Điều chỉnh các mức thuế suất ngày càng phù hợp với các cam kết quốc tế trên cơ sở bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 64 - 65)

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HƯỚNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

2.2.2. Điều chỉnh các mức thuế suất ngày càng phù hợp với các cam kết quốc tế trên cơ sở bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.

quốc tế trên cơ sở bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.

Trong nhiều năm quá, các mức thuế suất còn quá nhiều, với những mặt hàng tương đối giống nhau lại có mức thuế suất chênh lệch lớn, do đó tình trạng gian lận, áp sai mã số thuế thường xuyên xảy ra để được hưởng mức thuế suất thấp hơn. Vì thế cần giảm bớt số lượng các mức thuế và thu hẹp khoảng cách giữa các mức thuế.

Hơn nữa với mức thuế còn quá cao như hiện nay so với các cam kết quốc tế thì việc giảm thuế suất theo lộ trình phù hợp theo cam kết quốc tế là điều bắt buộc. Việc giảm thuế theo lộ trình cam kết được thực hiện dựa trên mức độ bảo hộ với từng mặt hàng. Hiện nay, có 5 cấp độ bảo hộ:

Thứ nhất: Với những ngành Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, nhập khẩu không đáng kể, mức thuế là 0-5%.

Thứ hai: Với những ngành đầu vào sản xuất được định hướng cho tương lai mà có khả năng cạnh tranh ở hiện tại thấp thì mức thuế suất là 5-10%

Thứ ba: với những ngành hàng sản xuất thay thế hàng xuất khẩu và bước đầu có lợi thế cạnh tranh, mức thuế áp dụng là 10-15%.

Thứ tư : những ngành có lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên… nhưng đang chịu sự đe dọa của hàng ngoại thì mức cho sản phẩm đầu vào là 15-25%.

Thứ năm: đối với những ngành công nghiệp non trẻ trong tương lai sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và một số ngành có ý nghĩa trong chiến lược quốc gia về an ninh quốc phòng…thì cần được bảo vệ ở mức cao từ 25-40%.

Sự phân chia cấp độ bảo hộ trên đã cho thấy chính sách thuế nhập khẩu chỉ bảo hộ một cách chon lọc cho những ngành quan trọng, có triển vọng phát triển, có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên với các doanh

nghiệp được hưởng lợi cũng cần có định hướng phù hợp để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm với giá thành hợp lí, có khả năng cạnh tranh cao với hàng hóa nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 64 - 65)