Thảo luận dân sự 1 buổi thứ năm: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ Môn: Những vấn đề chung của luật dân sự. Giảng viên thảo luận: Nguyễn Tấn Hoàng Hải. Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp TM44A1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1Khoa Luật Thương mại Lớp Luật Thương mại 44A.1
BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂMQUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
Trang 2VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ
Câu 1.1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời 2Câu 1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởimột tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? 2Câu 1.3 Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp có là disản của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao? 4Câu 1.4 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát? 4Câu 1.5: Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, 02 tài sản tranh chấp
có là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao? 4Câu 1.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán 5Câu 1.7 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của PhùngVăn N là bao nhiêu? Vì sao? 6Câu 1.8: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 6Câu 1.9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đếnphần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 6Câu 1.10 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con
mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản đểchia không? Vì sao? 7Câu 1.11 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diệntích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 8Câu 1.12: Việc Toà án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không?
Vì sao? 8Câu 1.13: Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung Án lệ số 16 không? Vì sao? 8
VẤN ĐỀ 2: NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Trang 3Câu 2.1 Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt vànhững nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sởpháp lý 10Câu 2.2 Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tải sản của người quácố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12Câu 2.3: Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không?Tại sao? 13Câu 2.4 Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa
vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao? 13Câu 2.5 Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng ngườiquá cố khi họ còn sống? 14Câu 2.6 Trong Quyết định trên, theo Toà giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôidưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào? 14Câu 2.7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Toà giám đốc thẩm (trongmối quan hệ về các quy định về nghĩa vụ của người quá cố) 14
VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ
Câu 3.1 Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam 15Câu 3.2.Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? 16Câu 3.3 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào củaQuyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 16Câu 3.4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 17Câu 3.5 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 17Câu 3.6 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 18
VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU
Trang 4Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật vềthừa kế được công bố trên Tạp chí nguyên ngành Luật từ đầu năm 2017 đến nay.Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thoả mãnnhững thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết in nghiêng đểtrong dấu ngoặc kép, 3) Tên tạp chí, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bàiviết (ví dụ: từ tr.41 đến 51) Các bài viết được liệt kê theo alphabet tên các tác giả(Không nêu chức danh) 19Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾTóm tắt Quyết định số 30/2013/DS-GĐT ngày 24/04/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liềng tạo lập được 2 căn nhà là số 5 Hoàng HoaThám và số 122 Nguyễn Hùng Sơn Hai người chết không để lại di chúc Căn nhà
số 5 Hoàng Hoa Thám đã được giao cho cụ Thái Tri (con của cố Thái Anh và cốLiềng) sử dụng riêng và đã làm thủ tục đứng tên chủ sở hữu Căn nhà số 122Nguyễn Hùng Sơn là nơi cụ Thái Thuần Hy (con của cố Thái Anh và cố Liềng)chung sống, nuôi dưỡng ba mẹ, bác ruột và chăm sóc em ruột bị bệnh tâm thần cũngnhư có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên sau này Sau khi cụ Thái Tri chết, nguyên đơnvới tư cách là người thừa kế của cụ đã khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cốThái Anh và cố Liềng là căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn
Sau nhiều lần xét xử, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghịcho rằng căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn vẫn là di sản của cố Thái Anh và cốLiềng Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận đinh kháng nghị này làkhông có cơ sở và giữ nguyên quyết định của bản án dân sự phúc thẩm – bác yêucầu khởi kiện của nguyên đơn
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng
Tài sản chung của ông N và bà G là 01 ngôi nhà cấp 4 Năm 1984, ông PhùngVăn N chết (trước khi chết không để lại di chúc) bà Phùng Thị G và anh Phùng Văn
