Khó khăn về phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế (Trang 45 - 53)

II. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong hoạt động thanh toán

2.2Khó khăn về phương thức thanh toán

2. Khó khăn

2.2Khó khăn về phương thức thanh toán

2.2.1 Phương thức nhờ thu.

Những tồn tại, vướng mắc về thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu của các doanh nghiệp Việt Nam:

Nghiệp vụ nhờ thu là một nghiệp vụ phụ thuộc khá chặt chẽ vào tình hình xuất nhập khẩu nói riêng và tình hình kinh tế đất nước nói chung. Bước vào hoạt động trong bối cảnh Việt Nam đứng trước những khó khăn, thử thách hết sức gay gắt: hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân làm cho thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, đầu tư nước ngoài bị giảm sút.

Tuy có an toàn hơn chuyển tiền nhưng không thể chắc chắn được việc thanh toán có thể thực hiện được. Khi gặp những khách hàng không thiện chí, họ không thể thanh toán hay không chấp nhận hối phiếu, doanh nghiệp có thể tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc trong việc thu hồi hàng hoá. Một bất lợi nữa của nhờ thu là khi hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc bằng một vài hình thức vận tải nào khác, trong đó vận đơn đường biển được thay bằng một vận đơn hàng không hoặc một chứng từ tương tự nhưng khác với vận đơn đường biển, chúng không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Do đó, quyền kiểm soát hàng hoá sẽ được chuyển cho người mua khi giao hàng, dù thậm chí việc thanh toán chưa được thực hiện. Khi đó là người xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi.

a. Tồn tại, vướng mắc trong phương thức nhờ thu phiếu trơn:

Khó khăn cho nhà xuất khẩu:

Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát. Do đó còn nhiều tồn tại, vướng mắc gây khó khăn cho nhà xuất khẩu:

- Năng lực tài chính của nhà nhập khẩu còn yếu kém nên việc thanh toán dây dưa, chậm trễ và tốn kém.

- Một số nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay từ chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.

- Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra toà nhưng tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.

Khó khăn đối với nhà nhập khẩu:

- Rủi ro phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

- Như vậy, rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau, cụ thể là nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, còn nhà nhập khẩu thì phải có thiện chí thanh toán.

b. Tồn tại, vướng mắc trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

Đối với nhà xuất khẩu:

- Khi ngân hàng xuất trình, trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng hoá trước khi nhà nhập khẩu thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Rủi ro xảy ra đối với nhà xuất khẩu là không thu được tiền hàng hay bị kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Còn rủi ro đối với ngân hàng nếu xảy ra tranh chấp thì ngân hàng sẽ mất uy tín trên trường quốc tế. Trường hợp này có thể xảy ra ở một số quốc gia, khi mà ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệ với doanh nghiệp trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

- Ngân hàng chuyển chứng từ sẽ không chịu bất kỳ rủi ro nào nếu ngân hàng xuất trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì rủi ro này đều do nhà xuất khẩu phải tự chịu:

• Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (hay theo lệnh của) ngân hàng xuất trình với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước. Ngoài ra, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng hay dỡ hàng hoá.

Đối với nhà nhập khẩu:

- Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán, nhưng hàng hoá thì có thể đã không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng thương mại. Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót, hay cố tình gian lận thương mại để đi nhận hàng. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ.

- Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra toà nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dùng các lý do “chính đáng” để bào chữa cho việc thanh toán của mình như: nhà xuất khẩu đã không giao hàng, hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng… Điều này hàm ý, một nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, thì buộc phải thanh toán khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu không có thể bị ra toà. Sự không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng thương mại của con nợ.

- Nếu hoá đơn thanh toán bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho đến khi thanh toán.

Ví dụ:

Ngày 01/05/2008 Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát xuất trình bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (D/A ) 90 ngày sau ngày B/L, trị giá USD 585,000, xuất khẩu cá ba sa cho Công ty Hoogland Foods BV của Hà Lan với ngân hàng thu hộ là Fortis Bank, ngày giao hàng là 26/04/2008, ngày đến hạn thanh toán là 25/07/2008.

