1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quyền lực của nhân dân lao động trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay những vấn đề đặt ra và giải pháp

30 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 155 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính trị học là khoa học đấu tranh cho quyền lực chính trị, là khoa học về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị trở thành phạm trù trung tâm xuất phát của chính trị học. Song, quyền lực chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, còn quyền lực đã xuất hiện cùng với loài người được tổ chức thành xã hội và sẽ tồn tại cùng với đời sống xã hội. Tiến lên chủ nghĩa xã hội, như C.Mác đã chỉ rõ, là tiến tới một xã hội “nhân đạo hoàn bị”; một xã hội không còn tha hóa, áp bức, bóc lột, bất công; một cộng đồng người lao động tự do, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển của mọi người”. Nghị quyết của Đảng ta cũng khẳng định: thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội trước hết là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xét dưới góc độ quan hệ quyền lực, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội trong đó mọi quyền lực, mọi lợi ích đều thuộc về nhân dân, mà cơ bản là nhân dân lao động. Trong suốt gần 25 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đảng ta luôn coi trọng rút ra những bài học kinh nghiệm qua mỗi thời kỳ phát triển. Một trong số những bài học quý báu đó là: đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện đường lối của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát huy nhân tố mới, từng bước tìm ra lý luận phát triển, đó là chìa khóa của thành công. Quyền lực thuộc về nhân dân lao động đã được chứng minh là xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội, đồng thời cũng là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu nhất quán của Đảng ta. Vậy nhân dân lao động đã thực thi quyền lực chính trị của mình như thế nào trong công cuộc đổi mới? Và đâu là những giải pháp tối ưu nhất để nhân dân lao động nâng cao quyền lực của mình? Câu hỏi trên thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu để tìm ra lời giải đáp và đề tài chúng tôi lựa chọn, đó là: “Quyền lực của nhân dân lao động trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Những vấn đề đặt ra và giải pháp”.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính trị học là khoa học đấu tranh cho quyền lực chính trị, là khoa học

về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị Quyền lực chính trị trở thành phạmtrù trung tâm xuất phát của chính trị học Song, quyền lực chính trị chỉ xuất hiện

và tồn tại khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, cònquyền lực đã xuất hiện cùng với loài người được tổ chức thành xã hội và sẽ tồntại cùng với đời sống xã hội

Tiến lên chủ nghĩa xã hội, như C.Mác đã chỉ rõ, là tiến tới một xã hội

“nhân đạo hoàn bị”; một xã hội không còn tha hóa, áp bức, bóc lột, bất công;một cộng đồng người lao động tự do, trong đó “sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện phát triển của mọi người” Nghị quyết của Đảng ta cũngkhẳng định: thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội trước hết là xây dựng đất nướcViệt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Xét dưới góc độ quan hệ quyền lực, thực hiện công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội là xây dựng một xã hội trong đó mọi quyền lực, mọi lợi ích đềuthuộc về nhân dân, mà cơ bản là nhân dân lao động

Trong suốt gần 25 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thànhtựu to lớn Đảng ta luôn coi trọng rút ra những bài học kinh nghiệm qua mỗi thời

kỳ phát triển Một trong số những bài học quý báu đó là: đổi mới phải vì lợi íchcủa nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhândân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới Cách mạng là sự nghiệp củanhân dân, vì nhân dân và do nhân dân Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiếncủa nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện đườnglối của Đảng Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổngkết thực tiễn, phát huy nhân tố mới, từng bước tìm ra lý luận phát triển, đó làchìa khóa của thành công

Quyền lực thuộc về nhân dân lao động đã được chứng minh là xu thếkhách quan trong sự phát triển xã hội, đồng thời cũng là động lực của công cuộcđổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu nhất quán của Đảng ta Vậy

Trang 2

nhân dân lao động đã thực thi quyền lực chính trị của mình như thế nào trongcông cuộc đổi mới? Và đâu là những giải pháp tối ưu nhất để nhân dân lao độngnâng cao quyền lực của mình? Câu hỏi trên thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu để tìm

ra lời giải đáp và đề tài chúng tôi lựa chọn, đó là: “Quyền lực của nhân dân

lao động trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp”.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi hướng tới mục tiêu nghiên cứu sau: Làm rõ thựctrạng của việc thực thi quyền lực chính trị ở nước ta trong giai đoạn công cuộcđổi mới và những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng quyền lực chínhtrị của nhân dân lao động ở nước ta

