Đánh giá về việc thực thi chính sách thuế

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 40)

Thủ tục kê khai đăng kí thuế

Ngày 20/01/2011 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan có nhiều điểm mới tạo thuận lợi, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo quy định mới doanh nghiệp chỉ phải nộp hợp đồng xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế và hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu quản lý chuyên ngành (trước đây, tất cả doanh nghiệp xuất khẩu khi làm hồ sơ hải quan đều phải nộp hợp đồng xuất khẩu). Ngoài ra, ngành hải quan không quy định thủ tục xác nhận thực xuất, mà đưa ra các căn cứ để xác định hàng hóa đã xuất khẩu.

Thông tư mới cũng đơn giản hóa rất nhiều thủ tục với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất và nội địa mua bán với nhau có thể làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất, thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ...

Địa điểm đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế không quy định cứng như hiện nay, mà tùy địa phương lựa chọn, giao cho đơn vị đủ năng lực. Một số quy định mới cũng được bổ sung như: hàng hóa xuất khẩu nếu được sản

xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có nguồn gốc trong nước, thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu cấu thành sản phẩm có nguồn gốc trong nước.

Hơn nữa việc kê khai thuế qua mạng internet góp phần tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trước đây kế toán của doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và trình lãnh đạo doanh nghiệp kí tên, đóng dấu, sau đó trực tiếp đến cơ quan thuế để nộp trong giờ hành chính bằng giấy. Việc kê khai qua mạng giúp kế toán của doanh nghiệp không cần phải đến cơ quan thuế, không giới hạn về không gian và thời gian, người nộp có thể nộp tờ kê khai bất cứ lúc nào trong ngày và bất cứ ở đâu có kết nối mạng internet. Trong trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp không có mặt, kế toán vẫn có thể tự ký và nộp tờ kê khai thông qua khai thuế qua mạng.

Việc kê khai thuế qua mạng tạo nhiều thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Với người nộp thuế chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí cho việc thực hiện thủ tục kê khai.Với cơ quan thuế, đây là giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải, áp lực cho các cơ quan thuế mỗi khi đến kì hạn nộp hồ sơ kê khai thuế. Giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin đồng thời giảm thiểu chi phí in ấn và đảm bao an toàn cho doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet là bước đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước hiện đại hóa ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà

nước, giảm áp lực cho ngành thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay.

Mặc dù việc kê khai qua mạng internet có rất nhiều ưu điểm tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan chức năng, tuy nhiên viêc kê khai cũng có một số bất lợi. Có rất nhiều doanh nghiệp vẫn kêu về việc khai điện tử hải quan, thuế vẫn thường xuyên bị nghẽn mạch, muốn khai doanh nghiệp phải khai ngoài giờ mới được. Điều này đã thể hiện sự thiếu đồng bộ trong cải cách thủ tục hành chính của ngành thuế.

Biểu thuế quan nhập khẩu

Biểu thuế năm 2011 đã có nhiều điếm sửa đổi phù hợp hơn và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới là đã tập hợp các mức thuế suất đã điều chỉnh sửa đổi, bổ sung từ đầu năm 2006 đến nay nhằm giúp doanh nghiệp dễ tra cứu, áp dụng.

Biểu thuế mới cũng đã gộp thuế suất của các mặt hàng nhằm đơn giản hóa các mức thuế suất khi thực hiện cắt giảm theo cam kết vào năm 2010. Theo đó có khoảng 40 mức thuế, thay vì lẽ ra phải chi tiết đến hơn 130 mức thuế khi cắt giảm theo cam kết (biểu thuế hiện hành có 64 mức thuế suất).Việc gộp các mức thuế suất đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Mức thuế đại diện là mức thuế có số dòng thuế chiếm nhiều nhất (từ trên 0,5% số dòng thuế); Các mức đại diện không cách xa nhiều quá, khoảng 3% (số này sẽ gồm khoảng 30 thuế suất cơ bản). Các nhóm hàng có mức thuế gần nhau gom về mức thuế thấp nhất nhằm tránh vượt cam kết. Đồng thời giữ các mức thuế suất trần theo cam kết WTO đối với một số nhóm mặt hàng có mức thuế cao và mang tính chất nhạy cảm như thuế thuốc lá 135%, xì gà 120%, ô tô 81%,

rượu, bia mặc dù các mức thuế này lẻ và chỉ đại diện cho một chủng loại hàng (nhóm này bao gồm khoảng 5 đến 7 mức thuế suất đặc biệt cao -trên 55%).

Bên cạnh những điểm mới trên, biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu mới đã khắc phục một số bất cập trong thực tế như tránh mức thuế suất chênh lệch quá lớn, khắc phục bất hợp lý về mức thuế suất giữa nguyên liệu, phụ tùng linh kiện và thành phẩm, xây dựng mức thuế suất giống nhau đối với các mặt hàng có tính chất tương tự để hạn chế gian lận thương mại...

