1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế

61 5,8K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện đẩymạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng caochất lượng hàng hóa, thực hiện mục tiêu chiếm lĩn

Trang 1

Đại Học Huế Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Đề tài:

Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu Việt Nam khi thực hiện thanh toán quốc tế.

Trần Nguyên Vũ Nguyễn Hoàng Trần Công Thái Đặng Phan Nhật Tân Nguyễn Tuân Sao

Huế, 2013

Trang 2

Mục lục

Phần 1 : Đặt vấn đề 4

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 4

2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu: 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu 7

Chương 1 : Cơ sở lý luận về thanh toán trong thương mại quốc tế 7

1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 7

1.2 Tầm quan trọng của thanh toán trong thương mại quốc tế 7

1.3 Tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế 8

1.3.1 Khái niệm và các loại tỷ giá 8

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 9

1.3.3 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương 9

1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế 10

1.4.1 Hối phiếu 10

1.4.2 Lệnh phiếu 11

1.4.3 Séc 11

1.4.4 Thẻ thanh toán 12

1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế 12

1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt 12

1.5.2 Phương thức ghi sổ 12

1.5.3 Phương thức chuyển tiền 13

1.5.4 Phương thức nhờ thu 14

1.5.5 Phương thức giao chứng từ trả tiền 17

1.5.6 Phương thức tín dụng chứng từ 17

1.5.7 thanh toán điện tử 19

Chương 2: Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhâp khẩu Việt Nam 20

I Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 20

1 Thực trạng và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 21

2 Thực trạng phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 23

3 Thực trạng phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 23

3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection): 24

3.1.1 Khái niệm: 25

3.1.2 Chứng từ trong phương thức nhờ thu: 25

3.1.3 Các hình thức thanh toán nhờ thu: 25

3.1.5 Ví dụ áp dụng phương thức nhờ thu 28

3.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance): 29

3.2.1 Khái niệm: 30

3.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền: 30

3.2.3.Hình thức chuyển tiền: 32

3.2.4 Nhận xét: 33

3.2.5 Ví dụ về áp dụng của phương thức chuyển tiền: 34

3.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit): 34

3.3.2 Quy trình nghiệp vụ 35

Trang 3

3.3.3 Các loại thư tín dụng 36

3.3.4 Ưu và nhược điểm: 39

3.3.5 Ví dụ áp dụng phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam: 39

II Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong hoạt động thanh toán quốc tế 41

1 Thuận lợi: 41

2 Khó khăn 41

2.1 Những khó khăn do biến động tỷ giá hối đoái 41

2.2 Khó khăn về phương thức thanh toán 43

2.2.1 Phương thức nhờ thu 43

2.2.2 Phương thức chuyển tiền 47

2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 49

Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 50

1 Giải pháp phòng ngừa những khó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái: 50

2 Giải pháp khắc phục những khó khăn trong phương thức thanh toán quốc tế 50

3 Một số giải pháp khác 52

Phần 3: Kết luận và kiến nghị 54

1 Kết luận 54

2 Kiến nghị: 54

2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 54

2.2 Đối với các ngân hàng 55

2.3 Đối với Nhà nước 57

Trang 4

Phần 1 : Đặt vấn đề

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Xuất nhập khẩu có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh này Thông qua xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cảithiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ,tiếp cận được phương thức quản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêmcông ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và ngoại, nâng cao mức sống củangười dân

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũngnhư hoạt động xuất khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác càng khẳngđịnh là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch buôn bán Đốivới đơn vị xuất khẩu, việc thanh toán chính là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị Chính vì vậy, việc xem xét, phân tích, đánh giá hoạt độngthanh toán quốc tế là hết sức cần thiết

Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn của các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy ảnh hưởng đếndoanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia Thông qua hoạt động thanh toán,chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị.Chính vì vậy xem xét tình hình thanh toán là một trong những cơ sở để tìm đối tác, bạnhàng trong quan hệ kinh doanh sao cho có lợi cho mình nhiều nhất Có thể nói rằng, kinh

tế đối ngoại có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán quốc

tế có được thực hiện tốt hay không Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện đẩymạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng caochất lượng hàng hóa, thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia

Chính vì những lý do đó, nhóm quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi thực hiện thanh toán quốc tế”.

