Như vậy, bàn về KK giao tiếp có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu,các tác giả kể trên đã phát hiện và kể ra một số KKTL trong giao tiếp, nguyênnhân làm nảy sinh những KK trong giao t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ HUỆ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, người trực tiếp hướng dẫn khoa học
đã tận tình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em về kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các sinh viên trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc
đã tạo điều kiện cho em trong quá trình tiến hành điều tra và nghiên cứu tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện và khả năng còn có những hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Lê Thị Bích Hạnh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Các phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 5
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2 Một số vấn đề lí luận về khó khăn tâm lí, khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên 14
1.2.1 Khó khăn tâm lí 14
1.2.2 Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên 17
1.2.3 Biểu hiện của các khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên 33
1.2.4 Mức độ khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên 36
1.2.5 Biện pháp giúp giảm bớt khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên 38
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn Chung của SV 39
Trang 41.3.1 Các yếu tố chủ quan 39
1.3.2 Các yếu tố khách quan 41
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 44
2.2 Tổ chức nghiên cứu 47
2.2.1 Mục đích nghiên cứu 47
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 47
2.2.3 Tiến trình nghiên cứu 48
2.3 Phương pháp nghiên cứu 49
2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 49
2.3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 49
2.3.3 Nhóm phương pháp xử lí số liệu 59
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÁC MÔN CHUNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC 61
3.1 Thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 61
3.1.1 Thực trạng khó khăn tâm lí biểu hiện ở mặt nhận thức trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 61
3.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lí biểu hiện ở mặt thái độ trong hoạt động học tập các môn Chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 73
3.1.3 Thực trạng khó khăn tâm lí biểu hiện ở mặt kĩ năng học tập các môn Chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 77
3.2 Thực trạng mức độ khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập
Trang 5các môn chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 86
3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 91
3.3.1 Các yếu tố khách quan 91
3.3.2 Các yếu tố chủ quan 94
3.4 Một vài chân dung sinh viên gặp khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 99
3.4.1 Chân dung thứ nhất 100
3.4.2 Chân dung thứ hai 102
3.5 Biện pháp góp phần làm giảm bớt những khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung của sinh viên trường CĐVP 105
Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tình hình tuyển sinh từ năm 2009-2013 45Bảng 3.1 Nhận thức của SV về vai trò của các MC 62Bảng 3.2 Nhận thức của SV về vai trò, vị trí, tác dụng của MC 63Bảng 3.3 Nhận thức về mức ảnh hưởng của các biểu hiện KKTL
trong HĐHT các MC của SV 66Bảng 3.4 Thực trạng mức độ biểu hiện những KKTL trong HĐHT
các MC của SV 69Bảng 3.5 Biểu hiện về mặt thái độ yêu thích khi học các MC của SV
73Bảng 3.6 Biểu hiện về mặt thái độ quan tâm đến HĐHT các MC của SV
75Bảng 3.7 Tần suất các biểu hiện KKTL về mặt thái độ trong HĐHT
các MC của SV 76Bảng 3.8 Mức độ phát biểu xây dựng bài trên lớp trong HĐHT các MC
77Bảng 3.9 KKTL biểu hiện ở mức độ sử dụng thuần thục các kĩ năng
trong HĐHT các MC của SV theo giới tính 79Bảng 3.10 KKTL biểu hiện ở mức độ sử dụng thuần thục các kĩ năng
trong HĐHT các MC của SV theo các khoa 84Bảng 3.11 Số lượng SV gặp KKTL trong HĐHT các MC theo giới
tính 87Bảng 3.12 Số lượng SV gặp KKTL trong HĐHT các MC theo khoa 88Bảng 3.13 Mức độ thường gặp KKTL trong HĐHT các MC của SV 89Bảng 3.14 Mức độ tỉ lệ thường gặp KKTL trong HĐHT các MC của SV
90Bảng 3.15 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan gây ra KKTL
trong HĐHT các MC của SV 91Bảng 3.16 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan gây ra KKTL
trong HĐHT các MC của SV 95
Trang 8Bảng 3.17 KKTL biểu hiện ở mức độ ảnh hưởng của sự tương tác,
giúp đỡ, cùng nhau nghiên cứu và học tập của SV trongHĐHT các MC 98Bảng 3.18 Ý kiến đánh giá các biện pháp khắc phục nhằm giảm bớt
những KKTL trong HĐHT các MC của SV trường CĐVP 105
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
TLH Mác xít đã chỉ ra rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách củacon người chịu sự quy định của nhiều yếu tố trong đó hoạt động cá nhân làyếu tố quyết định trực tiếp Cuộc sống của con người là một dòng các hoạtđộng khác nhau, mỗi hoạt động lại có đặc điểm và cách thức tiến hành riêng.Muốn thực hiện tốt một hoạt động nào đó con người phải thâm nhập vàonhững điều kiện hoạt động, nắm được những quy tắc hoạt động, khắc phụcđược những trở ngại của KKTL
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các KKTL có ảnh hưởngnhất định đến hiệu quả trong công việc Mỗi hoạt động khác nhau đều cónhững KK riêng và mỗi người khác nhau đều gặp phải những KKTL riêngtrong một hoạt động nào đó Cá nhân nào càng gặp nhiều KKTL và không cóbiện pháp khắc phục thì hiệu quả công việc càng thấp
Học tập là hoạt động cần thiết đối với mỗi con người, ai muốn trưởngthành, phát triển đều phải học Nhưng mỗi người đều gặp phải những KKTLnhất định trong hoạt động học tập Có thể nói HĐHT tạo ra khá nhiều áp lựccho người học bất kì ở cấp học nào, người SV ở các trường cao đẳng, đại họctrong quá trình học tập cũng gặp không ít KK, trong đó đặc biệt là các KKTL
Bất kì học sinh trung học phổ thông nào cũng đều có ước mơ trở thànhsinh viên của một trường cao đẳng, đại học Tuy nhiên, khi trở thành hiệnthực, thì đằng sau niềm vui, niềm háo hức là những KK đang chờ đón họ,nhất là KK trong học tập Đó là sự bỡ ngỡ về phương pháp học tập, là sự thayđổi về cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá, cách thực hiện các nhiệm
vụ học tập…
SV có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để đảm nhiệm được trọng trách của mình, trước hết SV phải học tập tốt Họctập là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu đối với SV Chất lượng học tập của SV chịu
Trang 10sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau Trong đó,những KKTL của SV là yếu tố quan trọng Hàng năm có khoảng hơn 300.000
SV tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, nhưng không ít trong số đó đạt kếtquả học tập không cao, không đáp ứng được với đòi hỏi của công việc thực tế.Một lí do không nhỏ là các em không thích ứng được với môi trường vàphương pháp học ở trường cao đẳng và đại học
Trường CĐVP là một cơ sở đào tạo có uy tín trong nhiều năm và đangtrên đà phát triển đi lên để trở thành một trường đại học của tỉnh Chính vìvậy, nâng cao chất lượng đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà trường.Chất lượng đào tạo được thể hiện trước hết ở kết quả học tập của SV Để SVhọc tập tốt, ngoài việc tạo điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất, sự giúp đỡ tậntình của GV…thì cần phải giúp SV khắc phục được các KKTL
Các MC trong trường CĐVP là các môn học thuộc tổ Bộ Môn Chunggiảng dạy bao gồm: TLH đại cương, Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, Trong quá trình học các MC SV thường phải ghép lớp, dạy ởhội trường lớn, số SV mỗi lớp học có thể từ 200 đến 400 SV Đây là điềuchưa từng có ở phổ thông Thực tế này đã tạo ra những KK nhất định và cónhững ảnh hưởng không nhỏ đến TL và kết quả học tập của SV Làm thế nào
để phát hiện ra những KKTL mà SV gặp phải trong học tập; Làm thế nào đểđánh giá mức độ khó khăn của SV; Làm thế nào để giúp SV khắc phục đượccác KKTL Đó là những vấn đề có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chấtlượng đào tạo
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “KKTL trong HĐHT các MC của SV trường CĐVP” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng luận văn đề xuất một sốbiện pháp giúp SV trường CĐVP giảm bớt các KKTL trong HĐHT các MC
Trang 113 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ các KKTL, các biện pháp và các yếu tố ảnh hưởng
đến KKTL trong HĐHT các MC của SV trường CĐVP.
