Phương hướng điều chỉnh chính sách thuế quan của Việt Nam 1 Định hướng điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 56 - 59)

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HƯỚNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

2.1. Phương hướng điều chỉnh chính sách thuế quan của Việt Nam 1 Định hướng điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay

2.1.1. Định hướng điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay

Đảng và Nhà nước ta đã xác định phương pháp phát huy nội lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một phương châm hoàn toàn đúng đắn trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan bởi các nước ngày càng phụ thuộc sâu rộng lẫn nhau trên mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học kĩ thuật, tài nguyên…Do đó, muốn phát triển nhanh chóng và phát huy lợi thế so sánh của mình buộc các quốc gia phải tham gia phân công lao động quốc tế. Có như vậy mới tận dụng được tiềm năng vốn có của đất nước và học hỏi kinh nghiệm, khoa học kĩ thuật của các quốc gia khác trên thế giới.

Khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, Việt Nam phải cam kết dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan hoặc chuyển thành hàng rào thuế quan và cắt giảm hàng rào thuế quan. Những hàng rào phi thuế quan được coi như một bức tường bảo hộ, tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước có thông tin và các mỗi quan hệ làm tăng thị phần của họ, vì vậy việc dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng thương mại và đầu tư nước ngoài.

Như vậy trong quá trình hội nhập, giảm hàng rào bảo hộ trên diện rộng là xu thế chung, thực hiện tự do hóa thương mại quốc tế. Cắt giảm thuế quan là một công cụ quan trọng để thị trường có tính cạnh tranh. Các hàng hóa chất lượng cao và giá thành rẻ sẽ vào thị trường trong nước, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải hoặc buộc có phương thức sản xuất mới hiệu quả cao.

Việc cắt giảm thuế quan phải được thực hiện có tuần tự đi từ những ngành nước ta không có lợi thế phát triển, mặt hàng trong nước chưa sản xuất được thì đánh thuế thấp, bên cạnh đó phải có biện pháp bảo hộ cho những ngành hàng quan trọng, có tiềm năng phát triển.

Đối với những ngành hàng nước ta có khả năng cạnh tranh cao như thủy sản, nông sản, các mặt hàng sử dụng nhiều lao động thì mức thuế nhập khẩu có thể giảm đi để thực hiện tự do hóa. Đồng thời những ngành nước ta cũng có thế mạnh sản xuất xuất khẩu nhưng cần có thời gian để phát triển thì cần được bảo hộ. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam với điều kiện sản xuất chưa cao, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, do đó yêu cầu cần được bảo hộ là cần thiết.

Đối với người tiêu dùng, việc cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận với hàng hóa nước ngoài giá rẻ với chất lượng cao như các thiết bị tin học, máy vi tính, ti vi …

Ngoài ra, cần phải tăng cường các biện pháp, hàng rào phi thuế quan được các tổ chức quốc tế công nhận như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch…

Tuy nhiên, thời hạn bảo hộ là điều quan trọng nhằm tránh các trường hợp dựa vào bảo hộ mà ỷ lại vào những ưu đãi của Nhà nước, không tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chẳng hạn với các doanh nghiệp ô tô của Việt Nam, liệu rằng chính sách thuế bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước đã đúng đắn. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) là một tập đoàn được hưởng đặc lợi từ tầng tầng lớp lớp thuế và lệnh cấm đánh vào ô tô nhập khẩu, giá ô tô sản xuất ở Việt Nam luôn cao gấp 3 đến 5 lần so với các nước. Dù thế, VAMA vẫn thường ỷ vào thế thống trị thị trường để cùng nhau nâng giá. Khi một hãng ô tô nào đến một nước đang phát triển thường vẽ ra viễn cảnh một ngành công nghiệp ô tô hoành tráng sánh ngang với Hàn Quốc vài thập kỉ trước. Nhưng rốt cuộc, chúng ta đã thu được lợi ich gì sau

gần hai chục năm hi sinh lợi ích người tiêu dùng để ưu đãi các nhà tư bản (từ năm 1992 đến nay)? Dù luôn hứa hẹn nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10 năm, đến nay tỷ lệ nội địa hoá mà các doanh nghiệp thực hiện mới chỉ đạt 2- 15%. Dường như cầu ngoại viện bằng bảo hộ vẫn thường đưa đến những giấc mơ không thành về công nghiệp mũi nhọn, sau khi mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà tư bản nước ngoài.

Do đó cần phải công bố rõ ràng thời hạn bảo hộ và mức bảo hộ đến từng ngành nghề, từng mặt hàng để các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

Theo chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp do đó các ngành sản xuất phải có sự tiến bộ nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp đông thời ưu tiên phát triển ngành sản xuất hướng ra xuất khẩu. Để thực hiện chính sách đó chính sách thuế có vai trò quan trọng. Thông qua các chính sách thuế nhà nước định hướng phát triển ngành hàng cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước miễn giảm thuế cho máy móc thiết bị, nguyên vật liêu mà trong nước chưa sản xuất được, phục vụ cho ngành công nghiệp chủ đạo của đất nước. Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao từ chính những nước sản xuất, tránh nhập khẩu những máy móc thiết bị đã qua sử dụng, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Cùng với việc tăng lượng hàng nhập khẩu, thị trường nước ngoài cũng được mở rộng và dễ dàng hơn cho hàng hóa của Việt Nam. Tận dụng ưu thế này các ngành sản xuất trong nước tăng cường sản xuất theo hướng xuất khẩu. Tăng cường xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng cán cân thanh toán và tăng thu nhập cho doanh nghiệp và công nhân. Do vậy, chính sách thuế phải có những thay đổi phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp

đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w