T quản lý và sử dụng nhà đất trên Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng choông Phùng Văn K một phần diện tích đất Nay các nguyên đơn yêu cầu Toà án giảiquyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc bà G
Sau khi xem xét, Hội đồng thẩm phán nhận thấy việc bà G chuyển nhượng đấtcho ông K các con bà G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của
bà G có lời khai bà G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con Do đó có cơ sở đểxác định các con bà G đã đồng ý để bà chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên choông K
Trang 6Theo đó, Toà án quyết định hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm, sơ thẩm về
vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản”, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố VĩnhYên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật
Câu 1.1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định: “Di sản bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Như vậy, di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết và thuộc sỡ hữu riêng do
cá nhân đó có được do lao động làm ra, của cải để dành hoặc thông qua giao dịch,các căn cứ khác theo quy định của pháp luật Di sản cũng có thể là tài sản chung vớicác đồng sở hữu chủ khác và tài sản này hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc doluật quy định
Nên bổ sung thêm 3 quan điểm
Theo như quy định của BLDS 2015 thì di sản không bao gồm nghĩa vụ củangười quá cố Trong trường hợp di sản thừa kế để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản,thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết
Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc hay quy
quy định nào cụ thể về vấn đề này BLDS 2015 chỉ quy định về di sản như sau: “Di
sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” 1 Do vậy, về mặt lý luận, chưa có đủ cơ sở pháp lý để kết
luận phần tài sản mới nêu trên là di sản
1 Điều 612 BLDS 2015
Trang 7Tuy nhiên, xét dưới góc độ thực tiễn, theo ý kiến riêng của tôi, phần tài sản đượcthay thế trên chính là tài sản vì những lý do sau:
- Thứ nhất, tài sản mới được thay thế có giá trị tương đương và được hình thànhtrên nền tảng của do người quá cố để lại Do vậy, xét theo định nghĩa về di sảncủa BLDS 2015 thì việc xem tài sản mới là di sản là hợp lý
- Thứ hai, có một vài trường hợp di sản bị mất đi hoặc hư hỏng vì điều kiệnkhách quan, chẳng hạn như cháy, bão, lũ… Lúc này nên xem tài sản mới là disản Mặc khác, nếu di sản mất đi vì lý do chủ quan (bị trao đổi, mua bán màkhông có sự bàn bạc với người hưởng thừa kế) thì nên chuyển di sản thành tiền
và người nhận tiền phải chia cho người được hưởng thừa kế
- Thứ ba, trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp Toà án đã xử lý theohướng xem tài sản mới chính là di sản Có thể kể đến hướng giải quyết trongQuyết định số 129/2011/DS-GĐT ngày 22/02/2012 của Toà dân sự Toà án Nhândân tối cao, cụ thể như sau: ông Lốn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đốivới căn nhà cấp 4 trên diện tích 66m2 và Toà án cấp phúc thẩm đã công nhận choông Lốn quyền sở hữu tài sản do cha mẹ để lại Sau đó ông Lốn đã bán tài sảntrên cho người khác nhưng bản án phúc thẩm đã bị TANDTC tối cao hủy Về hệquả của việc bán tài sản là di sản đối với người thừa kế, Toà dân sự TANDTC
đã xét rằng:
Ông Lốn bán nhà cho ông Tứ khi ông Lốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở bản án có hiệu lực pháp luật (tại thời điểm chuyển nhượng) Vì vậy, Toà án phải căn cứ vào thực tế và pháp luật để giải quyết vụ án Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải xác định di sản của cha mẹ các đương sự là giá trị nhà đất theo giá thị trường để chia thừa
kế theo quy định chung Do ông Lốn đã nhận toàn bộ số tiền chuyển nhượng nhà đất thì phải buộc ông Lốn thanh toán bằng tiền cho những người thừa kế khác giá trị tài sản mà họ được chia 2
2 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207780
Trang 8Từ 3 lý do trên, theo nhóm, khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mởthừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới đó nên được coi là di
sản
Di sản bị quy hoạch Nhà nước bồi thường cộng thêm một ngôi nhà để tái định cư Trong trường hợp này thì di sản mới được thay thế là số tiền bồi thường => Phù hợp
Câu 1.3 Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp có là
di sản của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp là căn nhà 122Nguyễn Hùng Sơn (trước đây là 13 Thiệu Trị) và căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám
Trong đó, đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám “khi còn sống cố Thái Anh và cố
Liềng đã cho cụ Tri đứng tên là chủ sở hữu từ năm 1967”, “căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám các bên đều thừa nhận cố Anh đã cho cụ Tri và không có tranh chấp”
nên có thể kết luận rằng đây không phải là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng Còn
với căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn thì Viện kiểm sát cho rằng “theo bằng khoán
điền thổ số 320 ngày 25.6.1935 thì cố Thái Anh là chủ sở hữu, hồ sơ vụ án không
có bất cứ tài liệu nào xác định cố Thái Anh đã chuyển sở hữu căn nhà cho cụ Hy”,
“đến thời điểm cố Thái Anh và cố Liềng chết thì nhà đất chưa chuyển dịch sang tên cho ai” nên căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng
để lại chưa chia
Câu 1.4 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát?