Tuy nhiên, biểu thuế xuất vẫn còn những điểm chưa phù hợp gây nên không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, thậm chí một số doanh nghiệp đứng trước ngưỡng cửa phá sản. Ví dụ đối với doanh nghiệp hàng điện tử điện máy, thuế suất nhiều mặt hàng linh kiện điện tử (dùng để lắp ráp máy tính trong nước) phải chịu thuế nhập khẩu 3%, trong khi đó mức thuế nhập máy tính nguyên chiếc từ các nước ASEAN được hưởng mức thuế suất 0%. Như vậy mức thuế nhập nguyên chiếc là 0%, nhập linh kiện 3% đó là một bất cập cần được các cơ quan chức năng giải quyết.

Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất máy tính lớn đều có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc và với chính sách ưu đãi thuế suất 0%, họ sẽ dễ dàng có được giấy xuất xứ hàng hóa mẫu E để nhập vào từ Trung Quốc và không phải đóng thuế.

Trong khi đó, doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước phải nhập linh kiện với thuế suất đến 3%, khiến giá thành các mặt hàng lắp ráp trong nước tăng cao, không thể cạnh tranh về giá của các mặt hàng nhập từ ASEAN, cũng như không cạnh tranh nổi với các mặt hàng nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước khác do tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng.

Mức thuế chênh lệch còn dẫn đến một hậu quả khác đó là một số nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ hình thức liên doanh sang 100% vốn sở hữu, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu và phân phối sản phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong nước như FPT Elead, VTB, CMS, Mekong Xanh… phải chịu một áp lực lớn khi cạnh tranh với máy tính nguyên chiếc. Vì muốn lắp ráp, các doanh nghiệp này phải nhập khẩu hầu hết linh kiện với thuế suất cao hơn so với hàng nguyên chiếc do Việt Nam chưa sản xuất được các linh kiện này.

Các mặt hàng điện máy, điện tử khác của Việt Nam cũng đang đứng trước khó khăn do bất cập về mức thuế. Chẳng hạn, nhập khẩu ti vi nguyên chiếc từ ASEAN, phải chịu thuế suất nhập khẩu 5%, trong khi doanh nghiệp trong nước nhập đèn hình màu (loại linh kiện chiếm đến 50% giá thành ti vi), phải chịu mức thuế nhập khẩu đến 10%. Tương tự, các mặt hàng khác như đầu đĩa DVD, dàn âm thanh… cũng rơi vào tình trạng bất cập về thuế suất như thế.

Một bất cập trong cách tính thuế của hải quan đó là hải quan “xé lẻ” để tính thuế. Trong các linh kiện nhập khẩu có bộ nguồn (CPU) được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%. Thế nhưng, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước kêu than tình trạng cán bộ hải quan “xé lẻ” chiếc quạt tản nhiệt đi kèm với CPU để tính thuế thay vì được miễn thuế dù chiếc quạt tản nhiệt này là hàng trong hộp cùng với CPU nhưng khi nhập khẩu, hải quan lại xé lẻ chiếc quạt ra riêng để áp thuế đến 15%.. Bên cạnh đó cần giảm thuế suất nhập khẩu linh kiện về mức bằng với thuế suất hàng nguyên chiếc để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nhập.

Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế được quy định rất rõ ràng trong luật thuế xuất nhập khẩu, tuy nhiên trong một số trường hợp, tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội Bộ tài chính quyết định ân hạn thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái, duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế. Ví dụ, năm 2009, năm sau khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới,

nhiều doanh nghiệp đang trao đảo trước sự tồn tại và phá sản. Để trờ giúp cho các doanh nghiệp trong nước Bộ tài chính đã gia hạn nộp thuế xuất nhập khẩu với những nguyên nhiên vật liệu sản xuất trong các ngành cơ khí, đóng tàu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…Đây là những ngành chủ lực của đất nước và những ngành ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Chính sách thuế này đã góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn sau khủng hoảng.

Cùng với sự ân hạn nộp thuế của Bộ tài chính, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chậm nộp thuế và chịu phạt theo quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp nộp chậm thuế phải tự tính toán khoản tiền lãi theo lãi ngân hàng cụ thể là 0.05% 1 ngày trên số tiền nộp chậm. Với mức lãi 0.05% tức là 1,5% 1 tháng, khi các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn và không phải lúc nào cũng vay được vốn, ngoài ra chưa kể những khoản chi phí phụ thêm mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình vay vốn thì với mức lãi 1,5% 1 tháng doanh nghiệp hoàn toàn có thể lợi dụng khoản tiền này để quay vòng kinh doanh đặc biệt với 1 số ngành nhập khẩu chịu mức thuế cao lên tới 30% đến 85% giá trị nhập khẩu như ô tô, các loại rượu vang,…

Hơn nữa, một số trường hợp doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong tổ chức quản lý (việc xác nhận tỉ lệ nội địa hóa), các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy trong nước đã gian lận về tỉ lệ nội địa hóa và số lượng bộ linh kiện xe máy nhập khẩu. Trong tổng số nợ đọng thuế, thì trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy nợ thuế tính theo tỷ lệ nội địa hóa chiếm số tiền lớn nhất (32,25%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và cùng với chính sách ưu đãi về thời hạn nộp thuế, đây cũng là kẽ hở cho nhiều doanh nghiệp cố tình nợ thuế, trốn thuế. Ví dụ xin thành lập doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa, sau khi bán hết hàng thì tự giải tán doanh nghiệp, mượn địa điểm kinh doanh để nhập khẩu hàng hóa, sau đó chuyển địa

điểm kinh doanh đi nơi khác, không khai báo với cơ quan thuế. Có nhiều trường hợp vì mất khả năng chi trả đã tìm cách xin xóa nợ, giãn nợ.