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu đềtài bao gồm những nội dung sau:

- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài như Quyền lực, Quyền lực

chính trị Bước đầu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Tìm hiểu về đặc điểm của quyền lực và quyền lực chính trị nói chung

- Nêu được thực trạng của việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dânlao động ở nước ta trong công cuộc đổi mới

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao quyền lực chính trị của nhân dânlao động trong công cuộc đổi mới

Việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ như trên đều nhằm mục đích làm rõ vấn

đề cần tìm hiểu chính là: Thực trạng và giải pháp của việc thực thi quyền lựcchính trị thuộc về nhân dân lao động trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Quyền lực của nhân dân lao động trong công cuộc đổi mới ở

nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp” thì đối tượng nghiên cứu

sẽ là quyền lực chính trị của nước ta trong công cuộc đổi mới, cụ thể là quyềnlực của nhân dân lao động

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong công cuộc đổi mới (từ năm 1986 cho đến nay).

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt đề tài, dựa trên những luận điểm, chúng tôi bổ sung thêmphần lý luận chuyên ngành Chính trị học để đảm bảo tính khoa học Ngoài ra,chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp phân tích,tổng hợp những thông tin có liên quan đến đề tài; Phương pháp tư duy lôgic học;Phương pháp thu thập, xử lý các thông tin tìm được thông qua sách, báo, internet

Với các phương pháp nghiên cứu nêu trên, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ranhững nhận định chính xác trong quá trình thực hiện đề tài, đưa đến cho độc giảcái nhìn chân thực nhất về tình hình quyền lực chính trị ở nước ta trong côngcuộc đổi mới

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

Chương 2: Quyền lực thuộc về nhân dân lao động - Những vấn đề đặt ra

trong công cuộc đổi mới

Chương 3: Những giải pháp ở nước ta hiện nay

Trang 4

NỘI DUNGChương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Quyền lực

1.1.1 Khái niệm quyền lực

Quyền lực là phạm trù xuất phát của chính trị học Hiện nay có nhiều cáchtiếp cận khác nhau về khái niệm quyền lực:

- Theo tiếng Hán, thuật ngữ quyền lực được hình thành từ hai từ ghép lại:

quyền và lực Quyền chỉ mối quan hệ trong xã hội, là thế lực có thể định đoạt

được việc này hay việc khác Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyền là

những hành vi hợp pháp mà các cá nhận, pháp nhân, nhà nước thực hiện, không

ai có thể ngăn cấm Việc thực hiện quyền phụ thuộc vào ý chí của chủ thể,không bắt buộc, trừ những trường hợp quyền đồng thời là nghĩa vụ, tráchnhiệm1 Lực là sức mạnh, chỉ một thuộc tính của bất kỳ hệ vật chất nào xét trong

mối tương quan với hệ vật chất khác, có khả năng duy trì sự tồn tại hoặc tạo nên

sự biến đổi Quyền lực là sự thống nhất giữa “quyền” và “lực”, và nó chỉ đượchình thành khi có đủ cả hai yếu tố này Theo cách tiếp cận này, có thể hiểu

quyền lực là “khả năng được bảo đảm bằng sức mạnh để thực hiện những hành

vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhất định theo ý chí của người có quyền hoặc được trao quyền” 2

- Chính trị học phương Tây tập trung vào ba cách tiếp cận về quyền lực:tâm lý học, xã hội học và chính trị học Khuynh hướng cơ bản trong xem xétquan hệ quyền lực là tâm lý hóa các quan hệ đó Quyền lực được định nghĩa

trước hết như quan hệ giữa các cá nhân, nó cho phép một cá nhân này thay đổi hành vi của cá nhân khác Quyền lực là “quan hệ giữa các nhóm xã hội, khi

hành vi của một hay nhiều nhóm trong những tình huống nào đó phụ thuộc vào hành vi của nhóm khác (nhóm kiểm soát)” Một phương án “mềm” hơn cho

1 Từ điển Bách khoa Việt Nam, T.3, H., 2003, tr.634.

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, T/C Luật học, số 5-2002, tr.40-48.

Trang 5

rằng, “quyền lực là khả năng mà nhờ đó một nhóm hoặc một cá nhân này ảnh

hưởng đến nhóm hoặc cá nhân khác”.

