Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phụcnhững khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất làviệc làm cần thiết, góp phần nân
Trang 1Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên nămthứ nhất– Khoa Giáo dục đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận tốtnghiệp này.
Mặc dù đã dành thời gian, tâm huyết nhưng trong khóa luận tốt nghiệp củatôi vẫn còn nhiều hạn chế sai sót, kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý để luậnvăn của tôi có thể hoàn chỉnh hơn
Sinh viên
Đặng Văn Vân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU -1
1 Lý do chọn đề tài -1
2 Mục đích nghiên cứu -2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu -2
3.1 Đối tượng nghiên cứu: -2
3.2 Khách thể nghiên cứu: -2
4 Giả thuyết nghiên cứu -2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu -3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu -3
6.1 Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục -3
6.2 Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trên sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục -3
7 Phương pháp nghiên cứu -3
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: -3
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: -3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN -4
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề -4
1.1.1 Ở nước ngoài -4
1.1.2 Ở Việt Nam -5
1.2 Cơ sở lý luận -8
1.2.1 Hoạt động học tập của sinh viên -8
1.2.1.1 Hoạt động -8
Trang 31.2.1.2 Hoạt động học tập -8
1.2.1.3 Hoạt động học tập của sinh viên -10
1.2.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên -15
1.2.2.1 Khó khăn tâm lý -15
1.2.2.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên -16
1.2.2.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong hoat động học tập -17
1.2.2.4 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục -19
1.2.2.5 Nguyên nhân của khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập -23
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -26
2.1 Nội dung nghiên cứu: -26
2.2 Tổ chức nghiên cứu: -26
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng -26
2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu -26
2.2.1.2 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu -26
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu -26
2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận -27
2.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi -27
2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm -33
2.2.2.4 Phương pháp xử lí thông tin bằng toán thống kê -33
2.3 Các giai đoạn nghiên cứu -34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -35
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG -35
3.1.1 Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục-HVQLGD. -35
3.1.1.1 Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục-HVQLGD -35
Trang 43.1.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở kỹ năng học tập của sinh
viên năm thứ nhất khoa Giáo dục- HVQLGD -37
3.1.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục-HVQLGD. -40
3.1.3 Thực trạng nguyên nhân gây ra tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục HVQLGD -43
3.2 Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năn thứ nhất khoa giáo dục –HVQLGD -45
3.2.1 Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năn thứ nhất khoa giáo dục –HVQLGD -45
3.2.2 Thời gian học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục- HVQLGD 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -51
1 Kết luận -51
2 Kiến nghị -53
2.1 Về phía nhà trường, Khoa -53
2.2 Về phía giảng viên -54
2.3 Về phía sinh viên. -54
TÀI LIỆU THAM KHẢO -56 PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 6STT CÁC BẢNG
1
Bảng 3.1: Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhậnthức và thái độ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhấtkhoa giáo dục HVQLGD
2 Bảng 3.2:Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở kỹ năng học tập của
sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục- HVQLGD
3
Bảng 3.3:Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng củacác khó khăn tâm lý ở s i n h v iên năm thứ nhất khoa Giáo dụcHVQLGD
4
Bảng 3.4: Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục-HVQLGD
5
Bảng 3.5: Tổng quan thực trạng các biện pháp khắc phục khó khăntâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáodục HVQLGD
6 Bảng 3.6: Thực trạng thời gian học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa
Giáo dục- HVQLGD
Trang 7Biểu đồ 3.2: Tổng quan thực trạng các biện pháp khắc phục khókhăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhấtkhoa Giáo dục HVQLGD
3 Biểu đồ 3.3: Thực trạng thời gian học tập của sinh viên năm thứ nhấtkhoa Giáo dục- HVQLGD
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào cáchoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hìnhthành và phát triển Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau màmỗi cá nhân, trong hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòihỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mụcđích của mình Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó làhết sức cần thiết
Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính,không thể thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xãhội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ
Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản màthông qua nó người sinh viên “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thựchành về nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộcchuyên ngành đào tạo” , để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, cókhả năng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai Do đó,hoạt động học tập cần sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điềukiện thuận lợi cũng như giảm bớt khó khăn nảy sinh trong học tập của sinh viên.Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung phần lớn là học sinh đangthực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường họctập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương phápgiảng dạy, hình thức học tập,…vv Ngoài ra, hầu hết sinh viên đại học xuất thân từnhững vùng miền khác nhau, với môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế cónhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn, là nơi tập trung của đa số cáctrường đại học Tất cả những sự khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý khiếnsinh viên rất dễ chán nản, bỏ bê việc học tập hoặc không theo kịp, không đáp ứngđược các yêu cầu học tập
Trang 9Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phụcnhững khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất làviệc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của họ.