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Namkhi thực hiện thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa về những lý luận thanh toán quốc tế

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Việt Nam

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán quốc tế của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ViệtNam trong giai đoạn 2006-2013 như thế nào?

- Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cónhững thuận lợi và khó khăn gì?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu Việt Nam

- Khách thể nghiên cứu: Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Lãnh thổ Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập dự kiến 2006 – 2013.

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:

Trang 6

Các loại thông tin cần thu thập:

- Lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu

- Thông tin về tình hình các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

- Thông tin về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Việt Nam

Nguồn thu thập: Báo cáo khoa học, luận văn và các giáo trình có liên quan,

Internet

Cách thu thập:

 Từ trang web của sở công thương , trang web các công ty xuất nhập khẩuViệt Nam, các bài báo,…

 Thư viện, trung tâm học liệu, sách báo, thông qua các thông tin trên Internet

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Tổng hợp, so sánh dựa vào các dữ liệu thu thập được

Trang 7

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 : Cơ sở lý luận về thanh toán trong thương mại quốc tế1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệthống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phátsinh giữa các nước với nhau

1.2 Tầm quan trọng của thanh toán trong thương mại quốc tế

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu nhưquy trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, sẽ có tácđộng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệụ quả sử dụng vốn của các đơn vịxuất nhập khẩu Thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ có tác động khuyến khích các nhàkinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượnghàng hoá mua bán, mở rộng giao dịch giữa các quốc gia với nhau

Đối với nền kinh tế:

- Hoạt động thanh toán quốc tế là công cụ và là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại,quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia trên thế giới

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

- Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài

- Thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ

- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập với quốc tế

- Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế chúng ta có thể tận dụng được vốn, côngnghệ nước ngoài để thực hiện quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tếkhu vực và thế giới

Đối với ngân hàng thương mại:

- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng cónhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp

vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các

Trang 8

dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn đồng thời mang lạinguồn thu đáng kể cho ngân hàng cả về số lượng và tỷ trọng.

- Là một mắt xích chắp nối các hoạt động khác của ngân hàng thương mại Thanh toánquốc tế không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn là một nghiệp vụ không thể thiếu tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển

- Là khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần tạo điều kiện

để đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, góp phần tăng thu nhập và nâng cao năng lực cạnhtranh cho ngân hàng

- Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại nếu được thực hiện tốt còn giúp chongân hàng nâng cao uy tín và tạo niềm tin ngày càng vững chắc nơi khách hàng

Đối với doanh nghiệp:

- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trìnhthực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do trong thương mại quốc tế, vị trí địa lý của các bạnhàng thường cách xa nhau dẫn đến việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của ngườimua, của bên nợ là rất hạn chế Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiệnnay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhậpkhẩu ngày càng nhiều

- Chính vì thế, tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránhđược những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đó sẽ thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu phát triển

1.3 Tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế

1.3.1 Khái niệm và các loại tỷ giá

Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng sốlượng đơn vị tiền tệ của nước khác

Các loại tỉ giá:

− Tỉ giá chính thức:

 Do ngân hàng trung ương công bố, chính thức xác nhận tỷ lệ chuyển đổigiữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài

 Tỷ giá chính thức là tỷ giá chủ đạo đối với các loại tỷ giá khác

− Tỷ giá thương mại:

Trang 9

 Tỷ giá do các ngân hàng xác định và công bố để áp dụng trong hoạt độngkinh doanh ngoại hối.

 Phân loại: Căn cứ vào phương thức kinh doanh có tỷ giá mua và tỷ giábán Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có tỷ giá mở cửa và tỷ giáđóng cửa Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch có: tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳhạn

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

− Nhân tố khách quan:

 Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế giới

 Chiến tranh, cấm vận, thiên tai

− Nhân tố chủ quan:

 Sự ổn định về tình hình chính trị

 Tỷ lệ lạm phát và sức mua của đồng nội tệ

 Chênh lệch thặng dư hoặc thiếu hụt trong cán cân thanh toán

 Tăng hay giảm lãi suất của ngân hàng

 Mức dự trữ ngoại tệ của một quốc gia

 Lượng tiền tệ đưa vào lưu thông

1.3.3 Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương

Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tácđộng lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làmthay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, có nghĩa là giá trị của đồng nội tệ giảm, cácdoanh nghiệp nhập khẩu thanh toán bằng ngoại tệ sẽ cố gắng thực hiện việc thanh toáncàng sớm thì càng có lợi Điều này ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu

Do vậy tỷ giá có tác động rất lớn đến ngoại thương, đặc biệt là trong hoạt độngthanh toán quốc tế Tỷ giá không phải là bất biến mà luôn biến động theo tình hình thịtrường, theo sự phát triển kinh tế của một quốc gia, do đó việc thanh toán quốc tế có rấtnhiều rủi ro bị chi phối bới tỷ giá

Trang 10

1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế

1.4.1 Hối phiếu

a) Khái niệm:

Hối phiếu (Bill of exchange/Draft hay B/E): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vôđiều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờphiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngàyxác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả chongười khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu

b) Các bên tham gia hối phiếu:

- Người ký phát hối phiếu (Drawer): Là người bán hàng, người xuất khẩu

- Người trả tiền (Drawee): Là người mua hàng hay có trách nhiệm trả tiền

- Người thụ hưởng (Bereficiary): Là người nhận thanh toán số tiền đó

c) Các loại hối phiếu:

Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn.Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng có 3 loại:

 Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, loạihối phiếu này không được chuyển nhượng

 Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu: Tức là loại hối phiếu vô danh,trên hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi mà mà chỉ ghi trả chongười cầm hối phiếu

 Hối phiếu theo lệnh: Là hối phiếu ghi “Trả theo lệnh của …” (Pay toorder of …) Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu

1.4.2 Lệnh phiếu

a Khái niệm:

Trang 11

Lệnh phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứatrả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên lệnh phiếu hoặc theolệnh của người này để trả cho một người khác.

b Đặc điểm:

− Kỳ hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ mệnh lệnh này

− Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để camkết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi

− Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảmbảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu

− Lệnh phiếu chỉ có 1 bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển chongười hưởng lợi trên lệnh phiếu đó

1.4.3 Séc

a Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô diều kiện của người chủ tài khoản tiền

gửi ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình, trích từ tài khoản của mình một số tiền nhấtđịnh để trả cho người cầm séc hoặc người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của ngườinày

b Các bên tham gia thanh toán bằng Séc:

- Người phát hành séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, ngườimua hàng, người nhận cung ứng, người lập ra séc để trả nợ

- Ngân hàng thanh toán: Là người trích trả tiền trên tờ séc từ tài khoản củangười phát hành séc cho người hưởng lợi séc

c Một số quy định về séc

− Điều kiện để được phát hành séc:

 Người ký phát phải có tài khoản ở ngân hàng, tài khoản đó phải có đủ

số dư để chi trả khi séc được phát hành

 Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ nên séc phải được làmbằng văn bản, phải có đầy đủ sự ghi chú bắt buộc theo luật định

 Thông thường séc được in theo mẫu, người ký phát phải ghi đầy đủ,chính xác các nội dung trên séc

− Theo ULC, thời hạn hiệu lực của séc được quy định như sau:

Trang 12

 8 ngày nếu séc lưu thông trong cùng một nước.

 20 ngày nếu séc lưu thông ra ngoài nước nhưng trên cùng một châu

 70 ngày nếu séc lưu thông giữa các nước nhưng khác nhau

1.4.4 Thẻ thanh toán

a Khái niệm

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó

để rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sửdụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ và còn làphương tiện để chủ thẻ có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần gặp nhân viênngân hàng

b Ưu và nhược điểm.

− Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

− Nhược điểm: rủi ro cao, hiệu quả thấp

1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt

Là phương thức thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giaohàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua

Phương thức này tuy đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện nhưng ít được áp dụngtrong thanh toán quốc tế vì rủi ro cao và hiệu quả thấp

1.5.2 Phương thức ghi sổ

Là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) đểghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấpdịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm, ) người mua sẽ trả tiềncho người bán

Quy trình nghiệp vụ:

12

-Ngân hàng xuất khẩu Ngân hàng nhập khẩu

Nhập khẩuXuất khẩu

3

3

Trang 13

− Giải thích quy trình:

