Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG II: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1.Quá trình phát triển

Đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm. Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt Kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức NQTM, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến 3, 4 năm trở lại đây NQTM mới nổi lên, Đi tiên phong là các hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu như: Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried Chicken (KFC), Hard Rock Cafe, Chili's… trong đó KFC được đánh giá là thành công nhất với các sản phẩm gà rán tại TP. HCM.

Các doanh nghiệp trong nước cũng không hẳn xa lạ với hình thức này, Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp vn đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh NQTM.Thành lập từ giữa năm 1996, đến nay thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt trên 63 tỉnh thành. từ 1998- 2004, Trung Nguyên đã có khoảng trên 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Tới nay, Trung Nguyên thành công không chỉ ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thế giới với 1000 quán cà phê ở VN, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức NQTM. [9]

Kinh Đô cũng là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực NQTM, đến nay, Kinh Đô đã có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000

điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh, kẹo khác nhau.

Nhiều nhà kinh tế cũng tiên đoán sẽ có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng tìm đến Việt Nam sau khi chúng ta là thành viên của WTO, trong đó đi đầu có thể là các doanh nghiệp Mỹ. Trước mắt, Dunkin Donuts and McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường và đang chờ dịp thuận lợi đổ bộ vào Việt Nam

Năm 2004, Hội đồng NQTM Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 70 hệ thống Franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan , nhưng với tình thế hiện nay, khi Franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động Franchise sẽ phát triển như vũ bão. Dự kiến tốc độ tăng trưởng phương thức kinh doanh này có thể đạt tới trên 20% mỗi năm.

Cục Sở hữu trí tuệ cho biết năm 2005, trong cả nước đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 36 - 37)