Theo nhóm, trong quyết định số 30/2013/DS-GĐT ngày 24/4/2013 của Hộiđồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát xác định nhà 122 NguyễnHùng Sơn vẫn là di sản của cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liềng là không đúng
Vì Điều 612 BLDS 2015 quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Mà
khi còn sống hai cố đã chia cho cụ Thái Thuần Hy nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn,nguồn gốc là của cố Thái Cẩm An tạo lập Do không có con nên cố Thái Cẩm Angiao cho cụ Thái Thuần Hy để thờ cúng tổ tiên nhưng lúc đó cụ Hy còn nhỏ nên nhờ
Cố Thái Anh đứng tên hộ khi cụ Hy lớn thì giao lại Nên không thể xem căn nhà số
Trang 9122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản thừa kế của vợ chồng cố Thái Anh, cố Nguyễn ThịLiềng.
Câu 1.5: Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, 02 tài sản tranh chấp có là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, 02 tài sản tranh chấp không
là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng Cụ thể:
Căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám cố Thái Anh và cố Liềng đã cho cụ Thái Tri sửdụng riêng và cụ Thái Tri đã hoàn thành thủ tục đứng tên chủ sở hữu từ ngày09/05/1967 Vì vậy, theo Hội đồng thẩm phán, căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thámkhông là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng
Căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là nơi vợ chồng Thái Thuần Hy chung sốngcùng với bố mẹ Ông có công chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, vợ chồng bác ruột vàchăm soc cho em ruột bị bệnh tâm thần đến khi những người này chết Đồng thời,
cụ Hy đã có công bảo quản di sản và thờ cúng tổ tiên sau này Khi cụ Hy phá nhànày xây nhà mới thì cụ Thái Tri còn sống và không phản đối điều này Do đó, theoHội đồng thẩm phán, căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn không phải là di sản của cốThái Anh và cố Liềng
Câu 1.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán
Hội đồng thẩm phán xác định căn nhà số 5 không là di sản của cố Thái Anh và
cố Liềng là hợp lý Vì căn cứ theo Điều 612 BLDS 2015 thì: “Di sản bao gồm tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Xét trong trường hợp này, cụ Thái Tri đã đứng tên căn nhà trên từ
năm 1967 Do vậy, căn nhà trên đã thuộc sỡ hữu của cụ Thái Tri trước khi hai cốmất Vì lẽ đó, Hội đồng thẩm phán xác định đây không phải là di sản là có căn cứ.Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán xác định luôn cả căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơnkhông là di sản của cố Thái Anh và cố Liềng là hợp tình nhưng chưa hợp lý Cụ thể,đến thời điểm hai cố mất, căn nhà số 122 chưa chuyển quyền sở hữu cho cụ Hy, nêncăn cứ theo Điều 612 BLDS 2015 thì căn nhà này chính là di sản của hai cố ViệcHội đồng thẩm phán xác định căn nhà trên không là di sản là chưa hợp lý Nhưnghướng giải quyết này là hợp tình ở chỗ cụ Hy đã chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ,
Trang 10bác ruột và em ruột bị tâm thần tại căn nhà này đến khi họ mất, nhưng do vì sốngchung với cha mẹ nên không rõ về mặt giấy tờ rằng cụ có sở hữu căn nhà haykhông Đồng thời, cụ Thái Tri cũng không có thái độ phản đối nào khi cụ Hy quản
lý và sửa chữa căn nhà Nên xét cho cùng, cụ Hy cũng đã có công quản lý căn nhà,phụng dưỡng người nhà trước khi họ mất nên việc xem xét căn nhà trên thuộc sởhữu của cụ Hy của Hội đồng thẩm phán là hướng giải quyết hợp tình
Tóm lại, theo nhóm, về căn nhà số 5, Hội đồng thẩm phán xác định đây khôngphải là di sản là có căn cứ và hợp tình hợp lý Tuy nhiên, hướng giải quyết của Hộiđồng thẩm phán đối với căn nhà số 122 chỉ mới hợp tình nhưng chưa hợp lý và cầnxem xét lại
Câu 1.7 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là 133,5m2 Vì năm 1991, bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K diện tích 131m2 trong tổng diện tích chung của hai vợ chồng là 398m2; nên phầndiện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2 Diện tích 267,4m2 đất tuy được đứngtên bà Phùng Thị G, nhưng thửa đất lại được hình thành trong thời gian hôn nhâncủa vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G nên phải được xác định đây làtài sản chung của ông N và bà G chưa chia mới là thỏa đáng Như vậy, bà PhùngThị G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267,4m2 đất chungcủa vợ chồng bà là 133,5m2
sự đồng ý của các con Nên phần đất đã chuyển nhượng không được coi là di sản đểchia
