Từ nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG II: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.4.1.Từ nước ngoài vào Việt Nam

Thương hiệu nước ngoài đầu tiên kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam là Baskin & Robbins. Đây là một hệ thống bán kem của Mỹ do một Việt kiều mua vào năm 1994. Từ đó đến nay có thêm rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam qua hình thức Franchise. Trong đó có các thương hiệu chuyên về thức ăn nhanh và đồ uống như KFC, Lotteria, Jollibee... và các thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ và kinh

doanh siêu thị như: BourBon Group (Pháp), Metro Cash& Carry (Đức), Parkson (Malaixia) và Diamond (Hàn Quốc)

Trong số các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần chuyển nhượng lớn nhất. Tuy nhiên ngoại trừ các thương hiệu bán lẻ là kinh doanh có hiệu quả và có triển vọng lớn ở Việt Nam còn lại phần lớn chuyển nhượng trong ngành thức ăn nhanh với tốc độ phát triển không cao và ít được biết đến. Chẳng hạn như Baskin&Robbins dù đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994 và đã phát triển được 4 cửa hàng nhượng quyền nhưng đến hết năm 2005 thì lại chỉ còn 2 cửa hàng .

•Hay như KFC xâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1997 nhưng đến hết tháng 10/2005 mới chỉ mở được 14 cửa hàng trong khi ở Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia KFC đã mở được hàng trăm điểm bán hàng. Cho tới nay, KFC đã bắt đầu có những thành công khởi sắc hơn với 19 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Công ty KFC Việt Nam có chiến lược kinh doanh rất bền bỉ, lâu dài, bắt đầu kinh doanh với một vài cửa hàng và vài chục nhân viên, tới nay đội ngũ KFC Việt Nam với hơn 1000 nhân viên. Trong chín năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, KFC chịu lỗ tới bảy năm và chỉ bắt đầu có lãi từ năm 2005. Vào thị trường Việt Nam, KFC cũng đã phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực đồ ăn nhanh: Lotteria, Chicken Town, Jollibee tại thành phố Hồ Chí Minh và các cửa hàng ăn vốn đã quen thuộc với người Bắc như: quán 124, ABC...) Tiêu chí chọn mặt bằng của KFC là địa điểm phải nằm ở các khu trung tâm thành phố. Tôc độ phát triển của KFC Việt Nam rất ấn tượng, doanh thu năm 2004 tăng 32% so với năm 2003. Năm 2005 doanh số tăng tới 80% và doanh số tăng hơn 2 lần vào năm 2006. KFC không dấu tham vọng sẽ đạt 100 cửa hàng

KFC trong cả nước vào năm 2010. Dilma cũng đang khuếch truơng tại hàng loạt quán trà trên địa bàn Hà Nội.

•Hoạt động song song với KFC là Lotterria với 19 cửa hàng vào năm 2005 và đang tích cực mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc và Hà Nội. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do công ty Tân Việt Hương tại thành phố Hồ Chí Minh mua nhượng quyền cũng lần lượt khai trương tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.

•Gần đây nhất, thương hiệu cafe Gloria Jeans nổi tiếng của úc cũng đã tìm vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng với công ty Viet Life Style. Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống Franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận Franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý NQTM của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM.

Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm nay, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Cửa hàng cà phê Gloria thứ hai tại thủ đô sẽ được khai trương vào tháng 6 tới. Ngoài ra, Gloria Việt Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm nay. Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh vùng châu á, Tập đoàn Gloria Jean cho biết "Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về thị trường Việt Nam. Chúng tôi biết rõ cà phê là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất may là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm cà phê của chúng tôi. Việt Nam có thể mạnh về loại cà phê robusta, còn Gloria Jean phát triển mạnh đối với loại arabica và đây cũng chính là sản phẩm chúng tôi muốn phát triển. Mặt khác, Việt Nam đang phát triển và là một thị trường

tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Thị trường ở khu vực Đông Nam á bao gồm cả Thái Lan, Malaysia... giống nhau và đều có tiềm năng phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để xâm nhập thị trường Việt Nam của Gloria Jeans.

• Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới. Đại diện của tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ, WalMart đã làm việc với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC) về vấn đề hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của thành phố. Không chỉ là thị trường tiềm năng cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới, thị trường Việt Nam còn được đánh giá cao và quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp của các nước trong khu vực.

•Theo ông Terry Ghani-Giám đốc công ty TGA Malaixia, Việt Nam đang có 12 đặc điểm của một thiên đường marketing nên rất thích hợp với loại hình kinh doanh NQTM (Franchise). Trong đó yếu tố Việt Nam là thị trường tiềm ẩn của Franchise, chính trị ổn định và một thị trường trẻ với đa số người tiêu dùng dưới 30 tuổi, được các nhà kinh doanh NQTM (Franchisee) thế giới đánh giá cao.

•Ông Luke Lim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore cũng cho biết, rất nhiều Franchisee thành công tại nước này đang có ý định tìm kiếm đối tác Việt Nam để chuyển nhượng (franchising) thương mại. Các thương hiệu lớn như giày thời trang Charles & Keith, Celia Loe, Chapter 2, các nhà kinh doanh thực phẩm nhanh như Bread Talk, Cavana, Koufu..., theo ông Lim, đang ngấp nghé tìm hiểu thị trường Việt Nam để đầu tư.

•Ông Hồ Hán Dân, Giám đốc kinh doanh nhượng quyền Công ty cà phê Trung Nguyên cũng dự báo: "Trong năm tới, hoặc chậm nhất là 2 năm nữa, thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ loại hình kinh doanh NQTM với ít nhất 4-5 thương hiệu Franchise nội địa mới xuất hiện, bên cạnh sự có mặt của những nhà bán lẻ lớn nước ngoài". Cũng theo ông Dân, vài năm tới loại hình Franchise tại Việt Nam không chỉ gói gọn trong ngành thực phẩm như hiện nay mà sẽ trải rộng ra các thương hiệu ở ngành dịch vụ khác như đồ uống, thời trang, siêu thị và bất động sản.

•Gần đây, việc xuất hiện một loạt đại gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như Parkson (Malaixia), Metro (Đức), CBRE... hoạt động thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu kinh doanh với các hệ thống siêu thị địa ốc, cửa hàng, đại lý bán lẻ đã giúp “hâm nóng” thị trường bất động sản tại Việt Nam. Ông Alfred Cheng – Tổng giám đốc tập đoàn Lion ( chủ đầu tư siêu thị Parson Việt Nam) cho biết sẽ đẩy mạnh việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong thời gian thích hợp. Nhiều tập đoàn Mỹ, Hàn Quốc khi đến TP.HCM cũng cho biết, họ rất quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có cả kế hoạch của một doanh nghiệp Mỹ muốn biến khu cảng Ba Son cũ thành một đô thị mới kiểu phố Đông của Thượng Hải (Trung Quốc). Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh bất động sản là một hướng đi mới nhiều tiềm năng mà nhiều tập đoàn lớn nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam song phức tạp hơn so với nhượng quyền thương hiệu kinh doanh các dịch vụ khác ở đồng vốn và cơ sở pháp luật. Tại Việt Nam, sự ra đời của hàng loạt công ty quản lý, tư vấn bất động sản như Hoàng Quân, Nhà Đất-Đô Thị Mới, Vinaland, Phú Mỹ Hưng... là nơi rất thuận lợi để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 50 - 55)