Quyền lực còn được hiểu là những giá trị xã hội được sử dụng bởi các

chủ thể trong quá trình phối hợp hành động của các quan hệ xã hội, để tác động lên đối tượng, nhằm thay đổi ý chí, hành vi của đối tượng theo một mục đích nhất định Theo quan niệm này, quyền lực là một khái niệm rất quan trọng trong

đời sống xã hội nhưng rất phức tạp, gồm ba dấu hiệu: là một loại giá trị xã hội,còn gọi là nguồn lực hay cơ sở của quyền lực; những giá trị đó được chủ thể sửdụng trong phối hợp hành động của đời sống xã hội; tác động và đối tượngnhằm điều chính, thay đổi hành vi của đối tượng với mục đích cụ thể Giá trị xãhội, nguồn lực hay cơ sở cỉa quyền lực được hiểu là của cải, vũ khí, trí tuệ, uytín, kinh nghiệm, kỹ năng, tư liệu sản xuất, thể chế xã hội, truyền thống…

Trong số nhiều quan niệm về quyền lực, khái quát nhất là quan niệm cho

rằng: “Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã

hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng

ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội” 3

Quyền lực luôn bao gồm mối quan hệ giữa người và các nhóm người Bảnchất của quyền lực là khả năng làm thay đổi hành vi của người khác theo mộtcách thức nào đó Quyền lực càng lớn thì khả năng tác động làm thay đổi đốitượng càng cao

1.1.2 Đặc điểm của quyền lực

Một là, quyền lực gắn với sức mạnh, nhờ đó đạt kết quả Nó được thể hiện thông qua quan hệ địa vị và quan hệ về lợi ích Quyền lực là phương tiện

để đi đến mục đích khác Con người muốn có quyền lực để đạt được một giá trị,lợi ích nào đó (uy tín, của cải, an ninh…) Địa vị là cơ sở để thực hiện lợi ích,lợi cích được bảo đảm thực hiện nhờ có địa vị Đó là lý do giải thích vì sao trong

xã hội có hiện tượng khát vọng, đam mêm quyền lực

Hai là, quyền lực mang tính tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người Loài người sống thành cộng đồng có tổ

chức, mọi cá nhân cần phải phối hợp hành động với nhau trong các hoạt động xãhội Để có sự phối hợp hành động được tất yếu phải hình thành quan hệ chỉ huy,

Trang 6

phục tùng - quan hệ quyền lực Quyền lực có vai trò to lớn trong đời sống xãhội Xã hội, dưới bất cứ hình thái nào, cũng là sự tổn tại liên kết tương đối bềnvững của những cộng đồng người Trong cộng đồng ấy, tất yếu nảy sinh nhu cầuhình thành nên một sức mạnh chung - quyền lực để duy trì tính tổ chức, trật tự

và hướng mọi nỗ lực, hành vi của các thành viên xã hội vào việc thực hiệnnhững chuẩn giá trị chung được cả cộng đồng chấp nhận Quyền lực đó gọi làquyền lực xã hội Như vậy, xã hội loài người tồn tại và phát triển không tách rờiyếu tố quyền lực Có xã hội là có quyền lực, không phụ thuộc vào cá nhân màphụ thuộc vào điều kiện tồn tại của xã hội Do đó, quyền lực là phạm trù xã hội

Ba là, quyền lực mang tính phổ quát, đa dạng và được biểu hiện trong các quan hệ xã hội cụ thể Các quan hệ quyền lực được đặc trưng bởi tính tổng

hợp Nó hiện hữu và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Giađình, dòng họ, tổ chức xã hội, đảng phái, nhà nước đều có thể coi là những cách

tổ chức quyền lực Nói cách khác, trong cuộc sống, con người phải tham gia vàonhiều hệ thống quyền lực, do đó quyền lực bao trùm lên mọi thành viên của xãhội, tất cả mọi người đều bị chi phối bởi quan hệ quyền lực Xã hội vận độngnên quan hệ quyền lực cũng vận động, biến đổi theo