Học viện Quản lý Giáo dục phía Bắc, với số lượng lớn sinh viên tuyển sinhđào tạo hàng năm, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu nên việctìm hiểu những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên và hỗ trợ họ là điều hếtsức cần thiết và cấp bách
Trong thời gian qua, các nhà tâm lý học thường tập trung nhiều vào cácnghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập, những trở ngại tâm lý trong giaotiếp của sinh viên Vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viênnăm thứ nhất ít được quan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục”
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên nămthứ nhất khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục Từ đó đề xuất một số biệnpháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoaGiáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- 200 Sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục
4 Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên năm thứ nhất trường khoa Giáo dục Học viện Quản lý Giáodục gặp phải khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập Nếu có các biện pháp tíchcực phù hợp tác động hỗ trợ sẽ giúp cho sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Họcviện quản lý Giáo dục giảm bớt những khó khăn tâm lý đó
Trang 105 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập,hoạt động học tập của sinh viên, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinhviên năm thứ nhất
- Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viênnăm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện Quản lý Giáo dục cũng như xác định cácnguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ
- Đề xuất thử nghiệm biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong kỹ nănghọc tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt độnghọc tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục
6.2 Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trên sinh viên năm thứ nhất khoagiáo dục
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, vấn đề khó khăn tâm lý nói chung, khó khăntâm lý trong hoạt động học tập nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lýxem xét dưới nhiều góc độ, nhiều khách thể khác nhau Sau đây là vài nét sơlược một số công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậptrong và ngoài nước
1.1.1 Ở nước ngoài
Đối với con người, học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, kỹ năngnhằm mục đích nhận biết, tác động, cải tạo thế giới hiện thực, phũc vụ cho lợiích của con người Lịch sử loài người đã chứng minh, chỉ thông qua con đườnghọc tập, thì những di sản văn hoá vật chất, tinh thần từ thế hệ trước mới được lưutruyền cho thế hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới còn tồn tại Tuynhiên, học tập không phải là một hoạt động đơn giản Trong quá trình biến tri thứccủa nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân con người đã gặp không
ít khó khăn, trong đó có nhưng khó khăn về mặt tâm lý
Khi bàn về khó khăn tâm lí trong học tập, tác giả A.V.Pêtrốpxki hướng đếnđối tượng là khó khăn tâm lý của trẻ em khi đi vào lớp một Ông chia những khókhăn này ra làm ba loại:
Loại 1: Nhưng khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mớiLoại 2: Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ giao tiếp mới với thầy
cô và bạn
Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới Lúc đầuđược sự chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên có tâm lý vui thích và sẵnsàng đi học Về sau trẻ giảm dần khát vọng và chán học
Bên cạnh đó, tác giả đề cập những nguyên nhân dẫn đến khó khăn và ảnhhưởng của chúng đến đời sống của trẻ đồng thời đề xuất biện pháp giải quyết khókhăn cho trẻ
Trang 12Cũng đề cập đến vấn đề khó khăn tâm lý của trẻ em khi vào lớp một, nhàtâm lý học Mauricè Debesse trong công trình nghiên cứu của mình đã gọi lớp một
là “trang sử mới của cuộc đời đứa trẻ” Đồng thời Mauricè Debesse cũng chỉ rarằng, đứng trước ngưỡng cửa lớp một trẻ em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý.Chính những khó khăn này làm cản trơ tới sự thích ứng với hoạt động học tậpcủa trẻ, làm trẻ sợ học, không muốn đến trường và kết quả học tập không cao Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoc tập là một hiện tượng tâm lý phứctạp nhưng được ít các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm nghiên cứu Mặc
dù trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã có những đóng gópnhất định trong việc phát hiện va nêu ra một số khó khăn tâm lý, đồng thời chỉ ranguyên nhân của những khó khăn tâm lý đó Tuy nhiên đối tượng mà các côngtrình nghiên cứu này hướng tới chủ yếu là những khó khăn tâm lý của trẻ vàolớp một, đồng thời họ cũng chưa nêu được định nghĩa cũng như vạch ra bảnchất của những khó khăn tâm lý đó
1.1.2 Ở Việt Nam
Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta”, bác sỹ Nguyễn KhắcViện đã nêu ra những khó khăn tâm lý mà học sinh lớp một gặp phải đó là:
- Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học
- Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo
- Trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra,đánh giá của bố mẹ…
Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “ 6 tuổi vào lớp 1” đã pháthiện ra nhiều khó khăn tâm lý mà trẻ lớp một phải vượt qua Tác giả cho rằng
“trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển tư giai đoạn nàysang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ em phải thay đổi phương thức sinh hoạt mộtcách triệt để.” Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý cụ thể màtrẻ lớp một phải vượt qua:
- Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng
ở mẫu giáo và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông
Trang 13- Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với giáo viên
- Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào học lớp một vì sự hân hoan hồi hộp chờ đónnhững điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ.Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài viết “Những khó khăn của học sinhmiền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” [26], đã phân tích nhữngkhó khăn của của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam
và chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là:
- Hoàn cảnh giao tiếp thông tin của học sinh miền núi bị hạn chế
- Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu
- Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ yếu…
Theo tác giả, nguyên nhân của những khó khăn của học sinh miền núi khihọc tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là do tầm văn hoá, vốn sống, vốn hiểubiết của các em còn hạn chế Vì vậy muốn nâng cao năng lực cảm thụ văn họccủa các em phải mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho các em Nhữnghoạt động ngoại khoá, du lịch, câu lạc bộ văn hoá là những hoạt động có tácdụng tốt đối với học sinh.Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ em khivào học lớp một” [8, tr.57 - 58], tác giả Vũ Ngọc Hà đã nêu ra một số trơ ngại tâm
lý mà khi vào học lớp một trẻ em thường gặp phải Đó là:
- Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới
- Khó khăn trong các mối quan hệ
- Khó khăn khi phải đến trường
Tác giả Nguyễn Xuân Thức, trong bài viết “Các nguyên nhân dẫn đến khókhăn tâm lý của học sinh đi học lớp một” đã nêu ra các nguyên nhân cụ thể sau:
- Các nguyên nhân chủ quan:
+ Trẻ chưa hiểu rõ nội quy
+ Trẻ được chuẩn bị quá kĩ trước khi tới trường
+ Trẻ không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học
+ Do tính cách của trẻ
Trang 14+ Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường.
+ Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh
- Các nguyên nhân khách quan:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội
Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân gây rakhó khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp một Ngoài ra tác giả cũng đưa ramột số giải pháp sư phạm để tháo gỡ những khó khăn tâm lý cho trẻ
Những năm gần đây có một số luận văn thạc sỹ đã quan tâm nghiên cứu vềkhó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh – sinh viên như:
- Năm 2001, luận văn thạc sỹ “ Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quátrình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ thông” của tác giảNguyễn Thị Nhân Ai
- Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài “Thực trạng khó khăntâm lý trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viêntrường CĐSP Kỹ Thuật Vinh” [15]
