nghiệp xuất nhập khẩu do chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay
Những thuận lợi
Thứ nhất: Theo thông tư số 194/2010/ TT –BTC, nhiều thủ tục kê khai
đăng kí thuế được đơn giản về hồ sơ hải quan, địa điểm đăng kí danh mục hàng miễn thuế, hay nhiều thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất…Hơn nữa, việc kê khai qua mạng internet giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, nhân lực.
Thứ hai: Biểu thuế mới giúp các doanh nghiệp dễ tra cứu, áp dụng
thông qua việc đơn giản hóa các mức thuế suất đồng thời cũng khắc phục được một số bất cập về chênh lệch mức thuế suất quá lớn
Thứ ba: Chính sách miễn giảm thuế tạo nhiều thuận lợi cho các doanh
Thứ tư: Quy trình thu nộp thuế bằng phương thức điện tử làm đơn giản
hóa thủ tục thu nộp thuế, mở rộng về không gian và thời gian cho người nộp thuế. Người nộp thuế còn được sử dụng dịch vụ thu nộp ngân sách văn minh, hiện đại do ngân hàng cung cấp. Ngoài ra, còn giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình luân chuyển, đối chiếu chứng từ .
Thứ năm: Với sức cạnh tranh còn yếu kém, chính sách thuế với mục
tiêu bảo hộ, nhiều doanh nghiệp trong nước đã vượt qua những tác động tiêu cực và đứng vững trên thị trường
Thứ sáu: Thời hạn nộp thuế với nhiều mức khác nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giải quyết phần nào những khó khăn về vốn
Những khó khăn
Thứ nhất: : Quá trình xây dựng chính sách do thiếu kinh nghiệm cũng
như chưa lường hết được khả năng các tình huống xảy ra, do đó nhiều chính sách vừa không phù hợp với thực tế vừa gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trong nước.
Thứ hai: Hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập dẫn đến chưa có sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thứ ba: Tình trạng chênh lệch mức thuế suất còn diễn ra khá phổ biến
trong nhiều mặt hàng điển hình là mặt hàng điện tử gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phân phối và lắp ráp các sản phẩm này. Ngoài ra, nhiều trường hợp hải quan còn xé lẻ các mặt hàng để áp thuế cao hơn.
Thứ tư: Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây bị động cho doanh nghiệp
trong tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương án thuế thay đổi, nó làm mất định hướng của nhà đầu tư, bóp méo sự lựa chọn của người sản xuất
và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính rõ ràng và có thể dự đoán trước của hệ thống chính sách thuế.
Thứ năm: Nhiều thủ tục hải quan còn vướng mắc về giá và mã nhập do
chính sách thuế còn quá phức tạp chưa phù hợp với tính chất và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu và thông lệ quốc tế. Điều đó đã gây cho các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, tiền bạc và mất cơ hội kinh doanh.
Thứ sáu: Chính sách hoàn thuế còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp
nộp thuế đầy đủ không được hoàn thuế trong khi các doanh nghiệp không nộp thuế lại được khoanh nợ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp về mặt tiền bạc.
Thứ bảy: Trong quá trình ban hành chưa có sự thống nhất giữa các
chính sách, nhiều chính sách ban hành còn có nhiều mâu thuẫn với nhau, hay giữa các cơ quan chức năng với cùng một chính sách lại ban hành những hướng dẫn thông tư khác nhau dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thiệt vì bị áp mức thuế cao hơn.
Thứ tám: Hạ tầng công nghệ kĩ thuật còn hạn chế, chưa có sự đồng bộ
giữa các bộ phận gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình kê khai đăng kí thuế cũng như việc nộp thuế bằng phương thức điện tử.
Thứ chín: Các doanh nghiệp còn mất khá nhiều thời gian giải quyết thủ
tục tại các cửa khẩu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu những mặt hàng dễ hỏng hoặc cần gấp thì việc chờ lâu sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, trong khi hệ thống hải quan điện tử thường xuyên trục trặc đường truyền. Hơn nữa, thời gian giải quyết thủ tục hải quan cũng phát sinh thêm nhiều nhiêu khê cho doanh nghiệp đặc biệt với các doanh nghiệp nước ngoài, tình trạng nhận hối lộ còn diễn ra thường xuyên, một khảo sát nhỏ cho thấy có đến 50% các doanh nghiệp được hỏi tiết lộ họ phải hối lộ phí khi gặp vấn đề về thủ tục hải quan.
CHƯƠNG II