MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HƯỚNG ĐẾN DOANH NGHIỆP
2.1.2.1. Việc sửa đổi bổ sung phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tiễn phát triển của đất nước
phát triển của đất nước
Đây là nguyên tắc cơ bản của mọi chính sách khi cải cách sửa đổi. Sửa đổi bổ sung các mặt trong chính sách thuế phải đảm bảo khả năng thích ứng của các đối tượng, có tính ổn định và thống nhất, tránh những thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lý và thu thuế.
Với điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn và cơ sở vật chất, kĩ thuật còn hạn chế, một chính sách thuế thay đổi cần phải tính đến khả năng nội tại của đất nước, mức độ ảnh hưởng của chính sách, những điều kiện đi kèm các cam kết trong quá trình cắt giảm thuế,…Cần phải có thêm thời gian bảo hộ cho những ngành sản xuất trọng điểm sử dụng các biện pháp quản lý khác phù hợp với quy định quốc tế mà các nước đang phát triển được phép sử dụng để bảo vệ nền kinh tế của mình trước những thay đổi bất thường do quá trình hội nhập gây ra.
Các cam kết quốc tế cũng là một nguyên tắc quan trọng khi đổi mới chính sách thuế xuất nhập khẩu. Vì khi đã cam kết thì buộc các quốc gia phải thực hiện nếu không sẽ phải chịu các biện pháp đền bù. Vì thế tuân thủ các cam kết, điều chỉnh chính sách cho phù hợp là nguyên tắc cơ bản, đó là hướng đi đã được vạch sẵn. Hiện nay Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết khu vực mậu dịch tự do AFTA, ACFTA, APEC, WTO,…
Bên cạnh đó việc phân loại hàng hóa hay xác định trị giá tính thuế cũng phải được hoàn thiện theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới để việc lưu thông hàng hóa được rõ ràng, nhanh chóng và minh bạch hơn. Với việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế này đã tạo sư thuận lợi và thống nhất giữa hải
quan nước ta với hải quan các nước khác, đồng thời cũng tạo điều kiện bắt buộc khi tham gia vào sân chơi chung của thế giới.