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là một hiện tượng tâm lýphức tạp nhưng vấn đề này vẫn còn ít được quan tâm nghiên cứu Các công trìnhnghiên cứu về vấn đề này như đã nêu trên ít nhiều đã xây dựng được cơ sở lýluận và đưa ra những dữ kiện thực tiễn Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu trongcác công trình trên còn giới hạn, chủ yếu tập trung vào học sinh mà chưa chú ýđến sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, những người vừa rời khỏighế nhà trường phổ thông để bước vào một môi trường học tập mới Ngoài ra,khi nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, các công trìnhtrên chỉ tập trung nghiên cứu một cách chung chung, khái quát mà chưa đi sâu tìmhiểu khó khăn tam lý biểu hiện một cách cụ thể trong hoạt động học tập
Trang 15Trong tâm lý học, hoạt động được hiểu là “một tổ hợp tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thoả mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả hoạt động là sự cụ thể hoá nhu cầu của chủ thể”
Khi nhu cầu này được thỏa mãn sẽ xuất hiện một nhu cầu mới và ở mức độcao hơn Khi ấy con người lại phải tiến hành các hoạt động mới khác Cứ nhưthế con người không chỉ tồn tại mà ngày càng phát triển đến những trình độcao hơn Quá trình con người tác động đến thế giới khách quan (hoạt động)
bao gồm hai quá trình diễn ra thống nhất với nhau Đó là: quá trình chủ thể hoá đối tượng và quá trình khách thể hoá chủ thể Về bản chất, hoạt động của con
người khác hoàn toàn so với hoạt động của loài vật thể hiện ở bốn đặc điểm cơbản sau: tính đối tượng, tính chủ thể, tính gián tiếp và tính mục đích
1.2.1.2 Hoạt động học tập
a Khái niệm hoạt động học tập
Đối với con người thì học tập là một trong những hình thức hoạt độngchính, không thể thiếu nhằm tiếp thu, lĩnh hội những thành tựu, tri thức, kinhnghiệm xã hội – lịch sử của xã hội loai người đã được tích lũy qua nhiều thế
hệ Trong thực tiễn, con người có nhiều cách học khác nhau để tiếp thu kinhnghiệm xã hội, nhưng thông thường học tập được thường có hai dạng cơ bản:học ngẫu nhiên và học có mục đích
- Học ngẫu nhiên: Đây là dạng học được thực hiện một cách không chủ định.Kết quả của hoạt động này chỉ thu được những tri thức rời rạc, không hệ
Trang 16thống, ngẫu nhiên, tiền khoa học Mục đích của cách học này là nhằm ứng phóvới những tình huống, những vấn đề cụ thể trong cuộc sống Tuy nhiên để tồn tại
và phát triển cũng như tác động, cải tạo thế giới hiện thực con người không chỉdừng lại ở những tri thức kinh nghiệm mà đòi hoi cần có một hệ thống tri thứckhoa học, có tính khái quát cao để áp dụng vào mọi tình huống trong thựctiễn
Để đạt được mục đích này con người cần tiến hành hoạt động học có hiệu quảhơn đó là học có mục đích Khi bàn về vấn đề học tập có rất nhiều quan điểmkhác nhau tùy vào cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu
A.N.Lêônchiev, P.Iaganpêrin và N.Phatalưđina lại coi học tập xuất phát từmục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bênngoài và bên trong của hoạt động
Do cách tiếp cận khác nhau nên hoạt động học tập cũng được các tác giảnhấn mạnh ở những khía cạnh khác nhau nhưng họ vẫn gặp nhau ở một điểmchung đó là xem hoat động học tập là hoạt động có mục đích tự giác, có ý thức vềđộng cơ và trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởimục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kỹ xảo mới, những phương thức hành
vi và nhưng dạng hoạt động nhất định
Tóm lại, hoạt động học tập có thể hiểu khái quát như sau: Hoạt động học tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm của xã hoi loài người được kết tinh trong nền văn hoá xã hội, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Trong hoạt động nói chung, hoạt động học tập nói riêng thường diễn ra hai
quá trình: Quá trình nội tâm hoá và quá trình ngoại tâm hoá.
- Quá trình thứ nhất (quá trình nội tâm hoá) là quá trình cá nhân bằng hoạt
động tích cực của mình biến những kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người thànhvốn kinh nghiệm của chính bản thân Quá trình này diễn ra thông qua hoạt động củacác giác quan, diễn ra trong đầu bằng các quá trình tâm lý khác nhau như cảm giác,tri giác (quá trình nhận thức cảm tính), tư duy, tưởng tượng…(quá trình nhận thức lý
Trang 17tính) Qua trình nội tâm hoá sẽ đạt được kết quả khi cá nhân người học có ý thức tự
giác điều khiển, điều chỉnh được hoạt động của mình.
- Quá trình thứ hai (quá trình ngoại tâm hoá) là quá trình cá nhân sử dụng
những tri thức tiếp thu được vận dụng vào hoạt động thực tiễn, làm biến đổi theohướng tích cực các sự vật hiện tượng phục vụ cho con người
Hai quá trình này có mối quan hệ qua lại gắn bó chặt chẽ với nhau trongquá trình hoạt động học tập
b Đặc điểm của hoạt động học tập
Đối tượng của hoạt động học tập là hệ thống kiến thức khoa học, kỹnăng, kỹ xảo mới tương ứng Hoạt động học tập là loại học tập mà ở đó bằng sự
tự giác và có mục đích của mình, chủ thể biến những tri thức chung của nhânloại thành cái của riêng mình Trong quá trình ấy, người học không sáng tạo ra trithức mà chỉ tái tạo lại những tri thức đã có Và việc tái tạo tri thức này được diễn
ra dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy Vì vậy hoạt động học tập sẽ không
có kết quả nếu người học chỉ thụ động tiếp nhận các tác động sư phạm Do đó
để việc học tập hiệu quả, người học phải là chủ thể tích cực, tự giác và có năng lựctrí tuệ để lĩnh hội những tri thức mà giáo viên truyền thụ
1.2.1.3 Hoạt động học tập của sinh viên
a Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên
“Hoạt động học tập của sinh viên là một loại hoạt động nhận thức cơ bảncủa sinh viên, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy, nhằm lĩnhhội, nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng về một loại nghề nào đó, làm cơ sởcho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai” [27, tr.89]
b Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo ở bậc Cao đẳng - Đại học là đàotạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về nghề để đáp ứng yêu cầu xã hội Do
đó việc học tập của sinh viên ngoài việc mang những đặc điểm của hoạt độnghọc tập nói chung còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Tính chuyên nghiệp: Ở đại học người sinh viên không chỉ chiếm lĩnh
Trang 18những kiến thức tổng quát, nền tảng (một phần trong quá trình học) mà mụctiêu chính là chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và thái độ về nghề nghiệp,hình thành những phẩm chất của người chuyên gia trong tương lai Học tập củasinh viên mang tính đặc trưng của hoạt động nghề nghiệp tương lai Tóm lại,trong quá trình học tập, sinh viên phải xây dựng cho mình một nhân cách đáp ứngyêu cầu nghề nghiệp sau này.
- Tính độc lập cao trong học tập: Đó là sự nhận thức được mình là chủ thể
của hoạt động học tập, là người định hướng, tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạtđộng học tập của bản thân dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của giảng viên Tính độclập trong học tập của sinh viên thể hiện trong suốt quá trình học tập, từ việctích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập đen việc tìm kiếm tài liệu phục vụcho việc học, lập kế hoạch học tập phù hợp và nỗ lực ý chí thực hiện nó Bêncạnh đó, việc học tập của sinh viên mang tính chất nghiên cứu khoa học nên buộcsinh viên phải có tính độc lập cao trong học tập
- Tính thực tiễn: Tính thực tiễn trong học tập của sinh viên còn thể hiện ở
sự đáp ứng về những đòi hỏi của xã hội trong việc đào tạo một lực lượng chuyêngia về nghề phục vụ cho xã hội trong tương lai
- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên thể hiện
ở việc tham gia nghiên cứu khoa học Tính sáng tạo của sinh viên một mặt xuấtphát từ kết quả của sự phát triển của tuổi trưởng thành vừa là yêu cầu của bảnthân hoạt động học tập của sinh viên trong thời đại mới
Từ những đặc điểm riêng trên trong hoạt động học tập của sinh viên đã kéotheo một sự thay đổi lớn về nội dung, phương pháp, điều kiện học tập cần có ởbậc Đại học Học tập của sinh viên diễn ra không chỉ trên lớp mà còn ở ngoài lớp;không chỉ tiến hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên mà còn được tiến hành mộtcách độc lập, do bản thân mình tự sắp xếp, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.Nội dung học tập bao gồm việc tiếp nhận kiến thức, học kỹ năng, học các tháiđộ…vv Chính sự thay đổi về tính chất, mục tiêu của học tập ở đại học so vớiphổ thông đã dẫn đến việc hoạt động học tập của sinh viên mang tính chuyên
Trang 19nghiệp, tính độc lập cao, tính thực tiễn và tính sáng tạo.