(1) Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua

(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua

(3) Đến hạn trả nợ người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán

− Điều kiện áp dụng: Phương thức ghi sổ có lợi cho người mua hơn người bán,

chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa các công ty mẹ và công ty con, cáccông ty có quan hệ lâu đời trong buôn bán, số lượng hàng hóa không lớn, thanhtoán tiền hoa hồng và tiền gửi bán

1.5.3 Phương thức chuyển tiền

Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó kháchhàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một

số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở trong nước người thụhưởng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

Các hình thức chuyển tiền:

1 Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfers –T/T)

2 Hình thức chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfers –MT)

5

Trang 14

2 Người mua sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì viết lệnh chuyểntiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho ngườibán.

3 Ngân hàng kiểm tra khả năng thanh toán của người mua, nếu thấy đủ điềukiện sẽ trích tài khoản của người bán để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đãthanh toán cho người mua

4 Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay bằng điện báo) cho ngân hàngđại lý ở nước ngoài để trả cho người bán

5 Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán và gửi giấy báo cho đơn vị đó

1.5.4 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghitrên tờ hối phiếu đó

Các hình thức nhờ thu:

1 Nhờ thu trơn: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho

ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cònchứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng

Người xuất khẩu

Trang 15

2 Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu

hộ tiền hối phiếu đó

3 Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên người mua

4 Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trảtiền

5 Người mua kiểm tra hối phiếu, nếu thấy hoàn toàn hợp lệ thì viết lệnhchuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người bán

6 Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán

7 Ngân hàng bên bán báo có cho người bán

2 Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu

sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác chongân hàng phục vụ mình thu hộ tiền người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hốiphiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo, với điều kiện nếungười nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộchứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại:

 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ( Document against payment –D/P): được

sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay

 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Document against acceptance –D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kì hạn hay mua bánchịu

Người xuất khẩu

6

Trang 16

1 Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa hai bên đợn

vị, tổ chức xuất khẩu thực hiện nghiệp vụ gởi hàng sang nước nhậpkhẩu

2 Trên cơ sở gởi hàng đi, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền tổchức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gởi đến ngân hàng phục

5 Tùy thời gian thanh toán, chia thành 3 trường hợp:

- Nếu nhờ thu trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents against payment)thì tổ chức nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao

bộ chứng từ

- Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền giao chứng từ (D/A – Documentsagainst acceptance) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hốiphiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ

- D/OT mục trên đã trình bày

6 Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu

để nhận hàng (ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán)

7 Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gởi giấy báo cóhoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu hoặcthông báo từ chối thanh toán của tổ chức nhập khẩu

8 Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoặc chuyển hốiphiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của bên nhậpkhẩu

1.5.5 Phương thức giao chứng từ trả tiền

Trang 17

Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tàikhoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủnhững chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán

Quy trình nghiệp vụ:

Giải thích quy trình:

1 Người nhập khẩu tài khoản tín thác cho người xuất khẩu

2 Người xuất khẩu giao hàng

3 Người xuất khẩu xuất trình những chứng từ yêu cầu tại ngân hàng

4 Ngân hàng ghi Có cho người xuất khẩu và ghi Nợ tài khoản kí quỹ củangười nhập khẩu

5 Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà nhập khẩu

1.5.6 Phương thức tín dụng chứng từ

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêucầu của khách hàng cam kết sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặcchấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu người nàyxuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trongthư tín dụng

Thư tín dụng ( Letter of credit – L/C): Là văn bản pháp lý trong đó 1 ngân hàngtheo yêu cầu của 1 khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng 1 số tiềnnhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ratrong thư tín dụng

Các loại L/C:

23

Ngân hàng

1

Trang 18

1 Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửađổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo trước cho người hưởng lợi L/C.Loại thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng bởi vì L/C này chỉ là lời hứa trảtiền chứ không phải sự cam kết.

2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of credit): Là 1 loạithư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổchức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ýsửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy

bỏ thì nó không thể hủy bỏ

3 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter ofcredit)

4 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit)

5 Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourseL/C)

6 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

7 Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C)

8 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

9 Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)

10 Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C)

11 Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Quy trình nghiệp vụ

Giải thích quy trình:

1

2 6

Trang 19

(1) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cần ngân hàng mở L/C mở L/C cho người

xuất khẩu thụ hưởng

(2) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/

C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết

(3) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã

mở

(4) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu (5) Người xuất khẩu sau khi giao hàng hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào

ngân hàng thông báo để được thanh toán

(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở

L/C

(7) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền

chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng, nếukhông phù hợp thì từ chối thanh toán

(8) Ngân hàng thông báo ghi Có và báo có cho người xuất khẩu.

