1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án ôn thi tốt nghiệp môn văn

135 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 645,5 KB

Nội dung

hay

Trang 1

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Năm học 2012-2013 là năm thứ tư thực hiện chương trình thi mới bậc THPT, kì thiTốt nghiệp THPT và thi Đại học cấu trúc đề thi Ngữ văn gồm 03 câu,(Câu 2 điểm táihiện kiến thức, câu 3 điểm Nghị luận xã hội, Câu 5 điểm Nghị luận văn học) chắc hẳngiáo viên và học không khỏi lúng túng trước việc dạy và học Chương trình mới, dạy saocho tốt và học sao cho tốt, chủ động truyền đạt tri thức và lĩnh hội tri thức là việc làm hếtsức nghiêm túc và cần thiết đối với mỗi giáo viên và học sinh

Trước yêu cầu của thực tế đó, qua nghiên cứu tài liệu, cấu trúc đề thi TNTHPT vàthi Đại học, thực tế giảng dạy cho thấy vấn đề đặt ra là cần phải có một bộ tài liệu vớinhững định hướng rõ ràng về nội dung, chuẩn hóa kiến thức cũng như các kĩ năng và

cách làm bài thi sao cho tốt, chúng tôi tiến hành biên soạn Bộ tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 12.

Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề, trong đó, mỗi vấn đề được cấutrúc theo dạng câu hỏi và gợi ý trả lời

Nội dung tài liệu bao gồm:

Bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế

kỉ XX và sáu chuyên đề:

Chuyên đề 1: Văn nghị luận (3 tiết)

Chuyên đề 2: Văn bản nhật dụng (Chính luận) (2 tiết)

Chuyên đề 3: Thơ (8 tiết)

Chuyên đề 4: Kí và kịch (6 tiết)

Chuyên đề 5: Truyện (10 tiết)

Chuyên đề 6: Nghị luận xã hội (3 tiết)

Trang 2

Bộ tài liệu giúp cho giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, bao quát và toàn diện

về những kiến thức đã học cũng như cách triển khai kiến thức sao cho thật hợp lí và đạtđược kết quả cao trong mọi kì thi

Đây là bộ tài liệu xây dựng nội dung ôn tập môn Ngữ văn 12 chương trình chuẩn,

sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT, năm học 2012-2013

Do thời gian biên soạn có hạn nên tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếusót Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các em họcsinh

PHẦN II NỘI DUNG KHÁI QUÁT

Stt Chuyên đề

Số tiết

Ghi chú

KHÁI QUÁT VHVN 1945-hết TK XX

-VHVN từ 1945-1975:

+ Quá trình phát triển và những thành tựuchủ yếu

+ Những đặc điểm cơ bản-VHVN từ 1975- hết TK XX: Nhữngchuyển biến và một số thành tựu ban đầucủa văn học

Trang 3

(2 tiết)

Minh

+ Thấy được ý nghĩa to lớn và giátrị nhiều mặt của TNĐL , biết cáchtìm hiểu văn chính luận qua TNĐL

Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sang trong văn nghệ của dân tộc

- Thấy rõ nét đặc sắc trong bài NLVH củaPVĐ vừa khoa học chặt chẽ, vừa giàu sắcthái biểu cảm, cĩ nhiều phát hiện mới mẻ,sâu sắc về nội dung

- Hiểu sâu sắc những giá trị to lớn của thơvăn NĐC càng thêm quý con người và tácphẩm của ơng

-Bản thơng điệp khẳng định tầm quan trọngcủa việc phịng chống HIV/AIDS trên tồnthế giới

- Đồn kết cộng đồng để đẩy lùi căn bệnhthế kỉ

- Sức thuyết phục của bài văn

1

NHÌN VỀ VỐN VĂN HĨA CỦA DÂN TỘC – Trần Đình Hượu

-Hiểu sâu sắc về vốn văn hĩa dân tộc;

những mặt tích cực và hạn chế của văn hĩatruyền thống

- Phát huy những mặt mạnh, khắc phụcnhững hạn chế

1

DạyởcuốiHKII

-Hồn cảnh bài thơ ra đời

- Cảm nhận được vẻ đẹp hoang vu, hùng vĩ,hấp dẫn của cảnh vật miền Tây

- Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người línhTT

- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ

2

Trang 4

( 10 tiết ) thuật của TP

VIỆT BẮC –

Tố Hữu

( Phần 1 Tác giả ) :

- Hiểu ,đánh giá đúng đắn về TH , cũngnhư thơ ơng trong VHDT Những nét cơbản trong PC thơ TH

- Nắm được con đường sáng tác thơ THqua các tập thơ- đặc điểm cơ bản thơ THluơn gắn liền với thời kì đấu tr CM và thểhiện sự v động trong TTNT thơ TH

( Phần 2 Tác phẩm ) :