c Hoạt động học tập của sinh viên khoa giáo dục - Học viện Quản lý Giáo Dục
Sinh viên là người làm việc nói chung nhưng vẫn chưa là một lao động độc
lập trong xã hội Họ chỉ là những người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất,tri thức, kỹ năng vv
Về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai Để có thể thựchiện được điều này thì bản thân người sinh viên phải tự nỗ lực, khắc phục khókhăn học tập, rèn luyen dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên:
Theo các nhà tâm lý học, sinh viên, những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến
25, đã đạt đến mức độ trưởng thành cơ bản của con người cả về thể chất lẫn tinhthần Chính sự hoàn thiện này cho phép sinh viên có thể chọn lựa và thực hiệnnhững gì có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lậpnhư chọn nghề sau khi kết thúc học tập ở trường phổ thông, xác định lýtưởng…vv., sinh viên có khả năng lập kế hoạch và thực hiện hoạt động mộtcách độc lập, có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liênquan đến nghề nghiệp, xác định con đường sống tích cực, nắm vững nghề nghiệptương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống [27, tr.61].Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức pháttriển manh mẽ Tự ý thức bao gồm: khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức
về bản thân Sinh viên có khả năng đánh giá, nhìn nhận một cách tương đối toàn diện
về bản thân từ khả năng nhận thức, xác định tư tưởng, tình cảm, động cơ, hành vicũng như vị trí của bản thân trong nhóm, trong tập thể Chính nhờ sự tự ý thức đósinh viên mới có thể tự điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình.Thành phầnquan trọng nhất để tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánhgiá, thể hiện thái độ đối với bản thân Tự đánh giá sẽ hình thành nên lòng tự trọngcủa cá nhân, bảo đảm cho tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống
cá nhân cũng như trong mối quan hệ liên nhân cách
Tự đánh giá phản ánh mức độ thoả mãn của chủ thể về trình độ phát triển
Trang 20các thuộc tính nhân cách của cá nhân Vì thế sự tự đánh giá của cá nhân có ảnhhưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là tự đánh giá về trí tuệ Nó cótác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ trong quátrình học tập ở đại học Nếu sinh viên tự đánh gia đặc điểm trí tuệ ở mức thấp
sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình học tập, ngược lại những đặc điểm trítuệ được đánh giá đúng mức cho đến cao là cơ sở tốt cho hoạt động học tập ở đạihọc
Điểm đặc biệt khác trong sự phát triển tâm lý của sinh viên chính là sự pháttriển của tình cảm nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm, tính độc lập trong các hoạt động ởmức độ cao Sinh viên dần có lập trường của bản thân một cách vững vàng, cócách giải quyết vấn đề chính xác, đúng đắn và tự chủ hơn Sự trưởng thành vềmặt xã hội, tâm thế sẵn sang cho việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và kiến thứcnghề nghiệp một cách độc lập được củng cố
Bước vào tuổi sinh viên, khi mà việc xác định nghề nghiệp đã rõ ràng,người thanh niên – sinh viên bắt đầu với các hình thưc hoạt động mới Tronggiai đoạn này, người sinh viên phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả vềvật chất lẫn tinh thần Sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi của phương thứchoạt động…
Tuổi sinh viên là thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển nhân cách,nhân cách nghề nghiệp Đây là lứa tuổi mà các chức năng tâm lý, đặc biệt là sựphát triển các năng lực trí tuệ diễn ra hiệu quả nhất Tuy nhiên, để phát triển nhâncách toàn diện, điều quan trọng là người sinh viên phải hiểu được tính không lặplại trong tính cách của mình Sự phát triển nhân cách của sinh viên diễn ra trongsuốt quá trình học tập ở đại học – cao đẳng diễn ra với mục đích trở thành mộtngười chuyên gia có trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp trong tương lai.Vốn hiểu biết, kinh nhiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp…vv được hoàn thiện
và dần dần nghề nghiệp hoá
Tóm lại, tuổi sinh viên là giai đoạn phát triển đạt đến độ trưởng thành cả
về sinh lý và tâm lý Tuy nhiên, sự phát triển nhân cách của sinh viên không
Trang 21phải là một con đường bằng phẳng, hoàn toàn thuận lợi mà gặp phải nhiều khókhăn vướng mắc, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục của chính bản thân người sinh viên.Chính sự tích cực, tự giác của sinh viên sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việchình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách của người chuyên gia trongtương lai.