3.2 Khách thể nghiên cứu
300 SV (42 SV nam và 258 SV nữ) và 20 giảng viên thuộc Bộ mônChung của Trường CĐVP
4 Giả thuyết khoa học
SV trường CĐVP thường gặp những KKTL trong HĐHT các MC, các
KK đó được biểu hiện ở cả 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi Có sự khác biệt
về mức độ KKTL trong HĐHT các MC của SV các khoa và về giới tính.KKTL trong HĐHT của SV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó cácyếu tố thuộc về chủ quan có tác động mạnh mẽ hơn cả
Những KKTL này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của SV Nếu
có các biện pháp tác động hỗ trợ tích cực, phù hợp sẽ giúp SV trường CĐVPgiảm bớt những KKTL đó
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về KKTL, KKTL trong HĐHT các MC của SV(các biểu hiện, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng…)
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng KKTL trong HĐHT các MC của SV trườngCĐVP và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng
5.3 Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm giảm bớt KKTL trong HĐHTcác MC cho SV trường CĐVP
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng KKTL trong HĐHT các MC của SV trường CĐVP, gồm các môn TLH đại cương và Những nguyên lí cơ bản
của chủ nghĩa Mác Lênin Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm2013-2014
Trang 127 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3 Phương pháp quan sát
7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
7.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
7.7 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, đề tài có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập
của sinh viên
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các
môn chung của sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề KKTL đã được nhiều nhà TLH xem xétdưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau Tuynhiên, nghiên cứu phát hiện ra những KKTL trong HĐHT các MC của SV còn
ít được đề cập Ở Việt Nam các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứunhững KKTL trong giao tiếp Một số tác giả xem xét nghiên cứu những KKTLtrong HĐHT nhưng chủ yếu là học sinh ở tiểu học
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
a Nghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp
Năm 1985, E.V.Sucanova [ dẫn theo 25] với việc đưa ra cuốn sách
“Những KK của giao tiếp liên nhân cách”đã đánh dấu một mốc quan trọngtrong công việc nghiên cứu vấn đề KKTL trong giao tiếp Trong công trìnhnày tác giả có đề cập đến những vấn đề sau:
- Bản chất TL của những KK trong giao tiếp liên nhân cách
- Vị trí của hiện tượng giao tiếp, KK trong cấu trúc của vấn đề TL xã hội
- Những đặc điểm của nhận thức, nguyên nhân gây ra KK trong giao tiếp
- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của KK đến quá trình giao tiếp.Qua quá trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện được một số KKTLtrong giao tiếp và nguyên nhân nảy sinh chúng Song cũng như các tác giảtrên ông chưa đưa ra được các định nghĩa về KKTL trong giao tiếp và chưaphân loại chúng một cách cụ thể
Năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sư phạm của GV,V.A.Cancalic đã nêu ra một số trở ngại giao tiếp của GV:
Trang 14- Không biết cách dàn xếp, tổ chức, tiếp xúc.
- Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
- Thụ động trong giao tiếp
- Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
- Lúng túng trong điều khiển trạng thái TL của bản thân khi giao tiếp
- Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệqua lại và đổi mới quan hệ theo nhiệm vụ sư phạm
- Bắt chước máy móc cách ứng xử của GV khác [ dẫn theo 4]
Trường phái Palo Alto [18] khi nghiên cứu về giao tiếp cũng đã quantâm đến những chướng ngại gây ra sự rối loạn giao tiếp giữa các cá nhânnhưng trường phái này cũng chưa xác định được biểu hiện của những chướngngại đó như thế nào và bản chất của những chướng ngại đó là gì?
Vào năm 2012, hai tác giả Frank Schneider và Jame Gruman [47] trongcuốn “TLH xã hội ứng dụng” (Applied social Psychology), đã không chỉ đisâu diễn giải những trở ngại về mặt TL trong cuộc sống mà còn cung cấp đủ
tư liệu, thông tin cho cả trình độ đại học và sau đại học Các thông tin mangtính phổ thông dễ đọc và các phương pháp dễ thực hành theo ngay cả đối vớicác chuyên ngành không phải là TLH Hơn nữa, đối với SV có thể bắt đầuthiết kế các nghiên cứu riêng dựa trên các lĩnh vực mà họ quan tâm Ngoài ra,
2 tác giả tập trung vào việc tìm hiểu các vấn đề xã hội thực tế và phát triểncác chiến lược can thiệp hướng vào cải thiện các vấn đề, các KK, trở ngạitrong giao tiếp, trong quan hệ ứng xử Một tính năng cốt lõi của cuốn sách làđạt được một sự cân bằng giữa lí thuyết, nghiên cứu và ứng dụng Trongphiên bản thứ hai, các tác giả đã cập nhật các nghiên cứu mới nhất và kết hợpcác ví dụ mà học sinh có thể liên hệ thực tế
Không thể không kể đến công trình nghiên cứu của hai nhà TLH ngườiĐức H.Hipsơ và M.Phorvec [16] trong “ Nhập môn TLH xã hội”, đã nêu ra
Trang 15những nhân tố gây KK cho giao tiếp như: Người phát tín hiệu không có kháiniệm chính xác về người cùng giao tiếp với mình, đánh giá sai về trình độ vănhóa, nhu cầu, quyền lợi và phẩm chất của người nhận… Ngoài ra, do cáchkiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng và trao đổi thông tin tạo nên những:
“hàng rào khái niệm” ngăn cản giao tiếp Trong công trình này, hai tác giả đãnêu ra một loạt các nhân tố gây KK cho giao tiếp Nhưng lại không làm sáng
tỏ KKTL trong giao tiếp là gì? Làm sao để phát hiện ra những KK đó?Thìcông trình nghiên cứu này chưa đề chưa đề cập tới
Như vậy, bàn về KK giao tiếp có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu,các tác giả kể trên đã phát hiện và kể ra một số KKTL trong giao tiếp, nguyênnhân làm nảy sinh những KK trong giao tiếp…
Nhưng để hiểu rõ khái niệm của KKTL trong giao tiếp, phân loại chúngmột cách cụ thể…, thì tất cả họ chưa ai làm được
b Nghiên cứu KKTL trong HĐHT
Học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, kĩ năng nhằm mục đíchnhận biết, tác động, cải tạo thế giới hiện thực, phục vụ cho lợi ích của conngười Lịch sử loài người đã chứng minh, chỉ thông qua con đường học tập,thì những di sản văn hoá vật chất, tinh thần từ thế hệ trước mới được lưutruyền cho thế hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới còn tồn tại.Tuy nhiên, học tập không phải là một hoạt động đơn giản Trong quá trìnhbiến tri thức của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân conngười đã gặp không ít khó khăn, trong đó có nhưng khó khăn về mặt TL Khibàn về KKTL trong học tập, ở thập kỷ 70 thế kỷ XX bà Bianka Zazzo, giáo sưđại học EPHE Pari cùng các cộng sự thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em là 12chuyên gia cấp cao về TL, y khoa và giáo dục đã nghiên cứu trẻ từ mẫu giáođến cuối lớp 1 Tác giả đã chỉ ra KKTL lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trởđến sự thích ứng với HĐHT là: “Sự thay đổi môi trường hoạt động, gọi là
Trang 16chuyển dạng hoạt động chủ đạo, vui chơi trở thành hoạt động đa dạng, tính tự