-Hồn cảnh bài thơ ra đời

- VB là đỉnh cao của thơ TH – Thành tựunổi bậc thơ ca kháng chiến chống Pháp

- Cảm thụ – phân tích được những giá trịđặc sắc của bài thơ

* Khúc hát ân tình của người KCvới QHĐN,với nd * Hình thức NTđậm đà tính DT

- Thấy nét cơ bản trong PCNT thơ TH

2

ĐẤT NƯỚC- Nguyễn Khoa Điềm

-Cái nhìn mới mẻ cùa nhà thơ về ĐN : Là

sự kết tinh và hội tụ trên nhiều bình diện,gắn bĩ với cuộc sống nhân dân, bởi chínhnhân dân làm ra đất nước

-Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:Giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vậndụng sáng tạo các yếu tố văn hĩa DG để

2

Trang 5

thể hiện TT “ ĐN của nhân dân”

- Cĩ được tình yêu ĐN và những người làmnên ĐN

SĨNG – Xuân Quỳnh

- Cảm – hiểu được tình yêu trong sáng, hồnhậu, thủy chung của người con gái với khátvọng hướng về hạnh phúc tuyệt đối

- Nắm được NT đặc sắc của bài thơ trữ tình

: Diễn tả bằng h/ả ẩn dụ “sĩng”kết hợp

chủ thể trữ tình “em” , nhịp điệu dạtdào, lôi cuốn, từ ngữ giản dị, gợicảm

2

ĐÀN GHI

TA CỦA LOR- CA - Thanh Thảo –

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi trángcủa hình tượng Lor ca qua mạch cảm xúcsuy tư đa chiều, vừa sâu sắc vừa mãnh liệtcủa tác giả bài thơ

- Thấy được vẻ độc đáo trong hình thứcbiểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng

- Cĩ những tri thức đọc – hiểu một bài thơtheo PCHĐ

- Vẻ đẹp đa dạng của sơng Đà Hung bạo –trữ tình, vẻ đẹp giản dị, kì vĩ của người lái

đị SĐ Tình yêu lịng say mê của NT trước

TN và con người miền TB

- Cảm ,hiểu được nét đặc sắc trong NT tùybút của NT

- Bồi dưỡng lịng yêu TN, kính trọng ,yêumến con người

2

AI ĐÃ ĐĂT TÊN CHO

- Hiểu những cảm nhận tinh tế, sâu sắc tìnhyêu, niềm tựi hào thiết tha, sâu lắng tg dành

2

Trang 6

DÒNG SÔNG - Hoàng Phủ Ngọc Tường

cho sông Hương, cho xứ Huế thân yêuđược thể hiện qua áng văn đẹp, tài hoa –Bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đấtnước

- Nhận biết đặc trưng của thể loại bút kítrong bài

HỒN TRƯƠNG

BA DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ-

+ Bi kịch của con người khi bị đặt vàonghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm, sốngtrái với tự nhiên khiến cho tâm hồn thanhcao, nhân hậu bị nhiễm độc và tha hóatrước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục– Thấy được vẻ đẹp tâm hồn người laođộng trong cuộc đấu tranh chống lại sựdung tục, bảo vệ quyền được sống trọn ven,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn và khátvọng hoàn thiện nhân cách

- Cảm nhận được nét đặc sắc kịch LưuQuang Vũ : Kịch bản VH và NT sân khấubởi tính hiện đại kết hợp già trị truyềnthống, phê phán mạnh mẽ, quyết liệt vàchất trữ tình đầm thắm, bay bổng

1

DạyởcuốiHKII

VỢ CHỒNG

A PHỦ – Tô Hoài

- Tóm tắt truyện ngắn-Cuộc sống cực nhục, tăm tối; quá trìnhđồng bào tự vùng lên chống lại bọn chúađất, Thực dân; giá trị nhân đạo của tácphẩm, khẳng định tình thương yêu và sứcsống tiềm tàng cảu người dân lao động

- Những đóng góp về nghệ thuật, khawsv

2

Trang 7

VỢ NHẶT – Kim Lân

- Tĩm tắt truyện ngắn

- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm

GĐ, và tình yêu nước, yêu CM, giữatruyền thống GĐ với truyền thống DT,tạo nên sức mạnh tinh thần to lớncủa con người trong chống Mỹ

- Hiểu được giá trị NT của thiêntruyện, NT trần thuật đặc sắc, khắchọa tính cách, m tả tâm lí săc sảongôn ngữ đậm chất Nam bộ

2

Trang 8

THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu –

- Những phát hiện kì thú về cuộc sống,nghệ thuật và con người trong xã hội hiệnđại

- Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện , tạo tìnhhuống kịch tính

Sôlô khốp

- Độc thoại và đối thoại, liên tưởng và suyngẫm

-Bàn về tư tưởng, đạo lí; phân tích mặt đúng-sai, lợi- hại; chỉ ra nguyên nhân, thái

đọ và bày tỏ chính kiến của mình trước hiện tượng đó

1

Trang 9

( 5 tiết )

ĐẠO LÍ

- Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, sử dụngnhiều biện pháp tu từ

- Bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

-Bàn về hiện tượng đời sống; phân tích mặtđúng-sai, lợi- hại; chỉ ra nguyên nhân, thái

đọ và bày tỏ chính kiến của mình trước hiện tượng đó

- Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, sử dụngnhiều biện pháp tu từ - Bài học rút ra

- Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng

chiến chống Pháp Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân Từ

Trang 10

1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc

- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc

+Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợicuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến

- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những

người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi

- Lí luận, phê bình văn học: chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý

nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình

Thi

b Chặng đường từ 1955 đến 1964.

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện

thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.

- Thơ ca: phát triển mạnh mẽ Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này

gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh

- Kịch nói : có phát triển Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và

Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.

c Chặng đường từ 1965 đến 1975.

Trang 11

- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinhthần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động,

đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bấtkhuất

+ Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh

như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

+ Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh như truyện ngắn của Nguyễn Thành

Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn,

Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu

-Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi

cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa

-Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận Quê hương Việt Nam và Thời tiết

ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch

tạo được tiếng vang bấy giờ

Câu 2 Nêu ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975 ? (3 đặc điểm)

a- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Văn học được kiến tạo theo mô hình “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”

“ mỗi nhà văn cũng là một chiến Sỹ.”

- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng,văn học trước hết phải phục vụ cách mạng, ý thức công dân của người nghệ sĩ được đềcao

Trang 12

- Hiện thực đời sống cách mạng trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn

“ Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ mộtsức sống mới Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” ( Nguyễn ĐìnhThi)

- Đề tài về tổ quốc là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác

- Chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học

=> Văn học là tấm gương lớn phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đấtnước

b- Nền văn học hướng về đại chúng

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cungcấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân,có những quanniệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân

- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắngọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng,phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức củanhân dân

c- Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:

- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc

- Nhân vật chính thường là những con người dại diện cho khí phách tinh hoa,phẩm chất, ý chí của dân tộc

- Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận,trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở

Trang 13

việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cảu con người mới,

ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trongtất cả các thể loại khác

Câu 3: Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầucủa văn học từ 1975- hết thế kỉ XX?

* Sau 1975 , đề tài văn học được mở rộng hơn.Một số tác phẩm đã phơi bày mộtvài mặt tiêu cực trong xã hội, nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, bikich cá nhân

thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như:

Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương

+ Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , như Nguyễn Trọng

Oánh, Thái Bá Lợi văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

* Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới Văn học gắn

bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày

+ Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống

+ Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và

Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến

Trang 14

không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

+ Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ, như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình

+ Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới Ngoài những cây bút

có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng

Như vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai

đoạn mới Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà

văn được phát huy

Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bêntrong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đời thường Bên cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, nhữngbiểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh

*****

Tiết : 3 - 4

Ngày soạn: 8/ 01/2013

Ngày dạy: Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội ( 4 tiết)

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( 2 tiết )

A Yêu cầu

- Ôn tập kiến thức về kiểu bài NLXH, yêu cầu, thao tác, cách làm bài và dàn ý

- Rèn kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý và viết bài NLXH theo cấu trúc đề thiTNTHPT

- Luyện tập theo dạng đề bài

Trang 15

B Nội dung bài học

1 Lí thuyết

1.1 Khái niệm

Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng,mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độlượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụlợi ); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em ); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào,tình thầy trò, tình bạn ); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống

1.2 Các thao tác thường sử dụng

Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân

1.3 Cách làm bài

Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn

đề bàn luận

Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí

1.4 Yêu cầu hành văn

Đề 1: Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

( Một khúc ca)

Đề 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:

Trang 16

“ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Đề 3 : Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến:“ Phê phán thói thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con

người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”

Đề 4: Gơt - đại thi hào người Đức viết: “ Một con người làm sao có thể nhận thức

được chính mình, đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn”

Anh ( chị ) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên

Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)

GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…)

3 Phần gợi ý nội dung các đề bài

- Học sinh muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện

để từng bước hoàn thiện nhân cách

- Có thể vận dụng các thao tác lập luận:

+ Giải thích ( sống đẹp )

Trang 17

+ Phân tích( các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp )

+ Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích

kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực)

- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống

- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp

c Kết luận

- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp

- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân

Đề 2

- Hiểu và xác định được ý nghĩa câu nói

- Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay:

+ Học để biết: Tiếp thu kiến thức

+ Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành

+ Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng

+ Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành conngười hoàn hảo

Trang 18

- Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức > vận dụng kiến thức > hoàn thiện nhâncách để tự khẳng định mình trong cuộc sống.

- Để ra hướng phấn đấu bản thân

Đề 3

- Mục đích của câu nói: Nhắc nhở con người hãy có ý thức tôn trọng những chuẩnmực, pháp lý và đạo lý, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và tráchnhiệm với cộng đồng

- Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết đó là truyền thống lâu đời trong lịch sử,nhưng phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người chưa có truyền thống, nênthường sơ sài, qua loa, chưa có hiệu quả

- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là thế nào? (Sự vô cảm, vô trách nhiệm, ); tại sao phảiphê phán? ( thói xấu, sự ích kỷ, thiếu hòa đồng )

- Sự vị tha, tình đoàn kết là thế nào? (Nhân hậu, bao dung, hòa đồng, cao thượng,tương thân tương ái ); Tại sao phải ca ngợi? (Lối sống đẹp, nhân cách cao cả, có vănhóa, thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh )

- Cần phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, đây là việc làm quan trọng và cần thiếttrong cuộc sống hàng ngày Bởi cái xấu, cái ác luôn tồn tại xung quanh chúng ta

- Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặtcủa một vấn đề Chúng tồn tại song song trong xã hội

- Cần có suy nghĩ và thái độ như thế nào? Từ đó nhận thức để tự hoàn thiện mình

Đề 4

- Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến của Gớt: Thực tiễn là thước đo chânlí; kết quả hoạt động thực tế của bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoànthiện mình

- Nhận thức về bản thân là hiểu biết được trình độ, năng lực, bản lĩnh của mình

Trang 19

- Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộcsống

- Những thành công và thất bại từ thực tién học tập, lao động, giao tiếp giúp conngười nhận thức đúng đắn về bản thân và có thêm động cơ phán đấu để hoàn thiện chínhmình

- Luyện tập theo dạng đề bài

B Nội dung bài học

1 Lí thuyết

1.1 Khái niệm

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong

đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm,những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức

Trang 20

mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việctốt… Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức màbàn bạc đánh giá.

1.2 Các thao tác thường sử dụng

Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận

1.3 Cách làm bài

Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt – xấu, lợi – hại

Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hộiđó

Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân

1.4 Yêu cầu hành văn

Đề 2: Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” karaoke và intơnet trong

nhiều bạn trẻ hiện nay?

Đề 3: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ

nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương đểnuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp

Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó

Trang 21

Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với tiêu

cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

c Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)

d GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…)

3 Phần gợi ý nội dung các đề bài

Đề 1

1 Tìm hiểu đề

- Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội

- Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ

2 Lập dàn ý

a Mở bài

- Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội

- Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạngiao thông

b Thân bài

- Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? (Góp phần giữ gìn trật tự

xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có )

Trang 22

- Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tính mạng,tài sản, và sự phát triển của đất nước.

- Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặt trongcuộc sống (suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tàn tật suốtđời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần )

- Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xãhội

- Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, say xỉn,không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểu biết về

an toàn giao thông

- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào?( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền về

an toàn giao thông )

c Kết luận

- Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào?

- Liên hệ bản thân

Đề 2

- Thế nào là " nghiện"?

+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được

+ Quên thời gian, công việc, học tập

+ Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu

+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách

- Mặt tích cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?

+ Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện

Trang 23

+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác

- Mặt tiêu cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?

+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhâncách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người,

+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ

+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình

- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực?

+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu, + Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có vănhóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ

- Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng vàphù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ

- Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân

Đề 3

- Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn vềnhững mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sốnglành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái

- Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn vị tha, đức hi sinh của những tấmlòng vàng

- Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâmtrạng mặc cảm Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố,thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươnlên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, có tình yêu thương

và sự hi sinh rất lớn

Trang 24

- Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô tráchnhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội.

- Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương người nhưthể thương thân" , lá lành đùm lá rách của người Việt Nam

- Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế ) bằngnhững hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư,hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày

- Đánh giá liên hệ bản thân

- Đề xuất ý kiến

Đề 4

- Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dụcđưa ra cuộc vận động "hai không"

- Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật Hướng tới một

nền giáo dục sạch trong toàn quốc.

- Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề:

+ Nói không với tiêu cực trong thi cử.

+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.

- Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì?

( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường ; quay cóp, gàbài để được điểm cao )

- Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? ( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báocáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên )

- Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không?

- Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không?

Trang 25

- Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như

thế nào?

- Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không.

- Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này tronggiai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cầnthiết? thực hiện ở mức độ nào? )

- Hướng phấn đấu và học tập của bản thân

o Các thao tác chính: Phân tích đề, lập dàn ý, cách làm bài

B Phương pháp : phát vấn, thảo luận nhóm, gợi dẫn, gợi tìm, diễn giảng

1: Nội dung

a Mục đích yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ :

Là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhiệp điệu, cấu tứ, qua

đó thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó

Trang 26

b Cách triển khai bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ :

Gồm các bước :

- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ

- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó

- Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu

- Hoàn cảnh ra đời “Việt Bắc” và vị trí đoạn trích

- Nêu luận đề và trích dẫn đoạn thơ

- Tin vui chiến thắng ( 4 câu sau )

+ Nghệ thuật : trùng điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê, + Giọng thơ : hào hùng, sôi nổi

* Kết bài :

- Đánh giá khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Trang 27

- Cảm nhận riêng của bản thân.

Cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân ta

Đề bài 2:

Phân tích đoạn thơ cuối bài “Tràng giang” – Huy Cận.

Hướng dẫn Hs phân tích đề bài, lập dàn ý

* Mở bài :

- Giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận

- Hoàn cảnh ra đời “Tràng giang” và vị trí đoạn trích

- Nêu luận đề : bức tranh thiên nhiên hoành tráng và lòng yêu nước thầm kín

- Trích dẫn đoạn thơ

* Thân bài :

- Bức tranh thiên nhiên hoành tráng ( 2 câu đầu )

- Lòng yêu nước thầm kín nhưng mãnh liệt, sâu sắc

- Đặc sắc nghệ thuật : hình ảnh, từ ngữ, âm hưởng Đường thi

* Kết bài :

- Đánh giá khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

- Cảm nhận riêng của bản thân

3 Bài tập về nhà:

HS viết bài theo 1 trong 2 đề trên vào giấy và nộp thầy sau 3 ngày.

Trang 28

Quang Dũng- Bùi Đình Diệm (1921 – 1988) , quê làng Phượng Trì- Đan

Phượng-Hà Nội Tham gia kháng chiến, vừa làm lính đánh giặc vừa làm thơ Một hồn thơ tài hoa,

bút pháp lãng mạn Tập thơ tiêu biểu nhất của ông: Rừng biển quê hương;“Mấy đầu ô”,

trong đó có bài “Tây Tiến” viết năm 1948

- Năm 2001, ông tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

2 Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

- Phần đông chiến sĩ của đơn vị Tây Tiến (trong đó có Quang Dũng) vốn là họcsinh, thanh niên Hà Nội

- Đây là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, chiến đấu trên địa bànrừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền tây Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng Lào).Sinh hoạt của các chiến sĩ vô cùng thiếu thốn, gian khổ, đặc biệt bệnh sốt rét hoành hành

dữ dội Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu

- Quang Dũng làm đại đội trưởng rồi chuyển sang đơn vị khác

- Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Tây Tiến năm 1948

II.Nội dung

1 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

Trang 29

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

* Khái quát về nỗi nhớ

- Ba hình ảnh hiện về trong nỗi nhớ: Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi

- Điệp từ : nhớ, chơi vơi  nỗi nhớ dàn trải, tha thiết, gợi khoảng cách về không

gian, thời gian

* Câu 3,4: Vẻ đẹp của người lính trên đường hành quân.

- Sương lấp đoàn quân mỏi: Sự gian lao của người lính trên đường hành quân.

- Hoa về trong đêm hơi: Vộn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng.

* Câu 5->8: Bức tranh thiên nhiên miền Tây:

- Từ láy tạo hình : diễn tả sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèomiền Tây

- Hình ảnh Súng ngửi trời : thể hiện sự tinh nghịch, ngộ nghĩnh của người lính,

vẫn vui đùa trước mọi hoàn cảnh khó khăn

- Phép đối : Ngàn thước lên cao>< ngàn thước xuống  Diễn tả dốc núi vút lên

đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm

- Câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Dùng toàn thanh bằng  Vẻ đẹp thơ

mộng, yên bình của bản làng Tây Bắc, cũng là tâm hồn cua rngười lính vẫn hướng vềcuộc sống đời thường

* Câu 9-> 12 : Vẻ đẹp của người lính trong tư thế hi sinh.

- Từ láy : chiều chiều, đêm đêm cùng những hình ảnh thác gầm thét, Cọp trêu người  Những khó khăn và những nguy hiểm nối tiếp nhau.

- Cách nói giảm : Không bước nữa, bỏ quên đời : Cái chết nhẹ nhàng nhưng vẫn

thiêng liêng trang trọng

* Hai câu cuối : Khẳng định, kết lại nỗi nhớ.

Trang 30

Nhớ ôi !

- Nỗi nhớ da diết của tác giả và những người lính Tây Tiến

- Nhớ về những kỉ niệm của cuộc sống đời thường ấm áp : cơm lên khói, thơm nếp xôi.

2 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Đoạn thơ mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: Một Tây Bắc tươi mát, thơmộng, mĩ lệ, tài hoa, duyên dáng qua những nét vẽ mềm mại, tinh tế Hình ảnh một đêmliên hoan văn nghệ của bộ đội được gợi lên với những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng,rất ảo

- Con người và cảnh vật nơi xứ lạ: xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu "e ấp" của cô gáiTây Bắc, tiếng khèn, điệu múa độc đáo mang đậm bản sắc địa phương mang vẻ đẹp bí ẩn Hai tiếng "kìa em" thể hiện một cái nhìn ngỡ ngàng, kinh ngạc trìu mến

- Nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh con người mờ ảo trong chiều sương Châu Mộc, gợilên cái hồn của rừng lau, cái dáng mềm mại của cô gái trên chiếc thuyền, cái đong đưacủa những bông hoa trôi theo dòng nước lũ

- Đoạn thơ bộc lộ nét tài hoa, hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng

3 Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến ?

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Gợi ý

a Chân dung người lính Tây Tiến:

Trang 31

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

+ Ngoại hình: Diện mạo khác thường, nhưng vẫn lẫm liệt oai phong: Không mọc

tóc, mắt trừng, dữ oai hùm Dáng vẻ ấy như hòa cùng núi rừng, tương xứng với vẻ hào

hùng dữ dội của Tây Bắc

+ ý chí: Người lính chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật, nhưng ốm mà không

yếu, dữ mà không tợn Lần lượt vượt qua sự hiểm trở của núi rừng, sự rình mò của thú

dữ, sự dãi dầu của thân xác, sự hoành hành của bệnh tật và cuối cùng là cái chết Nhưng

tất cả không làm cho họ nhụt chí: Bỏ quên đời, chẳng tiếc đời xanh, gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội…Thật ngang tàng, bất cần, với thái độ kiên định, sắt đá, coi thường

cả cái chết Quyết hiến dâng đời trai trẻ cho quê hương đất nước

+ Tâm hồn: Mộng mơ, hào hoa, tình tứ Dịch bệnh phải bó tay trước sức sống dẻo

dai của những người lính đa tình này : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

b Khúc ca bi tráng

- Lời thơ trang trọng Cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến thật đẹp, đó là ý chí hào

hùng, quyết dâng hiến đời trai trẻ cho đất nước Vì độc lập tự do của Tổ Quốc Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Câu thơ đã toả sáng một phương châm sống, một triết lý sống, một lẽ sống rất cao đẹp của tuổi trẻ thời bấy giờ: Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

Quang Dũng đã vẽ lại hình ảnh cuả đồng đội với tất cả tấm lòng khâm phục và nỗi nhớthương da diết của mình

- Nhắc đến sự hào hùng chính là nói đến cái Tráng Nhưng không thể không nhắc đến cái Bi Lại một lần nữa nhà thơ không dấu diếm một sự thật đau lòng trong chiến

tranh Nhà thơ nhìn thẳng vào cái Bi, nhưng đem đến cho nó một vẻ đẹp lẫm liệt, hàohùng và sang trọng:

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Trang 32

Không một giọt nước mắt, không một nén hương, không một manh chiếu, chỉ cócon sông Mã thay lời sông núi tấu lên khúc nhạc buồn bi tráng tiễn đưa hương hồn ngườichiến sỹ

c Nỗi nhớ bâng khuâng

- Với những kỷ niệm sâu sắc về một thời chiến đáu đầy gian khổ hi sinh, ngườilính Tây Tiến luôn gắn bó với miền Tây Bắc Bộ của Tổ Quốc Cái chết vẫn không làm

cho người chiến sỹ Tây tiến quay đầu, các anh vẫn Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Trang 33

I Phần tác giả;

1 Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu :

- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng ,trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền thốngvăn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất lànhững điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình mái nhì, mái đẩy…

- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thíchthơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều

ca dao, tục ngữ Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ Phongcách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế

- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cáchmạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát

và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ởHuế Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫntiếp tục làm thơ

2 Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu

* Tập thơ Từ ấy ( 1937 – 1946): bao gồm 3 phần:

+ Máu lửa: là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ mới giác ngộ lí tưởng c/m,kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh Giọng thơ thiết tha, sôi nổi, chân thành

và chất lãng mạn trong trẻo

+ Xiềng xích: thể hiện tinh thần c/m trước những thử thách hi sinh, bọc lộ mộttâm hồn tha thiết yêu đời, hướng về cuộc sống và con người ở bên ngoài nhà tù, khaokhát tự do và hành động

+ Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi c/m thành công với cảmhứng lãng mạn dâng trào

* Tập thơ Việt Bắc ( 1947 – 1954):

+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dt, thể hiện con người quầnchúng kháng chiến

Trang 34

+ Thể hiện những tình cảm lớn của con người VN mà bao trùm là lòng yêu nước

* Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961):

Tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người VN là:

+ Niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở cuộc sống mới xhcn ở miền Bắc

+ Thể hiện tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc

+ Khẳng định tình cảm quốc tế vô sản

* Tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971), Tập thơ “Máu và Hoa” (1972 – 1977):

+ Phản ánh sinh động cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân 2 miềnNam, Bắc; tự hào tin tưởng con đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; bày tỏniềm tiếc thương vô hạn đối với Bác

