1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

76 986 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 480 KB

Nội dung

Với quy trìnhnày đã cơ bản đảm bảo được những mục tiêu đề ra và đẩy nhanh tốc độ nêncông tác xây dựng chính sách trong thời gian qua kịp thời thể chế hóa cácnghị quyết của Đảng, ban hành

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3

1.1 Khái quát về thuế xuất nhập khẩu và chính sách thuế xuất nhập khầu 3 1.1.1 Thuế xuất nhập khẩu 3

1.1.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu 6

1.2 Thực trạng chính sách thuế xuất nhập khẩu hiên nay 8

1.2.1 Xây dựng chính sách thuế 8

1.2.1.1 Quy trình xây dựng chính sách thuế 8

1.2.1.2 Đánh giá về quy trình xây dựng chính sách thuế 11

1.2.2 Ban hành chính sách thuế 13

1.2.2.1 Quy trình ban hành chính sách thuế 13

1.2.2.2 Đánh giá quy trình ban hành chính sách thuế 14

1.2.3 Thực thi chính sách thuế 16

1.2.3.1 Thủ tục kê khai đăng kí thuế 16

1.2.3.2 Biểu thuế quan nhập khẩu 18

1.2.3.3 Thời hạn nộp thuế 24

1.2.3.4 Miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế 27

1.2.3.5 Quy trình thu nộp thuế bằng phương thức điện tử 30

1.2.3.6 Đánh giá về việc thực thi chính sách thuế 37

1.3 Kết luận chương I: Tổng kết những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu do chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay .49 CHƯƠNG II: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HƯỚNG ĐẾN DOANH NGHIỆP 52

2.1 Phương hướng điều chỉnh chính sách thuế quan của Việt Nam 52

2.1.1 Định hướng điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay 52 2.1.2 Nguyên tắc điều chỉnh chính sách thuế quan 55

Trang 2

2.1.2.1 Việc sửa đổi bổ sung phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tiễn

phát triển của đất nước 55

2.1.2.2 Điều chỉnh thuế quan trên cơ sở đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế trong nước 56

2.1.2.3 Phát huy đầy đủ chức năng vai trò của thuế quan là công cụ kinh tế hữu hiệu 57

2.2 Những kiến nghị nhằm điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu 58

2.2.1 Điều chỉnh danh mục biểu thuế theo phân loại của tổ chức hải quan thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam 58

2.2.2 Điều chỉnh các mức thuế suất ngày càng phù hợp với các cam kết quốc tế trên cơ sở bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước 60

2.2.3 Sửa đổi các quy định về thời hạn nộp thuế nhập khẩu 61

2.2.5 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đảm bảo cho hoạt động quản lý và thu thuế được dễ dàng, chính xác và đơn giản thủ tục thông quan cho doanh nghiệp 62

2.2.6 Nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thu thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử 64

2.2.7 Đảm bảo tính trung lập và hài hòa về mặt lợi ích giữa các doanh nghiệp khi xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu 65

2.2.8 Đào tạo kỹ năng xây dựng chính sách thuế và hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách thuế 66

2.2.9 Sửa đổi các quy định về hoàn thuế 66

2.2.10 Đảm bảo đơn giản, minh bạch trong thủ tục hải quan 67

2.2.11 Nhóm giải pháp đối với người nộp thuế 67

2.3 Kết luận chương 2: Tổng kết những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 68

KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN The Association of Southeast

Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á

APEC Asia Pacific Economic

Cooperation

Tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á -Âu

MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc

CEPT Common Effective

Preferential on Tariffs

Chuơng trình cắt giảm thuế quan

có hiệu lực chung

TEL Temporary Exclusion List Danh mục các sản phẩm tạm thời

chưa giảm thuế

ODA Official Development

Assistance Viện trợ phát triển chính thức

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 4

Bảng 2: Bảng minh họa biểu thuế ưu đãi Việt nam năm 2010

Sơ đồ 1.1 Quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng tiền mặt tại Kho bạc

Nhà nước theo phương thức điện tử

Sơ đồ 1.2 Quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng tiền mặt thông qua

ngân hàng theo phương thức điện tử

Sơ đồ 1.3 Quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng chuyển khoản qua

Kho bạc nhà nước

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Thuế là nguồn thu của nhiều nước,là nguồn cung cấp tài chính đảm bảocho sự hoạt động của bộ máy nhà nước và cho xã hội,đặc biệt ở Việt Namthuế luôn chiếm trên 25% tổng thu ngân sách nhà nước.Trong hoạt độngthương mại quốc tế thuế xuất nhập khẩu là cơ sở cho hoạt động trao đổi buônbán và là nguồn thu lớn với ngân sách nhà nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trênkhắp thế giới Việt Nam phải có sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật vàthông lệ quốc tế đồng thời phải có những chính sách quản lý kinh tế trong đó

có chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp với điều kiện và thong lệ quốc tế.Hơn nữa,Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế như:ASEAN, APEC, ASEM, WTO…,và kí các hiệp định song phương đã đặt rayêu cầu phải cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã kí Điều này đòi hỏi phải có

sự thay đổi phù hợp về chính sách thuế xuất nhập

Đứng trên giác độ của doanh nghiệp, nhu cầu trao đổi thương mại quốc tếngày càng lớn về cả khối lượng và giá trị Vì vậy thuế xuất nhập khẩu ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu, một chính sách thuế xuất nhập khẩu đúng đắn rõ ràngquan tâm đến lợi ích của các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanhnghiệp phát triển

Xuất phát từ tầm quan trọng của chính sách thuế quan, đề tài “Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ” là cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là làm sang tỏ một phần về chính sách thuế xuấtnhập khẩu hiện nay, những thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu và đưa ra một số suy nghĩ để điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩutheo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp

Trang 6

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Chính sách thuế nhập khẩu tại Việt nam Quátrình xây dựng, ban hành và thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng nghiên cứu: phân tích các vấn đề liên quan đến chính sáchthuế nhập khẩu tại Việt nam và các đối tượng chịu chi phối bởi chính sáchthuế xuất nhập khẩu

4 Phương pháp nghiên cứu:

Việc nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khixem xét các vấn đề cụ thể; đồng thời dựa trên các quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan

Trên cơ sở đó, đề tài cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứunhư: phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tinđược tác giả thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý,sách báo, tạp chí…); phương pháp kết hợp nghiên cứu với thực tiễn, phươngpháp thống kê so sánh…

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Về mặt lý luận: đưa ra những vấn đề cơ bản về thuế xuất nhập khẩu,quản lý thuế xuất nhập khẩu, vai trò của thuế xuất nhập khẩu… Ngoài ra, đềtài cũng đưa ra các suy nghĩ đề xuất về chính sách thuế xuất nhập khẩu hướngđến doanh nghiệp

Về ý nghĩa thực tiễn: chính sách thuế xuất nhập khẩu góp phần đảmbảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và thực hiện tốt các cam kết trong hộinhập, góp phần thực hiện tốt các chính sách đối ngoại của đất nước trong từngthời kỳ

