THẢO LUẬN THÁNG THỨ NHẤT DÂN SỰ 1: VẤN ĐỀ CHUNG. Môn: Những vấn đề chung của luật dân sự. Giảng viên thảo luận: Nguyễn Tấn Hoàng Hải. Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp 102TM44A1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1Khoa Luật Thương mại Lớp Luật Thương mại 44A.1
BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT (VẤN ĐỀ CHUNG)
Bộ môn : Quy định chung, tài sản, thừa kế
Giảng viên : Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2020
Trang 2MỤC LỤ
Trang 3VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Câu 1.1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự? 1 Câu 1.2 Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Vì sao? 1
VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Câu 2.1 Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không? 3 Câu 2.2: Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật có những đặc điểm gì? 3 Câu 2.3: Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú
về con trâu cái? 3 Câu 2.4 Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào? 5 Câu 2.5 Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự Quan hệ giữa anh Giáp và anh phú về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào? 6
VẤN ĐỀ 3: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT
Câu 3.1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố 1 người là đã chết 8 Câu 3.2: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chểt? 9 Câu 3.3 Trong vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao? 10 Câu 3.4 Toà án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của hai Quyết định trên cho câu trả lời? 10 Câu 3.5: Đối với hoàn cảnh như trong hai quyết định trên, pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào? 11 Câu 3.6: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong hai Quyết định trên 11
Trang 4VẤN ĐỀ 4: TỔ HỢP TÁC
Câu 4.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Câu 1.1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong quan hệ dân sự căn cứ theo Điều 1 Bộ luật dân sự 2015
Quan hệ tài sản: Là quan hệ về “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” trên cơ
sở bình đẳng (loại trừ quan hệ về tài sản không trên cơ sở bình đẳng như về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa người dân và Ủy ban nhân dân)
Quan hệ nhân thân: Là quan hệ gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể như nhân thân của hai chủ thể (quan hệ vợ chồng) hay nhân thân của một chủ thể (hợp đồng sử dụng hình ảnh của một cá nhân)
Câu 1.2 Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005
và BLDS 2015 không? Vì sao?
Quan hệ giữa A và B trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 vì lý do sau:
BLDS 2005 quy định về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 như sau: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự…”
Và tại Điều 1 BLDS 2015 cũng có quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp
lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).”
Như vậy, trong cả 2 Bộ luật trên, phạm vi điều chỉnh chủ yếu vẫn là quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân phát sinh trong quan hệ dân sự, đều có những đặc điểm như là tính ý chí, tính hàng hoá – tiền tệ và quan hệ có nội dung kinh tế Xét trong
Trang 6trường hợp trên, A đe dọa B để xác lập một giao dịch dân sự nên không dựa trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng và tính tự quyết chủ thể
Do vậy, Quan hệ giữa A và B trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS
2005 và BLDS 2015
Trang 7VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ DÂN SỰ VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Câu 2.1 Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta Luật Dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản: các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Đó là điều chỉnh về quan hệ tài sản
Câu 2.2: Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật có những đặc điểm gì?
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm sau:
Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan tới tài sản, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp;
Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh được xác lập bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với các điều kiện do pháp luật quy định;
Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước;
Trong quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh có sự đền bù ngang giá
về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia
Câu 2.3: Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái?
Thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự gồm chủ thể, khách thể và nội dung.
Chủ thể: Là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó Phạm vi “người” tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân và trong nhiều trường hợp, Nhà nước tham gia với tư
Trang 8cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể
Khách thể: Là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh quan hệ pháp luật dân sự Đó là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành năm nhóm sau: tài sản, hành vi và các dịch vụ, kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo, các giá trị nhân thân và quyền sử dụng đất
Nội dung: Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó Không có quyền của một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia
và ngược lại Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và một bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản…) Nhưng thông thường, các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các bên có quyền đồng thời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản…)
Trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái, những thành phần đó được thể hiện như sau:
Về chủ thể, chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự này là anh Giáp và anh Phú
Về khách thể, nguyên nhân làm phát sinh quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú là quyền sở hữu con trâu cái
Về nội dung, con trâu cái thuộc quyền sở hữu của anh Phú đi lạc và trong vòng
10 ngày trước khi anh Phú tìm thấy trâu thì anh Giáp là người nuôi giữ nó Quan hệ này đã phát sinh một số quyền và nghĩa vụ của các chủ thể như sau:
* Quyền và nghĩa vụ của anh Giáp:
- Anh Giáp có nghĩa vụ nuôi dưỡng và báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi
cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại Khi chủ sở hữu đến nhận lại thì phải giao trả
- Anh Giáp có quyền sở hữu con trâu cái nếu sau 1 năm chủ nhân của nó không đến nhận (vì đây là gia súc thả rông) Nếu con trâu cái này có sinh con thì anh Giáp
có quyền hưởng một nửa số gia súc sinh ra
Trang 9* Quyền và nghĩa vụ của anh Phú:
- Anh Phú có quyền nhận lại con trâu cái trong thời hạn là 1 năm kể từ khi anh Giáp nuôi dưỡng và có thông báo công khai Nếu có tranh chấp, anh có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh Giáp trả lại con trâu
- Anh Phú có nghĩa vụ chi trả lại tiền công nuôi dưỡng và các chi phí khác cho anh Giáp
Câu 2.4 Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?