do tùy hứng của cá nhân cao hơn là tính chỉ đạo của GV Sang lớp 1, học tậpchủ đạo của học sinh phải nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của GV, theo nguyêntắc lớp học Vì thế, trẻ nào vượt qua được KK này thì sẽ học tốt, còn không sẽdẫn đến tình trạng chán học, kết quả không cao” [dẫn theo 35;19]
Nghiên cứu về KKTL trong HĐHT của học sinh lớp 1, tác giả
đã chia KKTL của trẻ em khi đi học lớp 1 là 3 loại:
“Loại 1: Những KK có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới Loại 2: KK trong thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và bạn bè Loại 3: KK trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được
sự chuẩn bị của gia đình, nhà trường và xã hội nên trẻ có TL vui, thích, sẵnsàng đi học, về sau giảm dần khát vọng và chán học” [29; 52]
Tác giả Murray Evely và Zoe Ganim là các nhà TLH người Australia,trong cuốn “Làm việc với trẻ có KK trong học tập” (Working with childrenwith learning difficulties) (2011) cho rằng: “Trẻ có KK học tập (còn gọi làkhuyết tật học tập) tìm thấy KK để học tập hiệu quả trong các lĩnh vực ngônngữ hoặc tính toán Những trẻ em này thường hoạt động dưới mức dự kiến trong một hoặc nhiều lĩnh vực học tập và cần trợ giúp thêm để đạt được kếtquả trong lớp học Ở Úc có khoảng 16% có KK học tập, với 3% gặp KK họctập đang diễn ra nghiêm trọng” Các tác giả cũng đưa ra một vài nguyên nhândẫn đến KKTL trong HĐHT là: “Các nguyên nhân được biết đến bao gồm ditruyền (những KK do gen), các vấn đề trong quá trình mang thai và sinh con,hoặc thiệt hại sau khi sinh như suy dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, bệnh trẻ
em, một tai nạn nghiêm trọng hoặc đang diễn ra chấn thương” [49;25]
Sheldon Horowitz [50] Chủ tịch của Trung tâm Sức khỏe Tâm thần,khoa Tâm thần học tại Trung tâm Y tế Liên tôn ở Brooklyn, NewYork, trongtác phẩm “Specific learning difficlties” (KK học tập cụ thể) ông đã chỉ ranhững trẻ em có KKTL trong học tập thường xuyên cảm thấy lo lắng:
Trang 17- Không thể theo kịp với các lớp
- Luôn là sự khác biệt so với những đứa trẻ khác
- Cảm thấy bị “câm” hoặc “ngu ngốc”
- Cần thiết phải làm việc chăm chỉ để đạt được các kết quả tươngđương hoặc thấp hơn so với đồng nghiệp của họ
Tóm lại, các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về KKTL trong HĐHT
ít nhiều đã chỉ ra được vấn đề lí luận trong bản chất của KKTL, nguyên nhândẫn đến KK, đồng thời cũng chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới HĐHT… Tuynhiên so với các lĩnh vực khác, KKTL trong HĐHT còn ít được các nhà khoahọc nước ngoài quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, nghiên cứu KKTL trongHĐHT các MC của SV thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới Mặc
dù đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của SV
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Do yêu cầu của xã hội nên ở nước ta KKTL bắt đầu được quan tâm nghiêncứu Đa số các nghiên cứu KKTL các tác giả tập trung vào hai hướng cơ bản sau:
- Nghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp
- Nghiên cứu KKTL trong HĐHT
a Nghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp
Trong cuốn “Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn Lê [25], dưới góc độthông tin, tác giả đã bàn đến KKTL trong giao tiếp như:
+ Sự chênh lệch giữa người phát và người thu
+ Khả năng xây dựng và trình bày thông điệp của người phát thôngtin, các tác giả cũng đưa ra các yếu tố TL gây trở ngại trong giao tiếp đó là:Những chấn thương tình cảm, sự khác nhau về chính kiến… Tuy nhiên côngtrình chỉ mang tính chất suy diễn Mặc dù tác giả có bàn tới trở ngại TLtrong giao tiếp nhưng vẫn chưa dề cập đến nội hàm của khái niệm
Trang 18Tác giả Huyền Phan với bài viết “Những trở ngại TL khi giao tiếp” đãcho biết, trong nhiều tình huống giao tiếp, chủ thể giao tiếp không đạt đượcmục đích vì bị các trở ngại TL ngăn cản Vì vậy, muốn giao tiếp đạt mục đích,chủ thể giao tiếp cần phải vượt qua những trở ngại:
“+ Bức tường thành kiến do ác cảm với một người nào đó, do cái nhìnthiên lệch tạo ra ấn tượng không tốt đẹp trong giao tiếp
+ Bức tường ác cảm nảy sinh, khi có định kiến với đối tượng do cóthông tin sai lệch về đối tượng
+ Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ, băn khoăn dẫn đếntiếp xúc gượng ép, thiếu tự nhiên
+ Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do tiếp xúc không hiểu nhau hoặckhông hiểu đúng về nhau” [30; 28]
Trong bài viết này tác giả đề cập đến 4 trở ngại TL, mà chưa đề cập đến
lí luận trở ngại TL Theo tác giả, khắc phục được những bức tường trở ngạinày thì chắc chắn sự giao tiếp sẽ đạt mục đích đề ra
Năm 1996 trong luận án Tiến Sĩ “Nghiên cứu những trở ngại TL tronggiao tiếp của SV với học sinh trong thực tập tốt nghiệp”, tác giả Nguyễn ThịThanh Bình [4] đã đi sâu nghiên cứu về trở ngại TL (khái niệm, bản chất, biểuhiện, nguyên nhân, phân loại, ảnh hưởng) Tác giả tiến hành khảo sát KKTLtrong giao tiếp của SV, thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm hạn chếnhững KK này Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về lí luận vàthực tiễn về trở ngại TL trong giao tiếp Tác giả đã đưa ra một số trở ngại TL:
- Lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh
- Sợ mắc sai lầm sư phạm
- Không trùng hợp tâm thế giữa SV và học sinh
- Thiếu tiếp xúc với học sinh
- Hiểu chưa đầy đủ về học sinh
Trang 19Năm 2013, trong luận án tiến sĩ của tác giả Lý Thị Minh Hằng đãnghiên cứu vấn đề “KKTL của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực giađình” Trong luận án của mình tác giả đi sâu nghiên cứu các khái niệm vềKKTL, đưa ra được khái niệm, đặc điểm của KKTL trong hoạt động, các biểuhiện của KKTL trong hoạt động và các mức độ Đồng thời nêu lên đượcnguyên nhân và chỉ ra các biện pháp nhằm khác phục KKTL cho phụ nữtrong đấu tranh chống bạo lực gia đình đó là:
“- Xây dựng niềm tin cho phụ nữ
- Nâng cao nhận thức cho phụ nữ
- Tạo sức mạnh hành động tích cực cho phụ nữ” [15;147]
b Nghiên cứu KKTL trong HĐHT
Với tác phẩm “Nỗi đau của con em chúng ta” bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
đã nêu ra KKTL mà học sinh lớp 1 gặp phải
Trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” trên tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số
2 trang 13(1992) tác giả Nguyễn Thị Nhất đã nêu những KK của học sinh lớp
1 phải vượt qua Tác giả cho rằng: “Trong quá trình lớn lên của trẻ có nhữngbước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ phải thayđổi phương thức sinh hoạt một cách triệt để” Đồng thời tác giả cũng nêu ramột số KKTL cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua:
“ + Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, vui nhộn, đa dạng, hoạt động tùyhứng ở mẫu giáo và khép mình vào kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông
+ Trẻ gặp KK với quan hệ với thầy cô giáo
+ Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp một vì sự hân hoan, hồi hộp chờ đónnhững điều hấp dẫn được thay thế bằng những điều khác xa với tưởng tượngtrong đầu của trẻ” [27; 36]
Theo tác giả Nguyễn Thanh Sơn, khi phân tích: “Những KK của họcsinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” đã chỉ ra KK:
“+ Hoàn cảnh giao tiếp của học sinh miền núi bị hạn chế
Trang 20+ Vốn từ của học sinh miền núi còn yếu và thiếu.
+ Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ của học sinh còn hạn chế”.Theo tác giả nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do “Tầm văn hóa, lốisống, vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế Vậy, để nâng cao cảm thụ vănhọc của học sinh thì trước hết phải nâng cao tầm văn hóa, cần mở rộng tầmhiểu biết cuộc sống cho học sinh Những hoạt động ngoại khóa, tham quan,câu lạc bộ văn học….là những hoạt động rất bổ ích đối với học sinh” [33; 12]
Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lí của trẻ khi vào lớp 1”, tác giả VũNgọc Hà [12] đã nêu ra một số trở ngại TL khi vào lớp 1 trẻ em thường gặp phải:
+ KK trong việc thích nghi với môi trường
+ KK trong các mối quan hệ
+ KK khi phải đến trường
Tác giả Nguyễn Xuân Thức [37], trong bài viết “Các nguyên nhân dẫn đếnKKTL của học sinh khi vào lớp 1” đã nêu ra nguyên nhân gây KKTL của trẻ là:
* Các nguyên nhân chủ quan:
+ Trẻ chưa hiểu rõ nội quy, quy định trường học, lớp học
+ Trẻ được chuẩn bị quá kỹ trước khi đến trường
+ Trẻ không được chuẩn bị TL sẵn sàng đi học
+ Do tính cách của trẻ
+ Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường
+ Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh
* Các nhóm nguyên nhân khách quan: có thể khái quát thành 3 nhóm:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội
Theo tác giả các nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL nhiều hơn Ngoài
ra, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp sư phạm để tháo ngỡ KKTL cho trẻ
Trang 21Tác giả Hoàng Thị Chiên [8] với bài viết: “Khắc phục các KK của
SV khi sử dụng ngôn ngữ hóa học” đã chỉ ra một số KK của SV dân tộckhoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm đó là:
+ Chưa thấy hết ý nghĩa của một số thuật ngữ khái niệm hóa học
+ Chưa nắm chắc cách gọi tên của một số hợp chất vô cơ
+ Lúng túng khi diễn đạt nội dung khái niệm
Tác giả chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản là do SV dân tộc thường rụt
rè, ngại ngùng phát biểu trước đám đông, trước GV Thời gian và nội dunghọc tập cũng là nguyên nhân tạo ra KK, sự phức tạp của thuật ngữ hóa học vànhững hạn chế về kiến thức là nguyên nhân chính làm cho SV gặp KK
Trong tài liệu tập huấn “Cán bộ quản lí giáo dục Trung học cơ sở, hiệutrưởng trường trung học cơ sở của 17 tỉnh tham gia dự án giáo dục trung học
cơ sở vùng KK nhất” [34] đã đưa ra và phân tích các tình huống cụ thể mà các
GV, hiệu trưởng và các nhà quản lí gặp phải trong quá trình giáo dục tại cáctrường trung học cơ sở ở các vùng KK nhất Tại đây học sinh không chỉ gặpcác KK trong học tập mà còn gặp rất nhiều KK trong cuộc sống và sinh hoạttạo ra vô vàn những KKTL ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham dự đầy đủ cáckhóa học Trong tài liệu này, các tác giả cũng mạnh dạn đưa ra các giải phápnhằm không chỉ giúp các em học sinh có đủ điều kiện để đi học mà còn giúpcác nhà quản lí có những biện pháp quản lí hữu hiệu, khoa học
Đầu năm 2014, với hội thảo bàn về “Những KKTL của học sinh Trunghọc cơ sở hiện nay” Nội dung của hội thảo đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề:Một số vấn đề lí luận về KKTL của học sinh Trung học cơ sở; Thực trạng vềKKTL của học sinh trong học tập, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy côgiáo, bạn bè; Các nguyên nhân dẫn đến KKTL của học sinh, Các biện phápkhắc phục, hạn chế những KKTL của học sinh Trung học cơ sở để quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của các em diễn ra thuận lợi Tiến sĩDương Thị Thoan - Chủ tọa hội thảo đã tổng kết: “Tuổi học sinh Trung học
Trang 22cơ sở được coi như một giai đoạn phát triển đặc biệt, các em phải đối mặt vớirất nhiều KKTL Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đếnquá trình xã hội hóa của các em Việc chỉ ra thực tế này cũng như đề ra cácbiện pháp giúp các em vượt qua thời kì đầy KK là việc làm có ý nghĩa và giátrị thực tiễn to lớn trong quá trình giáo dục học sinh Trung học cơ sở”.
Tóm lại, nghiên cứu KKTL trong HĐHT là một hiện tượng TL phứctạp, vấn đề này hiện nay đã được các tác giả trong và ngoài nước chú ý nhiềuhơn Các công trình kể trên ít nhiều đã xây dựng được hệ thống lí luận và thựctiễn về vấn đề này Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa
ra khái niệm mà chưa làm rõ được bản chất của KKTL…Các tác giả đa phầnnghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp và học tập của học sinh tiểu học,học sinh lớp 1 và SV năm đầu KKTL của SV trong HĐHT các MC còn chưađược quan tâm nghiên cứu nhiều, với những môn học mới có những đặc điểm
và cách thức học riêng buộc SV phải tập trung chú ý cũng như đòi hỏi ở cácphương pháp học phù hợp để đạt kết quả cao Trong đề tài của mình, chúngtôi mong muốn hệ thống hóa được các khái niệm liên quan, đưa ra được thựctrạng về KKTL trong HĐHT các MC của SV trường CĐVP Chúng tôi sẽphần nào so sánh KKTL của SV trường CĐVP với các SV ở các luận văn màchúng tôi có trong tay Hơn nữa, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu những KKTLtrong mặt kĩ năng học tập nhất là quá trình tương thuộc (tương tác) của SV,
và sự nhận thức của SV về vai trò vị trí của mình và trường mình đang học
1.2 Cơ sở lí luận về khó khăn tâm lí, khó khăn tâm lí trong hoạt động
học tập của sinh viên
1.2.1 Khó khăn tâm lí
1.2.1.1 Khó khăn nói chung
Trong cuộc sống cũng như trong công việc chúng ta thường nói đến hai
từ “Khó khăn” khi tiến hành công việc mà gặp phải những trở ngại, cản trở
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng “KK có nghĩa là có nhiều trở ngại
Trang 23làm mất nhiều công sức” [31; 357].
Trong Từ điển Anh-Việt thì từ “Haprdship” hoặc từ “Difficulty” đềuđược dùng để chỉ sự KK khắc nghiệt Người ta hay dùng từ “shock” để chỉ sự
KK, sự sốc, sự choáng váng trước một môi trường mới
Trong Từ điển Pháp-Việt thì “Dificulte” chỉ sự KK việc gây trở ngại.Khi bàn về KK cho phép chúng ta hiểu KK là những sự gay go, sự khắcnghiệt, sự thiếu thốn…gây ra những trở ngại đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.Thực tiễn chứng minh trong bất kì hoạt động nào con người cũng gặp những
KK làm cho hoạt động đó bị chệch hướng với mục đích đã đề ra từ trước, từ
đó ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động
Như vậy, qua các định nghĩa về KK trên chúng ta có thể hiểu KK lànhững trở ngại, rào cản khiến chúng ta phải tập trung, nỗ lực để thực hiện
1.2.1.2 Khó khăn tâm lí
KKTL được xem xét trong hoạt động thuộc nhiều mối quan hệ khácnhau Và cùng để chỉ về KKTL, các tác giả đã sử dụng nhiều thuật ngữ khácnhau như: “trở ngại TL”, “cản trở TL”, “hàng rào TL”
Theo “Sổ tay tâm lí học” của Trần Hiệp và Đỗ Long [19] thì “Hàng ràoTL” là trạng thái TL thể hiện tính thụ động quá mức của chủ thể gây cản trởviệc thể hiện hành động Cơ chế tình cảm của “Hàng rào TL" là sự gia tăngnhững mặc cảm và tâm thế tiêu cực, hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi Tronghành vi xã hội của con người “Hàng rào TL" như những cản trở làm nảy sinh
KK trong quá trình hiểu biết lẫn nhau và thiết lập hoạt động chung
Theo Vũ Dũng [11] “Hàng rào TL” được hiểu là trạng thái TL thểhiện tính thụ động quá mức của chủ thể gây cản trở trong việc thực hiệnmột hành động
Sự không phù hợp giữa đặc điểm TL của cá nhân với yêu cầu của hoạtđộng được tác giả Nguyễn Xuân Thức [38] cụ thể hóa ở những mặt biểu hiện:nhận thức – thái độ - hành vi Tác giả cho rằng: KKTL là sự không phù hợp
Trang 24giữa đặc điểm TL và hành vi ứng xử của nhân cách với nội dung, đối tượng,hoàn cảnh hoạt động của chủ thể, được biểu hiện ở các dấu hiệu: nhận thức -thái độ và hành vi ứng xử”.
