Nhượng quyền độc quyền (Master Franchise)

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 26 - 28)

Thông thường chủ thương hiệu cấp phép cho người mua master Franchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực, một thành phố, lãnh thổ, quốc gia trong một thời gian nhất định (thường dài hơn nhiều so với hợp đồng Single-unit Franchise). Trong trường hợp này, người mua master Franchise (gọi là master-Franchisee) có thể bán Franchise lại cho người thứ 3 dưới hình thức Single-unit Franchise hoặc Area- development Franchise. Tuy nhiên, người mua master Franchise cũng có thể không muốn bán Franchise lại cho người khác mà tiếp tục mở cửa hàng trong khu vựchay lãnh thổ mà mình kiểm soát độc quyền.

Người mua master Franchise thường phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định, quy định bởi chủ thương hiệu. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thoả thuận trong hợp đồng thì người mua Master Franchise có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền trong khu vực lãnh thổ đó. Ngoài số lượng các cửa hàng phải mở theo đúng kế hoạch đã thông nhất trong hợp đồng, người mua master Franchise còn phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người mua Franchise sau này để đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín của chủ thương hiệu. Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu các đối tác master Franchisee tiềm năng phải lên một kế

hoạch phát triển kinh doanh và quản trị hệ thống Franchise trong vòng 3-5 năm để xét duyệt trước khi quyết định cấp phép. Do đó, người mua master Franchise ngoài vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm Franchise,còn phải có tiềm lực vững chắc về tài chính và quản trị để có thể xây dựng cả một hệ thống phục vụ cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình.

Về khoản phí mua master frachise, không có một công thức chung nào quy định mức phí chính xác mà tất cả tuỳ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của cả người bán lẫn người mua Franchise. Do đó, mức phí cuối cùng sẽ lệ thuộc nhiều vào khả năng thuyết phục và đàm phán của người bán và người mua Franchise. Mức phí master Franchise có thể giao động từ 50.000 tới 1triệu USD. Các chủ hệ thống Franchise thường thuyết phục đối tác của mình rằng sở dĩ gía bán Franchise cao như vậy là do họ sẽ mất cơ hội mở thêm cửa hàng hay bán cho người thứ 3 một khi bán master Franchise.

Ví dụ nếu theo tính toán của chủ thương hiệu thì tại một thành phố nào đó thương hiệu của họ có tiềm năng mở ít nhất là 5 cửa hàng (phí Franchise cho mỗi cửa hàng là 15.000 USD) thì phí master Franchise sẽ là:

5 x 15.000 =75.000 USD. Ngoài ra, chủ thương hiệu còn phải trang trải nhiều chi phí đáng kể để hỗ trợ cho người mua master Franchise kinh doanh hiệu qủa (phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, phí in ấn, dịch thuật, phí đào tạo, di chuyển, ăn ở của các chuyên gia được chủ thương hiệu cử đi hỗ trợ đối tác để xây dựng hệ thống các cửa hàng Franchise...)

Cũng trong ví dụ trên, ngoài phí master Franchise trả một lần ban đầu chủ thương hiệu thường còn tính thêm một khoản phí hàng tháng từ 2-5% trên doanh số. Tuy nhiên người nắm giấy phép master Franchise có thể bán

Franchise lại cho nhiều người khác trong khu vực độc quyền của mình với bất kỳ khung giá nào mà mình nghĩ là phù hợp với uy tín thương hiệu và nhu cầu của thị trường. Số lượng cửa hàng nhượng quyền như vậy càng nhiều càng tốt cho doanh nhân đầu tư mua master Franchise.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70 (Trang 26 - 28)