Sinh viên khoa Giáo dục - Học Viện Quản lý Giáo dục là những sinh viên
đang theo học tại những trường cao đẳng và đại học Họ tiến hành hoạt động học tập
và rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ nhằm mục đích trở thành những người cókiến thức kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai Đặc biệt kiến thức về tâm lý giáodục
Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục Đại học trực thuộc Bộ GD & ĐT,
được thành lập theo quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo
Trong đó, với Khoa Giáo dục, năm học 2011 – 2012 cũng là năm thứ nămthực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, đào tạo Cử nhân Tâm lý - giáo dục học Đến nay, sốlượng sinh viên trong khoa vào khoảng trên 800 sinh viên với chất lượng đầu vàotương đối cao Với nội dung chương trình tập trung nghiên cứu những vấn đề cơbản của tâm lý và giáo dục nên không tránh khỏi mang nặng tính lý luận, lý thuyết,hàn lâm Do đó, càng đòi hỏi sinh viên trong khoa có thái độ tích cực, chăm chỉ,tâm huyết, tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức Tuy vậy, nhiều sinh viêntrong khoa còn chưa yên tâm với ngành học của mình, chưa có định hướng rõ ràng
về nghề nghiệp trong tương lai nên còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức, thái độcũng như năng lực học tập của mỗi sinh viên Song không vì thế mà chất lượng họctập của sinh viên Khoa Giáo dục kém đi, mà vượt lên những khó khăn đó, sinh viêntrong khoa luôn được đánh giá là có chất lượng học tập và rèn luyện khá cao
Để kết quả học tập của sinh viên được nâng cao thì cần có sự tác động, hỗ trợcủa rất nhiều yếu tố Hiện nay, quan điểm dạy học đang hướng tới việc lấy ngườihọc làm trung tâm, coi người học là chủ thể của quá trình dạy và học Giảng viênđóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm thay người
Trang 22học Người học phải tự điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mở rộngkiến thức theo các tài liệu sách báo dưới sự điều khiển sư phạm của giảng viên.Giảng viên nêu ra vấn đề, sinh viên tập giải quyết vấn đề Có sự đối thoại giữa giảngviên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên Việc dạy ở đại học là dạy cho sinhviên cách thức đi tới sự hiểu biết, coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật;giúp sinh viên có kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp; rèn chosinh viên phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động, biếtmềm hoá tư duy và tùy cơ ứng biến; dạy phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đốitượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.Với khối lượng kiến thức giảng dạy đồ sộ như vậy, những hình twhcs vàphương pháp dạy học cũ đã không còn phát huy được cao nhất hiệu quả của nó.Nhận thức được điều đó, cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Giáo dục đã sử dụngrất nhiều phương pháp, hình thức học tập mới: xê – mi – na, dạy ọc theo dự án, làmviệc nhóm
Với môi trường học tập riêng biệt tại Học viện, các bạn sinh viên trong toànkhoa cần phải có các kỹ năng học tập thích hợp để tiếp thu có hiệu quả khối lượngkiến thức đó, đạt mục tiêu đào tạo đề ra Và một trong những kỹ năng cần thiết tronghọc tập đó là kỹ năng làm việc nhóm Việc sử dụng kỹ năng làm việc nhóm tronghọc tập sẽ góp phần tăng cường sự tương tác, trao đổi giữa các sinh viên với nhau,giúp các bạn sinh viên chiếm lĩnh được các tri thức khoa học, từ đó nâng cao chấtlượng và hiệu quả học tập
1.2.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
Trong thực tiễn, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người đều
Trang 23gặp phải những khó khăn, làm cho hoạt động chệch hướng, làm giảm đi hiệu quả
mà con người mong muốn, thậm chí không đạt hiệu quả hoạt động
Xuất phát từ quan điểm trên, khó khăn tâm lý trong đề tài này được hiểu
như sau: khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động của chu thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
và hiệu quả hoạt động của chủ thể.
1.2.2.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên Nó là một loại hoạtđộng nhận thức, lao động trí óc căng thẳng có cường độ cao Đây là một hoạtđộng đặc thù giúp con người hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách Do vậy,trong quá trình tham gia vào hoạt động học tập, khi gap những khó khăn, đặc biệt
là những khó khăn về mặt tâm lý, đòi hỏi người học phải tích cực, chủ động huyđộng tối đa những phẩm chất và năng lực của cá nhân để khắc phục nhằm đạthiệu quả cao trong hoạt động học tập của mình
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của người sinh viên, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động học tập của chính người sinh viên đó.
Hoạt động học tập ở bậc Cao đẳng – Đại học so với bậc phổ thông đượcxác định bởi sự khác biệt trong phương pháp học tập, cách thức tổ chức họctập mà trong đó vai trò của người sinh viên là tích cực chủ động dưới sự hướngdẫn của giáo viên Và như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta thấy rằng tínhđộc lập cao trong học tập là một trong những đặc điểm của hoạt động học tập củasinh viên Chính vì thế, khi gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậpcủa mình, hầu như người sinh viên cũng tự mình tìm cách khắc phục
Đặc biệt đối với sinh viên năm thứ nhất, phần lớn mới kết thúc bậc phổthông Họ bước vào Đại học với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm Họ đồng thời vừa làmquen với cuộc sống mới, trường mới, bạn mới, những môn học mới, cách thức tổchức học tập mới, phương pháp giảng dạy mới Những vấn đề này, khi học ở
Trang 24phổ thông, ít học sinh nào quan tâm hoặc được quan tâm nhắc nhở để chuẩn bịtâm thế Do đó ít nhiều, hầu hết các bạn sinh viên năm nhất đều gặp phải cảm giáchẫng hụt, lo lắng Trong quá trình học, bên cạnh những sinh viên có tính thíchứng cao, dần làm quen với môi trường mới, hoạt động học tập đi vào ổn địnhthì còn không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cách giải quyếtnhững van đề này một cách đúng đắn khoa học Thực tế cho thấy, sinh viên nămthứ nhất thường lấy sự chăm chỉ, cần cù của mình để mong đổi lấy một kết quảhọc tập cao Chính vì thế, đôi khi ngay cả ở những sinh viên khá giỏi van xảy raviệc không có phương pháp học tập khoa học Họ thường lấy việc tập trungnghe giảng trên lớp, ghi chép cẩn thận, chăm chỉ tìm những tài liệu có liênquan theo sự hướng dẫn của giáo viên, làm bài tập theo mẫu, hoc thuộc lòng đểthay thế cho việc học tập khoa học, có hệ thống và nắm bản chất vấn đề, một điều
mà theo người nghiên cứu là quan trọng chủ yếu của học tập ở đại học
1.2.2.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong hoat động học tập
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập được hiểu là những nét tâm lý
cá nhân mang tính tiêu cực nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của chủthể học tập, làm cho quá trình học tập bị chệch hướng, bị cản trở, dẫn tới hiệu quảhọc tập không cao Những khó khăn tâm lý này có thể được biểu hiện ở nhữngdạng sau:
a Nhận thức
Nhận thức là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lýcon người Nhận thức giúp con người hiểu biết về các sự vật hiện tượng, từ đóbày tỏ thái độ tình cảm và có hành vi tương ứng
Học tập là một hoạt động khó khăn, phức tạp, do đó, trong quá trình họctập không phải lúc nào sinh viên cung có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó.Chính những nhận thức chưa đúng, chưa phù hợp này là những khó khăn tâm lýgây nên những sai lầm trong hoạt động học tập của cá nhân Về những khó khăntâm lý biểu hiện ở dang nhận thức chúng ta có thể chia làm hai nhóm: nhận thức
về bản thân (chủ thể), là người tiến hành hoạt động học tập và nhận thức về đối
Trang 25tượng học tập.