Vũ Ngọc Hà [12] đã khẳng định: “KKTL là sự thiếu hụt TL của cánhân khiến cho hoạt động của cá nhân kém hiệu quả và được biểu hiện ở cácdấu hiệu: nhận thức – thái độ và hành vi ứng xử”
Chúng tôi thấy có nhiều quan niệm khác nhau về KKTL, về cơ bản cácquan niệm này có nhìn nhận KKTL ở những khía cạnh sau đây:
- KKTL là hiện tượng thể hiện tính thụ động quá mức nảy sinh theo cơchế gây cản trở trong việc thực hiện hành động Tính thụ động quá mức nảysinh theo cơ chế gia tăng mặc cảm, tâm thế tiêu cực, hổ thẹn, cảm giác tội lỗi,
sợ hãi Sự tăng cường những trải nghiệm âm tính này cản trở trực tiếp hànhđộng của cá nhân, khiến cá nhân gặp những KK trong quá trình hiểu biết lẫnnhau và thiết lập hoạt động chung với người khác Theo các giải thích này,các tác giả đang xem xét KKTL như là một sự thiếu sẵn sàng hành động tronghoàn cảnh nhất định được biểu hiện trong thái độ tiêu cực của chủ thể
- KKTL là sự không phù hợp giữa đặc điểm TL cá nhân và hành vi ứng
xử của cá nhân với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh hoạt động của chủ thể.Các tác giả cho rằng tính không phù hợp về TL của chủ thể với đối tượng lànguyên nhân gây cản trở kết quả hoạt động
- KKTL là sự thiếu hụt những phẩm chất TL cá nhân được thể hiện ởchỗ cá nhân đã có những phẩm chất TL cần thiết cho hoạt động nhưng nhữngphẩm chất này chưa phù hợp hoặc mức độ của các phẩm chất TL chưa đápứng được yêu cầu của hoạt động, do đó cá nhân gặp KK khi tiến hành hoạtđộng.Với cách lí giải này, KKTL được nhìn nhận một cách toàn diện hơn,không chỉ ở thái độ tiêu cực như các tác giả trên nêu ra mà còn thể hiện ởnhững thiếu hụt trong nhận thức và hành vi của chủ thể
Mặc dù có nhiều định nghĩa về KKTL, nhìn chung các tác giả đều cho
Trang 25rằng đây là những yếu tố TL gây cản trở hoạt động của cá nhân làm cho hoạtđộng kém hiêu quả Đặc biệt, hầu hết các tác giả đều căn cứ vào 3 mặt: nhậnthức, thái độ và hành vi trong hoạt động của chủ thể để đánh giá KKTL.
Như vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động, cá nhân không tránh khỏinhững tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài (khách quan) và yếu tố bêntrong (chủ quan) Những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp đến tiếntrình hoạt động của cá nhân Những yếu tố bên trong, có ảnh hưởng trực tiếpđến tiến trình và kết quả hoạt động của cá nhân Tác động tiêu cực của nhữngyếu tố bên ngoài và bên trong đã gây nên cản trở TL ở mỗi cá nhân khi thựchiện hoạt động; cá nhân nhận thức không đúng hoặc lệch lạc, hình thành thái
độ tiêu cực dẫn đến hành vi thiếu đúng đắn, không phù hợp
Tóm lại, kế thừa quan điểm các tác giả đi trước, chúng tôi cho rằng:
KKTL là những yếu tố TL về mặt nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động, những yếu tố này gây cản trở
và ảnh hưởng tới tiến trình, kết quả của hoạt động.
1.2.2 Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên
1.2.2.1 Khái niệm sinh viên
* Khái niệm sinh viên và sinh viên sư phạm
Thuật ngữ “SV” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Studens”; tiếng Anh là
“Student”; tiếng Pháp là “Etudiant” và tiếng Nga là “Студент” có nghĩa làngười làm việc, người học tập, nhiệt tình đang khai thác và tìm kiếm tri thức
Theo Đại từ điển Tiếng Việt [42]: SV là người học ở bậc đại học
Theo X.L Rubinstein: “SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệtđược đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt độnglao động sản xuất ra vật chất và tinh thần cho xã hội Nhóm SV rất cơ độngđược tổ chức theo mục đích xã hội nhất định nhằm chuẩn bị cho việc thựchiện vai trò xã hội với trình độ nghề nghiệp cao trong các lĩnh vực kinh tế, xã
Trang 26hội, văn hóa, giáo dục SV là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ tri thức được đàotạo để trở thành người lao động trí óc, với nghiệp vụ cao và tham gia tích cựcvào các hoạt động đa dạng có ích cho xã hội” [36; 90].
Như vậy SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang trong quá trình tích luỹ tri thức nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội.
SV sư phạm: là những SV đang học tập, rèn luyện trong các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm Họ được đào tạo theo các chương trình chuyên biệt, SV có nhiệm vụ học tập, tích luỹ tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những GV trong tương lai.
* Đặc điểm TL lứa tuổi SV
SV trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, màtheo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội" Nhưng họ còn mang nhữngđặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 tuổi, dễ thay đổi, chưađịnh hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đangđược đào tạo chuyên môn.SV vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích
sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm vớicác vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt
Nói đến đặc điểm TL của SV không thể không kể đến sự phát triển vềnhận thức và nhân cách ở lứa tuổi này
* Sự phát triển nhận thức: HĐHT của SV là hoạt động trí tuệ căng thẳng,đòi hỏi sự lựa chọn của tri giác và trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo; sự phối hợpnhịp nhàng, tinh tế uyển chuyển của nhiều thao tác tư duy như: so sánh, phântích, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng hợp Trong tư duy SV luôn thể hiệnkhả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phê phán và sự hoài nghi
Trang 27khoa học Do vậy họ có khả năng tự học tập và tự nghiên cứu cao.
* Sự phát triển nhân cách: quá trình phát triển nhân cách của SV diễn ratheo xu hướng cơ bản là xây dựng, hoàn thiện, phát triển xu hướng nghềnghiệp, niềm tin và năng lực cần thiết của một chuyên gia trong tương lai; cácquá trình nhận thức được nghề nghiệp; tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần tráchnhiệm và tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong học tập được nâng cao
Sự phát triển nhân cách của SV là quá trình giải quyết các mâu thuẫntrong quá trình học tập Việc giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu này đòi hỏi họphát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, độc lập và sáng tạo trongHĐHT để chuyển hóa những yêu cầu nhiệm vụ học tập theo quy định thànhnhu cầu bên trong của mỗi cá nhân tạo ra động lực cho sự phát triển trí tuệ vàcác phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai
Lứa tuổi SV có những nét TL điển hình như: tự ý thức cao, có tình cảmnghề nghiệp, có năng lực, tình cảm trí tuệ phát triển, có nhu cầu, khát vọngthành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.Song, hạn chế về kinh nghiệm nên SV có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thucái mới Các yếu tố này chi phối HĐHT, rèn luyện và phấn đấu của SV như:
Sự phát triển tự ý thức: giúp SV hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ
của bản thân; có khả năng đánh giá bản thân để điều chỉnh sự phát triển theohướng phù hợp Chẳng hạn SV đang học ở các trường Sư phạm, nhận thức rõràng về năng lực, phẩm chất, mức độ phù hợp của bản thân với nghề nghiệp,qua đó họ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hànhđộng học tập, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánhgiá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực, kết quả học tập Đặcđiểm TL này vừa là biểu hiện cao của mức độ phát triển trí tuệ, vừa đòi hỏi sựphát triển các chức năng TL như: tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý, và quátrình giải quyết các mối quan hệ xã hội Do đó, nhà trường cần có những biện
Trang 28pháp bồi dưỡng để nâng cao khả năng tự ý thức, tự đánh giá cho họ.