(9) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo Nợ cho người nhập khẩu.

(10) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ

chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng

1.5.7 thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là một mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đã phổ biếntrên thế giới Có rất nhiều hình thức thanh toán điện tử nhưng thông qua thẻ ATM,thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử Payoo, Payment Gateway, thanh toán qua điệnthoại, …

Trang 20

Chương 2: Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thanh toán

quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhâp khẩu Việt Nam.

I Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Hoạt động thanh toán quốc tế qua những hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện Trong những năm vừaqua, các hợp đồng xuất nhập khẩu mà ngày càng tăng và việc vận dụng các phương thứcthanh toán ngày càng hiệu quả Hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, các doanh nghiệp đã chú trọnghơn cho khâu thanh toán trong hoạt động của mình Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại trongthanh toán xuất nhập khẩu cần được quan tâm

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế

ở việc không xem xét kỹ hợp đồng xuất nhập khẩu, "Điểm yếu của nhiều doanh nghiệpViệt Nam hiện nay là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, chưa chútrọng đến các chi tiết có tính nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế khi tiến hành thương thảohợp đồng với các đối tác nước ngoài"

Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thịtrường quốc tế Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thểxảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu

Một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nướcngoài Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chínhsách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bịrủi ro Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng Ngoài ra, cònkhông ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế

Theo những kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đặcbiệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻbất ngờ Bởi những hàng hoá giá quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõràng Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao

Trang 21

hàng đúng và đủ như thoả thuận Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảohiểm, tài chính không lành mạnh

Các doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhậpkhẩu hàng hoá như thông tin về công ty giao nhận, mở L/C, bảo hiểm tín dụng nhằmđảm bảo hạn chế và phòng tránh được rủi ro

Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông các doanh nghiệpvẫn e ngại với thanh toán điện tử Họ ngại bởi phải thay đổi thói quen, nghi ngờ tính antoàn của thanh toán điện tử vì thiếu việc “ ký và đóng dấu”

Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để doanh nghiệp gia tăng tínhhiệu quả và tiết kiệm chi phí Thực tế, nhiều chi phí phát sinh ở nước ngoài mà bản thândoanh nghiệp không thể kiểm soát hết

1 Thực trạng và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Trong thanh toán quốc tế, việc thanh toán tiền hàng giữa các đối tác trong và ngoàinước có liên quan đến đồng tiền thanh toán giữa các nước, liên quan đến ngoại tệ, tất yếu

có liên quan đến vấn đề tỷ giá Một chính sách tỷ giá linh hoạt và ổn định sẽ hạn chế đượcrủi ro cho cả người mua, người bán và ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.Mọi biến động của tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh xuấtnhập khẩu của doanh nghiệp mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế khác như dịch vụ

du lịch, kiều hối,… từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia.Những biến động của tỷ giá hối đoái không những ảnh hưởng đến hoạt động thanh toánquốc tế và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại mà còn tác động trực tiếpđến hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thời gian qua, ngân hàng Nhà nướcvới vai trò điều tiết vĩ mô của mình, luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ về diễn biến thịtrường trong và ngoài nước, kịp thời đưa ra các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi xuất, tỷgiá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền

tệ, đa đề ra và vận hành vào thực tiễn nhiều biện pháp thích hợp để điều hành chính sách tỷgiá linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường trong từng thời kỳ nhất định Nhờ đó đã gópphần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cânthanh toán quốc tế của Việt Nam

Trang 22

Năm 2007, do tác động của kinh tế thế giới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn,Ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam để khuyến khíchxuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu Tuy nhiên trong bối cảnh đồng USD đang giảm giá so vớicác ngoại tệ mạnh và các dòng vốn lớn đang vào Việt Nam làm phức tạp thêm nỗ lực ngăncản VND lên giá.