Trang 11Câu 1.9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết trong Án lệ 16/2017/AL liên quan đến phần diện tích đãchuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là hợp lý Tòa án cấp phúc thẩm xác địnhphần diện tích 131m2 đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không phải di sảnthừa kế là thỏa đáng và có căn cứ Vì bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng cho ôngPhùng Văn K phần đất này và nay ông Phùng Văn K cũng đã được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Đồng thời lúc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ôngPhùng Văn K thì các con của bà G đều biết và không phản đối gì, đây là cơ sở đểxác định phần diện tích 131m2 không nằm trong khối tài sản để chia thừa kế và làtài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Phùng Văn K
Câu 1.10 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con màdùng tiền đó cho cá nhân bà thì số tiền đó có là di sản hay không sẽ tuỳ vào trườnghợp, cụ thể như sau:
Xét trong trường hợp bà G còn sống, thì số tiền trên không là di sản Bởi lẽ,phần đất 398 m2 trên là sở hữu chung của bà và chồng, và lúc chồng bà mất không
để lại di chúc Do đó, căn cứ theo Điều 333 và khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân Giađình năm 20144 thì bà G được sở hữu 199 m2 đất Việc bà G bán 131m2 đất cho ông
3 Điều 33 Luật Hôn Nhân Gia đình năm 2014:“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng 2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng 3 Trong trường hợp không có căn cứ để
chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
4 Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014: “Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của
vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Trang 12K không ảnh hưởng đến phần di sản thừa kế Như vậy, lúc này, di sản là 199m2 đấtcủa ông N và số tiền bà G bán đất cho ông K được xem là tài sản riêng của bà, bàđược quyền tự định đoạt đối với số tiền đó.
Tuy nhiên, xét trong trường hợp bà G mất, nếu số tiền trên vẫn còn thì lúc này
số tiền đó chính là di sản Vì dựa theo phân tích như trên, số tiền bán đất chính là tài
sản riêng của bà G Căn cứ vào Điều 612 BLDS 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Vì lẽ đó, trong trường hợp này, số tiền bán đất trên là di sản
Câu 1.11 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất
là 133,5m2, Vì bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổngdiện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G
để lại là ½ khối tài sản (133,5m2) được chia theo di chúc cho chị Phùng Thị H1(con gái bà Phùng Thị G) là 90m2, còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần cònlại
152,57 vì bà có 133.5 + 133.5 x 1/7 (do chồng bà chết không để lại di chúc)
Câu 1.12: Việc Toà án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
Việc Toà án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 làchưa thuyết phục vì theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 thì bà đã được chia ½
số tài sản nhưng bà đáng lý phải được chìa thêm trong số ½ của diện tích 267m2 đấtcòn lại (sau khi trừ bỏ 131m2 mà bà đã bán cho ông Phùng Văn K) vì bà cũng thuộcmột trong số những thành viên được nhận thừa kế từ ông Phùng Văn N
Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì nội dung của Án lệ số 16 là nói
về việc thừa nhận diện tích 131m2 đất mà bà Phùng Thị G đã bán cho ông PhùngVăn K là hợp pháp và không còn thuộc phần di sản thừa kế còn lại phải chia
Trang 13Câu 1.13: Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung Án lệ số 16 không? Vì sao?
Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là
thuyết phục Theo Điều 609 BLDS 2015 quy định: “Người thừa kế không là cá
nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.” Đồng thời, khoản 2 Điều 651 BLDS
2015 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.”
Do phần di sản bà Phùng Thị G để lại là ½ khối tài sản (133,5m2), theo di chúcthì chị Phùng Thị H1 được hưởng 90m2 Vì vậy, 5 người con còn lại của bà sẽ đượcthừa kế theo pháp luật và được hưởng di sản là 43,5m2 còn lại chia thành 5 phầnbằng nhau
Đây không là nội dung của Án lệ số 16 vì Án lệ số 16 đề cập đến vấn đề côngnhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Phùng Thị G và ôngPhùng Văn K là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn nằm trongkhối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của ông K
Nên chia 6 tại vì mặc dù H1 được hưởng di sản của bà G Nhưng bà H1 vẫn thuộc hàng thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất Do vậy phải chia cho 6 kỷ phần