Bốn là, sự thi hành quyền lực có thể tác động đến các hành động và suy nghĩ theo hai hướng: ngăn chặn hoặc thúc đẩy Nếu nhằm mục đích ngăn chặn,

chủ thể báo trước cho đối tượng biết việc sử dụng quyền lực để kiểm soát họ.Nếu nhằm mục đích thúc đẩy thì có thể báo trước việc sử dụng quyền lực để đạtđược các mục đích chung Khả năng thực thi quyền lực có thể ở dạng tiềm lựchoặc công khai Hiệu lực của quyền lực được thể hiện thông qua mức độ chấphành của người nhận

Năm là, quan hệ quyền lực thường xuyên tồn tại trong trạng thái vừa xung đột vừa thống nhất Xung đột quyền lực là khách quan, phổ biến; cân bằng

quyền lực một cách lý tưởng là hiện tượng rất hiếm có Xung đột quyền lựcphân ra hai loại: tích cực và tiêu cực Đấu tranh giai cấp là xung đột quyền lựcđiển hình, là động lực phát triển của xã hội; tranh giành quyền lực nội bộ làxung đột tiêu cực Thống nhất quyền lực chỉ là tạm thời Tại thời điểm cân bằngquyền lực là các lực lượng đang chuẩn bị tiền đề chuyển sang xung đột mới vàsớm muộn nó sẽ bị phá vỡ để quyền lực vận động về một cực Các mối quan hệ

Trang 7

trong quá trình thực thi quyền lực luôn thay đổi, chủ thể từ chỗ có quyền lực nhưnhau nhưng sau một thời gian sẽ có chủ thể nắm quyền lực chi phối.

Sáu là, quyền lực mang tính lịch sử và mang tính tương đối Mỗi thời đại,

mỗi giai cấp quan niệm về quyền lực khác nhau Ví dụ, theo quan niệm Nho gia,người nào có đạo đức, liêm chính thì được trao quyền Theo quan niệm Phápgia, kẻ nào có sức mạnh kẻ đó có quyền Trong xã hội phong kiến, người nào cónhiều ruộng đất thì có nhiều quyền; trong xã hội tư bản, kẻ nào có nhiều côngxưởng, nhà máy, tiền bạc kẻ đó có quyền; trong xã hội chủ nghĩa xã hội, ngườinào có đức, có tài, đem trí tuệ phục vụ quyền lợi của đất nước, của nhân dân thìđược kính trọng và được nhân dân ủy quyền

Bảy là, quyền lực là khả năng tạo ra những tác động có thể dự đoán trước Do tính chủ định của quyền lực, những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên

hành vi của người khác thường mang lại những tác động như đã định, đồng thờicũng sinh ra những tác động ngoài dự định Hiệu quả của quyền lực được xácđịnh khi đạt được mục đích Khả năng dự đoán dựa vào khả năng phát triển củaquyền lực Sự phát triển của quyền lực thể hiện khi quyền lực có tính liên tục

Tám là, đối tượng quyền lực càng đông càng khó kiểm soát Người nắm

quyền sẽ không có khả năng bao quát với cường độ ngang nhau đối với tất cảnhững đối tượng chịu ảnh hưởng Có thể có một số người rất nhiệt tình, số kháckém nhiệt tình hơn, một nhóm người đòi hỏi cần có sự giám sát liên tục và cókhả năng có hành vi gây rối và sẽ có một nhóm người chống lại quyết liệt

Như vậy, quyền lực là quan hệ xã hội đặc biệt, gắn với đời sống của tất cả

mọi người Nó tồn tại khi con người ý thức tới nhu cầu của mình, cho rằngnhững nhu cầu ấy phải được thỏa mãn với sự thừa nhận của người khác Bất kỳhoạt động chung nào cũng đòi hỏi cần có người tổ chức, chỉ huy và người phụctùng Đó là xuất phát điểm cũng như nội dung trung tâm của phạm trù quyềnlực Với nghĩa chung nhất, có thể hiểu quyền lực là cái mà nhờ đó buộc ngườikhác phải phục tùng; là khả năng tác động lên các hành động hay các ý niệm củangười khác mặc dù có sự phản kháng Và đó là đặc trưng bản chất của quan hệquyền lực

1.2 Quyền lực chính trị

1.2.1 Khái niệm quyền lực chính trị

Trang 8

Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực chính trị Tiêubiểu là các khái niệm sau: Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh chomục đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc,nhân loại; là quyền lực của một hay liên minh giai cấp; là quyền lực của các giaicấp, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội dùng để chi phối, tác động đến quátrình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình;

là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các

tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền lực chính trị là quyềnlực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân (trongđiều kiện chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhằm thựchiện lợi ích khách quan của mình Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó,

là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác4

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyền lực chính trị là quyền quyết

định, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạtđộng để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chínhđảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điềukhiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia

và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nhà nước khác và tổ chức quốc

tế khu vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phù hợp với lýtưởng giai cấp5

Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất: Quyền

lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình - chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Như vậy, xét về nguồn gốc, quyền lực chính trị chỉ hình thành trong xãhội có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước Trong xã hội đó vị trí, vai tròcủa giai cấp, các lực lượng xã hội rất khác nhau, nên nguồn lực của quyền lựcchính trị cũng khác nhau và đó là cơ sở để hình thành quyền lực chính trị Quyềnlực chính trị phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất, của phân công lao động

4 Mác - Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, H., tr.628.

5 Từ điển Bách khoa Việt Nam, T.3, Nxb Từ điển Bách khoa, H., 2003, tr.638.

Trang 9

xã hội và do đó phụ thuộc vào cơ cấu xã hội Khi trình độ phát triển xã hội cònthấp, sự phân công lao động chưa rộng, cơ cấu xã hội còn đơn giản thì quyền lựcchính trị chỉ có từ vài ba giai cấp cơ bản của xã hội Khi trình độ phát triển caohơn, sự phân công lao động xã hội trải rộng, cơ cấu xã hội phức tạp, xuất hiệnquyền lực chính trị của nhiều giai cấp, nhóm xã hội và các lực lượng xã hội khácnhau Sau này, khi xã hội không còn giai cấp, cũng không còn quyền lực chínhtrị nữa Khi phân công lao động xã hội còn ở trình độ thấp, cơ cấu xã hội cònđơn giản, quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế về cơ bản đã được

tổ chức thành nhà nước Do vậy, khi nghiên cứu các giai đoạn này, nhiều tác giả

đã đồng nhất quyền lực chính trị với quyền lực nhà nước Trong các giai đoạnphát triển cao hơn, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có sự khác biệt rõrệt hơn

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quyền lực chính trịnhưng tựu trung lại phải nói đến các chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung,công cụ và phương thức giành được quyền lực chính trị Trong đó, đặc biệt chú

ý đến mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng của quyền lực, ở đây là quan hệ chiphối hoặc phục tùng

1.2.2 Đặc điểm quyền lực chính trị

1.2.2.1 Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, cùng với sự phát triển của lựclượng sản xuất, tư liệu sản xuất tập trung trong tay một nhóm người, hình thànhnhững tầng lớp, giai cấp đầu tiên trong xã hội Quyền lực công cộng bị phá vỡ,thay vào đó là quyền lực của các tầng lớp, giai cấp khác nhau Giai cấp chủ nôchiếm ưu thế về kinh tế, giữ địa vị thống trị xã hội Giai cấp nô lệ, những tầnglớp dân tự do đã mất hết quyền, trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào giai cấp chủ nô

Sự xuất hiện của nhà nước không làm mất đi mâu thuẫn giai cấp và đấutranh giai cấp, và do đó chỉ là sự đánh dấu cuộc đấu tranh chính trị chuyển sanggiai đoạn mới: diễn ra xoay quanh vấn đề giành - giữ - thực thi quyền lực nhànước Từ đó, nhà nước thực sự trở thành trung tâm, vũ đài của cuộc đấu tranhchính trị Cuộc đấu tranh đó đòi hỏi các giai cấp phải tổ chức ra sức mạnh củamình là quyền lực chính trị Như vậy ngay từ đầu, yếu tố giai cấp đã quyết địnhnội dung của quyền lực chính trị

Trang 10

Như vậy, chừng nào còn giai cấp thì còn chính trị, còn quyền lực chínhtrị Giai cấp nào cũng thống nhất trong việc bảo vệ lợi ích của mình, trong đấutranh giành quyền lực chính trị.