6 Bố cục:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cácphụ biểu,chuyên đề gồm có 2 chương:

Chương I: Một số vấn đề về chính sách thuế xuất nhập khẩu

Chương II: Một số suy nghĩ về chính sách thuế xuất nhập khẩu hướng đến

doanh nghiệp

Trang 7

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT

NHẬP KHẨU VIỆT NAM1.1 Khái quát về thuế xuất nhập khẩu và chính sách thuế xuất nhập khầu

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế trong toàn bộ hệ thống thuế củamỗi nước Ngoài những vai trò tác dụng của một sắc thuế nói chung, thuếxuất nhập khẩu còn có những nét riêng đặc trưng về vai trò, nội dung….Trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thuế xuất nhập khẩu được coi là một công

cụ hữu hiệu trong chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia

1.1.1 Thuế xuất nhập khẩu

Khái niệm

Trong các loại thuế, thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò đặc biệt quantrọng không chỉ đơn thuần trong việc tích cực đóng góp vào quản lý hàngnhập khẩu, hướng dẫn tiêu dùng, ngân sách nhà nước mà còn có vai trò quantrọng đặc biệt trong chính sách đối ngoại cũng như quá trình hội nhập kinh tếquốc tế

Có nhiều khái niệm về thuế xuất nhập khẩu khác nhau do có nhiềuquan điểm tiếp cận khác nhau, song đứng trên góc độ là một công cụ quản lý

xuất nhập khẩu thì thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ hải quan của một nước.

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, bởi lẽ thuế này là một bộphận cấu thành trong chi phí, làm tăng giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu màkhông tác động trực tiếp đến thu nhập của người nộp thuế

Trang 8

Trong định nghĩa này, “lãnh thổ hải quan” được hiểu là biên giới ngăncách lãnh thổ trong và ngoài nước, mà còn là sự phân định giữa các khu côngnghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế…với vùng lãnh thổ bên ngoài Như vậymột hàng hóa ở vùng phi thuế trên được đưa ra thị trường trong nước bán thìvẫn phải chịu thuế

Vai trò

Ngoài những vai trò của thuế nói chung, thuế xuất nhập khẩu còn cónhững vai trò đặc biệt sau:

Thứ nhất: Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu

Lượng hàng lưu thông quan biên giới hải quan là rất lớn do đó thuếquan là không chỉ là công cụ giúp cho việc đánh thuế nhằm tăng thu ngânsách nhà nước còn là công cụ hữu hiệu giúp các cơ quan hải quan kiểm soátmặt hàng nhập khẩu như trị giá, loại hàng, chủng loại, số lượng, xuất xứ…Thông qua đó hải quan còn kiểm soát nhằm phát hiện ra các loại hàng hóatrong danh mục cấm xuất nhập khẩu, những hàng hóa có ảnh hưởng tới anninh an toàn quốc gia và phương hại tới văn hóa môi trường của nước xuất vànhập khẩu

Thứ hai: bảo hộ sản xuất trong nước

Trong mỗi giai đoạn khác nhau chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhànước đề ra đối với từng mặt hàng ưu tiên hay hạn chế Căn cứ vào đó xâydựng chính sách thuế hợp lý cho từng mặt hàng

Nhà nước luôn đánh thuế nhập khẩu thấp với những mặt hàng là trangthiết bị, máy móc, nguyên vật liêu phục vụ sản xuất trong nước Giá đầu vàothấp giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đổi mới công nghệ, nângcao chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của của hàng hóatrong nước.Đồng thời nhà nước cũng hạ thấp thuế một số mặt hàng xuất khẩu

có lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia Vì lợi

Trang 9

ích quốc gia và lợi ích của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay, mứcthuế xuất khẩu với các mặt hàng thường rất thấp và nhiều mặt hàng mức thuế

là 0%

Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vai tròbảo hộ của thuế quan bị giảm đi vì những cam kết về thuế xuất trong các tổchức kinh tế quốc tế thường rất thập và có xu hướng xóa bỏ hoàn toàn Nhưngbảo hộ cũng chỉ là biện pháp giúp các doanh nghiệp trong diều kiện côngnghệ còn lạc hậu, trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao Mở cửa sẽ giúpcác doanh nghiệp trong nước thấy được sức ép phải cạnh tranh với hàng hóanước ngoài, buộc họ phải tích cực vận động cải tiến khoa học, kĩ thuật, nângcao chất lượng sản phẩm để không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi có yếu tố chấtlượng cao

Thứ ba:hướng dẫn tiêu dùng trong nước

Người tiêu dùng thường hướng tới mua sẳm những sản phẩm giá rẻ,chất lượng cao do mức thu nhập còn hạn chế Thuế nhập khẩu là một bộ phậncấu thành giá cả của sản phẩm nên mức thuế cao hay thấp có tác động trựctiếp đến kích thích và hạn chế tiêu dùng Với vai trò quan trọng đó, thuế nhậpkhẩu cần phải được cơ cấu hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, điều tiếthoạt động tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh

tế xã hội và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng

Thứ tư: là công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia

Thuế là nội dung quan trọng hàng đầu trong chính sách trong vấn đềđàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Giảm thuế giúp thương mại hàng hóa phát triển, kíchthích quá trình hội nhập Mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt luôn dành chocác nước có quan hệ thân thiết và có thỏa thuận thuong mại với nước này

Trang 10

Trái lại, thuế nhập khẩu cũng là biện pháp trừng phạt đối với nhữngnước, những mặt hàng gây cản trở thương mại, ảnh hưởng tới sự phát triểnkinh tế trong nước Mức thuế trong trường hợp này thường là tương đối cao.

1.1.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Chính sách thuế xuất nhập khẩu là sự tác động có tổ chức của Nhànước bằng pháp quyền lên công cụ thuế quan nhằm sử dụng công cụ này mộtcách có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và điều tiết hoạtđộng thương mại quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế, thuế quan làmột công cụ được sử dụng nhiều nhất để phát triển hoạt động thương mạiquốc tế Tác động của thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế củamột quốc gia có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có những mặt tiêu cực Thuếquan xuất nhập khẩu mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhưng cũng gâyảnh hưởng lớn đến sự vận động của hàng hóa ngoại thương và nội dịa của mộtquốc gia có thể dẫn đến giá cả leo thang và hàng hóa khan hiếm

Nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu

Chính sách thuế xuất nhập khẩu bao gồm các công việc trong lĩnh vựclập pháp, hành pháp và tư pháp Tức là bao gồm các công việc:

Thứ nhất: Soạn thảo và ban hành luật thuế xuất nhập khẩu

Nội dung của luật thuế xuât nhập khẩu phải dựa trên căn cứ tình hìnhkinh tế của quốc gia, cơ cấu kinh tế, các chủ trương, chính sách quản lý kinh

tế Nhà nước…Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế mở cửa và hội nhập cần xemxét các vấn đề của nền kinh tế thế giới và khu vực

Luật thuế cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là

- Bao quát hết các nguồn thu

- Đảm bảo tính công bằng

- Đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra

Trang 11

Thứ hai: Tổ chức thực hiện

Đây là khâu đóng vai trò quan trọng của việc sử dụng công cụ thuế Từviệc tuyên truyền phổ biến kiến thức về luật thuế và chính sách thuế phảiđược tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức như phương tiện thông tinđại chúng, panô, áp phích,…đến việc tổ chức quản lý thu thuế phải được thựchiện một cách nghiêm túc và chính xác

Với việc quản lý đối tượng nộp thuế: Các đối tượng phải tiến hànhđăng kí mã số thuế, mã số hải quan với cơ quan thuế và Hải quan

Với việc xây dựng lựa chọn quy trình quản lý thuế: đó là trình tự cácbước công việc phải làm nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu thuế vào ngânsách Nhà nước Đối với thuế xuất nhập khẩu, đối tượng nộp thuế tự kê khai,

tự tính thuế và nộp thuế Số thuế phải nộp phải dựa trên các căn cứ kháchquan rõ ràng, dưới sự kiểm tra của cán bộ thuế và sụ ấn định của cơ quan thuếhay dựa trên các số liệu thực tế về tình hình xuất nhập khẩu

Thứ ba; Thanh tra thuế

Thanh tra thuế là một nội dung quan trọng của chính sách thuế xuấtnhập khẩu được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành

và sự phối hợp của cơ quan chức năng có liên quan Mục đích của thanh trathuế là phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế tới mức thấpnhất tình trạng thất thu thuế, đảm bảo ý thức chấp hành pháp luật thuế chongười nộp thuế và thi hành thuế và phát hiện những nội dung không phù hợptrong các văn bản pháp luật thuế từ đó kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi,

bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

Trang 12

1.2 Thực trạng chính sách thuế xuất nhập khẩu hiên nay

1.2.1 Xây dựng chính sách thuế

1.2.1.1 Quy trình xây dựng chính sách thuế

Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, tới địnhhướng của nhà nước cũng như các cam kết quốc tế Vì vậy, xây dựng chínhsách thuế là một quy trình trải qua nhiều bước, chịu sự kiểm tra giám sát củanhiều cơ quan có thẩm quyền và được sự thẩm định của cơ quan chức năng và

ý kiến của các doanh nghiệp Có thể tóm tắt quy trình xây dựng chính sáchthuế làm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:Giai đoạn tổng kết thực tiễn

Trong giai đoạn này, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tổng kết thựctiễn quản lý thuế trong các khoảng thời gian khác nhau có thể là 15 năm, 10năm, 5 năm, 3 năm hay 1 năm

Tổng kết thực tiễn là quá trình đánh giá những ưu điểm và điểm còntồn tại của công tác quản lý thuế từ đó rút ra những yêu cầu về quản lý thuếtrong giai đoạn tới

Ví dụ, trong báo cáo tổng kết 3 năm làm việc 2004 – 2007:Bộ Tàichính đã đánh giá những ưu điểm của quản lý thuế trên các mặt :

- Thủ tục hành chính đã từng bước được cải thiện theo hướng đơn giản hóa, rõràng, công khai Thời gian giải quyết các công việc về thuế được rút ngắn tạothuận lợi cho người nộp thuế

- Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế ngày càng được nâng cao; vai trò của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác thuế từng bước được tăng cường

- Công tác quản lý thuế từng bước được kiện toàn; hiệu lực thực hiện luậtpháp thuế được tăng cường; nguồn thu được bảo đảm

Trang 13

Bên cạnh những ưu điểm, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế còn tươngđối cao Điều này một phần xuất phát từ ý thức người nộp thuế, phần nữa docác quy định trong các văn bản thuế còn chưa đầy đủ, rõ ràng.

- Các quy định thuế còn chưa thống nhất và phân tán tại nhiều luật

- Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quản lý thuế còn chưa đượcquy định đầy đủ, rõ ràng

- Còn nhiều hạn chế trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về thuế,chống thất thu thuế

Không chỉ đánh giá thực tiễn ảnh hưởng của chính sách thuế, trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam phải cam kết cắt giảm tiến tới xóa bỏhàng rào thuế quan, do đô, việc ban hành chính sách thuế còn phải phù hợpvới các cam kết đã kí Chẳng hạn, với cam kết về thuế nhập khẩu của ViệtNma trong AFTA, thời gian Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT trong vòng 10năm từ 1/1/1996 đến 1/1/2006

Với danh mục mặt hàng IL : Việt nam cam kết cắt giảm xuống còn

tối đa là 30%

Nhóm III: Các ngành được bảo hộ cao cần được ưu tiên hỗ trợ phát

triển như nông sản, hàng công nghiệp chế biến…

Dưới đây là bảng minh họa các cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam

Trang 14

Bảng 1 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt

Thuế suất cuối cùng (%)

Thời hạn thực hiện

Ngoài ra, việc xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu còn phụ thuộcvào các diễn biến bất thường của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trongnước và quốc tế Chẳng hạn, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, đểbảo vệ ngành thép trước rất nhiều khó khăn và nhiều doanh nghiệp có nguy

cơ bị phá sản, buộc chính sách thuế nhập khẩu phải có những điều chỉnh:giảm thuế nhập khẩu phôi thép và thuế nhập khẩu thép thành phẩm phải đượcđiều chỉnh tăng

Giai đoạn 2: Xây dựng dự thảo chính sách thuế

Sau khi đánh giá thực tiễn và dựa trên những cam kết quốc tế, các cơquan chức năng tiến hành xây dựng dự thảo chính sách thuế Dưới sự chỉ đạocủa một ban chỉ đạo xây dựng chính sách thuộc Bộ Tài chính, bản dự thảo

Trang 15

hoàn thành được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ, sau khi Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt, bản dự thảo đươc trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xemxét và sau đó được trình lên Quốc hội lấy ý kiến của các đại biểu quốc hội

Dự thảo chính sách thuế được xây dựng đảm bảo phù hợp với mục tiêu

đề ra cho chính sách thuế đồng thời mỗi dự thảo chính sách đều được xem xétcẩn thận tại văn phòng quốc hội có sự tham gia của nhiều bên liên quan để sosánh chính sách thuế ban hành với các quy định, luật và pháp lệnh có liênquan đảm bảo không có sự mâu thuẫn với các quy định, luật đã ban hành vàthống nhất về măt từ ngữ tránh gây ra hiểu sai, hiểu nhầm

Giai đoạn 3: Lấy ý kiến

Đây là giai đoạn cuối của quá trình xây dựng chính sách thuế Ở giaiđoạn này dự thảo được công bố rộng rãi trên các trang web của Bộ Tài chính,của Tổng cục Hải quan và Chính phủ hoặc có thể trên các phương tiện thôngtin đại chúng để người dân, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu xem xét vàcho đánh giá những mặt còn bất cập trong dự thảo Trong giai đoạn này, bộ

Tư pháp thẩm định dự thảo đưa ra ý kiến và cuối cùng là tổng kết chính sách

để ban hành chính sách

1.2.1.2 Đánh giá về quy trình xây dựng chính sách thuế

Quy trình xây dựng chính sách thuế là một quy trình phức tạp, mangtầm vĩ mô lớn, có sự tham gia của nhiều cấp, bộ, ngành và doanh nghiệp Vìvậy việc đánh giá quy trình này cũng là việc khó khăn ngay cả với nhữngchuyên gia ngành luật Đứng dưới góc độ là sinh viên, em xin được đánh giánhư sau:

Về ưu điểm:

Quy trinh xây dựng chính sách thuế đã góp phần xác lập trật tự, kỉcương trong hoạt động lập pháp, lập quy, đưa công tác xây dựng pháp luật

Trang 16

ngoặt trong hoạt động xây dựng và ban hành luật của Quốc hội Với quy trìnhnày đã cơ bản đảm bảo được những mục tiêu đề ra và đẩy nhanh tốc độ nêncông tác xây dựng chính sách trong thời gian qua kịp thời thể chế hóa cácnghị quyết của Đảng, ban hành được số lượng lớn các chính sách thuế, bướcđầu tạo lập được khung pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạođiều kiện phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đặc biệt là đã góp phần quan trọng đưa đất nước hội nhập vào nềnkinh tế thế giới.

Về những mặt chưa được:

Việc lập chương trình xây dựng chính sách thuế hàng năm và cả nhiệm

kỳ vẫn chưa sát thực tế, chưa dự báo được đầy đủ yêu cầu và sự thay đổinhanh chóng của kinh tế trong nước và thế giới nên tính khả thi chưa cao,phải sửa đổi và điều chỉnh nhiều lần Việc xác định tên gọi, hình thức, phạm

vi điều chỉnh của chính sách và phân công cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩmtra trong một số trường hợp còn chưa hợp lý Chưa có sự phân công rànhmạnh, hợp lý giữa các cơ quan trong việc soạn thảo nên đã dẫn đến tình trạngchờ đợi, dựa dẫm nhau làm chậm tiến độ xây dựng chính sách cũng như giảmchất lượng soạn thảo văn bản, kết quả là nhiều dự án không được soạn thảo,trình đúng tiến độ, không được gửi đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụQuốc hội, Quốc hội đúng thời hạn theo quy định của pháp luật Có chínhsách, do trong quá trình xây dựng chưa có sự trao đổi, bàn bạc kỹ giữa các cơquan có trách nhiệm nên ý kiến giữa các cơ quan này chưa thống nhất đượcvới nhau về các nội dung quan trọng Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủtục Chính phủ xem xét, thảo luận và thông qua các chính sách thuế, nên trongthực hiện chưa tuân thủ đầy đủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật là Chính phủ phải thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số.Việclấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp chưa được quy định hợp lý nên còn

Trang 17

hình thức, lãng phí Quá trình nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốchội đối với dự thảo chính sách là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đếnchất lượng của văn bản nhưng chưa được quy định rõ trình tự, thủ tục cũngnhư trách nhiệm cụ thể của các cơ quan hữu quan Chưa có cơ chế để giảiquyết tốt mối quan hệ giữa chính sách thuế với các văn bản quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành nên có không ít văn bản mặc dù đã được ban hành và

có hiệu lực nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì còn phải chờ các văn bản quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành…

1.2.2 Ban hành chính sách thuế

1.2.2.1 Quy trình ban hành chính sách thuế

Chính sách thuế là một văn bản quy phạm pháp luật vì chính sách thuế

là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩmquyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộcchung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Vì vậy quy trình ban hành chính sách thuế phải tuân thủ theo quy trinh banhành văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Hiến pháp năm 1992 đã đượcsửa đổi năm 2001

Theo luật này, chính sách thuế được ban hành phải tuân thủ các quy tắcđảm bảo tính hợp hiến hợp pháp và phải tuân thủ đúng trình tự ban hành vàphải đảm bảo tính minh bạch, khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế đã

kí kết trong các chính sách thuế ban hành

Số và kí hiệu ban hành của chính sách thuế được sắp xếp theo thứ tự:loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan banhành văn bản và số khóa Quốc hội

Khi ban hành chính sách thuế, Bộ Tài chính phải sửa đổi, bổ sung, huỷ

Trang 18

trái với quy định của chính sách thuế mới ngay trong văn bản chính sách thuếmới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõtrong văn bản đó danh mục, điều, khoản, điểm của văn bản ban hành chínhsách do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới và có tráchnhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi chính sách mới mới có hiệu lực.

1.2.2.2 Đánh giá quy trình ban hành chính sách thuế

Về ưu điểm:

Cũng giống quy trình xây dựng chính sách thuế, uy trình ban hànhchính sách thuế đã có nhiều điểm mới, được đẩy nhanh hơn, rút ngắn thờigian ban hành, trước đây để một chính sách từ khi là là dự thảo lấy ý kiếnngười dân đến khi ban hành cần ít nhất từ 8 tháng đến 1 năm hoặc thậm chílâu hơn nữa, với quy trình mới này thời gian ban hành chính sách đã đượcgiảm xuống, đồng thời cũng tạo được sự phối hợp trong việc soạn thảo và banhành các chính sách thuế với các chính sách khác

Về những điểm còn tồn tại:

Tuy thời gian ban hành luật đã được giảm nhưng vẫn còn mất khánhiều thời gian, thông thường một chính sách thời gian ban hành nhanh cũngmất từ 1-3 tháng, hoặc 6 tháng Sự chậm trễ này là do một phần những quyđịnh về thời gian trong ban hành chính sách giữa Chính phủ, Bộ Tài chính vàTổng cục Hải quan, một phần là do tư duy trong việc tổ chức thực hiện cònnhiều máy móc

Trong quá trình ban hành các chính sách thuế, giữa các Bộ và cơ quanliên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ kếhoạch và đầu tư , trong một số chính sách có những điểm còn chưa nhấtquán, tuy nhiên Bộ Tài chính vẫn ban hành gây nên nhiều khó khăn chodoanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách Ví dụ, do thiếu tính nhấtquán trong quá trình ban hành chính sách thuế nhiều doanh nghiệp nhập khẩu

Trang 19

ô tô tải của Việt nam đã gặp phải nhiều khó khăn, vì cùng một chính sáchthuế ban hành nhưng lại không có sự thống nhất giữa Tổng cục Hải quan và

Bộ Tài chính nên mức thuế áp dụng giữa các cửa khẩu là khác nhau, vì thếnhiều doanh nghiệp đã phải chịu thiệt so với các doanh nghiệp nhập khẩukhác đồng thời với mức thuế bị áp cao hơn một cách vô lí như thế doanhnghiệp không chỉ mất 1 khoản lớn tiền thuế mà khả năng bán sản phẩm củadoanh nghiệp cũng gặp khó khăn hơn

Trong quá trình ban hành chính sách thuế chưa có sự hài hòa về mặt lợiích giữa các chủ thể Chẳng hạn, khi ban hành chính sách thuế nhập khẩu ô tô

cũ vào năm 2006, liệu Bộ Tài chính đã xem xét hết lợi ích của cả người tiêudùng và nhà nhập khẩu Với mức thuế nhập khẩu ô tô cũ lên đến 600% liệungười tiêu dùng có thế mua được ô tô cũ giá rẻ mà chất lượng tốt, có thể tốthơn những chiếc xe mới trong nước sản xuất, trong khi đó, các doanh nghiệplắp ráp ô tô có thể yên tâm và tiếp tục móc túi người tiêu dùng với mức giácao ngất trời đắt nhất nhì thế giới

Một điểm nữa trong quá trình ban hành chính sách thuế, có khi nhiềuchính sách thuế được ban hành cùng một lúc, nhìn qua tưởng hoàn toàn hợp

lý, nhưng xem lại lại có nhiều mâu thuẫn Ví dụ, với ô tô nhập khẩu nguyênchiếc, từ ngày 1/1/2011 thuế nhập khẩu giảm từ 1-5%, giá tính thuế tăng từ500-vài nghìn đô la Với 2 chính sách này thì giá ô tô nhập khẩu cũng khônggiảm được bao nhiêu mà trái lại lại tăng giá do giá đô la tăng Thực tế làdoanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng đều không được hưởng lợi gì từ 2chính sách thuế này

1.2.3 Thực thi chính sách thuế

1.2.3.1 Thủ tục kê khai đăng kí thuế

Thủ tục kê khai đăng kí thuế

Trang 20

Thủ tục kê khai đăng kí thuế hiện nay đã được cắt giảm nhiều và thờigian cũng nhanh chóng hơn Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuếchậm nhất không quá 8 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng kí trực tiếp tại cụcthuế và 12 ngày làm việc với hồ sơ nộp trực tiệp tại các Chi cục thuế

Hố sơ đăng kí mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng đượcđơn giản hóa Hồ sơ gồm có:

- Đề nghị cấp mã số thuế xuất nhập khẩu

- Tờ khai đăng kí thuế xuất nhập khẩu

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 Về thủ tục kê khai thuế xuất nhập khẩu

Thủ tục kê khai thuế xuất nhập khẩu hiện nay cũng được đơn giản hóa,doanh nghiệp phải nộp 1 hồ sơ để cơ quan thuế dựa vào đó tính thuế xuấtnhập khẩu Hồ sơ gồm có:

- Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương hợp đồng: nộp 01 bản sao; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu

uỷ thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu

là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt

và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch

- Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người kê khai nộp thêm, xuất trình cácchứng từ sau:

+ Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủngloại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;

+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩutheo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần

Trang 21

hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính đểđối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

- Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bảnchính;

- Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài cácgiấy tờ nêu trên, phải có thêm:

+ Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đãđược đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng

ký danh mục theo hướng dẫn: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính đểđối chiếu và trừ lùi;

+ Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cungcấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hànghoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhântrúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quyđịnh giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đốivới trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính đểđối chiếu;

+ Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;+ Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế

Trang 22

1.2.3.2 Biểu thuế quan nhập khẩu

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành có giá trị ápdụng từ ngày 01/01/1999 văn bản mới được cập nhật năm 2006 Biểu thuếnhập khẩu mới này được xây dựng trên nguyên tắc của Danh mục hệ thốngđiều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới,nay gọi là tổ chức Hải quan thế giới viết tắt là HS Biểu thuế nhập khẩu ưu đãihiện tại có hơn 10.000 dòng thuế với mã số sử dụng từ 8 đến 10 số Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi dựa trên tính kế thừa biểu thuế cũ và cũng được bổ sung sửađổi do các nguyên nhân sau:

- Do tham gia công ước HS, biểu thuế nhập khẩu phải thiết kế cho phù hợpvới nguyên tắc của danh mục hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóacủa Tổ chức Hải quan thế giới

- Số lượng dòng thuế của biểu thuế ban đầu còn quá ít, chung chung và khó

áp mã, do đó mỗi khi có mặt hàng mới là phải bổ sung, sửa đổi dẫn đến biểuthuế liên tục bị thay đổi

- Thuế nhập khẩu chiếm 25% nguồn thu ngân sách của nước ta, do vậy, việchoàn thiện hơn biểu thuế giúp tăng nguồn thu ngân sách và đảm bảo việc thuđúng thu đủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Trang 23

Biểu thuế nhập khẩu hiện hành có 97 chương

Bảng 2:Bảng minh họa biểu thuế ưu đãi của Việt nam năm 2010

đãi

Ưu đãi đặc biệt

TQ không hưởng

VA T

Ghi chú

Trang 24

Kể từ khi ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhằm đảm bảo khả năng thíchứng của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, góp phầnbảo hộ có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, cũngnhư giảm thiếu các tác động bất lợi trước sự biến động của thị trường thế giới,

Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quyết định sửa đổi, bổ sung tên, mã số, mứcthuế suất của một số nhóm, mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi

Trước tinh hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng hơnvào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải thực hiện chính sáchbảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn; hạn chế tác động bất lợi vềgiá trên thị trường thế giới đối với thị trường trong nước; đồng thời, tạo điềukiện thuận lợi để thực hiện chương trình hiện đại hóa quy trình, thủ tục hảiquan, giúp cho đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan trong việc kê khaithuế, nộp thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảmbảo thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, ngày 28 tháng 7 năm 2006, Bộtrưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưuđãi với nhiều điểm mới:

Về danh mục hàng hóa:

Nhằm tiếp tục thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (Danhmục AHTN), đảm bảo thực hiện yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, phù hợpvới cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, danh mục hàng hóa trongBiểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới đã được hệ thống hoátất cả các biểu sửa đổi, bổ sung thành một biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thốngnhất và đã mã hoá các mặt hàng hiện đang được qui định chi tiết riêng; mãhoá ở cấp độ 10 số cho các mặt hàng ô tô đã qua sử dụng; mã hoá ở cấp độ 10

số đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được nhưng hiện đang phânloại chung với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được

Trang 25

Sau khi chi tiết và mã hóa ở cấp độ 10 số thì Biểu thuế xuất khẩu mới

có 45 nhóm mặt hàng chịu thuế; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới có 11.101dòng thuế, tăng 412 dòng thuế so với Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hànhnăm 2003

Việc chi tiết ở cấp độ mã số 10 số ( Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi trước đây được mã hóa ở cấp độ 8 số) của Danh mục hànghóa trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới là cơ sở đểthực hiện mục tiêu bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn đối vớinhững nhóm mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Đồng thời, việcđảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế về thực hiện việc phân loại hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu để xác định mã số của hàng hóa, đó là đảm bảo tuân thủnguyên tắc phân loại theo Công ước quốc tế về hài hòa hóa và đơn giản hóathủ tục hải quan, tuân thủ các Chú giải bắt buộc, Chú giải chi tiết của Côngước về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thếgiới và Chú giải bổ sung của Danh mục AHTN

Về mức thuế suất:

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì mức thuế suất đối với từngdòng hàng thể hiện mức độ bảo hộ, cũng như mức độ mở cửa thị trường.Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta, theo quyđịnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định của Chính phủquy định thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng,gồm thuế suất ưu đãi (MFN), thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thôngthường, trong đó thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150%mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi, còn mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiệntheo các cam kết Theo thống kê của cơ quan hải quan, hiện nay bình quân có

Trang 26

khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi, 27 % áp dụngthuế suất ưu đãi đặc biệt và 3% áp dụng thuế suất thông thường.

Trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới được cấu trúc gồm 25 mức thuếsuất từ 0% đến 150% Trong đó, có 3.268 dòng thuế có mức thuế suất 0%chiếm 29,62%, 1891 dòng thuế có thuế suất 3 hoặc 5% chiếm 17,14%, 1.164dòng thuế có mức thuế 10% chiếm 10,55%, 859 dòng thuế có mức thuế 20% chiếm7,79%, 1053 dòng thuế 30% chiếm 9,54%, 1039 dòng thuế có mức thuế 40%, 771dòng có mức thuế 50% chiếm 6,99%, 240 dòng thuế có mức thuế 90% Đáng chú

ý là các dòng thuế các mức thuế suất cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong Biểuthuế: mức thuế 100% có 5 dòng, 150% có 50 dòng thuế

Để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển ngành cũng như lộ trìnhthực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong khu vực và quốc tế, trong Biểu thuếxuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu mới ban hành có một số mặt hàng đã đượcđiều chỉnh thuế suất, cụ thể như sau:

- Đối với thuế xuất khẩu: Điều chỉnh giảm thuế suất thuế xuất khẩu của

05 mặt hàng là da trăn, da rắn, da cá sấu và kim cương, đá quí đã qua chế tác

từ 10% xuống 3% và từ 1% xuống 0% nhằm khuyến khích gây nuôi sinh sảnđộng vật hoang dã để xuất khẩu và khuyến khích doanh nghiệp trong nướcphát triển chế tác hàng trang sức xuất khẩu

- Đối với thuế nhập khẩu:

+ Điều chỉnh tăng thuế suất của 16 nhóm mặt hàng chủ yếu là nhữngmặt hàng trong nước đã đầu tư sản xuất nhưng mức thuế nhập khẩu hiện hànhđang qui định ở mức thấp, cần điều chỉnh tăng để khuyến khích phát triển sảnxuất trong nước thay thế nhập khẩu như thép dây không gỉ, tôn mạ kim loại,tôn sơn màu; tấm nhôm nhựa hỗn hợp Các nhóm mặt hàng điều chỉnh tăngthuế nhập khẩu chủ yếu là: thép dây không rỉ từ 5 lên 7%; thép cán nóngdưới 600 mm từ 0 lên 5%; tấm nhôm nhựa hỗn hợp từ 3 lên 5%; Đồng dạng

Trang 27

thanh từ 0 lên 3%; Dao cách ly đến 36 Kv từ 5 lên 7%; Gang đúc từ 0 lên 3%;Hợp kim fero silic từ 0 lên 3%; Hạt Polyester dạng nguyên sinh, Polyestedạng lỏng nhão từ 0 lên 5%; Sợi dúm từ Polyeste từ 1 lên 5% và bộ giải mãtích hợp 0 lên 5%.

+ Điều chỉnh giảm thuế suất của 117 nhóm mặt hàng, bao gồm: các mặthàng là nguyên liệu sản xuất trong nước chưa sản được hoặc sản xuất đượcnhưng không đáp ứng nhu cầu trong nước; các mặt hàng là thiết bị công nghệcao trong nước không sản xuất được; một số mặt hàng thuốc trong nướckhông sản xuất được; các mặt hàng sách báo phục vụ cho nhu cầu thông tinđối ngoại nghiên cứu của Chính phủ; các mặt hàng là nguyên liệu sản xuất cómức thuế suất cao hơn thuế suất của thành phẩm; các mặt hàng có mục đích

đa năng dễ gian lận thương mại; các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhậpkhẩu ưu đãi MFN cao hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệtCEPT/AFTA để đảm bảo xử lý hài hòa giữa các luồng thương mại trong vàngoài khu vực mậu dịch tự do ASEAN Các nhóm mặt hàng điều chỉnh giảmthuế nhập khẩu chủ yếu là: hạt điều chưa bóc vỏ để chế biến hàng xuất khẩugiảm thuế nhập khẩu từ 30% xuống 5%; các mặt hàng là nguyên liệu sản xuấttrong nước chưa sản xuất được (thép cán nóng, tôn đen tráng thiếc, tàu chởhàng trên 5.000 tấn…) từ 3 hoặc 5% xuống còn 0%; Các mặt hàng là thiết bịcông nghệ cao trong nước chưa sản xuất được (đa số các mặt hàng này đượcchi tiết dòng thuế riêng như: Máy nén khí dùng cho các nhà máy công nghiệp,Bản mạch các loại dùng cho thiết bị đo lường điều khiển công nghiệp từ 10hoặc 30% xuống 0%; Các mặt hàng thuốc trong nước chưa sản xuất được nhưcác loại thuốc giảm đau gây nghiên dạng uống , thuốc ho long đờm chữa dịứng đường hô hấp, dịch chiết cao thực vật dạng tiêm từ 10 hoặc 15% xuốn 5hoặc 10%; Các mặt hàng sách báo phục vụ nhu cầu thông tin đối ngoại,

Trang 28

thuế suất hiện hành cao như máy ảnh kỹ thuật số và máy quay video từ 20xuống 10%; Các mặt hàng có mục đích đa năng, dễ gian lận thương mại nhưđộng cơ diezel từ 40 % xuống 30%, máy điều hoà dùng cho phương tiên máybay, tàu hỏa từ 50 xuống 30%, bộ giải mã tích hợp từ 30% xuống 10%; Cácmặt hàng có mức thuế suất MFN cao hơn nhiều so với mức thuế suất ưu đãiđặc biệt nhằm cần bằng luồng thương mại như xe máy, động cơ dùng cho xemáy giảm từ 100% xuống 90%; sản phẩm điện tử điện lạnh từ 40 hoặc 50%xuống còn 30 hoặc 40% tùy từng loại

1.2.3.3 Thời hạn nộp thuế

Các đối tượng nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế ( thời gian ân hạnthuế ) mà vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình đối với lô hàng hóaxuất nhập khẩu là đối tượng chịu thuế

 Đối với hàng hóa xuất khẩu

Thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờkhai hải quan

 Đối với hàng hóa nhập khẩu

Thứ nhất: Với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục

hàng hóa do bộ Công Thương công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhậnhàng Trừ các trường hợp sau:

Đối tượng nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạnnộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượngnộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộpthuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế

và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế Thời hạnnộp chậm thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh

Và hàng hóa là hàng tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho anninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng

Trang 29

được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đốitượng nộp thuế dăng ký Tờ khai hải quan.