Trang 23

So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND năm 2008 đã tăng khoảng 9%, vượt xa mứcthay đổi quanh 1% những năm gần đây, trong khi đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng chi phốitrong thanh toán quốc tế( khoảng 70%) Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chiphí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu,chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao.

Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong nửa đầu năm 2008(giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sảnxuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp

Trên thực tế, có doanh nghiệp nhập khẩu đầu tháng vay USD của ngân hàng để nhậpkhẩu nguyên liệu được tính tỷ giá 16.243 đồng/USD, cuối tháng doanh nghiệp mua USD

để trả nợ vay chỉ với tỷ giá 16.015 đồng/USD, nhờ tỷ giá giảm mà doanh nghiệp được lãi.Trong khi đó, có doanh nghiệp xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu tiềnxuất khẩu trong tháng 8/2007 thì sẽ được chuyển ra VND với tỷ giá 16.245 đồng/USD,nhưng xuất khẩu tại thời điểm tháng 1/2008 thì chỉ còn 15.599 đồng/USD, doanh nghiệp

sẽ thất thu 26 triệu đồng

Năm 2010, tỷ giá USD/VND tăng cao (USD lên giá còn VND giảm giá), thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong tình trạng nhập siêukhá lớn Khi tỷ giá USD/VND tăng không những xuất khẩu tăng mà nhập khẩu cũng tăng,đáng chú ý là mức tăng của nhập khẩu mạnh hơn mức tăng của xuất khẩu (khoảng 0.83%),nghĩa là cán cân thương mại vẫn thâm hụt Đó là do ở Việt Nam có sự phụ thuộc quá caogiữa xuất khẩu và nhập khẩu, nên khi tỷ giá tăng, xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng tăngtheo và tăng nhiều hơn mức tăng của xuất khẩu, điều này lý giải tại sao cán cân thươngmại vẫn thâm hụt mặc dù xuất khẩu có gia tăng khi VND giảm giá

2 Thực trạng phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Từ năm 1954 đến năm 1999, hối phiếu và lệnh phiếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vựckinh tế đối ngoại Các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành hối phiếu đòi tiền thươngnhân hoặc ngân hàng nước ngoài mặc nhiên áp dụng Luật Thống nhất về hối phiếu ULB-1930

Với chính sách mở cửa, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng quan

hệ với các nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng được đổi mới

Trang 24

Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hối phiếu trong phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu trong các hợp đồng mua bán ngoại thương.Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang sử dụng hối phiếu trongthanh toán hàng xuất nhập khẩu Ở Việt Nam, hối phiếu được sử dụng làm phương tiệnthanh toán và tín dụng quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương với vai trò là phương tiện đòitiền của các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu và thư bảo lãnh.

Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng hối phiếu với tư cách là người

bị ký phát khi nhập khẩu hàng hóa và là người thụ hưởng khi xuất khẩu hàng hóa ra nướcngoài

Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại

Tỷ lệ doanh số thanh toán có sử dụng thương phiếu (thanh toán bằng L/C và nhờ thu)chiếm đa phần, khoảng trên 80% tổng doanh số thanh toán quốc tế ở hầu hết các ngânhàng thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phương thức nhờ thu thường sử dụng hốiphiếu làm công cụ đòi tiền người nhập khẩu Phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏtrong thanh toán hàng xuất khẩu ở Việt Nam nên lượng hối phiếu phát sinh từ phương thứcnày cũng ít hơn nhiều so với phương thức tín dụng chứng từ

Séc cũng là 1 phương tiện thanh toán quốc tế đã được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên

Ví dụ: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩutại công ty XNK Tổng hợp I-Bộ thương mại

Trang 25

Đơn vị: (%)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm 2006-2008)

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ViệtNam sử dụng chiếm đa số trong các phương thức thanh toán, điều này thể hiện các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã dần có những thị trường lớn, có nhiều khách hàngmới nên công tác thanh toán cần phải đảm bảo hết sức an toàn và cẩn trọng, tạo được sựtin cậy cho bạn hàng mới từ đó tạo ra thêm những bạn hàng lâu dài về sau Bên cạnh đó,những bạn hàng thân tín, tin cậy, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, các doanh nghiệp ViệtNam vẫn tiếp tục áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu bởi sự nhanhchóng và hiệu quả

3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):

- Đây là một phương thức thanh toán mà hầu hết các ngân hàng đều sử dụng và cácngân hàng luôn có những cải cách sao cho trình tự tiến hành nghiệp vụ ngày càng đơn giản

mà vẫn đảm bảo được yêu cầu an toàn và có lợi nhuận trong kinh doanh

- Ví dụ: Để nhờ thu hàng nhập khẩu qua Ngân hàng công thương Việt Nam, bạn chỉcần đưa Ngân hàng công thương Việt Nam vào điều khoản thanh toán trong hợp đồngngoại thương

- Trong phương thức nhờ thu, có hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.Các Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng

từ, khi đó chứng từ gửi hàng sẽ được gửi kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu Người muamuốn lấy được chứng từ để đi nhận hàng sẽ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán lênhối phiếu

Trang 26

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành xongnghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hốiphiếu Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và đượchưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được.

3.1.2 Chứng từ trong phương thức nhờ thu:

o Chứng từ tài chính (financial documents): hối phiếu đòi nợ (bill of exchange),

hối phiếu nhận nợ (promissory note), séc (cheque),…

o Chứng từ thương mại (commercial documents): hoá đơn thương mại (invoice),

chứng từ vận tải (transport documents), chứng từ sở hữu hoặc các chứng từ khác

có giá trị tương đương, hoặc chứng từ khác không phải là chứng từ tài chính

3.1.3 Các hình thức thanh toán nhờ thu:

a Nhờ thu trơn (clean collection):

Là phương thức nhờ thu mà sau khi người bán (nhà xuất khẩu) giao hàng hoá hoặcthực hiện dịch vụ sẽ gửi chứng từ tài chính nhờ ngân hàng đòi tiền người mua (nhànhập khẩu) mà không kèm theo chứng từ thương mại

Quy trình nghiệp vụ

Giải thích quy trình:

(1) Người bán giao hàng lập bộ chứng từ gửi thẳng người mua

(2) Người bán ký hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền củahối phiếu đó

(3) Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ ngânhàng này thu hộ tiền ở người mua

Ngân hàng bên bán

Người mua

Ngân hàng bên mua

Trang 27

(4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu trả tiền.(5) Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vàothiện chí của họ Nói chung sau khi nhận hàng người mua mới trả tiền.

(6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiềncho ngân hàng bên bán

(7) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiềncho người bán

Trường hợp áp dụng:

− Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường áp dụng phương thức nàykhi hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau

− Dùng đề thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,…

− Phương thức này chỉ áp dụng cho hình thức trả ngay và trả sau

b Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection):

Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụgiao hàng thay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộtiền người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từhàng hóa gửi kèm theo, với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhậntrả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa

Tuỳ theo thời hạn trả tiền ta chia phương thức này làm 2 loại:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (deliver documents against payment-D/P):

người mua phải thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ

Ví dụ thực tế: ta có bảng hợp đồng nhờ thu sau

Trang 28

Hợp đồng ngoại thương này được ký kết bởi:

Nhà xuất khẩu: Công ty cổ phần hải sản Bình Đông, địa chỉ: đường 49 bến Bình

Đông, phường 11, quận 8, Tp HCM

Và nhà nhập khẩu: Effegi Service S.P.A, địa chỉ: Via Spallanzani, 2 46100

Mantova, Italy

Theo hợp đồng, sẽ tiến hành thanh toán bằng phương thức D/P trả ngay, theo đó Công

ty Bình đông Fisheries Joint stock sẽ sản xuất và giao hàng lên tàu, sau đó làm bộ chứng từđưa lên ngân hàng Đông Á, ngân hàng Đông Á sẽ gửi bộ chứng từ tới ngân hàng ngườimua và ngân hàng này sẽ giao bộ chứng từ cho Effegi Service S.P.A với điều kiện Công tynày phải trả tiền thanh toán ngay

Trang 29

Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (deliver documents against D/A): Người mua không phải thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ mà phải ký chấp

acceptance-nhận thanh toán trên hối phiếu và sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn

 So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ có tính

an toàn trong thanh toán cao hơn vì ngân hàng thay mặt người bán dùng bộ chứng từkhống chế người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từcũng không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối với người xuất khẩu vì việcnhờ ngân hàng thu hộ tiền chỉ diễn ra sau khi người xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụgiao hàng

