơ cấu kết hợp chức năng và trựctuyến, giám đốc vừa phân quyền cho các phó giám đốc lại vừa có thể trựctiếp giao nhiêm vụ cho các thành viên và kết hợp các thành viên của công
ty, các thành viên làm việc theo sự chỉ đao của cấp trên trong nhưng lĩnhvực trung nhưng phụ trách từng dự án riêng lẻ
Các tổ thi công yêu cầu cấp vật tư đến tổ kĩ thuật được theo dự trù thôngqua kế toán tài chính xuât kho cho các tổ đội thi công, toàn bộ giấy tờ từcác phòng ban trong công ty chuyển tới phòng kế toán công ty để vào hạchtoán và phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ tính hợp pháp hợp
lý của chứng từ Viết phiếu xuất bán ngoài, phiếu nhập gửi xuống phòng
Trang 30việc cần giải quyết trực tiếp gặp Giám đốc công ty xin lệnh điều động côngviệc Giám đốc công ty trực tiếp hàng ngày giao nhiệm vụ tới từng bộ phậnphòng ban, tổ đội và ngược lại các phòng ban, tổ đội có công việc cần thiếtlên trình giám đốc duyệt và tìm phương hướng chỉ kinh doanh và thi công
2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của công ty:
Chúng có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào: trong nhà, ngoài trời, sân thượng,hay dưới hầm, trên vách núi hay sát bờ sông biển, … mà vẫn đảm bảo độ
an toàn (không thấm nước, không nứt vỡ, không làm ảnh hưởng đến các kết cấu công trình xung quanh…)
LPO LUCKY POOL Là hệ thống các Bộ Lucky pool hoàn chỉnh đồng bộ thường được lắp đặt tại các khu THỂ DỤC THỂ THAO, trường học, khu công cộng
LPO LUCKY POOL được kế thừa kinh nghiệm và sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài trong việc cung cấp thiết bị, thiết kế và thi công xâydựng lắp đặt (các đơn vị hợp tác với LUCKYSTARS group)=> đảm bảo các sản phẩm ra đời luôn mang tiêu chuẩn quốc tế cao nhất
LPO LUCKY POOL được thiết kế cho mục đích, tập luyện thể dục thể thao, thi đấu…
Bê bơi gia đình
LPF LUCKYFAMILY POOL
LPF LUCKY POOL là hệ thống các Bộ Lucky pool hoàn chỉnh đồng bộ
Trang 31thường được sử dụng trong các gia đình
Chúng có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào: trong nhà, ngoài trời, sân thượng,hay dưới hầm, trên vách núi hay sát bờ sông biển… mà vẫn đảm bảo độ an toàn (không thấm nước, không nứt vỡ, không làm ảnh hưởng đến các kết cấu công trình xung quanh…)
Sản phẩm Sauna/Spa
- Buồng SAUNA dành cho 1 người BS6109
- Sauna dành cho 02 người
- Sauna dành cho 1 người
- Sauna dành cho 2~3 người
Trang 322.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 6 tháng đầu năm
2007
Tổng giá trị tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt
26.405.5861.604.707.6301.604.707.63046,74%
15%
43.086.076.18186.743.564.0053.033.583.266
164.643.6113.198.226.8773.198.226.87740,02%
16%
55.380.919.02543.624.740.3323.672.836.192
2.754.0003.675.590.1923.161.007.565 37,96%
8%
Trang 33Nguồn: Báo cáo tài chính 2005, 2006 đã kiểm toán và báo cáo tài chính
độ tăng doanh số Nguyên nhân của kết quả này là do năm 2005 doanh sốcông ty tăng mạnh, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng
kể Nói cách khác hiệu quả hoạt động sản xuất đã được nâng lên rõ rệt.Năm 2006 là năm tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh Dogiá dầu tăng cao nên dẫn đến việc giá thành thiết bị đầu vào được nhậpkhẩu từ các nước khác trên thế giới dùng cho quá trình sản xuất kinhdoanh của công ty tăng cao Nhờ có phương án dự phòng tăng giá nguyênvật liệu đầu vào, đồng thời Công ty cũng thuyết phục được các đơn vịkhách hàng của Công ty với giá tăng tương ứng nên giá thiết tăng khônglàm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty
Năm 2006 doanh thu thuần của Công ty đạt 86.743.564.005 đồng,tăng 15.480.066.815 đồng so với doanh thu 71.263.497.190 đồng củanăm 2005, đạt tỷ lệ tăng 21,72% Trong khi đó lợi nhuận sau thuế củanăm 2006 tăng từ 1.604.707.630 đồng năm 2005 lên 3.198.226.877 đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 99,30%
Trang 34Trong 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu thuần đạt 43.624.740.332đồng, chiếm 50,29% doanh thu thuần của cả năm 2006 (86.743.564.005đồng), trong khi đó, lợi nhuận sau thuế sáu tháng đầu năm 2007 đạt3.161.007.565 đồng chiếm 98,84% lợi nhuận sau thuế của năm 2006(3.198.226.877 đồng) Biến động như vậy là do công trình dở dang đãhoạch toán chi phí vào năm 2006, sang năm 2007 được nghiệm thu.
Trang 352.2 Thực trạng về tình hình quản lý marketing của công ty đối với nhóm sản phẩm về bể bơi thông minh
2.2.1 Lập kế hoạch marketing với sản phẩm
Trang 3662.5 17.3
20.2
công nghệ thông minh
và giải trí của người dân khiến cầu về sản phẩm này đang là một xu thếmới Việc xây bể bơi gia đình cũng đang trở thành kiểu mẫu cho nhữngngôi nhà hiện đại
- Tình hình sản phẩm
Trang 37Trong nhóm các sản phẩm về bể bơi có nhiều loại mang lại lợi nhuận chocông ty như robot vệ sinh, buồng SPA, máy tạo song, buồng trị liệu…song
bể bơi là sản phẩm chiếm đa số trong tổng lợi nhuận chung của công ty
Số liệu lịch sử của sản phẩm.(tính cho một sản phẩm trung bình)
Trang 38Lợi nhuận gộp(EURO) 19600 44000 36480
Chi phí quản lý (EURO) 5130 6220 5840
Mức lời gộp đã đóng(EURO) 14470 37780 30640
Quản cáo khuyến mãi(EURO) 900 1300 1200
Nghiên cứu thị trường và
- Tình hình phân phối
Mạng lưới phân phối chínhcủa công ty đặt tại Hà nội và các tỉnh phía Bắcđặc biệt là Hải Phòng, Lai Châu, Yên bái, Bắc Ninh, Bắc Giang… việc cómột mạng lưới phân phối rộng là một lợi thế của công ty hơn nữa với mạnglưới này công ty đã có rất nhiều khách hàng quen thuộc Đặc thù của loạihình sản phẩm này có liên quan rất nhiều đến việc giới thiệu sản phẩm củacác khách hàng quen
Trang 39- Tình hình môi trường vĩ mô
Trong năm 2007 và đầu năm 2008 nền kinh tế Mỹ và thế giới có dấu hiệusuy giảm nhất là trong thị trường tài chính và nguyên liệu thêm vào đónhững tháng đầu năm naygiá lương thực và thực phẩm tăng cao đẩy chỉ sốgiá tăng nhanh Lạm phát theo đó cũng tăng, tỷ giá hối đoái không ổn địnhcũng là một yếu tố quan trọng việc nhập khẩu các thiết bị từ châu Âu và
Mỹ đòi hỏi công ty phải có nguồn dự trữ về ngoại điều này tăng thêm rủi rocho công ty
- Tình hình nhân sự
Nếu cạnh tranh trên thị trường chỉ đơn thuần bằng sản phẩm có lẽ sẽ không
đủ Đó là triết lý marketing của công ty do đó công ty đã thu hút được một
số lượng lớn khách hàng với nhiều hợp đồng được kí kết khi đã cam kếtphục vụ bằng một đội ngũ kĩ thuật với chất lượng cao với hơn 200 côngnhân kĩ thuật trong đó 40 % đã được đi đạo tạo kĩ thuật tại Pháp bằngnguồn kinh phí của công ty và tập đoàn, số lượng còn lại đã hoàn thànhnhững khóa đào tạo chuyên sâu về xây lắp bể do tập đoàn tổ chức thườngxuyên
Về mặt cán bộ kĩ thuật công ty do phó giám đốc kĩ thuật quản lý với trình
độ cao chủ yếu là đại học trở lên và đã được đào tạo chuyên sâu về bể bơithông minh, kết hợp với đội ngũ tư vấn trình độ cao đến từ Pháp.Tính đếnhết tháng 12 năm 2007 doanh nghiệp có 240 lao động trong đóTừ số liệu cóthể thấy cơ cấu tổ chức nhân sự giữa các phòng ban của Công ty tương đốigọn nhẹ, năng động và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, đảm bảo
Trang 40của cán bộ công nhân viên công ty không ngừng được nâng cao về vật chất
và tinh thần, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đă tăng 30% sovới năm trước Bên cạnh đó các chế độ chính sách đối với người lao độngđược quan tâm giải quyết kịp thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngườilao độn