SV là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Học tập là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế,
SV rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích học hỏi, trau dồi,trang bị vốn sống, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình
Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đây là thời điểm phát triển về tình cảm trí
tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ Những tình cảm này biểu hiệnphong phú trong học tập và đời sống của SV Tình cảm trí tuệ của SV biểuhiện tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; ở việc tự khámphá, lựa chọn, vận dụng sáng tạo các phương pháp và phương tiện học tậpphù hợp với điều kiện môi trường và hình thức tổ chức dạy học nhằm thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập Đồng thời, tình cảm trí tuệ của SV còn thểhiện ở việc họ vừa tích cực học tập để trở thành chuyên gia trong lĩnh vựcchuyên ngành, vừa học tập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của chuyênngành khoa học khác đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp trong tươnglai Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ của SV có nhiều chiều sâu rõ rệt,biểu hiện ở chỗ: SV có thể lí giải, phân tích một cách có cơ sở những gì mà
họ yêu thích, SV có cách nghĩ riêng, có phong cách riêng
Tình bạn của SV đã góp phần làm cho đời sống tinh thần, nhân cách của
họ phát triển Bên cạnh tình bạn,tình yêu nam nữ của SV là một lĩnh vực nổibật nhưng loại tình cảm này không thể hiện đồng đều, bởi vì mỗi SV đều cóđiều kiện, hoàn cảnh, quan niệm và có kế hoạch cho tương lai khác nhau Tìnhyêu SV thường là những mối tình đẹp, trong sáng, nhưng vẫn còn tồn tại một
số lệch lạc trong quan hệ tình bạn khác giới và tình yêu do tác động của nềnkinh tế thị trường và một phần do sự thâm nhập của nền văn hóa phương Tây
Sự phát triển động cơ học tập và định hướng giá trị: SV phát triển
mạnh về động cơ học tập và định hướng giá trị xã hội có liên quan đến hoạt
Trang 29động nghề nghiệp tương lai Khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề đãlựa chọn, họ tích cực học tập để tiếp thu hệ thống chuyên sâu tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo các lĩnh vực chuyên ngành Từng bước thể nghiệm vốn tri thức, kĩnăng, kĩ xảo đã lĩnh hội vào mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội Thông qua đó
tự đánh giá, trau dồi và nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân
SV cũng là thời kì đạt thành tích cao về lĩnh vực thể dục thể thao và bắtđầu thành đạt trong nghệ thuật, có tư duy kinh tế, năng động, nhanh nhẹn,thích nghi với hoàn cảnh sống phức tạp và KK, dám nghĩ, dám làm, dám chấpnhận mạo hiểm để thực hiện những ý tưởng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầungày càng cao của mình trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu và phát triển[17]
Bên cạnh những mặt tích cực, SV không tránh khỏi những hạn chế Đó
là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, trong việc tiếp thu, học hỏicái mới Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiệnphát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá có nhiều điều kiện giao lưu, tiếpxúc với các nền văn hoá trên thế giới Tuy nhiên, do nhạy cảm, ham thíchnhững điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên,, SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực
xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ
Trang 30thân và để định vị "mình." Tuy nhiên, hoạt động của con người hoàn toàn khácvới các loại khác trong giới tự nhiên Điều phân biệt hoạt động của con ngườivới các loại khác là đặc tính ý thức của chủ thể và sự sản xuất ra công cụ laođộng Con vật hoạt động theo bản năng, còn con người là có ý thức."Việc sửdụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, tuy đã có mầm mống ở một vài loàiđộng vật nào đó, nhưng vẫn là một nét đặc trưng riêng của quá trình lao độngcủa con người (…), con người là động vật chế tạo công cụ” [dẫn theo 26; 446].
Như vậy, Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người (chủ thể).
Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình vớithế giới và xã hội, giữa mình với người khác và với chính bản thân Trong đó
có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau:
+ Quá trình đối tượng hoá “xuất tâm”, chủ thể chuyển năng lực củamình thành sản phẩm của hoạt động hay đi TL của con người được bộc lộ,được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm
+ Quá trình chủ thể hoá “nhập tâm”: khi hoạt động con người chuyển
từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật bản chất của thế giới đểtạo thành TL, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế giới
Như vậy là trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm, vừa tạo ra
TL của mình, hay TL nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động
* Hoạt động học tập
HĐHT là dạng hoạt động trí tuệ Nó quyết định trực tiếp đến sự pháttriển, hoàn thiện nhân cách con người cũng như sự tiến bộ, phát triển củalịch sử nhân loại HĐHT là một dạng hoạt động chính nhằm tiếp thu, lĩnh hộinhững thành tựu tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người Trongquá trình đó, cá nhân có thể tiến hành bằng nhiều cách Thông thường học có
2 dạng: học ngẫu nhiên và học có mục đích
Nhưng chỉ có thực hiện hoạt động học theo đúng nghĩa là hoạt động có
Trang 31ý thức, có mục đích, có kế hoạch của con người thì mới có thể hình thành ởngười học những tri thức khoa học, hình thành hành vi tích cực, hình thànhcấu trúc tương ứng của hoạt động TL và sự phát triển toàn diện nhân cách.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu HĐHT là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm của khoa học loài người được kết tinh trong nền văn hóa xã hội, biến nó thành kiến thức riêng,
từ đó phát triển bản thân và vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống.
Khi nghiên cứu HĐHT các tác giả người nước ngoài: A.N Leonchiev,Đ.B Enconhin, P Ia Ganperin, A.V Petrovxki đều xem xét HĐHT có liênquan đến nhận thức hoặc tư duy hay nghề nghiệp Mỗi quan niệm thườngnhấn mạnh một khía cạnh, nhưng cũng có điểm chung về HĐHT là có mụcđích tự giác, có ý thức về động cơ trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặcbiệt là tư duy Các tác giả trong nước nghiên cứu về HĐHT như: Bùi VănHuệ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn đều có những quan điểm tương đốithống nhất khi đưa ra các đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của HĐHT như:
- Đối tượng của HĐHT là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng,đòi hỏi người học phải chiếm lĩnh, biến những cái đó thành vốn kiến thức,vốn kinh nghiệm của bản thân Chủ thể của HĐHT tích cực tiến hành cáchành động học, bằng ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân
- HĐHT là hoạt động có mục đích hướng vào làm thay đổi và phát triểnchính bản thân chủ thể chứ không nhằm thay đổi đối tượng của hoạt động
- HĐHT là hoạt động có tính tự giác cao, được điều khiển một cách có
ý thức nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Sự tiếp thu trong HĐHT là sựtiếp thu có tính tự giác cao và chỉ có thể diễn ra trong HĐHT được điều khiểnmột cách có ý thức của người lớn - bằng phương pháp nhà trường
- HĐHT còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức về cách thứchoạt động (cách học) Những tri thức về bản thân HĐHT đủ sức trở thành
Trang 32công cụ, phương tiện phục vụ đắc lực cho việc tiếp thu những tri thức khoahọc, những kĩ năng, kĩ xảo.
Tóm lại, thông qua HĐHT người học sẽ tự giác, tích cực, chủ độngchiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và cả cách thức hoạt động để pháttriển nhân cách bản thân và thực hiện các mục đích đã đề ra
1.2.2.3 Hoạt động học tập của sinh viên
HĐHT của SV là hoạt động diễn ra ở trường đại học, cao đẳng do SVthực hiện, dưới sự hướng dẫn của GV nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia cónhân cách phát triển toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội
* Những đặc trưng HĐHT của SV:
+ Mục đích HĐHT của SV là lĩnh hội hệ thống khái niệm khoa học,những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và nghiệp vụ chuyên môn có tính chất chuyênsâu theo mục tiêu đào tạo HĐHT của SV gắn với hoạt động nghiên cứu khoahọc và không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia tương lai
+ HĐHT của SV diễn ra có mục đích, nội dung, chương trình, phươngpháp, hình thức tổ chức và có quỹ thời gian cụ thể Nội dung học tập có tính
hệ thống, cơ bản, thống nhất và chuyên sâu Đặc biệt trong bối cảnh diễn racuộc cách mạng thông tin và sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi HĐHT của SVphải cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học, kĩ thuật và công nghệthuộc chuyên ngành đào tạo, dự báo được xu hướng phát triển của chúng
+ HĐHT của SV đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực SV phảilĩnh hội một lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo lớn thể hiện ở nội dung, chươngtrình học lí thuyết, thực hành, kiểm tra và thi trong điều kiện cơ sở vật chấtđào tạo, điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo một cách đầy đủ và tốt nhất
+ HĐHT của SV mang tính chất độc lập về trí tuệ cao, biểu hiện trongquá trình thể hiện các hình thức tổ chức học tập như: về lí luận, thảo luận,xêmina, tập dượt nghiên cứu khoa học, Trong điều kiện ngày nay, người SV
Trang 33có ý thức trong học tập sẽ tự tìm tòi cách học và cách nghiên cứu để tiếp cậnvới những tri thức hiện đại, mở rộng vốn kiến thức của bản thân
* Hình thức tổ chức HĐHT của SV là:
+ HĐHT trên lớp: được quy định bởi kế hoạch và chương trình học tập,
cụ thể bằng thời khóa biểu, tiến hành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV trêngiảng đường, ở phòng thí nghiệm và phòng công nghệ thông tin có trang bịcác phương tiện, thiết bị học tập phù hợp với chuyên ngành đào tạo
+ HĐHT ngoài giờ lên lớp: HĐHT này yêu cầu SV phải tự học, tựnghiên cứu, tự thực hành nhằm củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; giải quyếtcác bài tập và câu hỏi của GV; đọc giáo trình và tài liệu tham khảo; mở rộng,nâng cao những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới HĐHT này còn yêu cầu SV tựxây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực, điều kiện và nỗ lực của bảnthân; kết quả tự học, tự nghiên cứu được SV phân tích, kiểm tra và đánh giáthông qua các hình thức dạy học và GV có thể kiểm tra và đánh giá
cơ có tính cá nhân Tuy nhiên, có những lúc có nhiều yếu tố tác động làm thayđổi nhiệm vụ và mục đích của việc học làm cho động cơ học tập của SV cũng
bị thay đổi Hoặc đôi khi do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của việc họccũng làm ảnh hưởng đến động cơ học tập, tạo ra những KK không nhỏ trongquá trình học tập và phát triển của SV
Trang 34+ Nhiệm vụ học tập của SV là: hình thức cụ thể hóa mục đích họcthành những công việc cụ thể mà người SV phải thực hiện để có kết quả Việcthực hiện các nhiệm vụ học giúp SV chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tươngứng tạo ra năng lực mới để hình thành nhân cách theo mục tiêu đào tạo Do
đó, sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người SV là quá trìnhliên tục tạo ra những năng lực mới thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học.Muốn thực hiện được quá trình đó thì người SV không chỉ được cung cấpnhững hiểu biết để xây dựng được những nhiệm vụ cụ thể của môn học màcòn cần được trang bị các kĩ năng để khắc phục mọi KK thực hiện tốt chúng
+ Các hành động học tập của SV: SV phải tiến hành các hành động học
cơ bản: phân phối và sắp xếp thời gian, chuẩn bị nghe giảng bài, nghe và ghibài, sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, chuẩn bị và tiến hành xêmina,
ôn tập Các hành động học được hình thành trong quá trình học tập, khi đãhình thành nó lại trở thành công cụ, phương tiện học tập giúp SV thích ứngvới HĐHT, góp phần nâng cao chất lượng học tập Tuy nhiên, không phải bạn
SV nào khi mới thay đổi môi trường học từ phổ thông lên cũng có thể thíchứng ngay với những môn học mới, những yêu cầu và đặc biệt là phương pháp,cách thức học mới Vì vậy, để hình thành được các hành động học tập đúngđắn và đạt hiệu quả cao, cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của các GV giảng dạy
+ Các phương tiện và điều kiện học tập: Đây là những yếu tố kháchquan bên ngoài nhưng lại có những ảnh hưởng không nhỏ HĐHT của SV Đòihỏi SV phải biết tận dụng triệt để và hiệu quả những gì sẵn có, đồng thời biếtkhắc phục những KK về các điều kiện vật chất như các máy móc, các thiết bị
hỗ trợ học tập hay các điều kiện về phòng học, điều kiện sinh hoạt phục vụcho việc học và còn chú ý hoàn thiện cả về mặt kĩ năng, kĩ xảo nhằm lĩnh hội
và vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn
Như vậy, HĐHT của SV tập trung vào chuyên môn nhất định, có tính
Trang 35nghiệp vụ cao; nội dung kiến thức có tính hệ thống cao của một lĩnh vực khoahọc nhất định, có ý nghĩa phương pháp luận; khối lượng kiến thức lớn, kháiquát, trừu tượng và KK, kiến thức có trong giáo trình và tài liệu tham khảokhông được coi là tuyệt đối đầy đủ, đúng và biến động; HĐHT diễn ra khôngchỉ ở trên giảng đường (thư viện, phòng thí nghiệm ); HĐHT được thựchiện ở từng cá nhân là chủ yếu và mang tính độc lập cao [29].
* Một vài đặc điểm HĐHT của SV Sư Phạm
SV trường sư phạm cũng giống như mọi SV nói chung đều có nhữngnhiệt huyết và khát vọng của tuổi trẻ Các em luôn lạc quan yêu đời và hăngsay học tập, hết mình cho sự nghiệp tương lai Tuy nhiên do đặc điểm riêng
về ngành đào tạo, khu vực tuyển sinh là trong tỉnh (đối với một số trường caođẳng) nên các em có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:
- Về ý thức học tập của SV sư phạm về cơ bản có tinh thần thái độ họctập tốt, trước tác động của sự giao lưu, hội nhập quốc tế, nhiều SV nhất trí vớimục tiêu giáo dục toàn diện, ham hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, lo lắng đến kếtquả học tập, có ý thức lập thân, lập nghiệp, tu dưỡng rèn luyện, chăm chỉ họctập, tích cực đọc sách, báo, học hỏi thầy cô Tuy nhiên, còn bộ phận khôngnhỏ SV chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết của công tác giáo dục chính trị tưtưởng Vì vậy, SV còn có thái độ học tập đối phó, không hào hứng, học cầmchừng cốt đạt điểm đủ để qua Từ thái độ đó, một số SV không muốn họcbiểu hiện cụ thể là còn có SV chưa dự lớp nhiệt tình (nếu GV quản lí lớpkhông chặt chẽ) Một số lười học chỉ lo chuẩn bị tài liệu để mang vào phòngthi
- Các yếu tố về điều kiện học: Điều kiện vật chất đa phần đảm bảo choviệc học của SV Sách giáo khoa, báo, tạp chí được thư viện nhà trườngcung cấp và cho SV mượn để học Y tế , vệ sinh cũng được nhà trường quantâm Những điều kiện này cũng là mặt thuận lợi thúc đẩy SV phấn khởi nhiệt
Trang 36tình nỗ lực học tập Trong trường, từ thầy cô đến nhân viên trong trường đềuyêu thương, quan tâm, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ SV khi cần thiết Các
em đa phần có mối quan hệ tốt với nhau, nảy nở nhiều tình bạn trân thành.Tuy nhiên, không ít em do thiếu hiểu biết, sống xa nhà, thiếu sự quản lí củagia đình nên còn ham vui, bỏ bê chuyện học, ảnh hưởng đến kết quả học
- Phương pháp học của SV: Đại bộ phận SV, nhất là các năm đầu vẫnquen cách học ở phổ thông “ học thuộc lòng” không động não suy nghĩ để nắmchắc bản chất, nội dung kiến thức và suy nghĩ vận dụng, liên hệ giữa lí luận vàthực tiễn Khi học thì học từ đầu đến cuối, không biết tìm ra trọng tâm Do vậy,
SV không có khả năng làm chủ kiến thức của mình, làm bài đúng, sai không tựđánh giá chính xác được Chính điều đó đã làm cho SV chán học, cảm thấy học
lí luận là khó, là ít ý nghĩa Phương pháp học của SV nhìn chung còn thụ động,học vẫn theo lối cũ Nhiều SV không chịu nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệutham khảo Vì thế, kiến thức họ nắm được chưa sâu sắc, chưa có hệ thống
- Nội dung học tập: Về nội dung chương trình học chủ yếu bao gồm cáckiến thức cơ bản, hệ thống các phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết tronghoạt động nghề nghiệp tương lai (GV) Các hình thức học tập tương đối đadạng: SV tham gia học lí thuyết trên giảng đường, tham gia thực hành mônhọc ở các phòng thực nghiệm, thực hành; thực tập môn học (rèn nghề), thamgia nghiên cứu khoa học, tham gia diễn đàn, hội thảo khoa học, tự học …Song hình thức chủ yếu là SV tham gia các giờ học lí thuyết trên giảngđường, các giờ học thực hành, thực tập môn học (rèn nghề) Các hình thứcnày đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản, giúp SV làm quen vớiphương pháp làm việc, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết của một người chuyên gia
SV sư phạm còn có một số đặc trưng: học tập để tích luỹ tri thức, hìnhthành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng theo chuyên ngành, đồng thời tích cực rèn
Trang 37luyện kĩ năng nghiệp vụ với mục đích sau này sẽ là lực lượng tri thức trẻ thamgia vào giảng dạy đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội Trong quá trình học
SV phải hoàn thành nhiệm vụ của khóa học nhằm trang bị cho mình hệ thốngkhoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành được đào tạo, cụ thể:
* Các môn chung :
Các MC được hiểu là các môn học có số học trình nhất định nằm trongkhung chương trình mà tất cả các bạn SV đều được học và bắt buộc phải đạtđược những yêu cầu theo qui định, các MC bao gồm:
- Các môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (1,2,3),
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm trang bị hệ thống kiến thức khoa học cơ bản làm nền tảng hình thành,phát triển thế giới quan và phương pháp luận khoa học, có bản lĩnh chính trị
tư tưởng vững vàng, phẩm chất, đạo đức lối sống của GV tương lai
- Các môn Tâm lí học, Giáo dục học, Quản lí giáo dục và Quản lí hànhchính nhà nước nhằm trang bị cho SV hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo sưphạm cần thiết làm cơ sở cho hoạt động giảng dạy và hoạt động nghề nghiệp
- Các môn Thể dục, Giáo dục quốc phòng nhằm rèn luyện sức khỏe,trang bị kiến thức quốc phòng, hình thành tính kỉ luật và nghĩa vụ công dân
- Các môn ngoại ngữ, tin học là phương tiện và điều kiện để SV để GV
và SV nghiên cứu, giảng dạy và học tập suốt đời
Tuy nhiên theo giới hạn của đề tài và theo đặc trưng riêng của các mônhọc thì các MC trong đề tài nhắc đến được hiểu là các môn học do Tổ bộ mônchung của trường giảng dạy gồm hai môn: Tâm lí học đại cương và Nhữngnguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
+ Một số môn khoa học chuyên ngành: Tùy từng khoa, từng chuyênngành khác nhau mà mỗi chuyên ngành có các môn khác nhau như các môn
Trang 38thuộc chuyên ngành toán, vật lí, hóa, lịch sử, tiểu học, mầm non, tiếng Anh
Từ những học sinh phổ thông đang học những tri thức cơ bản của cấpphổ thông, lên đại học - cao đẳng họ bắt đầu học những môn học đại cươngchuyên về các lĩnh vực của nghành và xã hội Và hơn nữa bên cạnh việc tự học
ở nhà họ phải tham gia các buổi thảo luận cũng như chuẩn bị các nội dung thảoluận và các câu hỏi chất vấn… nên HĐHT của họ những đặc thù riêng
Như vậy, HĐHT của SV thực sự là một loại lao động trí óc căng thẳng.Học tập của SV diễn ra trong môi trường chuyên nghiệp mang tính chất đặc thùcủa nghề nghiệp tương lai như của ngành học Nghĩa là học tập của SV đồngthời phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và nghiệp vụ ở trình độ cao
1.2.2.4 Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập các môn chung
KKTL trong HĐHT của SV là toàn bộ những yếu tố TL về mặt nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân nảy sinh trong quá trình học tập tác động gây cản trở, ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV Những KK này có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Tính cản trở: Chủ thể (SV) tiến hành HĐHT một cách không dễ dàng
hoặc nói cách khác là khó thực hiện hành động đúng đắn về bản thân hoạtđộng Từ đó, xuất hiện thái độ tiêu cực đối với hoạt động (chần chừ, e ngại)dẫn đến thực hiện hành vi không phù hợp làm cho HĐHT kém hiệu quả
- Tính không phù hợp: trong hoạt động, chủ thể (SV) có cách thức giải
quyết chưa đúng với tình huống, hoàn cảnh của bản thân Lí do là ở chủ thể (SV)không có những năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của HĐHT
- Tính kém hiệu quả: là việc tiến hành HĐHT của mỗi SV không đạt
được kết quả như mong muốn Có nhiều yếu tố dẫn đến tính kém hiệu quảtrong hoạt động như do chủ thể (SV) xác định mục tiêu không rõ ràng nên dẫnđến hành động ngẫu nhiên, thiếu định hướng Hoặc, chủ thể lựa chọn cáchthức không phù hợp với yêu cầu của hoạt động nên không đạt hiệu quả
Trang 39Như vậy, trong HĐHT với những SV gặp KKTL trong học tập có thểgặp một, hai hoặc cả ba đặc điểm trên với các mức độ khác nhau, tuy nhiêntrong điều kiện giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ tiếp cận đặc điểm thể hiệntính cản trở của KKTL làm ảnh hưởng đến HĐHT của SV [15].
Từ KKTL trong HĐHT nói chung, chúng tôi cho rằng KKTL trong HĐHT các MC của SV là toàn bộ những trở ngại về mặt TL ở SV nảy sinh trong HĐHT các MC có tác động và ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả học tập của người SV.
Theo quy định, chương trình học của SV cao đẳng chính qui sẽ baogồm các các môn học chuyên ngành và các môn học chung (Những nguyên lí
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, ); các mônnghiệp vụ sư phạm (TLH đại cương, TLH lứa tuổi, Giáo dục học, phươngpháp giảng dạy bộ môn, ); Ngoại ngữ, tin học, thể dục ) Tuy nhiên, theokhuân khổ của đề tài cho phép, cũng như hướng vào những đặc trưng riêngchúng tôi xin phép được giới hạn các MC mà trong đề tài nói đến được hiểu làhai môn cơ bản là: TLH đại cương và Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩaMác – Lênin Đây là hai môn học có tỉ lệ thi lại rất cao ở trong trường, đượccác em đánh giá là rất khó và trừu tượng Nhiều em khi được hỏi có chia sẻrất sợ các môn này vì nhiều khi học mãi không hiểu, học đến vài lần vẫnchẳng nhớ, chẳng thuộc nổi, làm bài thi tưởng rất tốt cuối cùng vẫn “trượt”
Đây là những môn học hoàn toàn khác với ở phổ thông, nó cung cấpkiến thức cơ bản, nền tảng cho quá trình học về sau Tuy nhiên nội dung mônhọc khá dài và trừu tượng yêu cầu SV ko chỉ tập trung học trên lớp mà cònphải nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ và phải biết liên hệ các kiến thức được họcvới thực tiễn thì mới có thể hiểu và nhớ bài
Nhiều em rất hân hoan và luôn vui sướng khi được là SV, được học tập
để trở thành GV tương lai nhưng khi gặp các môn học này hứng thú học tập
Trang 40giảm đi rất nhiều, đôi khi sợ học, chán học, ảnh hưởng nặng nề đến kết quảhọc tập, nhiều em thi lại nhiều lần không qua, kết quả lần sau còn thấp hơnlần trước đã nghĩ đến chuyện bỏ học.
Chính vì những lí do trên, mà chúng tôi muốn đã lựa chọn hai môn họcnày là tiêu biểu để nghiên cứu về KKTL của SV trong HĐHT
Ngoài các KK trong việc làm quen với môi trường học tập hay làmquen với cuộc sống mới, với các quan hệ mới ảnh hưởng không ít đếnHĐHT Còn phải kể đến những KK trong HĐHT các MC của SV là:
+ KK về khả năng học tập của bản thân, ở đây muốn nói đến các mặt tưduy, trí nhớ hay năng lực học tập của SV chưa đáp dc với yêu cầu học tập
+ KK về định hướng về phương hướng học tập là quá trình chưa xâydựng và xác định dc kế hoạch, mục đích của HĐHT các MC một các hợp lí
+ KK về việc học trong lớp học đông và thường xuyên thay đổi lớphọc, tiếp xúc với nhiều thầy cô ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau
+ KK về việc học nhiều môn học khác nhau trong một kì học, nhiềumôn học có số đơn vị học trình cao, kiến thức khoa học khá trừu tượng, trithức mới, rộng hơn nhiều so với phổ thông
+ KK về việc làm quen với các phương pháp giảng dạy khác nhau củacác GV phụ trách các môn học; giảng viên giảng nhanh, phương pháp giảngday đa dạng, yêu cầu trong việc tự học, tự nghiên cứu
+ KK về phương pháp học: việc nghe giảng và ghi bài trên lớp khácnhiều so với phổ thông, độc lập tư duy trong học tập, phải thường xuyên liên
hệ tri thức bài học với thực tiễn, phải đọc thêm giáo trình và tài liệu thamkhảo, phải làm bài tập, phải làm đề cương môn học, phải thảo luận nhóm
+ KK về việc đáp ứng các yêu cầu môn học, thi và kiểm tra SV khôngchỉ phải học thuộc nội dung các câu hỏi trong ngân hàng đề mà còn yêu cầuquá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, các nội dung đã được học