Thứ hai: Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với đối tượng nộp thuế chấp

hành tốt pháp luật về thuế:

Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là chủ hàng chấphành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiềnphạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan

Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hànghóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộpthuế đăng ký Tờ khai hải quan.Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế

275 ngày là đối tượng nộp thuế phải có bản đăng ký vật tư, nguyên vật liệunhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Đối với một số trườnghợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn

275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275 ngày Đối tượng nộpthuế có văn bản đề nghị gửi Cục hải quan địa phương để báo cáo Tổng cụchải quan xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể

Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất thì thời hạnnộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất Trường hợpdoanh nghiệp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế của hàng hóa kinh doanhtheo phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩungoài thời hạn nộp thuế thì bị xử phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31

Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác ( bao gồm cả hàng hóa làhàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do bộ Công thương công bố nhưng

là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất ) ngoài haitrường hợp nêu trên thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộpthuế đăng ký Tờ khai hải quan

Trang 30

Thứ ba:Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với đối tượng nộp thuế chưa

chấp hành tốt pháp luật về thuế:

Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy địnhcủa Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạnnộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn quyđịnh với từng trường hợp của đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật vềthuế Hết thời hạn bảo lãnh trong trường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn thờihạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp thuế trong trường hợp thời hạn bảo lãnhbằng hoặc dài hơn thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuếxong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền và tiền phạt chậm nộpthuế (nếu có ) thay cho đối tượng nộp thuế Thời hạn chậm nộp thuế được tính

từ ngày hết hạn bảo lãnh hoặc hết thời hạn nộp thuế theo quy định trên

Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theoquy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thìphải nộp xong thuế trước khi nhận hàng

 Thời hạn nộp thuế với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trườnghợp khác

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa,hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuếtrước khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa vàoViệt Nam

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hảiquan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử

lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hóa thực hiện theo quy địnhcủa Thông tư 113/2005/TT -BTC và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩmquyền có văn bản cho phép giải tỏa hàng hóa đã tạm giữ

Trang 31

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần đểxuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế theo từng ngày hàng hóathực tế xuất khẩu, nhập khẩu

Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xácđịnh tên mặt hàng, mã số hàng hóa theo danh mục biểu thuế, chất lượng, sốlượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tinh trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu… ) thìđối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký

tờ khai hải quan với cơ quan hải quan; đồng thời cơ quan hải quan phải thôngbáo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giámđịnh khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế dẫn đến có thay đổi về sốthuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định

Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trảtrong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quanhoặc sẽ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp kết quả giám địnhđúng với kết luận của cơ quan hải quan

1.2.3.4 Miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế

Theo luật thuế xuất nhập khẩu 2005 quy định các trường hợp miễn thuế

và hoàn thuế như sau:

(1) Hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tham dự triểnlãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm máy móc thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạmnhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập phục vụ công việc trong thời hạn nhất định

Hết hạn triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theoquy định pháp luật thì phải được nhập lại Việt Nam hoặc tái xuất ra nước ngoài

(2) Hàng hóa là tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức Việt Namhoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài theo mức quy

Trang 32

a) Hàng hóa là tải sản di chuyển của cá nhân, tổ chức người nước ngoài khivào cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạnlàm việc, cư trú tại Việt Nam.

b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của cá nhân, tổ chức Việt Nam được đưa ranước ngoài để làm việc và kinh doanh, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam.c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình người Việt Nam định

cư ở nước ngoài về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi đượcphép định cư ở nước ngoài

(3) Hàng hóa xuất nhập khẩu của cá nhân, tổ chức nước ngoài đượchưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam

(4) Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài được miễn thuếnhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho nước ngoài được miễn thuế xuấtkhẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần giá trị củahàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng

(5) Hàng hóa xuất nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế củangười xuất nhập cảnh, hàng hóa là bưu phẩm, bưu kiện thuộc dịch vụ chuyểnphát nhanh có giá trị tính thuế tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

(6) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnhvực được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức ODA, bao gồm:

a) Máy móc thiết bị

b) Phương tiện vận tải chuyên dụng trong dây chuyền công nghệ trong nướcchưa sản xuất được, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm phươngtiện thủy và xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên

c) Linh kiện, chi tiết, phụ tùng, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết

bị, máy móc phương tiện vận tải chuyên dụng

Trang 33

d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị,máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo chi tiết linh kiện,

bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu phụ kiện đi kèm

e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được

(7) Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự ánđầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

(8) Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí gồm: máy móc thiết

bị, phụ tùng thay thế, phương tiện thủy, kể cả chi tiết linh kiện rời, phụ tùng lắpráp thay thế và những vật tư cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được

(9) Với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu với các sản phẩm tàubiển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu với các máy móc thiết bị, dây chuyềncông nghệ tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm phục vụcho đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được

(10) Miễn thuế nhập khẩu với các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạtđộng sản xuất phần mềm hoặc nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ màtrong nước chưa sản xuất được

(11) Hàng hóa sản xuất gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuếquan không sử dụng linh kiên, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài khi nhậpvào thị trường trong nước; trường hợp có sử dụng linh kiện, nguyên liệu nhậpkhẩu từ nước ngoài khi nhập vào trong nước thì phải nộp thuế nhập khẩu trênphần linh kiện, nguyên liệu cấu thành trong hàng hóa đó

(12) Các trường hợp cụ thể khác do Thủ tướng chính phủ quy địnhTheo nghị định 87/2010/NĐ-CP Chính phủ quy định một số điểm mới

về miễn thuế, cụ thể là:

Nghị định bổ sung thêm trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làbưu kiện, bưu phẩm thuộc dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị tính thuế tối

Trang 34

Nghị định quy định thêm hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phíanước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt nam theo quy định của pháp luật saukhi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công cũng được miễn thuế nhập khẩu.Đồng thời phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệtrong nước chưa sản xuất được cũng được miễn thuế.

Nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện trong nước, chưa sản xuất được nhậpkhẩu để sản xuất của dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tưhoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuếnhập khẩu trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất

Tuy nhiên, việc miễn thuế không áp dụng cho các dự án lắp ráp ô tô, xemáy, điều hòa, máy sưởi, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn

âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước

Nghị định cũng bổ sung một số trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khuphi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỉ lệsản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu với hàng hóaxuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệunhập khẩu

Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàngnước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quanđược xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tếtái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu

Hàng hóa được giảm thuế trong trường hợp

Hàng hóa xuất nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hảiquan nếu bị hư hỏng mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám địnhchứng nhận thì được xét giảm thuế

Mức giảm thuế tương ứng với tỉ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa

Trang 35

1.2.3.5 Quy trình thu nộp thuế bằng phương thức điện tử

Khái niệm quy trình thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua phương thức điện tử

Quy trình thu nộp thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức điện tử là quy trình thu nộp, quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện theo phương thức kiểm tra, đối chiếu, xác nhận chứng từ giữa các

cơ quan quản lý thu thuế bằng dữ liệu điện tử thay vì kiểm tra, đối chiếu dữ liệu bằng chứng từ giấy.