+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng C/M, ca ngợi Tổ quốc – chân lí của thời đại, ghi lạinhững đau thương và chiến thắng hào hùng của dân tộc

Hai tập thơ mang đậm nét sử thi và cảm hươùng lãng mạn

* Tập thơ : “ Một tiếng đờn” (1978 – 1992), tập thơ “ Ta với Ta “ (1993 – 1999)

đây là những tập thơ thể hiện những suy ngẫm chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống

và lẽ đời

3 Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

* Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc

- Thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, đời sống cách mạng, hướng tớicái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cả dân tộc

- Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ - cái tôi công dân - cái tôi cộngđồng dân tộc

- Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân, yêu nước, ân tìnhcách mạng

* Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi

- Thơ tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàndân

Trang 35

- Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phong cáchcủa dân tộc mang tầm vóc lịch sử và thời đại.

- Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc Số phận cá nhân hòa

số phận dân tộc, cộng đồng

* Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng.

- Giọng tâm tình Cách xưng hô mang tính chất trò chuyện, gần gũi, thân mật

- Chất Huế trong thơ do thừa hưởng từ gia đình và quê hương, tạo giọng điệu tha thiếtngọt ngào

* Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

- Sử dụng đa dạng các thể thơ, nhất là thể thơ truyền thống

- Từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc Sự so sánh, ví von truyền thống

- Sử dụng từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, tạo chất nhạc chứa đựng cảmxúc dân tộc

II Bài thơ Việt Bắc

1 Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt bắc”

-Việt Bắc là quê hương CM, trước CM T8 có khởi nghĩa Bắc Sơn (1941), nơithành lập MTVM; trong kháng chiến chống Pháp là nơi ở và làm việc của TW Đảng vàchính phủ

-Bài thơ được sáng tác vào tháng 10/ 1954 Đây là thời điểm các cơ quan TW củaĐảng và chính phủ rời chiến khu VB về Hà nội, sau khi cuộc kháng chiến chống pháp đãkết thúc vẻ vang với chiến thắng ĐBP và hoà bình được lập lại ở miền Bắc

Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời k/chiến gian khổ mà hàohùng thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân

VB, với quê hương CM

2 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu :

Ta về mình có nhớ ta

Trang 36

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

- Mở đầu bằng một câu hỏi tu từ: Mình có nhớ ta? đó vừa là lời thoại vừa là cái cớ

để giãi bày tình cảm Kiểu giãi bày kín đáo, tế nhị: Ta về ta nhớ những hoa cùng người Hoa là phong cảnh của thiên nhiên- đại diện cho nét đẹp núi rừng Việt Bắc Thiên nhiên

và con người đều mang đến chất trữ tình say đắm Cả Hoa và Người đều không thể tách

rời trong nỗi nhớ của người ra đi Chính điều đó làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ của bứctranh núi rừng Việt Bắc

- Những câu thơ tiếp theo tràn ngập ánh sáng, đường nét, âm thanh và màu sắc.Cảnh và người hoà quyện tạo nên một nét đặc trưng của Việt Bắc: Màu đỏ tươi của bônghoa chuối rừng, màu trắng tinh khiết của hoa mơ, điểm thêm vào đó là một vẻ đẹp khoẻkhoắn, thánh thiện của con người lao động giữa khung cảnh núi rừng bao la:

- Đoạn thơ dựng lên cả mùa xuân, hạ, thu cùng với tất cả những nét đặc trưng vốn

có của thiên nhiên Nhớ về Việt Bắc không chỉ là nỗi nhớ thiên nhiên mà còn là nỗi nhớthương những con người Việt Bắc cần cù, chịu khó, bất khuất, thuỷ chung với cáchmạng Đoạn thơ cứ xen kẽ một câu tả cảnh ,lại một câu tả người

- Trong nỗi nhớ của người ra đi thì nỗi nhớ về những kỷ niệm với con người ViệtBắc là nỗi nhớ sâu sắc nhất Bao trùm lên cả đoạn thơ là một nỗi nhớ đến khắc khoải, dadiết Những câu thơ lục bát cứ nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn, câu nọ gợi câu kia, ý nọ tiếpnối ý kia tuôn trào mạch cảm xúc vô tận

- Với cách xưng hô Mình -Ta, nhịp điệu bài thơ trầm bổng mang âm hưởng bâng

khuâng, êm đềm như một khúc hát ru kỷ niệm Đặc biệt điệp từ nhớ được lặp đi lặp lạinhiều lần và mỗi lần lại mang một sắc thái khác nhau với mức độ tăng tiến, ngày càng cụthể rõ nét

- Đoạn thơ chỉ gồm mười câu nhưng là sự kết tinh của cả bức tranh Việt Bắc Giátrị tạo hình và biểu cảm của bài thơ dựng lên khá chân thực một bức tranh thiên nhiên vàcon người Tây Bắc Với một cấu trúc cân đối, hài hoà, hợp lý giữa cảnh và người, tất cả

Trang 37

đều hoà quyện trong nỗi nhớ của người ra đi Một mặt nào đó, đoạn thơ là tấm lòng, làtiếng nói của chính tác giả về chiến khu Việt Bắc- cội nguồn của dân tộc.