Nhưng việc thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, đến ngày đáo hạn 25/07/2008 Cty Minh Phát vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ đối tác. Công ty

Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands) để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan.

Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Công ty Hoogland Foods BV thì... không có người nghe máy, lý do là Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands)để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan.

Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài ( Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu). Tuy nhiên sau khi giao hàng “đối tác” này cứ...lần lữa không thanh toán. Người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là Công ty Star Procurement Inc.

Trước tình huống trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải thuê luật sư để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được tiền hàng.Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, như Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới.

Một ví dụ khác đó là trường hợp công ty TNHH xuất khẩu Navico trong năm 2001, sau khi giao hàng xuất khẩu cá basa đi Mỹ cho người bán là Seafoods company. Công ty đã lập bộ chứng từ xuất khẩu và nhờ NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô gửi nhờ thu theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm sau 50 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn. NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui trình nhờ thu của ngân hàng, gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Bank of American nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu và chứng từ 47.500 USD, ngân hàng Bank of American sau khi nhận chứng từ đã xử lý theo đúng thủ tục của nghiệp vụ nhờ thu đã điện báo chấp nhận trả lại số tiền cho Navico vào ngày đáo hạn. Nhưng đến ngày đáo hạn, người mua không thanh toán, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã điện tra soát, đôn đốc ngân hàng nước ngoài trả

tiền cho người bán, nhưng người mua không thanh toán và gửi trả hàng cho người bán vì ngân hàng Bank of American đã gửi trả chứng từ cho người bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tình huống này, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã thu được nợ chiết khấu từ Navico từ nguồn tiền bán hàng khác. Tuy nhiên, công ty Navico cũng phải gánh chịu tổn thất giảm giá hàng và tìm đối tác khác bán lô hàng này và phải giảm đến 50% trị giá lô hàng.

2.2.2 Phương thức chuyển tiền

Thanh toán bằng chuyển tiền hoàn toàn dựa trên uy tín và quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Nếu người mua không có thiện chí, sau khi nhận hàng có thể từ chối trả tiền hoặc thậm chí từ chối việc thực hiện hợp đồng bằng cách không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng. Lường trước được những hạn chế đó, các Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ dùng phương thức chuyển tiền với một số ít khách hàng quen thuộc.

Nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu Việt Nam thường có vị thế không cao trong quan hệ mua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán hay đòi tiền. Khi nhập khẩu thì bị các nhà xuất khẩu nước ép thanh toán ứng trước, còn khi xuất khẩu thì ngược lại là bị đối tác nước ngoài trì hoãn việc thanh toán.

Thanh toán chuyển tiền thì người bán hàng luôn “cầm dao đằng lưỡi”. Anh Lương Quang Diệu, Phó giám đốc phụ trách về xuất nhập khẩu của Công ty TNHH luật Việt Á, cho rằng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu quốc tế bằng TT tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là thời kinh tế khó như hiện nay. Tất cả chỉ dựa bằng uy tín, nhiều khách hàng không cố tình quỵt đơn hàng, mà họ cũng là nạn nhân bị nhà phân phối không có khả năng thanh toán, dẫn đến “đẩy” gói rủi ro sang cho nhà sản xuất.

Ví dụ:

Gần đây, một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu ở tỉnh Đồng Nai đã gặp phải tình trạng khách “xù” tiền hàng, có nơi thì bị làm giá lại rất bất lợi. Chủ một doanh nghiệp làm hàng mây tre đan xuất khẩu ở phường Tân Biên (TP.Biên Hòa) kể, đầu năm nay doanh nghiệp xuất một đơn hàng trị giá 30 ngàn USD cho khách hàng quen ở Hàn Quốc. Hàng sang đến nơi nhưng khách cứ dây dưa không chịu thanh toán. Hơn 5 tháng qua, mỗi khi

đòi tiền đều nhận được trả lời: hàng bán không được, lại đang gặp khó khăn về tài chính nên sẽ thanh toán chậm. Chậm đến bao lâu doanh nghiệp cũng không được xác định.

