Giải pháp khắc phục những khó khăn trong phương thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế (Trang 53 - 55)

II. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong hoạt động thanh toán

2. Giải pháp khắc phục những khó khăn trong phương thức thanh toán quốc tế

Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý, đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng.

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn để đảm bảo thu hồi tiền hàng.

Lựa chọn ngân ngân hàng đích danh có uy tín ngay từ khâu ký kết hợp đồng.

Phương thức nhờ thu

Doanh nghiệp Việt Nam không nên chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới, vì rất dễ xảy ra những trường hợp bên người mua không chịu trả tiền hàng.

- Đối với nhà xuất khẩu, để tránh việc nhà nhập khẩu thanh toán dây dưa, chậm trễ và tốn kém hay một số nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay từ chối chấp nhận thanh toán. Nếu xảy ra những vấn đề này thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra toà nhưng tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền. Do vậy, các nhà xuất khẩu nên lựa chọn bạn hàng uy tín để tránh xảy ra những sự việc trên gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Đối với nhà nhập khẩu cũng vậy, phải lựa chọn đối tác có thiện chỉ, để tránh những rủi ro phát sinh như khi hối phiếu đòi tiền đến trước và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

Phương thức chuyển tiền.

• Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền. Ví dụ: Chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?...

• Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng. • Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

• Chuyển tiền là phương thức thanh toán, quyền lợi của người bán không được đảm bảo chắc chắn vì việc chuyển tiền hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và năng lực của người mua.

• Chỉ nên sử dụng đối với các đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín.  Phương thức tín dụng chứng từ

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước nên có bộ phận chuyên trách để chuyên lập và xử lí chứng từ L/C.

- Lập L/C phải chính xác phải bám sát với các điều khoản trên hợp đồng đối với người lập chứng từ.

- Điều kiện ràng buộc phải chặt chẽ.

- Tôn trọng điều khoản trong hợp đồng, tránh mâu thuẫn.

- Doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế phải xem kỹ các chứng từ L/C, hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; nắm bắt được một cách đầy đủ

về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lí rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỉ giá…

- Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thường gặp đối với từng chứng từ lập và cách khắc phục.

- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu từ khâu ký hợp đồng ngoại thương về các chứng từ cần xuất trình khi thanh toán.

- Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần.

Một phần của tài liệu Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w