3 Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

“ Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

* Nội dung :

Bốn câu đầu:

- Lời hỏi tha thiết mặn nồng của người ở lại với người ra đi về xuôi

- Gợi nỗi nhớ tha thiết về một thời kì cách mạng, vùng cách mạng

Bốn câu sau: Câu trả lời trĩu nặng nghĩa tình của người ra đi về xuôi:

- Tâm trạng của người chia tay: Nhớ nhung vương vấn

- Cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn, không biết nói sao cho hết tình cảm của haingười

 Tình cảm cách mạng và đạo lí cách mạng

* Nghệ thuật:

- Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình, ngọt ngào

- Điệp từ Nhớ, đaịi từ Mình- Ta.

- Sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ, hình ảnh hoán dụ,

4 Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

Mình đi có nhớ những ngày

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

* Nội dung:

Trang 38

- Câu 1,2: Câu hỏi gợi nhớ những tháng ngày kháng chiến ở Việt Bắc

- Câu 3-> 6: Câu hỏi gợi nhớ không gian, thiên nhiên Việt Bắc

- Câu 7,8: Câu hỏi gợi nhớ cuộc sống, con người Việt Bắc

- Cau 9->12: Câu hỏi gợi nhớ kỉ niệm kháng chiến và những địa danh Việt Bắc

5 Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

“Những đường Việt Bắc của ta

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Gợi ý

- Mở đầu đoạn thơ là một cái nhìn bao quát:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Câu thơ bình dị mà chứa chất bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của

ta trên chiến trường Trên các nẻo đường Việt Bắc, đêm nối đêm cứ rầm rập tiến quân ratrận

- Từ láy rầm rập diễn tả được bước chân đi đầy khí thế và sức mạnh áp đảo của

một tập thể đội ngũ chỉnh tề Cuộc ra trận của ta bỗng trở thành một cuộc diễu binh hùngtráng

- Hình ảnh đoàn quân ra trận được miêu tả cụ thể hơn ở những câu thơ sau:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Trang 39

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Từ láy: Điệp điệp trùng trùng, gợi hình ảnh những đoàn quân ra trận nối dài vô tận

và hùng vĩ Hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng

ca Vì vậy sức mạnh của đoàn quân được nâng ngang tầm với sức mạnh của sông núi

- Câu thơ thứ hai vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu

xa: ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm,

đầu súng lấp lánh ánh sao trời, kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị, tạo cho ngườichiến sĩ một vẻ đẹp vừa bình dị vừa cao cả, vĩ đại

- Tiếp nối những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược Họcũng là những chiến sĩ rầm rập lên đường, nam nữ thanh niên cũng vào trận đầy khí thế:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

- nói lên được bước chân đầy sức mạnh tiến công của anh chị em dân công, vừakhái quát được sức nặng của những gánh hàng tiếp tế ra tiền tuyến Câu thơ giàu màu sắctạo hình, vừa bay bổng vừa lãng mạn Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đitrong đêm hội hoa đăng Thật đẹp đẽ và cũng thật tự hào về khí thế và niềm vui ra trậncủa quân ta

- Một không khí khẩn trương và rộn ràng nhưng cũng thật tưng bừng và náo nhiệt:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh củalực lượng cơ giới Hai câu thơ có sự đối lập về hình ảnh, làm nổi bật sự trưởng thành lớnmạnh của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận

- Sự cố gắng và trưởng thành trong kháng chiến đã mang lại những chiến thắng vangdội trên khắp mọi miền:

Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Trang 40

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Một loạt những địa danh được nhắc đến trong niềm vui bất tận Tác giả liệt kênhững trận đánh, những chiến thắng trên những địa danh thân yêu của đất nước./

-Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 , trong một gia đình trí thức cách mạng Nhà thơ

xứ Huế Năm 1964, sau khi ốt nghiệp Đại học Văn Sư phạm Hà Nội Nguyễn Khoa Điềmvào Nam chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên Nay là Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thôngtin

- Tác phẩm thơ: “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng”,…

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảmxúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sựnghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước

2 Xuất xứ

- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm viết tại chiến khu

Trị-Thiên vào cuối năm 1971

Đoạn Đất nước thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”

gồm 110 câu thơ tự do, (Sách Văn 12 trích 89 câu thơ)

Ngày đăng: 13/02/2014, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Thấy được vẻ độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng. - Cĩ những tri thức đọc – hiểu một bài thơ theo PCHĐ - giáo án ôn thi tốt nghiệp môn văn
h ấy được vẻ độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng. - Cĩ những tri thức đọc – hiểu một bài thơ theo PCHĐ (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w