Giám đốc doanh nghiệp này nói: “Làm ăn với nhau cũng mấy năm nay rồi, thấy họ thanh toán tiền đàng hoàng, không khi nào bị trễ cả, nên tôi cũng không biết họ khó thật hay khó giả và liệu có trả tiền hay không”.

Thời gian đầu, doanh nghiệp này xuất khẩu hàng đều thực hiện L/C, sau hơn 1 năm thấy khách hàng khá tốt và họ đề nghị thanh toán bằng TT để không bị đọng vốn, bởi nếu thanh toán bằng L/C, nhà nhập khẩu phải nộp số tiền tương ứng giá trị đơn hàng vào ngân hàng tại Hàn Quốc ngay sau khi ký hợp đồng, như vậy từ khi ký hợp đồng đến lúc nhận được hàng thời gian tới gần 2 tháng. Thấy đề nghị phía khách hàng có lý, đồng thời muốn giữ khách thời kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đã đồng ý. Sau gần 4 năm làm ăn với nhau khá xuôi chèo mát mái, thì nay doanh nghiệp này đã vấp phải rủi ro.

Cũng tại phường Tân Biên, giữa năm 2012 một doanh nghiệp làm đồ gỗ xuất khẩu đã “hứng trọn” một hợp đồng 50 ngàn USD khi hàng đi mà không thấy tiền về. Chủ doanh nghiệp sang tận Mỹ tìm để đòi tiền nhưng chỉ thêm tốn tiền vé máy bay.

Cùng trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu, ông H, chủ một DNTN ở phường Long Bình (TP.Biên Hòa) mới đây cũng bị khách hàng trừ 20% tiền hàng với lý do hàng bị hư. Theo ông H thì đây là “chiêu” mà doanh nghiệp phải chấp nhận. Nếu không, có nguy cơ không lấy được tiền. “Nếu đúng hàng hư, khách hàng phải chụp hình sản phẩm rồi gửi cho mình xem. Đằng này họ không làm theo yêu cầu trên và nêu ra lý do đã bán cho nhà phân phối với giá rẻ rồi” - ông H chia sẻ.

Trường hợp người mua phải thanh toán ứng tiền thì rủi ro lớn cho người mua, người mua sẽ rất dễ mất khoản tiền đã ứng trước nếu người bán gặp khó khăn hoặc không trung thực.

2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ

Ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C ) chiếm tỷ trọng khoảng trên 60%, thậm chí theo thống kê ở một số ngân hàng, phương thức này chiếm tỷ trọng lên tới 80-90% các phương thức thanh toán quốc tế, cho thấy phương thức này được các doanh nghiệp lựa chọn rất nhiều trong thanh toán quốc tế vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C bị ngân hàng từ chối do có sai sót.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu trong việc lập bộ chứng từ. Những sai sót tưởng như rất nhỏ bé, đơn giản như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng và cả những sai sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát đều gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán. Trên thực tế, để có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là một điều rất khó khăn nếu như không nhận được thiện chí từ phía người mua.

Đa phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước không có bộ phận chuyên trách để chuyên lập và xử lí chứng từ L/C hoặc bộ phận này chỉ kiêm nhiệm.

Hoạt động của một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay còn bán chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế.

Gần đây các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều gian lận trong thanh toán quốc tế và ngày càng phức tạp.

Gặp rủi ro trong giao dịch, nhẹ (nói dối về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng), nặng (lừa đảo trong khối lượng hàng hóa và gian lận thanh toán).

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cẩn trong thanh toán quốc tế. Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lí rủi

ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỉ giá…Điều này là hệ quả của việc nguồn nhân lực chưa đạt tiêu chuẩn.

Một ví dụ điển hình đã xảy ra tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương

Một phần của tài liệu Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam khi thực hiện thanh toán quốc tế (Trang 45 - 53)