1.2.2.2 Quyền lực chính trị có tính xã hội

Quyền lực chính trị nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội Nó là sảnphẩm của xã hội phân chia giai cấp Xã hội là cơ sở tồn tại của các giai cấp, vìvậy chủ thể và khách thể quyền lực chính trị đều là những thành phần tạo nênchỉnh thể xã hội, đều nằm trong một điều kiện tồn tại xã hội Trong sự vận động

và phát triển của xã hội, một phương thức sản xuất lỗi thời sẽ bị thay thế bởi mộtphương thức sản xuất tiên tiến để phù hợp với điều kiện tồn tại của chế độ xã hộimới Tương ứng với nó, các giai cấp mới xác lập hệ thống tổ chức quyền lựcchính trị để bảo vệ lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh, điềukiện mới Như vậy, trong lịch sử xã hội không có một giai cấp nào tồn tại vĩnhhằng, cũng không có một hệ thống quyền lực chính trị nào được duy trì vĩnhviễn Các giai cấp và hệ thống quyền lực của giai cấp chỉ được xác lập trongđiều kiện tồn tại cụ thể của xã hội Các điều kiện xã hội đó quy định hình thức,nội dung, bản chất của các giai cấp cũng như hệ thốg quyền lực mà các giai cấp

đã xác lập trên nền tảng của xã hội đó, do đó quyền lực chính trị mang đậm tính

xã hội

1.2.2.3 Quyền lực chính trị có tính lịch sử

Sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của quyền lực chính trị mangtính khách quan trong một giai đoạn lịch sử nhất định - giai đoạn có giai cấp Sựtồn tại một cách khách quan của giai cấp quy định tính khách quan của quyềnlực chính trị Các giai cấp, lực lượng xã hội chỉ có quyền lực chính trị khi nógiành và giữ được quyền lực công, mà biểu hiện tập trung nhất là ở quyền lựcnhà nước Quyền lực chính trị tồn tại cùng với giai cấp và nhà nước Trước kia,trong chế độ cộng sản nguyên thủy và sau này trong chế độ cộng sản chủ nghĩakhông có giai cấp, nhà nước thì không có quyền lực chính trị

Trang 11

giai cấp cũng không còn Vì vậy, giai cấp thống nhất ở tính lợi ích của nó.Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, được thiết lập và duy trì để bảo vệlợi ích giai cấp nên về nguyên tắc từ trong bản chất của nó, quyền lực chính trị

là thống nhất Tuy nhiên, sự thống nhất thường chỉ biểu hiện ở lợi ích cơ bản,còn lợi ích cục bộ thì chưa hẳn, thậm chí còn mâu thuẫn gay gắt

Trong quan hệ quyền lực ở xã hội dân chủ, một cá nhân hay tổ chức đượcbầu ra, đại diện cho quyền lực của tập thể, cộng đồng Quyền lực có được do cácthành viên thừa nhận, họ bầu ra để lãnh đạo chính họ, làm cho hoạt động của họđược phối hợp chặt chẽ, tạo nên sức mạnh lớn hơn Quá trình hình thành quyềnlực là quá trình tập trung, tập hợp ý chí chung, tạo nên sự đồng lòng nhất trítrong tổ chức, cộng đồng Đây là hình thức phổ biến của con đường hình thànhquyền lực, từ thị tộc, bộ lạc đến đảng phái, nhà nước Nếu thiếu tập trung thìkhông thể tạo ra quyền lực, mức độ tập trung càng cao, tổ chức càng chặt chẽ,gắn bó thì quyền lực của tổ chức càng mạnh Tập trung là một tính chất cơ bảncủa quyền lực

1.2.2.5 Quyền lực chính trị có tính tha hóa

Tha hóa nghĩa là một sự vật, hiện tượng bị biến đổi, trở thành cái khác,đối lập với cái ban đầu đã sinh ra nó Do tính chất tập trung của quyền lực nên

nó dễ bị tha hóa Từ chỗ là quyền lực của số đông, đem tập trung lại để cho mộtngười hay một nhóm người nắm giữ và điều khiển nên càng tập trung, càngthống nhất ý chí thì quyền lực càng mạnh Nhưng mức độ tập trung càng cao thìquyền lực lại càng xa với cái gốc rễ ban đầu và trở thành cái đối lập với nền tảng

đó Đây là một mâu thuẫn trong tính tập trung của quyền lực: quyền lực càng tậptrung càng dễ bị biến dạng và tha hóa