- Nhận thức về bản thân: Ở đây người nghiên cứu xin nhấn mạnh khía
cạnh nhận thức về động cơ học tập trong quá trình nhận thức về bản thân của sinhviên trong hoạt động học tập
Động cơ trong tâm lý học, theo nghĩa chung nhất là cái thúc đẩy và quy địnhchiều hướng hoạt động nhằm đạt mục đích nào đó, là những gì thôi thúc họ
Do đó, việc xác định cho được động cơ học tập cũng chính là xác định đượcnhu cầu học tập của bản thân sinh viên Nhu cầu học tập la thành tố quan trọngcủa động cơ hoạt động, là nguồn gốc tính tích cực học tập, biểu hiện qua tính tựgiác, thái độ nghiêm túc, luôn vượt lên mọi khó khăn để giải quyết các nhiệm vụhọc tập, qua đó nâng cao hiệu quả học tập.Trên cơ sở mối quan hệ giữa động cơhọc tập – nhu cầu học tập như phân tích trên, thì việc không xác định được động
cơ học tập, tức động cơ học tập không rõ ràng sẽ là một khó khăn tâm lý tronghoạt động học tập của sinh viên
- Nhận thức về đối tượng học tập: nhận thức ở đây không có nghĩa là khả
năng nhận thức nội dung môn học của sinh viên mà người nghiên cứu muốnnhấn mạnh đến sự nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng củađối tượng học tập đối với sự phát triển của bản thân chủ thể học tập Như chúng
ta đã biết, học tập của sinh viên luôn gắn liền với việc trở thành chuyên gia trongmột lĩnh vực cụ thể ở tương lai, trở thành một người hoạt động nghề phục vụcho nhu cầu xã hội và chính hoạt động học tập ở đại học sẽ giúp họ đạt được mụctiêu này Chính vì thế, việc nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, tầm quan trọng củađoi tượng học tập sẽ giúp sinh viên tích cực học tập và ngược lại sẽ gây raviệc sinh viên thiếu tâm thế học tập, học đối phó, dẫn đến hoạt động học tập kémhiệu quả
Trang 26lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, chán nản khi gặp những vấn đề nảy sinh trong họctập…vv Khi có những thái độ, tình cảm tiêu cực đối với hoạt động học tập thìviệc học tập khó mà có hiệu quả cao được Ngược lại nếu sinh viên nào có thái độtích cực đối với việc học, cần cù, chăm chỉ, biết tìm những biện pháp tạo rahứng thú trong học tập vv thì chắc chắn hiệu quả của hoạt động học tập sẽ đượcnâng lên.
c Hành vi
Hành vi là “bộ mặt” đời sống tâm lý của con người Đây là dạng khó khăn tâm lýbiểu hiện cụ thể, dễ nhận thấy nhất trong hoạt động học tập Những khó khăn tâm lý vềmặt hành vi có thể là kết quả của sự chi phối bởi nhận thức và thái độ tình cảm hoặc
do những kỹ năng học tập không đủ thuần thục để sử dụng trong quá trình học tậpkhiến cho hoạt động học tập không có hiệu quả cao
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sởnhững tri thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho phù hợpvới điều kiện cho phép Nói cách khác, kỹ năng là “tri thức trong hành động” Dohoạt động học tập của sinh viên mang tính chất nghiên cứu, tự học dưới sựhướng dẫn của giảng viên là chủ yếu nên việc sinh viên phải nắm được hệthống kỹ năng học tập hiệu quả là điều rất cần thiết
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập được biểu hiện thông qua
ba dạng cơ bản của đời sống tâm lý con người là: nhận thức, thái độ – tình cảm
và hành vi Ba mặt này có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, do đó, trongquá trình học tập, muốn tháo gỡ khó khăn tâm lý cho sinh viên thì cần chú ýquan tâm giải quyết cả ba dạng biểu hiện khó khăn tâm lý trên
1.2.2.4 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục.
a Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất biểuhiện ở nhận thức cũng xuất phát từ hai hướng: nhận thức về bản thân và nhận thức
về đối tượng học tập
Trang 27- Đối tượng học tập của sinh viên khoa giáo dục khá đa dạng, là một hệthống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo bao gồm các phần như: các môn khoa học
cơ bản, các môn khoa học chuyên ngành, các môn nghiệp vụ , các môn hỗ trợ(tin học, ngoại ngữ), các môn thể dục, giáo dục quốc phòng, các môn học tựchọn (nữ công, nhạc, hoạ…) Các bộ môn này đều có những vị trí, vai trò vàtầm quan trọng như nhau bởi sự đóng góp của nó trong quá trình đào tạo nên mộtngười giáo viên trong tương lai giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như hìnhthành nhân cách người giáo viên
Tuy nhiên, không phải sinh viên năm thứ nhất nào cũng nhận thức được tầmquan trọng, vị trí, vai trò của từng bộ môn trong hoạt động học tập Chính sựhiểu biết mơ hồ, không rõ ràng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộmôn trong chương trình học là một khó khăn tâm lý có thể dẫn đến tình trạngsinh viên xem thường các bộ môn không thuộc chuyên ngành, học lệch, học đốiphó, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động học tập không cao
Ngoài ra, việc thiếu sự hiểu biết về trường , về ngành nghề Tâm lý cũngnhư thiếu sự hiểu biết về nhiệm vụ học tập và yêu cầu học tập của sinh viên sẽ lànhững khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức của sinh viên trường Thực
tế cho thấy, khi chủ thể hiểu biết đầy đu, sâu sắc về đối tượng hoạt động của mình
sẽ giúp họ chuẩn bị tâm thế cũng như các điều kiện để thực hiện hoạt động đó.Ngược lại, khi thiếu những hiểu biết cần thiết về đối tượng hoạt động thì chủ thể
sẽ tiến hành hoạt động một cách đối phó, thiếu sự tích cực và do đó khó đạt đượchiệu quả cao
Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên khoa giáo dụcchuyên ngành Tâm lý Giáo dục năm thứ nhất nói riêng, về mặt chủ quan, có thểgặp một khó khăn tâm lý khác là nhận thức động cơ học tập chưa rõ ràng
Động cơ học tập của sinh viên khoa giáo dục bao gồm những động cơ có ýnghĩa cá nhân và những động cơ mang ý nghĩa xã hội như: động cơ nhận thứckhoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định mình.Chính động cơ học tập đã chuyển hoá nhu cầu học tập, làm nảy sinh tính tích cực
Trang 28học tập Vì vậy, việc xác định động cơ học tập rõ ràng là tiền đề giúp chongười sinh viên hình thành nhu cầu học tập, làm nảy sinh tính tích cực học tậphướng vào việc hình thành, phát triển nhân cách của mình trong tương lai.