Vì vậy ngoài những thông tin chính xác về doanh nghiệp, đưa ra chính sách thuế phù hợp, cơ quan thuế cần phải có những biện pháp kịp thời chính xác cho đối tượng nộp thuế, hoặc phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng đảm bảo doanh nghiệp không lợi dụng sự ưu đãi của nhà nước về thời hạn nộp thuế mà trốn thuế hay chậm nộp thuế.

Miễn thuế, hoàn thuế

Để thực hiện chính sách đảm bảo an ninh quốc phòng, khuyến khích các hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển giáo dục và thúc đẩy việc hợp tác giao lưu giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Chỉnh phú đã có quy định xét miễn giảm thuế cho nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học.

Việc thực hiện chính sách trên đảm bảo đường lối ưu tiên phát triển, chú trọng đến những lĩnh vực quan trọng và thiết yếu của quốc gia. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, do chính sách miễn giảm rộng rãi cho các đối tượng trên nên có không ít các trường hợp lợi dụng sự ưu ái đó đã khai man mục đích sử dụng của hàng hóa. Ví dụ như nhập khẩu hàng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, ngoài những máy móc thiết bị mang tính kỹ thuật chuyên môn còn có những mặt hàng thông thường như máy tính, máy in…. làm cho công tác quản lý trở nên phức tạp. Hơn nữa, khi xét miễn thuế cho hàng hóa là quà biếu, quà tặng chỉ quy định giới hạn trị giá cho mỗi lần nhập khẩu mà không có sự quy định cả năm. Điều đó cũng tạo kẽ hở cho các tổ chức cá nhân lách thuế bằng cách chia lô hàng thành nhiều lần với trị giá hợp lý để được miễn thuế nhập khẩu. Những kẽ hở trong chính sách miễn giảm

thuế vô hình chung đã tạo điều kiện cho việc gian lận, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước.

Còn trong chính sách hoàn thuế lại có khả nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ trong chính sách hoàn thuế với các linh kiện điện tử máy giặt của một doanh nghiệp.Doanh nghiệp đã khai báo tính thuế từ năm 2008, thời điểm thông quan là năm 2010, đã thông báo tính thuế bộ phận máy giặt là 3%. Sau khi cơ quan hải quan thông quan đã áp dụng vào mã số thuế khác và áp dụng mức thuế 30%, trong khi đó thuế của mặt hàng này nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN chỉ là 5%. Ngay tại thời điểm cơ quan chức năng thu thuế, doanh nghiệp đã nộp đủ 2,4 tỷ đồng cho cơ quan hải quan. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp đã có nhiều kiến nghị lên Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan... đề nghị xem xét lại cách tính thuế. Tới thời điểm 1/1/2011, Bộ Tài chính đưa ra thêm một mã thuế mới, thuế suất trở về 3%. Doanh nghiệp đã chấp hành chính sách ngay khi thông quan đã nộp đủ 2,4 tỷ đồng nhưng hiện vẫn chưa được hoàn lại số tiền nộp vênh lên 27%, trong khi đó nhiều doanh nghiệp khác không nộp nhưng được khoanh nợ. Điều đó đã gây ra sự bức xúc trong các doanh nghiệp, một doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách của nhà nước lại không được hoàn thuế, trong khi những doanh nghiệp khác nợ lại không sao. Hơn nũa việc chậm trễ giải quyết cho doanh nghiệp đã gây ra nhưng tổn thất lớn về tiền bạc.

Quy trình thu nộp thuế bằng phương thức điện tử

Chỉ mới được đưa vào thí điểm, nhưng đến nay có thể nói quy trình thu thuế xuất nhập khẩu theo phương thức điện tử đã cơ bản đáp ứng được những mục tiêu đặt ra, mang lại những lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Thứ nhất :Với người nộp thuế : Quy trình, thủ tục thu nộp thuế được

mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp. Với phương thức này, thay vì đến nộp thuế tại kho bạc với số lượng điểm giao dịch còn hạn chế, nay người nộp thuế có quyền chọn lựa các điểm thu khác của các ngân hàng được kho bạc ủy quyền, có thể tại trụ sở chi nhánh, phòng/điểm giao dịch, tổ thu lưu động để được tư vấn nộp thuế, thực hiện thủ tục nộp ngân sách một cách

Một phần của tài liệu Chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay- thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (Trang 40)