3.1.4 Nhận Xét:

Ưu điểm: An toàn cho cả người mua và người bán (đối với hình thức D/P)

- Người mua: Chủ động trong việc thanh toán

- Người bán: Đảm bảo việc thanh toán từ người mua (đối với hình thức D/P)

 Người mua không nhận hàng

Trong phương thức thanh toán này người bán chịu rủi ro cao nhất

3.1.5 Ví dụ áp dụng phương thức nhờ thu.

Ngày 1/1/2011, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu 1 lô hàng gỗ mỹ nghệ qua bên

Mỹ cho doanh nghiệp X, trị giá lô hàng là 100 triệu đồng chưa bao gồm thuế và chi phí bốc

dỡ Hai bên thỏa thuận thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn Tức là tập đoàn Hoàng

Trang 30

Anh Gia Lai sau khi giao trực tiếp hàng hóa cho bên doanh nghiệp X đồng thời sẽ giao cả bộchứng từ hàng hóa cho doanh nghiệp X.

Sau đó Hoàng Anh Gia Lai sẽ gửi hối phiếu đòi nợ cho ngân hàng đại diện bên mìnhyêu cầu ngân hàng thu hộ tiền hàng cho tập đoàn Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ baogồm hối phiếu nhờ thu, bộ chứng từ hàng xuất khẩu Ngân hàng tiếp nhận chứng từ và đóngdấu đã nhận vào hồ sơ “ Received”, sau đó kiểm tra các chứng từ, hoàn thiện hồ sơ nhờ thu,gửi chứng từ và xử lý thông tin Ngân hàng đại diện bên doanh nghiệp X, tức ngân hàngLiên Việt Bank sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài Liên ViệtBank sẽ thông báo cho khách hàng của mình – Doanh nghiệp X nêu rõ giá trị bộ chứng từnhờ thu và điều kiện thanh toán

Nếu doanh nghiệp X thanh toán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho ngân hàng của mình.Liên Việt Bank tiến hành hạch toán, thu phí, gửi lệnh thanh toán của doanh nghiệp X chobên ngân hàng xuất khẩu bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp X, sau

đó lưu hồ sơ Ngân hàng đại diện bên Hoàng Anh Gia Lai sau khi nhận thông báo thanhtoán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho khách hàng của mình bằng cách ghi có vào tài khoảntiền gửi của Hoàng Anh Gia Lai, lưu hồ sơ

3.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance):

Đây là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng mà các doanh nghiệp Việt Namthường sử dụng khi giá trị đơn hàng nhỏ, các bên có mối quan hệ lâu dài, tin tưởng nhau.Tuy nhiên, phương thức này lại thiếu an toàn

Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam, đã gia nhập hệ thống thanh toán viễnthông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), có thể liên hệ nhanh chóng với hơn 18000 ngânhàng và tổ chức tài chính trên thế giới  thuận lợi cho thanh toán chuyển tiền

Đặc biệt với ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) thông qua mạng SWIFT đượccoi như trung tâm thanh toán ngoại tệ của các ngân hàng tại Việt Nam, là ngân hàng có chấtlượng thanh toán tốt nhất với tỷ lệ trên 95% điện được hoàn toàn xử lý tự động với độ antoàn và bảo mật cao

Các phương thức chuyển tiền cũng được đa dạng hoá bằng SWIFT, liên ngân hàng vàMoneygram Chuyển tiền bằng SWIFT nhanh, với chất lượng cao, chính xác ( theo sự đánh

Ngày đăng: 12/02/2014, 12:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Năm 2007, do tác động của kinh tế thế giới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu - Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế
m 2007, do tác động của kinh tế thế giới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu (Trang 22)
bảng hợp - Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế
bảng h ợp (Trang 27)
Ví dụ thực tế: Ta có bảng hợp đồng ngoại thương sau: - Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế
d ụ thực tế: Ta có bảng hợp đồng ngoại thương sau: (Trang 33)
Ví dụ: Một vụ “lỗ” do biến động tỷ giá điển hình là ở Công ty LG Electronics Vietnam. - Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế
d ụ: Một vụ “lỗ” do biến động tỷ giá điển hình là ở Công ty LG Electronics Vietnam (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w