Những kiến nghị nhằm hoàn thiện VHDN của công ty TNHH phân phố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN công ty TNHH phân phối FPT (Trang 54 - 67)

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI FDC

1. Định hướng hoàn thiện: Trên nền tảng văn hóa FPT, và lĩnh vực kinh doanh để tạo bản sắc riêng.

Hiện nay trong có rất nhiều ý kiến về vấn đề các công ty chi nhánh của FPT đang dần dần có những xu hướng phát triển khác đi so với tư tưởng chung của FPT. Vì vậy theo em khi công ty xây dựng VHDN của mình dựa

trên nền tảng những giá trị đã định hình của FPT thì sẽ tạo được các lợi thế sau:

Thứ nhất, đó là các giá trị văn hóa của FPT đã hình thành và được kiểm nghiệm qua thực tế, được mọi người chấp nhận. Vì vậy khi xây dựng công ty sẽ không mất nhiều thời gian, công sức.

Thứ hai, tận dụng được uy tín và thương hiệu đã có của Văn hóa FPT. Ngày nay, văn hóa của một tổ chức được xem như yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu.

Tuy nhiên để phân biết FDC khác với những F… khác của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT thì công ty TNHH phân phối FPT cần phải có bản sắc riêng mà theo em bản sắc đó chính là ở sự khác biệt do lĩnh vực phân phối tạo nên.

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN FDC

2.1 Xây dựng một văn hóa mang đặc trưng “văn hóa phân phối công nghệ thông tin”

 Nguyên tắc

- Lĩnh vực phân phối đòi hỏi yêu cầu cao trong quan hệ với khách hàng. Do đó những vấn đề thể hiện bộ mặt của công ty cần đặc biệt chú trọng trong đó là vấn đề văn hóa trong hoạt động bán hàng và văn hóa trong hoạt động Marketing.

- Cấu trúc phải có độ linh hoạt và cập nhật thông tin trong lĩnh vực khoa học công nghệ

 Nội dung

- Hoàn thiện các chuẩn mực phân phối

Những chuẩn mực phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phải kết hợp của lý thuyết và thực tiễn. Đó là

• Chuẩn mực trong trang phục: Đây tuy là biểu hiện bên ngoài nhưng lại là tác động thu hút sự quan tâm của khách hàng và đối tác. Do đó, đây chính là điểm bắt đầu của một mối quan hệ mới ( mua bán, hay hợp tác..).

Ở các showroom nên tạo những điểm nhấn khác nhau hơn là tất cả cùng một loại đồng phục như hiện nay. Tùy vào tính chất của từng loại sản phẩm ta sẽ có những thiết kế trang phục riêng. Trước hết công việc này sẽ tiến hành ở khu siêu thị DC House sắp thành lập. Các địa điểm khác sẽ tiến hành sau. Đây chính là nét đặc trưng khác biệt nhất của phân phối.

• Chuẩn mực về quy trình bán hàng: Hiện nay quy trình công ty đang áp dụng rất tốt. Công ty đang áp dụng hai kênh phan phối là cấp I và Cấp II. Nếu xét trong lĩnh vực phân phối thì đây không phải là điểm khác biệt. Nhưng xét trong FPT thì đây chính là điểm khác biệt với các công ty con khác. Các công ty đó không có hệ thống các đại lý. Nên công ty có thể tập trung vào phát triển phần văn hóa “ Đại Lý”. Công ty nên phổ biến hơn nữa các hoạt động văn hóa như ngày lễ “ Thank you” _ ngày hội cảm ơn khách hàng (đại lý) vào tháng hai hàng năm. Tháng 2/2006 vừa qua ngày lễ mang tên “ Đêm Ả Rập” rất đặc sắc và thành công.

Một số vấn đề nhỏ trong hoạt động sau bán hàng cần được xem xét. Chính sách, chủ trương thì đúng nhưng vấn đề thực hiện luôn có những bất cập. Đào tạo con người quy mô bài bản hơn với những quy định đánh giá chặt chẽ. Có chề độ thưởng phát với những cá nhân dược khách hàng nhận xét tốt và những cá nhân có lời nhận xét không tốt. Như vậy ngoài việc có một hòm thư và số điện thoại phản ánh, sau một khoản thời gian công ty nên có cuộc khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên công ty.

- Hoàn thiện quy tắc hành vi trong kinh doanh phân phối

Những quy tắc này sẽ được biểu hiện ra ở hành vi của nhân viên phân phối. Điểm khách biệt với các công ty con khác của FPT chính là ở lĩnh vực này đỏi hỏi phẩm chất kinh doanh của nhân viên. Đó là những đặc tính sau: kiên nhẫn, có khả năng thuyết phục cao. Ngoài ra họ phải có sự tinh tế nhanh nhạy của một nhà tâm lý, phải có sự am hiểu ít nhiều về công nghệ thông tin. Tóm lại họ phải mang đầy đủ đặc trưng của một nhà phân phối công nghệ thông tin.

Các nhân viên phân phối sẽ là những nhà phân phối độc lập, cần tạo điều kiện cho họ có thể xây dựng hệ thống kinh doanh của riêng mình ( họ sẽ là người đứng đầu hệ thống các đại lý phân phối họ tạo lập được). Ngoài lương cứng ra nhân viên còn có một khoản hoa hồng tỷ lệ thuận với quy mô của hệ thống. Còn khoản hoa hồng đó nhân viên chia sẻ như thế nào với các đại lý sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân nhân viên đó. Công ty và những đồng nghiệp sẽ hỗ trợ khi cần thiết.Như vậy sẽ tạo được một nét văn hóa phân phối độc lập, tự chủ cho nhân viên nhưng vẫn không làm giảm tính đồng đội vẫn là truyền thống.

- Hoàn thiện cơ chế đánh giá và phát hiện sai sót trong kinh doanh phân phối.

Mỗi năm sẽ có một đợt tổng kết và những nhân viên nào giữ vững hoặc có sự tăng trưởng quy mô phân phối thì sẽ được tặng thưởng. Một điểm lưu ý ở đây là đại lý là từ cụ thể hóa hệ thống của nhân viên, cong đơn vị tính phải là những sản phẩm anh ta bán được. Tuy nhiên trong tiêu chí đánh giá cũng sẽ có một điểm về số lượng đại lý vì điều này thể hiện khả năng thương thuyết của nhân viên.

- Xây dựng DC House trở thành một khu giải trí về công nghệ của mọi người.

Hiện nay cách mua sắm của mọi người đã dần thay đổi. Họ có thể coi đó như

một loại hình giải trí, giải tỏa stress. Có rất nhiều người đến khu mua sắm không phải vì nhu cầu cần thiết mà vì sở thích tiêu tiền.

Mục đích là biến DC House vừa trở thành khu mua sắm các sản phẩm công nghệ mà còn trở thành một điểm tham quan, nghỉ ngơi, và học tập của mọi người. Dần dần sẽ biến nó trở thành một trong những điểm thu hút du khách.

Vì vậy công ty:

• Đưa thêm những loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại trung tâm

• Xây thêm những chỗ nghỉ mát như công viên nhỏ hay khu giả khát cho khách dừng chân…

• Tạo một không gian nhỏ cho học tập giải trí: Một màn hình chiếu những tư liệu hay những bìa học về công nghệ, với hệ thống ghế ngồi. Nếu có đoàn khách muốn nghe vấn đề gì có thể mời nhân viên công ty thuyết trình ( lập ra hệ thống các bài thuyết trình)

Kết luận: Thực chất thì mô hình văn hóa phân phối công ty đã và đang được xây dựng. Do đó những giải pháp được đưa ra là nhằm hoàn thiện mô hình đó. Ở đây em muốn nhấn mạnh rằng văn hóa phân phối mới làm nên nét khác biệt chính của công ty với các công ty con khác của FPT.

2.2 Lập một bộ phận phụ trách về vấn đề VHDN

 Sự cần thiết phải thành lập bộ phận này

Đây là một tất yếu khách quan sẽ xảy ra trong một tương lai không xa. Theo em dần dần các doanh nghiệp khác cũng sẽ phải tiến hành việc này.

Điều đó sẽ hợp thức hóa hoạt động VHDN và khặng định cụ thể tầm quan trọng của nó.

VHDN hiện nay được coi như một tài sản vô hình của công ty, do đó tất nhiên phải có sự quản lý bài bản để tăng hiệu quả.

 Tác dụng khi thành lập bộ phận này

VHDN đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và đang là vấn đề thảo luận của các chuyên gia kinh tế nên khi ccông ty thành lập bộ phận chuyên trách về VHDN sẽ tạo hiệu quả PR.

Những hiện tượng trong quá trình hình thành văn hóa sẽ được phát hiện sớm và giải quyết kịp thời, đồng thời sẽ có người chịu trách nhiệm khi có vấn đề gì xảy ra.

Việc ra đời bộ phận này cũng sẽ khẳng định văn hóa “luôn đi trước thiên hạ của công ty”

 Chức năng của bộ phận

Một bộ phận sẽ không thể tồn tại nếu nó không có nhiệm vụ cụ thể. Ban VHDN có những chức năng sau:

- Quản lý các mặt của văn hóa doanh nghiệp

- Đánh giá những thay đổi của công ty, của môi trường ảnh hưởng đến VHDN: Đánh giá ảnh hưởng của các quyết định quản lý

Đánh giá những giá trị mới xuất hiện

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện, phát triển VHDN

- Tuyên truyền, khuyếch trương VHDN( không chỉ trong nội bộ mà cả bên ngoài công ty

Công ty cần lập thêm một sổ tay quá trình VHDN trong đó tập hợp tất cả những công việc cụ thể.

Có thể hiện tại quy mô cuãng như điều kiện chưa cho phép có ngay nhân sự chuyên trách thì dựa trên những công việc cụ thể của sổ tay quá

trình VHDN để chỉ định cho những bộ phận khác liên quan kiêm nhiệm công việc đó. Như công việc đánh giá những thay đổi của công ty, của môi trường ảnh hưởng đến VHDN sẽ cán bộ chất lượng công ty đảm nhận, công việc khuyếch trương VHDN sẽ do bên PR đảm nhận… Tuy nhiên vẫn cần phải có một người trong ban lãnh đạo cấp cao công ty chịu trách nhiệm quản lý chung.

Kết luận: Tại công ty, văn hóa doanh nghiệp đã rất được coi trọng ngay từ khi thành lập, và cũng có người phụ trách nhưng chỉ dừng lại ở việc truyên truyền cho lớp nhân viên mới biết và cảm nhận VHDN thông qua hình thức duy nhất là trong các bài giảng của khóa học đào tạo đầu tiên( công cụ quản lý). Công ty vẫn chưa thực sự sử dụng VHDN như một công cụ kinh doanh. Do đó bộ phận VHDN ra đời sẽ khẳng định bằng thực tế hữu hình chân lý “ Văn hóa là động lực của sự phát triển”.

2.3 Một số các giải pháp khác

 Giải pháp hoàn thiện phong trào Tổng hội

• Tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý kiến cho tổng hội : Lập diễn đàn trao đổi giữa bộ phận và nhân viên công ty

Lập chế tài thưởng cho những ý kiến đóng góp cho hoạt động của Hội. • Phát triển các câu lạc bộ theo sở thích nhắm giúp nhân viên vui chơi và kết bạn.

• Tăng cường hiệu quả của trang wed info.fdc.fpt.vn: trang trao đổi thông tin giữa các cá nhân

Tạo giao diện đẹp, thu hút Có những hoạt động hấp dẫn

PHẦN KẾT LUẬN

Văn hóa doanh nghiệp càng ngày càng quan trọng không chỉ đối với công ty mà còn đối với nên kinh tế nói chung. Vì vậy đòi hỏi phải có một lý luận chuyên sâu và khoa học về nó.

Trong chuyên đề này em mới chỉ xem xét một cách tổng quát về văn hóa doanh nghiệp nên còn có nhiều vấn đề chưa thể đi sâu được như:

Các bước để xây dựng một nền văn hóa mạnh Mối liên hệ giữa VHDN và thương hiệu ………

Vì vậy quá trình nghiên cứu về VHDN đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn nữa, đồng thời để hiểu hết VHDN đòi hỏi phải có sự trải nghiệm trong làm việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên đây vẫn là một đề tài hấp dẫn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các anh chị trong công ty TNHH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo “ Người phân phối” _ tờ báo nội bộ của công ty TNHH phân phối FPT.

2. Báo “Chúng Ta” _ Tờ báo nội bộ công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT

3. Đỗ Minh Cương_ Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh_NXb Chính trị quốc gia_2001

4. Ngô Minh Khôi_ Văn hóa kinh doanh thời đổi mới: Những bài báo phóng sự chọn lọc_ P203_ Thư viện Quốc Gia.

5. Nguyễn Đức Ngọc_ Phương pháp trở thành nàh quản lý giỏi_NXB LĐXH_2005

6. Trường ĐHKTQD – Giáo trình khoa học quản lý 2 – TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội – 2002.

7. Trường ĐHKTQD - Giáo trình quản lý học kinh tế quốc dân – GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn. – TS.Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội – 2002.

8. Trường ĐHKTQD_ Giáo trình “ Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp_TS Nguyễn Mạnh Quân_ NXB Lao động Xã hội _ Hà Nội_2004

9. TS. Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng viện khoa học lao động và xã hội – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

10. Vũ Quốc Tuấn – Chuyên gia nghiên cứu cao cấp – Ban nghiên cứu của thủ tướng chính phủ - Văn hóa doanh nghiệp nước ta hiện nay.

11. www.chungta.com.vn

12. www.fpt.com.vn _ trang thông tin của công ty FPT

13.www.fdc.com.vn _ trang thông tin của công ty TNHH Phân phối FPT 14. www.tintuc24h.com.vn

15. www.fpt.com.vn

16. www.diendandoanhnghiep.com.vn

17.Tài liệu Giới thiệu về công ty FPT và FDC 18.Tài liệu về thành công của công ty từ 2004

MỤC LỤC

PHẦN GIỚI THIỆU...

Chương I: Cơ sở lý luận về Văn hóa doanh nghiệp...3

I. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp...4

1. Khái niệm ...4

2. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp ...5

3. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp...13

4. Tính mạnh yếu của văn hóa doanh nghiệp ...15

5. Phân loại văn hóa doanh nghiệp ...17

II. Nguyên tắc và các bước hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp ...19

1. Nguyên tắc hoàn thiện ...19

2. Các bước hoàn thiện ...20

III. Những nhân tố ảnh hưởng tới VHDN ...22

1.Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công ty ...22

2.Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp...24

Chương II: Thực trạng VHDN của công ty TNHH Phân phối FPT....25

I. Giới thiệu tổng quan về công ty ...26

1.Lịch sử hình thành và phát triển ...26

2. Lĩnh vực kinh doanh...26

3. Các hãng đối tác...27

4. Cơ cấu tổ chức của công ty...24

5. Tình hình phát triển của công ty ...29

6. Một số các phương hướng phát triển của công ty...31

II. Văn hóa doanh nghiệp FDC...33

1. Mô hình VHDN công ty đang xây dựng...33

3. Đánh giá mô hình văn hóa công ty đang xây dựng...45

Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN công ty TNHH phân phối FPT ...49

I. Một số nguyên nhân yêu cầu cần phải có giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH phân phối FPT ...50

1. Văn hóa FDC là một phần của công ty...50

2. Xét ở góc độ quản lý thì hiện nay văn hóa doanh nghiệp được coi như một nhân tố bên trong của doanh nghiệp, một công cụ quản lý đắc lực, một tài sản vô hình của công ty. ...50

3. Hiện nay mô hình văn hóa công ty đang xây dựng tuy đã thành công bước đầu nhưng cũng gặp nhiều ván đề còn tồn tại như đã trình bày 50 4. Những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai ...50

II. Những chủ trương của công ty trong việc phát triển văn hóa FDC ...52

1.Phương châm ...52

2.Những giải pháp cụ thể ...52

III. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện VHDN của công ty TNHH phân phối FPT ...54

1.Định hướng hoàn thiện ...54

2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN FDC ...55

PHẦN KẾT LUẬN ...61

PHỤ LỤC ...62

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN công ty TNHH phân phối FPT (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w