Quy trình thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua phương thức điện tử

Thứ nhất: Thu bằng tiền mặt

a) Thu qua Kho bạc Nhà nước

Sơ đồ 1.1 Quy trình thu nộp thuế bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước theo phương thức điện tử.

(trong ngày) (trong ngày)

(trong ngày)

Tổng thời gian luân chuyển, xử lý chứng từ: trong ngày

(Nguồn: Thông tư 128/2008/TT-BTC)

- Đối với người nộp thuế:

Người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế gửi kho bạc nhà nước và nộp tiềnvào kho bạc nhà nước

- Đối với Kho bạc Nhà nước:

Căn cứ bảng kê của người nộp thuế, kho bạc nhà nước nhập thông tinvào chương trình máy tính, in 2 liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và

Trang 36

làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu ngân sách nhà nước và xử lý các liên giấynộp tiền như sau:

Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu ngân sách nhà nước;

Liên 2: gửi người nộp thuế

Cuối ngày, kho bạc nhà nước kiểm soát và truyền dữ liệu về số thuế đãthu vào hệ thống cơ sở dữ liệu thu, nộp thuế ; đồng thời in 02 liên bảng kê chứng từnộp ngân sách và chuyển cho cơ quan Hải quan trực tiếp quản lý 01 liên bảng kê,

01 liên lưu tại kho bac nhà nước để làm căn cứ theo dõi đối chiếu

- Đối với cơ quan Hải quan:

Căn cứ vào dữ liệu số thuế đã thu do kho bạc nhà nước truyền tới đểlàm cơ sở xem xét áp dụng thời gian ân hạn nộp thuế hoặc thông quan hànghóa xuất nhập khẩu Cuối ngày cơ quan Hải quan căn cứ vào bảng kê chứng

từ nộp ngân sách do Kho bạc chuyển để thực hiện hạch toán số thuế đã nộp,thanh khoản nợ thuế, thực hiện thông quan hàng hoá theo quy định (nếu có).b) Thu qua ngân hàng

Sơ đồ 1.2 Quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng tiền mặt thông qua ngân hàng theo phương thức điện tử.

(trong ngày) (trong ngày) (trong ngày)

(trong ngày)

Tổng thời gian luân chuyển, xử lý chứng từ: trong ngày

(Nguồn: Thông tư 80/2003/TT-BTC)

- Đối với người nộp thuế:

Người nộp

thuế Ngân hàng Nhà nướcKho bạc Cơ quan Hải quan

Trang 37

Nộp thuế và lập bảng kê nộp thuế, gửi đến ngân hàng nơi kho bạc nhànước uỷ quyền thu

- Đối với ngân hàng:

Căn cứ bảng kê nộp thuế do người nộp thuế gửi, ngân hàng thực hiện in

2 liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thu tiền, luân chuyển và xử lýchứng từ như sau:

 Liên 1: làm căn cứ hạch toán và lưu cùng với bảng kê nộp thuế;

 Liên 2:trả cho người nộp thuế Ngân hàng phải ký và đóng dấu lên chứng

từ trả cho người nộp thuế để chứng minh việc nộp tiền đã hoàn thành

Làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của kho bạc nhà nước mở tạingân hàng ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là vào đầu của ngày làmviệc hôm sau; đồng thời, truyền đầy đủ dữ liệu thu nộp thuế theo đúng địnhdạng quy định vào cơ sở dữ liệu thu ngân sách;

- Đối với Kho bạc:

Trên cơ sở dữ liệu thu ngân sách nhà nước do ngân hàng chuyển đến,kho bạc nhà nước in phục hồi 01 liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nướclàm căn cứ hạch toán thu ngân sách nhà nước và lưu.Tiến hành truyền số thuế

đã thu cho cơ quan Hải quan định kỳ 1 đến 2 giờ/ 1 lần Cuối ngày, kho bạcnhà nước kiểm soát và truyền dữ liệu thu ngân sách nhà nước vào cơ sở dữliệu thu ngân sách nhà nước; đồng thời, in 02 liên bảng kê chứng từ nộp ngânsách và gửi cho cơ quan hải quan trực tiếp quản lý người nộp thuế 1 liên, liêncòn lại lưu tại kho bạc nhà nước

- Đối với cơ quan Hải quan:

Truyền dữ liệu về người nộp thuế cho ngân hàng

Căn cứ vào dữ liệu số thuế đã thu do kho bạc nhà nước truyền tới để

Trang 38

hóa xuất nhập khẩu Cuối ngày cơ quan Hải quan căn cứ vào bảng kê chứng

từ nộp ngân sách do kho bạc chuyển để thực hiện hạch toán số thuế đã nộp,thanh khoản nợ thuế, thực hiện thông quan hàng hoá theo quy định (nếu có)

Thứ hai : Thu bằng chuyển khoản

a) Thu qua kho bạc nhà nước

Sơ đồ 1.3 Quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước theo phương thức điện tử.

(trong ngày) (trong ngày)

Tổng thời gian luân chuyển, xử lý chứng từ: trong ngày

(Nguồn: Thông tư 80/2003/TT-BTC)

- Đối với người nộp thuế:

Nộp thuế và lập bảng kê nộp thuế chuyển cho kho bạc nhà nước nơi mởtài khoản

- Đối với Kho bạc Nhà nước:

Căn cứ bảng kê nộp thuế, kho bạc nhà nước thực hiện trích tài khoảntiền gửi của người nộp thuế để thu ngân sách nhà nước; đồng thời, in 2 liêngiấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và xử lý các liên giấy nộp tiền:

Người nộp

thuế

Kho bạc Nhà nước

Cơ quan Hải quan

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.GS.TS Đỗ Đức Bình (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế , NXB Lao động – xã hội Khác
2.Tổng cục thuế, Tạp chí thuế nhà nước(2006), Quy trình kê khai, nộp, quyết toán, thanh tra thuế, NXB Tài chính Khác
3.Khải Nguyên (2010), Chính sách thuế mới và quy trình đăng ký thu, nộp, hoàn thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng hóa đơn chứng từ và quy trình thủ tục hải quan mới năm 2010, NXB Tài chính Khác
4.Bộ Tài chính (2003), Thuế nhập khẩu Việt Nam trong AFTA, NXB Tài chính 5. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2010). NXB Tư Pháp Khác
6. Thông tư số: 194/2010/TT- BTC . Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan có nhiều điểm mới tạo thuận lợi, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Khác
7. Thông tư 80/2003/TT - BTC. Hướng dẫn quy trình thu nộp thuế xuất nhập khẩu bằng tiền mặt thông quan ngân hàng và chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước theo phương thức điện tử Khác
8. Thông tư 128/2008/TT- BTC. Hướng dẫn quy trình thu bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước theo phương thức điện tử Khác
9. Nghị định 87/2010/NĐ –CP. Quy định một số điểm mới về miễn thuế 10. Thông tư 59/2007/TT – BTC. Hướng dẫn thi hành thuế xuất nhập khẩuvà quản lý thuế xuất nhập khẩu Khác
14. Thông tư 77/2010/ TT - BTC Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2010-2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w