Ngược lại, nếu người sinh viên khoa Giáo dục không xác định được động cơhọc tập của mình thì không thể nảy sinh nhu cầu học tập trở thành người có kiếnthức trình độ chuyên môn Từ đó, dẫn đến sự thiếu tích cực trong hoạt động họctập, hiệu quả hoạt đong học tập sẽ không cao
b Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ
Trong quá trình học tập luôn có sự tham gia của các trạng thái tình cảm cũngnhư thái độ của chủ thể học tập với hoạt động học tập của mình Đó là thái độ củachủ thể học tập với hoạt động học tập Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhấtnói chung, sinh viên khoa giáo dục Học viện Quản lý Giáo dục năm thứ nhất nóiriêng, phần lớn đều là học sinh vừa rời khỏi nhà trường phổ thông, bước đầulàm quen với môi trường học tập mới, học tập ở bậc đại học Xét trên phươngdiện tích cực, ở các em có thể xuất hiện những thái độ, tình cảm, xúc cảmdương tính đối với hoạt động học tập ở một môi trường mới như: tính tò mò đốivới học tập, tính ham học hỏi, niềm khao khát, lòng quyết tâm học tập, niềm vui,hứng thú học tập, tinh thần kiên trì vượt khó vv Ở trạng thái thái độ, tình cảmnày sẽ thúc đẩy sinh viên học tập tích cực Ngược lại, ở sinh viên năm thứ nhấtcũng có thể xuất hiện những thái độ, tình cảm âm tính đối với hoạt động họctập như coi thường việc học tập, thờ ơ, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, chán nản khigặp những vấn đề nảy sinh do một môi trường học tập mới
Bên cạnh đó, sinh viên khoa giáo dục Học viện Quản lý Giáo dục năm thứnhất trong môi trường học tập mới ở đại học, do sự hạn chế của kinh nghiệm,của tuổi đời, nên khi tham gia vào một hoạt động, các em có thể có sự đánh giáchưa phù hợp về đối tượng cũng như bản thân khi tham gia hoạt động đó Trên cơ
sở đó, khi tham gia vào hoạt động học tập, một số sinh viên năm thứ nhất nếuđánh giá quá cao về mình, đặc biệt khi các bạn sinh viên có những thành tíchhọc tập cao trong những năm học phổ thông, bị “che phủ” bởi những thành tích
Trang 29sáng chói đó có thể sẽ dẫn đến sự sơ suất, chểnh mảng, chủ quan, xem thườngchính hoạt động học tập hoặc ngược lại lại các em lại bị áp lực, căng thẳng khi
ép buộc mình vào hoạt động học tập với mục đích phải được những thành tíchnhư những ngày ở phổ thông Đối lập với sự đánh giá quá cao về bản thân, sinhviên năm thứ nhất lại tự đánh giá thấp về mình từ đó dẫn đến sự mặc cảm tự ti,
lo lắng, sợ mắc sai lầm, thiếu phấn đấu trong quá trình học tập làm ảnhhưởng đến tiến trình và kết quả học tập
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên khoa giáodục Học viện Quản lý Giáo dục năm thứ nhất biểu hiện ở mặt thái độ chính lànhững thái độ, tình cảm, xúc cảm âm tính của chủ thể học tập với hoạt động họctập Những khó khăn tâm lý này sẽ làm giảm đi tính tích cực, chủ động, tự giáctrong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất từ đó dẫn đến hiệu quả họctập không cao
c Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt hành vi
Mục tiêu chủ yếu của sinh viên khoa giáo dục là trở thành người có kiến thứctrình độ chuyên môn kiến thức chuyên ngành Tâm lý giáo dục học Điều đó có nghĩa
là họ phải đạt được những điều kiện sau:
- Có lòng yêu nghề, tư cách đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu của nghề Tâm lýgiáo dục học
- Có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ
- Có khả năng tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng, xây dựng phương pháp họctập suốt đời
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học
Trước khi đề cập những kỹ năng học nền tảng, chúng ta cần bắt đầu từ cáchhọc, phương pháp học Bởi kỹ năng là những thể hiện cụ thể của phương pháphọc.Bàn về cách học tập có rất nhiều cách phân loại khác nhau do các tiếp cậnkhác nhau từ nhiều tác giả
Theo cách phân loại này thì người học có ba cách tác động đến đối tượnghọc tập:
Trang 30Tác động trực tiếp: mô hình phương pháp tự học, tự nghiên cứu (bao
gồm phương pháp thu nhan, xử lý thông tin, nghiên cứu khoa học…vv) Từ đó
tương ứng cần có các kỹ năng tự học, làm việc độc lập như:
+ Kỹ năng đọc sách
+ Kỹ năng nghe giảng và ghi chép
+ Kỹ năng ôn tập
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học:
Tác động qua hợp tác, tự thể hiện mình: các phương pháp hợp tác, từ
đó đòi hỏi sinh viên cần có các kỹ năng thuyết trình, thảo luận như:
Tác động qua thông tin phản hồi: mô hình các phương pháp tự kiểm tra, tự điều chỉnh tương ứng la các kỹ năng kiểm tra, đánh giá:
- Đọc, phân tích vấn đề trước khi giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc trong khi làm bài kiểm tra
- Lập dàn ý, xây dựng đề cương bài kiểm tra
- Phân bố thời gian hợp lý khi thực hien một bài kiểm tra
- Viết, trình bày câu trả lời
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra hoặc phải giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó
Tóm lại, kỹ năng học tập nền tảng là một đòi hỏi quan trọng và cần thiết đối với sinh viên nói chung, sinh viên khoa Giáo dục năm thứ nhất nói riêng để giúpcho hoạt động học tập của họ đạt hiệu quả Do đó, có thể nói, việc không biết hoặc biết không rõ cách thực hiện các kỹ năng học tập nền tảng, sử dụng chúngkhông thành thục hoặc thái độ xem thường, cho rằng kỹ năng học tập nền tảng
là không cần thiết chính là những khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt hành vi trong hoạt động học tập của sinh viên
1.2.2.5 Nguyên nhân của khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Hoạt động học tập là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn Do đó,việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động hoc tập là hết sức cần thiết Các điềukiện này nếu được đảm bảo sẽ làm thuận lợi cho hoạt động học tập và ngược lại
Trang 31nếu không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thì nó sẽ là nguyên nhân làmnảy sinh những khó khan nói chung, khó khăn tâm lý nói riêng trong quá trìnhthực hiện hoạt động.