1.2.2.6 Quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước

Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung và mạnh mẽ nhất quyền lực củagiai cấp cầm quyền mà còn nhân dân quyền lực của xã hội đối với mọi giai cấp

và tầng lớp khác Cho nên, các lực lượng chính trị luôn có xu hướng nắm lấyhay chi phối quyền lực nhà nước Hơn nữa, các cuộc đấu tranh một mất một còntrong lịch sử đều xoay quanh việc giành, giữ, sử dụng và thực thi quyền lực nhànước nhằm hiện thực hóa và tối đa hóa lợi ích của giai cấp Khi đã nắm quyềnlực nhà nước, giai cấp cầm quyền thiết lập hệ thống thể chế chính trị của xã hội

Trang 12

Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng phái chính trị, các cơ quan nhànước và các tổ chức chính trị - xã hội hay các nhóm lợi ích, trong đó nhà nướcđóng vai trò trung tâm và chi phối toàn bộ hệ thống.

Chương 2 QUYỀN LỰC THUỘC VỀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG

- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Thực hiện công cuộc đổi mới có nghĩa là thay đổi phương thức, thay đổi

bố trí chiến lược đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng lại nhất quán với mục tiêu củachủ nghĩa xã hội, thực hiện con đường “yêu nước thương dân”, chủ nghĩa nhânđạo nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước phù hợp với điều kiện mới,tìm ra những hình thức, phương thức mới thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa

Về kinh tế, chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hình thành cơ cấu

nhiều thành phần, đa dạng sở hữu và hội nhập thị trường quốc tế

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, do sự tác động của quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh… đã kích thích đổi mới kỹ thuật và công

Trang 13

nghệ, phát hut sức sáng tạo của con người, làm cho đời sống kinh tế trở nênsống động Mặt khác, thị trường cũng tạo ra môi trường cho mọi người lựa chọnviệc làm, sản xuất kinh doanh theo sở trường và năng lực của mình, là “sânchơi” dân chủ, bình đẳng về cơ hội tự do sáng tạo.

Tuy nhiên, tự do cạnh tranh thì kẻ mạnh sẽ chiến thắng, có khả năng tướcđoạt của người khác và dùng cái tước đoạt được làm phương tiện để tước đoạt.Kết quả là chỉ một số người có đủ phương tiện, điều kiện để thực hiện tự do dânchủ, đảm bảo quyền lực của mình trong kinh tế, còn đa số thì không có điềukiện, phương tiện để thực hiện

Để có thể trở thành người chủ, người làm chủ đích thực trong kinh tế cơbản phải có sở hữu Một khi người dân chỉ là người lao động làm thuê với “haibàn tay trắng” thì không thể có quyền lực trong kinh tế, không thể là chủ, làmchủ được Vì vậy cần phải khắc phục khuyết tật của chế độ kinh tế mà cơ bảnchỉ dựa trên chế độ công hữu, mọi người chỉ là chủ trên danh nghĩa Việt Nam

đã đổi mới, chuyển sang nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, đa dạng hóa sởhữu và nhờ đó mà khơi dậy được mọi nguồn lực kinh tế - xã hội Tuy nhiên,trong nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, đa dạng sở hữu dưới sự tác động của

cơ chế thị trường thì nhiều người có nguy cơ mất sở hữu Chính vì vậy mà việcđảm bảo quyền lực cho đa số trong kinh tế lại khó có thể thực hiện

Khi nền kinh tế hội nhập với thị trường quốc tế sẽ tạo cơ hội cho mỗi dântộc phát huy lợi thế so sánh của mình, khơi dậy tiềm năng trong nước và tranhthủ được các nguồn lực quốc tế Song, trong quá trình hội nhập quốc tế, nhữngnước có trình độ kinh tế - xã hội còn thấp như nước ta, một mặt có thể có cơ hội

tự lập, tự cường vươn lên tiến kịp các nước đã phát triển ở trình độ cao; mặtkhác cũng có nguy cơ bị lệ thuộc vào nước ngoài, mất độc lập tự chủ Một quốcgia bị tụt hậu, lệ thuộc vào nước khác thì người dân của quốc gia đó không thể

có được dân chủ, tự do, bình đẳng và mất hết mọi quyền lực

Quyền lực về kinh tế là cơ sở để đảm bảo quyền lực về chính trị Song,quyền lực về chính trị là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền lực về kinh tế,đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Để thực hiện quyền lực của nhân dân về chính trị và kinh tế, Đảng tatrong mục tiêu cũng như trong toàn bộ hoạt động của mình đã thể hiện tất cả vì

Trang 14

lợi ích của nhân dân, nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân Song, trongđiều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhànước của nhân dân (cơ bản là của công nhân, nông dân và trí thức) phải lãnh đạo

cả giới chủ tư nhân Một bộ phận giới chủ tư nhân và những phần tử biến chất ởcác thành phần khác thường có những thủ đoạn hòng lũng đoạn bộ máy Đảng vàNhà nước như sau: Mua chuộc cán bộ, biến những người này trở thành lựclượng che chở, tiếp tay cho họ; Lôi kéo cán bộ cùng góp vốn kinh doanh và làmchỗ dựa cho họ làm ăn phi pháp; Cử người của họ vào nắm cơ quan nhà nước vàtừng bước đoạt lấy quyền lực nhà nước

Dĩ nhiên, bất cứ nhà nước nào cũng phải điều hóa lợi ích của giới chủ vàcủa người lao động, nhưng nhà nước của giai cấp tư sản bao giờ cũng nghiêng

về lợi ích của giới chủ, đảm bảo lợi ích cơ bản của giới chủ; còn nhà nước dochính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo bao giờ cũng đảm bảo lợi ích cơ bảncủa nhân dân lao động

Xu hướng trên cùng với nạn quan liêu, tham nhũng có nguy cơ làm thóaihóa bản chất của Đảng và Nhà nước, làm mất dần tính giai cấp, tính nhân dân,mặc dù trên danh nghĩa vẫn là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập với cộng đồng quốc tế, sức mạnh của

tư bản quốc tế cùng với tính tự phát của tư bản trong nước có khả năng gây áplực, làm thay đổi xu hướng chính trị trong nước Cùng với xu hướng đó, còn có

sự tác động của chiến lược Diễn biến hoà bình của Mỹ thi hành đối với các

Đảng Cộng sản ở các nước lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa

Một khi hệ thống chính trị quan liêu, tham nhũng, đánh mất bản chất giaicấp, bản chất cách mạng thì không thể thực hiện được quyền lực cho đa số, chonhân dân lao động Dĩ nhiên, đây không phải là bản chất, là xu hướng cơ bảncủa Đảng và Nhà nước ta, song nó là một nguy cơ trong thực tế cần ngăn ngừa,khắc phục

Trang 15

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trong điều kiện hiện nay, làm thế nào để đảm bảo quyền lực của nhândân? Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:

3.1 Về chính trị

Thứ nhất, cần phải xác định rõ và nâng cao bản chất giai cấp, bản chất

cách mạng của hệ thống chính trị Đảm bảo quyền lực của nhân dân là quá trình

tự giác của Đảng Cộng sản được thực hiện bằng Nhà nước và các tổ chức chínhtrị quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ, đảngviên thiết tha với lý tưởng, hết lòng vì dân thì những chủ trương, chính sách,những công việc vì quền lực của nhân dân, có lợi cho nhân dân mới được thựchiện Ngược lại, nếu cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, chỉ biết chăm lo cholợi ích của riêng mình, tham nhũng, vụ lợi… thì những chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước thực hiện sẽ chậm trễ, sai lệch, do đó quyền lực của nhândân khó có thể thực hiện được Kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh điều đó.Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người phải tự vươn lên làmgiàu, song người cán bộ đảng viên không chỉ làm giàu cho mình mà còn phảigiúp người khác cũng làm giàu, chứ không phải chỉ vì lợi nhuận tối đa

Ngày đăng: 16/09/2018, 16:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H., 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2- Dương Xuân Ngọc (chủ biên), Chính trị học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
3- Khoa Chính trị học - HV BC&TT, Bài giảng Chính trị học nâng cao, H., 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Chính trị học nâng cao
4- Khoa Chính trị học - HV CTHC QGHCM, Chính trị học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, H., 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học - Một số vấnđề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5- Lê Minh Tâm, Bàn về tính thống nhất của quyền lực nhà nước và sự phân công phối hợp trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, T/C Luật học, số 5-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tính thống nhất của quyền lực nhà nước và sựphân công phối hợp trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
6- Từ điển Bách khoa Việt Nam, T.3, Nxb Từ điển Bách khoa, H., 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
7- Viện Khoa học chính trị - HVCTQG HCM, Tập bài giảng Chính trị học, Nxb LLCT, H., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Chính trịhọc
Nhà XB: Nxb LLCT

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w