Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 88 - 90)

- Lựa chọn những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao như dệt may, giầy da, thủ công mỹ nghệ, nội thất để hỗ trợ họ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay

3.2.2.1.Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp muốn phát triển một hệ thống nhượng quyền thì việc xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường là vấn đề tiên quyết nhất

Vấn đề phải cải thiện đầu tiên là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với nâng cao nhận thức, doanh nghiệp sẽ cần phảI có những đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính, quản lý cho vấn đề này, Việc xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng là một quá trình đầu tư dài hạn, tổng thể và chiến lược về mọi mặt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng… Mặc dù thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại nhưng hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng hay còn dè dặt trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn cho rằng, số tiền thuê tư vấn để “Xây dựng nhãn hiệu” branding khoảng từ 1000 USD đến 2000 USD là một khoản chi phí quá cao trong khi lại hào phóng nhập dây truyền máy móc thiết bị hàng chục ngàn

USD đã lỗi thời từ nước ngoài về để sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn đồng thời cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, mở rộng quan hệ công chúng, các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Qua những hoạt động như thế này, một thương hiệu dù nhỏ cũng sẽ gây được nhiều ảnh hưởng lớn.

Có thể lấy ví dụ về thương hiệu gạch Acme Brick, thành lập năm 1891 tại Texas Mỹ, công ty này đã dành phần lớn số tiền dành cho tiếp thị, truyền thông của mình để xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động tài trợ cho các lễ hội, các đội thể thao, PR, làm từ thiện và quảng cáo ngoài trời. Năm 1995 họ đưa ra một chương trình táo bạo là bảo hành sản phẩm 100 năm thay vì tiêu chuẩn bảo hành công nghiệp là từ 3 tới 5 năm để tạo sự khác biệt cho Acme. Các nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ đã được đền đáp xứng đáng. Acme đã trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhà xây dựng lẫn khách hàng trực tiếp. Acme đã đạt được 84% sự ưa thích về nhãn hiệu trong khi không có nhà cung cấp nào khác đạt trên 10% tại thị trường địa phương của họ. Acme tính rằng mỗi USD giá trị viên gạch họ bán ra thì có 10 cent là giá trị thương hiệu của họ, khoảng 20 triệu trong tổng số 200 triệu USD thu được từ việc bán gạch mỗi năm trở thành vốn đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng năm của Acme. Nếu gạch có thể tạo ra được sự khác biệt một cách thành công thì hầu hết mọi thứ có thể tạo ra giá trị thương hiệu

Bảo vệ thương hiệu

Với doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố khác cấu thành thương hiệu; hai là xây dựng hệ thống rào

cản cần thiết ngăn cản khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các dẫu hiệu khác. Tuy nhiên giải pháp về bảo vệ thương hiệu ở đây chủ yếu tập trung đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ-yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Để có thể nhượng quyền thương mại- franchise một thương hiệu, các doanh nghiệp cần có nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 88 - 90)