Như vậy, có thể nói, nguyên nhân gây ra các khó khăn tâm lý trong hoạt độnghọc tập của sinh viên là do các điều kiện cần cho hoạt động học tập diễn rakhông được bảo đảm, bao gồm các điều kiện khách quan bên ngoài và điều kiệnchủ quan, xuất phát từ chính chủ thể học tập là sinh viên
Bước vào giảng đường đại học, sinh viên Sư phạm năm thứ nhất, những họcsinh vừa mới rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, bước vào một môi trường họctập với rất nhiều sự mới mẻ, khác biệt Đứng trước bước chuyển đổi này, việc họ
sẽ phải gặp nhiều sự thay đổi về nhiều mặt về môi trường sống, môi trường họctập Để đảm bảo cho hoạt động học tập ở bậc đại học có thể diễn ra suôn sẻ vàhạn chế những khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập, sinh viên phải cónhững điều kiện nhất định về năng lực, tính cách, kinh nghiệm sống, kinh nghiệmhọc tập, tâm thế học tập, khả năng thích ứng, nội lực cá nhân đủ để hoà nhậpđược với một “đời sống” mới Ngược lại, nếu sinh viên năm thứ nhất không đảmbảo những điều kiện như đã nêu trên thì chắc chắn trong hoạt động học tập củamình họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn tâm lý
Mặt khác, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ bản thânchủ thể học tập thì những điều kiện bên ngoài, khách quan cũng sẽ là nhữngnguyên nhân khiến cho hoạt động học tập nảy sinh khó khăn nói chung, khó khăntâm lý nói riêng
Các nguyên nhân khách quan gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động họctập có thể là: do các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tậpchưa đầy đủ, khối lượng và mức độ nội dung học tập quá lớn và khó, chương trìnhhọc bố trí thiếu sự hợp lý, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, vàcác điều kiện hỗ trợ học tập khác chưa tốt
Như vậy, xét về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động họctập của sinh viên năm thứ nhất, chúng ta cần tìm hiểu không chỉ những điều
Trang 32kiện không thuận lợi xuất phát từ môi trường khách quan bên ngoài (nguyênnhân khách quan) mà còn cần phải xác định những yếu tố xuất phát từ chính bảnthân chủ thể, sinh viên năm thứ nhất (nguyên nhân chủ quan) Có như thế, việcnhận thức về những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậpcủa sinh viên năm thứ nhất mới đầy đủ và chính xác nhằm giúp đề ra những giảipháp phù hợp để giảm bớt những khó khăn tâm lý, giúp sinh viên năm thứnhất học tập hiệu quả hơn.
Trang 33CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện quản lý giáo dục, tìm ra nguyên nhân và đề râ một số giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
2.2 Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý và nguyên nhân gây ra khó khăn tâm
lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện quản lý giáo dục
2.2.1.2 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức, thái độ tình cảm, xúc cảm và kỹ năng học tập trong hoạt động học tập của sinh viên nămthứ nhất khoa Giáo dục Học viện quản lý giáo
-Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậpcủa sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện quản lý giáo dục Tìm hiểuhiệu quả học tập do những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viênnăm thứ nhất khoa Giáo dục Học viện quản lý giáo dục
Tìm hiểu một số biện pháp mà sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Họcviện quản lý giáo đã sử dụng nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạtđộng học tập của mình
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinhviên năm thứ nhất Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi đã cố gắng
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để có cách nhìn cụ thể nhất, khách quan
Trang 34nhất về vấn đề nghiên cứu Trong đó có hai phương pháp chính được sử dụng đểhoàn thiện luận văn là phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp điều trabằng bảng hỏi Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nhằm bổtrợ cho cho nhau và kiểm chứng lại các kết quả điều tra bằng bảng hỏi như: Phươngpháp quan sát, phương pháp nghiên phỏng vấn, phương pháp đàm thoại và cácphương pháp hỗ trợ khác.
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket): là phương pháp chủđạo, các phương pháp khác là phương pháp hỗ trợ
2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thu thập những
những tài liệu liên quan đến đề tài, một mặt hình thành cơ sở lý luận của đề tài, từviệc xây dựng giả thuyết khoa học, các khái niệm công cụ, mặt khác xác định hệthống các phương pháp nghiên cứu cụ thể để kiểm định giả thuyết và đưa ra các kếtluận về vấn đề nghiên cứu
Nội dung và cách thức tiến hành:
- Tiến hành thu thập các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu thông qua sáchbáo, mạng internet, các chương trình nói chuyện của các nhà nghiên cứu, và cáckênh thông tin khác, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hứng thú, hứngthú học tập môn họ cụ thể
- Nghiên cứu chương trình, giáo trình và các tài liệu tham khảo về khó khăntâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên , tìm ra những quan điểm, nguyên tắcphương pháp luận để xây dựng và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với
đề tài đồng thời định hướng cho việc tìm biện pháp hạn chế những khó khăn tâm lýtrong hoạt động của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục HVQLGD
2.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp quan trọng nhất, được sửdụng nhiều nhất trong đề tài khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viênnăm thứ nhất Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, của chúng tôi và kết hợp
Trang 35cùng các phương pháp khác nhằm nghiên thực trạng Phương pháp này được sửdụng với mục đích, nội dung và cách tiến hành như sau:
Mục đích: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập các số liệu cần
thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt độnghọc tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục- HVQLGD
Nội dung điều tra:
* Đối tượng: 200 sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục, Học viện Quản lýgiáo dục
* Những vấn đề điều tra:
- Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất khoa Giáo dục- HVQLGD Các chỉ số đánh giá thực trạng khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục- HVQLGD về:Nhận thức, thái độ, hành vi
- Các yếu tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên
- Những đề xuất của sinh viên về việc phòng tránh và khắc phục những khókhăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
Phiếu điều tra là một bảng hỏi gồm 7 câu Nội dung các câu hỏi nhằm thu thập
số liệu theo từng vấn đề điều tra Trong đó bao gồm những câu hỏi đóng để xácđịnh mức độ biểu hiện của hứng thú và những câu hỏi mở để thu thập số liệu theophạm vi rộng
Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là phải thu thập được những câu trả lời kháchquan, trung thực của đối tượng nên chúng tôi chú ý đặt ra những câu hỏi ngắn gọn
rõ ràng tạo thuận lợi cho đối tượng có thể trả lời một cách thoải mái, trung thực
Trình tự điều tra được tiến hành theo hai bước sau:
Trang 36- Điều tra thăm dò 50 sinh viên sinh viên bằng phiếuhỏi nhằm tìm hiểu sơ bộ các khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhấtkhoa Giáo dục học viện Quản lý Giáo dục, nguyênnhân và biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý đó.
2
Đầu tháng 4/2012
- Tiến hành điều tra thực trạng khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất khoa Giáo dục học viện Quản lý Giáo dục.Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở phân tích,tổng hợp kết quả điều tra ở bước 1 cùng với nhữngnghiên cứu về mặt lý luận
Nội dung phiếu điều tra cụ thể như sau:
Câu 1: Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ - tình cảm,
xúc cảm trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất về:
+ Khó khăn tâm lý về mặt nhận thức:
- Hiểu biết chưa đầy đủ về trường
- Hiểu biết chưa đầy đủ về nghề học
- Hiểu biết chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập và yêu cầu học tập của sinh viên
- Nhận thức động cơ học tập chưa rõ ràng
- Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chương trình học
+ Khó khăn tâm lý về mặt thái độ:
- Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học
- Tâm lý e ngai, sợ mắc sai lầm trong học tập