Quan hệ pháp luật dân sự có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa
có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh
- Trong thực tiễn, các quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân rất đa dạng, phức tạp, thay đổi không ngừng nên có những quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh Điều này được quy định cụ thể tại Điều 5 và Điều 6 BLDS 2015.1
Thứ hai, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng
1 Điều 5 BLDS 2015: “1 Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá
nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự 2 Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.”
Điều 6 BLDS 2015: “1 Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà
các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự 2 Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”
Trang 10- Bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự là sự bình đẳng pháp lý, nghĩa là pháp luật không dành đặc quyền và cũng không phân biệt đối xử giữa các chủ thể khi họ tham gia quan hệ pháp luật dân sự Cụ thể như sau:
Bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự
Bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
Bình đẳng trong việc được pháp luật bảo vệ như nhau khi các quyền tài sản và quyền thân nhân bị xâm hại
Bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như khoản 2 Điều 196 BLDS
2015 hoặc khoản 2 Điều 405 BLDS 2015 (vì ý nghĩa xã hội hoặc vì các lý do khác nhau)
Thứ ba, quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể, biện pháp và phương pháp bảo vệ.
- Chủ thể: bao gồm cá nhân, pháp nhân, một số trường hợp còn có sự tham gia của Nhà nước, các cơ quan nhà nước ở trung ương cũng như địa phương
- Khách thể: có thể là tài sản, là hành vi, các lợi ích nhân thân hoặc kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần
- Biện pháp và phương pháp bảo vệ: quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể không chỉ do luật định mà pháp luật còn cho phép các chủ thể dự liệu và áp dụng các phương pháp bảo vệ phù hợp nhất cho mình, miễn là không vi phạm điều luật cấm, không trái đạo đức xã hội
Câu 2.5 Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự Quan
hệ giữa anh Giáp và anh phú về con trâu cái được phát sinh trên căn cứ nào?
Sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ pháp luật sẽ xảy ra khi có đủ
ba yếu tố Đó là quy phạm pháp luật, thành phần chủ thể và sự kiện pháp lý
- Về chủ thể là anh Giáp và anh Phúc, anh Phúc là chủ sở hữu con trâu cái, anh Giáp là người đã nuôi dưỡng con trâu cái trong thời gian nó bị lạc đàn
Trang 11- Sự kiện pháp lý: anh Phúc thả 9 con trâu trong rừng, 07/05/2004 anh kiểm tra thấy mất 2 con và sau đó anh tìm thấy trâu của mình trong trang trại nhà anh Giáp Tuy nhiên anh Giáp chỉ trả lại con trâu đực còn con trâu cái thì không Từ đó làm phát sinh quan hệ giữa anh Phúc và anh Giáp liên quan đến con trâu cái: tranh chấp quyền sở hữu con trâu cái
- Quy phạm pháp luật được áp dụng: Điều 231 BLDS 2015 xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Trang 12VẤN ĐỀ 3: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT
Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 về V/v “Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” của Toà án nhân dân Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Bà T và ông C là vợ chồng có 1 người con chung Cuối năm 1985, ông C bỏ nhà
đi biệt tích, gia đình bà T đã tổ chức đi tìm nhưng không có tin tức gì Do vậy, ngày 7/8/2018, bà T yêu cầu Toà án tuyên bố ông C là đã chết
Trong quá trình xét xử, Toà án đã ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông nhưng đến nay vẫn không có tin tức gì của ông C nên yêu cầu của bà T là có căn cứ Về việc xác định ngày chết, bà T và con ông C xác định ông đã bỏ đi từ năm 1985 và Công an phường không xác định được ngày tháng ông vắng mặt Do vậy, Toà án chấp nhận yêu cầu của bà T tuyên bố ông C đã chết
và xác định ngày mất là vào ngày 1/1/1986
Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 về “V/v yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa
Chị Quản Thị K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì Gia đình đã đăng tin tìm kiếm nhiều lần nhưng cũng không có kết quả Nay anh Đ là em trai chị K yêu cầu Tòa án tuyên bố chị K là đã chết Sau khi thụ lý vụ
án Tòa án đã cho đăng tin tìm kiếm lần nữa trên các phương tiện truyền thông nhưng hết thời hạn thông báo mà vẫn không có tin tức gì về chị K Do đó, Tòa án đã
ra quyết định tuyên bố chị K đã chết ngày 19/11/2018 vì chị thuộc trường hợp biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là chị còn sống
Câu 3.1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố 1 người là đã chết
Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết
Trang 13Giống nhau:
Đối tượng yêu cầu Toà án tuyên một người đã chết hoặc mất tích: người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích;
Đối tượng có quyền tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích: Toà án có quyền tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết
Khác nhau:
Về điều kiện:
- Tuyên bố một người mất tích: Hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng (Điều 68 BLDS 2015)
- Tuyên bố một người đã chết: (Điều 71 BLDS 2015)
Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống, thời hạn này được tính theo quy định
Câu 3.2: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chểt?
Thời hạn để Tòa án tuyên bố một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống đã chết tùy thuộc vào các trường hợp được quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: