1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN NHỮNG vấn đề lý LUẬN TRONG tác PHẨM NHÀ nước và CÁCH MẠNG của lê NIN ý NGHĨA TRONG CÔNG CUỘC đổi mới ở nước TA HIỆN NAY

22 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Có thể nói, cùng với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen viết chung, Phê phán Cương lĩnh Gôta của Mác, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ăngghen, thì Nhà nước và cách mạng của Lênin là một tác phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyết mácxít về nhà nước, trong đó lần đầu tiên học thuyết của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề nhà nước được trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ nhất. V.I Lênin đã khẳng định vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác, phân tích mối liên hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội, tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, xác định thực chất và nhiệm vụ của nhà nước vô sản và nền dân chủ vô sản, đã phát triển sáng tạo những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về nhà nước trong điều kiện mới.

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG TÁC PHẨM

‘‘NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG’’, Ý NGHĨA TRONG CÔNG CUỘC

ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Có thể nói, cùng với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen viết chung, Phê phán Cương lĩnh Gôta của Mác, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ăngghen, thì Nhà nước và cách mạng của Lênin là một tác phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyết mácxít về

nhà nước, trong đó lần đầu tiên học thuyết của C.Mác và Ph Ăngghen về vấn

đề nhà nước được trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ nhất V.I Lênin

đã khẳng định vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của chủnghĩa Mác, phân tích mối liên hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xãhội, tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, xácđịnh thực chất và nhiệm vụ của nhà nước vô sản và nền dân chủ vô sản, đãphát triển sáng tạo những luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về nhà nướctrong điều kiện mới

Cho đến nay mặc dù thế giới đã trải qua nhiều biến đổi phức tạp, songnhững luận điểm của V.I Lênin trong tác phẩm này vẫn tỏ rõ sức sống mạnh

mẽ, tiếp tục là kim chỉ nam soi sáng cho thực tiễn xây dựng nhà nước phápquyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" được Lê-nin viết vào tháng 8, 9năm 1917 và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918

Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử với những nét tiêu biểu sau đây:Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự docạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó

là chủ nghĩa đế quốc Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức khủng khiếpcủa nhà nước đối với quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vìnhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô

Trang 2

hạn Nó làm cho đời sống của quần chúng khốn khổ không thể chịu được vàlàm cho họ càng thêm căm phẫn.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, theo quy luậtcủa nền kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa, thời kỳ Chủ nghĩa Đế quốc được đặctrưng bởi Chủ nghĩa tư bản tài chính đã trở thành trùm sỏ tài phiệt, lũng đoạnnhà nước Giữa chính trị, pháp lý của giai cấp tư sản có khoảng cách rất xavới thực tiễn đời sống và nền kinh tế tư bản hiện thời Mâu thuẫn ấy đã bộc lộngày càng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của quần chúng nhândân Tình trạng thất nghiệp, lao động bị bóc lột tàn khốc hơn, an ninh, an toàntrong cuộc sống không được đảm bảo, chính quyền đối lập với lợi ích nhândân… Tình trạng ấy ngày càng tạo nên những xung đột mạnh mẽ trong lòng

xã hội tư bản và càng khiến cho lòng căm phẫn và tinh thần cách mạng củaquần chúng sôi sục hơn bao giờ hết

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm cho mâu thuẫn củachủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ Sự phân chia không đồng đều thị trườngthế giới, lợi ích từ các thị trường thuộc địa đã khiến các nước đế quốc cạnhtranh, giằng xé lẫn nhau Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước tưbản chính quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc Vấn đề giải phóng các dân tộcthuộc địa cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và nổi bật Quá trình đó đã thúcđẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trongnhiều nước đế quốc Chính vì vậy, Lênin gọi giai đoạn này là đêm trước củacuộc cách mạng vô sản

Cùng thời điểm này, những thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩaxét lại trong quốc tế II mà điển hình là Becxtanh và Cau-xky đã ra mặt chốnglại chủ nghĩa Mác, chống lại quan điểm của Mác và Ăngghen về tính tất yếulịch sử của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùngphương pháp cách mạng và sức mạnh của bạo lực cách mạng để lật đổ nhànước tư sản thay thế nó bằng nhà nước vô sản; Bọn vô chính phủ chủ nghĩa thìlại theo lý luận chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả hình thức nhà nước

Trang 3

của giai cấp công nhân cách mạng là nền chuyên chính vô sản Tiêu biểu chophái này là Bukharin và Ba-cu-nin với những luận điểm cơ bản là phủ nhậnmọi nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản, phủ nhận vai trò lịch sử toàn thế giớicủa giai cấp vô sản Những khuynh hướng tư tưởng này khi thâm nhập vàophong trào công nhân và truyền bá sâu rộng trong xã hội sẽ gây tác động ngượcchiều và gây ra hậu quả tiêu cực tai hại, có nguy cơ làm mất phương hướngchính trị của phong trào, đầu độc tư tưởng, ý thức công nhân…

Đặc điểm cách mạng Nga ở thời điểm này cũng rất phức tạp:

Cuộc cách mạng tháng 2/1917 đã giành được thắng lợi, chính quyềnNga Hoàng đã bị lật đổ nhưng chính quyền ở trung ương thì thuộc về tay giaicấp tư sản còn chính quyền địa phương thuộc về tay công nông, (hình thành 2phái, phái menxêvích – những người nguyên là giai cấp vô sản nhưng lại ủng

hộ, đi theo giai cấp tư sản; và phái bônxêvích – những người đại diện chânchính cho giai cấp công nhân và nông dân cách mạng)

Từ tháng 2 đến tháng 6/1917 là thời kỳ rất căng thẳng Cả những ngườiMenxêvích và những người Bôn xêvích còn đang chờ đợi, thăm dò lẫn nhau(thời kỳ diễn biến hoà bình) Nhưng đến tháng 6/1917, tại Đại hội Xô-viết toànNga lần thứ I - phái Men xêvích đã ra lời tuyên bố giành nốt chính quyền và đàn

áp công nông - bộ mặt phản cách mạng của chúng đã bộc lộ rõ rệt

Từ tháng7 đến trước tháng 10 là thời điểm nóng bỏng, chính phủ TW(phái Menxêvích) tuyên bố loại những người Bôn xêvích ra khỏi pháp luật.Lênin-Vị lãnh tụ của của phái Bônxêvích, những người đại diện cho giai cấpcông nông phải lưu vong ra nước ngoài và đó cũng chính là thời điểm Lêninviết tác phẩm này

2 Tư tưởng chủ đạo

- Trình bày và phát triển có hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác

về vấn đề nhà nước

- Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về CNXH, CNCS - về bản chất, đặctrưng, sự vận động của hai giai đoạn trong hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa

Trang 4

3 Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm

Tác phẩm Nhà nước và cách mạng gồm 6 chương, chương thứ 7 Lêninmới viết bản thảo với tựa đề “Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga 1905-1907” và trong lời bạt cho lần xuất bản thứ nhất Lênin đã nói rõ lý do khônghoàn thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cáchmạng giành chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng tháng 10 Nhưngchính Lênin đã bình luận rằng như thế chỉ có thể là đáng mừng thôi vì làm ra

“kinh nghiệm của cách mạng” vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về kinhnghiệm đó

Nội dung chủ yếu của tác phẩm thể hiện tập trung trong 6 chương với

25 tiết Về mặt kết cấu, đây là một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh, độc lập

- Chương I, Lênin tập trung phân tích về xã hội có giai cấp và nhànước Đây là chương quan trọng thể hiện một cách đầy đủ lý luận của chủnghĩa Mác-Lênin về Nhà nước Ở chương này, Lênin đã trình bày và phântích rất sâu sắc những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc,bản chất, đặc trưng của nhà nước

- Ba chương tiếp theo của tác phẩm tập trung bàn về nhà nước và cáchmạng từ kinh nghiệm đấu tranh cách mạng những năm 1848-1851(chương II),kinh nghiệm Công xã Pari 1871(chương III), những giải thích của Ăngghen(chương IV) Ở những chương này, bằng phương pháp lịch sử và phân tíchlịch sử Lênin đã chỉ rõ cách thức mà Mác và Ăngghen tổng hợp kinh nghiệmcủa các cuộc cách mạng trong những năm 1848-1851, đặc biệt là Công xãPari để từ đó phát triển những tư tưởng của hai ông về nhà nước, về chuyênchính vô sản

Chương V - Lênin tập trung phân tích những cơ sở kinh tế của nhànước tự tiêu vong Lý luận về chuyên chính vô sản, về hai giai đoạn của hìnhthái kinh tế cộng sản chủ nghĩa cũng được Lênin phân tích rất cụ thể và sâusắc ở chương này Vì vậy, đây cũng là chương quan trọng chứa đựng nhiềuluận điểm cơ bản và mẫu mực

Trang 5

Chương VI - Lênin đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa cơ hội đã tầm thườnghoá chủ nghĩa Mác như thế nào qua những cuộc luận chiến của chính các đạibiểu, phe phái này với nhau: luận chiến của Plê-kha-nốp chống bọn vô chínhphủ; luận chiến của Cau-xky chống bọn cơ hội chủ nghĩa và luận chiến củaCau-xky chống Pan-nê-cúc.

4 Những tư tưởng chính trị chủ yếu

Trong phần đầu của tác phẩm, Lênin đã nói rõ rằng: “Trước tình hìnhviệc xuyên tạc chủ nghĩa Mác trở thành một điều phổ biến chưa từng thấy, thì

nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải khôi phục học thuyết chân chính của

Mác về nhà nước Muốn thế, cần phải có một loạt đoạn trích dẫn dài trongchính ngay những tác phẩm của Mác và Ăngghen… Phải trích dẫn cho thậtđầy đủ để người đọc có thể tự mình có một ý niệm về toàn bộ quan điểm củanhững người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, về sự phát triển của nhữngquan điểm ấy, và cũng là để chứng minh bằng tài liệu và vạch rõ việc “chủnghĩa Cau-xky” hiện đang giữ địa vị thống trị, đã xuyên tạc những quan điểm

ấy như thế nào”1

Trong sự phong phú và hết sức rộng lớn về nội dung và ý nghĩa của tácphẩm “Nhà nước và Cách mạng”, có thể chắt lọc ra những nội dung tư tưởngchính trị chủ yếu của tác phẩm như sau:

Thứ nhất, Lý luận về nhà nước

Với nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên học thuyết Mác-Lênin về nhànước được trình bày có hệ thống và đầy đủ nhất Tất cả những luận điểm cănbản, được coi là cốt lõi về nhà nước (nguồn gốc, bản chất, chức năng, đặc trưngcủa Nhà nước) đều được thể hiện rất đầy đủ và sâu sắc trong tác phẩm này

* Về nguồn gốc của nhà nước.

Bản thân nhà nước với sự xuất hiện và tồn tại của nó đã là một vấn đềtrung tâm của chính trị, nó trở thành một trong những dấu hiệu đặc trưng, mộttrong những dấu hiệu căn bản nhất để nhận diện xã hội chính trị đã ra đời nhưthế nào trong lịch sử

1 Lênin Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xco-va 1976, tr.8

Trang 6

Trong tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” Lênin đã trích dẫn tácphẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” củaĂnghen và nhấn mạnh rằng Ăngghen đã có những sự phân tích rất sâu sắc vàđầy thuyết phục về nguồn gốc của nhà nước Đứng trên lập trường duy vậtbiện chứng, Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế của sự ra đời nhà nước

Ăngghen sau khi phân tích một cách chi tiết, đầy đủ về chế độ xã hộithời tiền sử với những quan hệ sản xuất-xã hội cụ thể, đặc biệt là sự nảy sinh,phát triển trong quan hệ gia đình, huyết thống, đã chỉ ra logic phát triển tấtyếu cho sự ra đời nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗithời Theo đó, ở thời đại dã man đó diễn ra hai cuộc phân công lao động xãhội Cuộc phân công xã hội lớn đầu tiên tạo ra một bộ phận xã hội (những bộlạc du mục), có nhiều của cải hơn (nhiều sữa, nhiều sản phẩm làm bằng sữa,nhiều thịt, da thú, lông dê…) hơn bộ phận còn lại trong xã hội Cuộc phâncông xã hội lớn thứ hai là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp – Kết quảcủa sự phân công này là tạo ra của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với tưcách là của cải của cá nhân, từ đó trao đổi phát triển, thành thị - nông thônngày càng cách xa nhau, sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo càng cáchxa: Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới, xã hội thành các giai cấpkhác nhau

Hai cuộc đại phân công ấy đó tạo cơ sở cho viêc xác lập một hoạt độngquan trọng - hoạt động trao đổi: những người du mục có nhiều của cải hơn bộphận còn lại của xã hội sẽ trao đổi những sản phẩm mà họ làm ra với bộ phậncòn lại: đến khi tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp thì những sản phẩmriêng biệt làm ra càng nhiều thì trao đổi cũng đã trở thành tất yếu sống còncủa xã hội

Đến thời đại văn minh đã bổ sung vào đó một sự phân công thứ ba, một

sự phân công đặc trưng, có một ý nghĩa quyết định: tách thương nghiệp rathành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt Sự phân công này sản sinh ra mộtgiai cấp không còn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản

Trang 7

phẩm, đó là những thương nhân Cứ thế phát triển cùng với sự phát triển củasản xuất, sự ra đời của đồng tiền, sự chuyển hóa ruộng đất thành hàng hóa…thì giai cấp ấy, giai cấp có nhiều tiền ấy được người ta dành cho những vinh

dự luôn luôn mới, và một quyền thống trị ngày càng lớn đối với sản xuất

Như vậy là với sự mở rộng của thương mại, với tiền và nạn cho vaynặng lãi, với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố, sự tích tụ và tập trungcủa cải vào trong tay một giai cấp ít người đó diễn ra nhanh chóng, cùng mộtlúc với sự bần cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng thêm củađám đông dân nghèo đãn đến mâu thuẫn, xung đột ngày càng gay gắt

Sự đảo lộn của những điều kiện của sản xuất và những biến đổi của cơcấu xã hội do sự đảo lộn ấy đòi hỏi phải có những cơ quan mới, những cơquan mới đó phải hình thành ở bên ngoài tổ chức thị tộc, ở bên cạnh thị tộc và

do đó đối lập với thị tộc đứng ra giải quyết những sự xung đột đạt tới mức độgay gắt giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ ; phân chia rathành những kẻ giàu có đi bóc lột và những người nghèo khổ bị bóc lột ; Cơquan ấy chính là nhà nước Ăngghen kết luận: “Tổ chức thị tộc đó lỗi thời Nó

đã bị sự phân công và hậu quả của sự phân công ấy - tức là sự phân chia của

xã hội thành giai cấp - phá tan Nó đã bị nhà nước thay thế”2

Trong tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng”, Lênin đã viện dẫn và phântích kết luận của Ăngghen: “nhà nước quyết không phải là một lực lượngđược áp đặt từ bên ngoài vào xã hội …, nhà nước là sản phẩm của xã hộitrong một giai đoạn nhất định, nhà nước là sự thừa nhận rằng xã hội đó bịgiam hãm trong vòng mâu thuẫn với chính bản thân nó mà không sao giảiquyết được; rằng nó bị phân chia thành những cực đối lập không điều hoà mà

xã hội đó bất lực không sao thoát ra khỏi Nhưng muốn cho những cực đối lập

đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗnuốt nhau và nuốt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải

có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có thể làm dịu sự xung đột, giữcho sự xung đột đó nằm trong giới hạn của “trật tự” và lực lượng đó, nảy sinh

2 C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập, t.21.,Nxb.Chính trị quốcc gia, Hà Nôi, 1995., tr.251.

Trang 8

ra từ xã hội, nhưng lại đặt mình lên trên xã hội và ngày càng trở nên xa lạ với

xã hội – chính là nhà nước”3

Lênin nhận xét rằng, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch sử và

ý nghĩa của nhà nước, đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ ràng Từ các luậnđiểm của Ăngghen đã viện dẫn, Lênin thâu tóm thành hai điểm quan trọng:

+ “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấpkhông thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặtkhách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nướcxuất hiện”

+ Và “Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp

là không thể điều hoà được”4

Đây là luận điểm căn bản của Lênin về nguồn gốc của nhà nước Có thểnói, đây là sự kế thừa và khái quát một cách cô đọng hơn, xúc tích hơn củaLênin đối với chủ nghĩa Mác Luận điểm này cho đến nay vẫn được coi làluận điểm gốc, điển hình, mẫu mực và khoa học về nguồn gốc của nhà nước

* Về bản chất, đặc trưng của nhà nước.

- Bản chất của nhà nước

Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học và lôgíc chặt chẽ về nguồngốc của nhà nước - tức nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai

cấp, Lênin đã chỉ ra bản chất của nhà nước là mang bản chất giai cấp sâu sắc.

Lênin đã viện dẫn quan điểm của Mác: “nhà nước là một cơ quan thốngtrị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấpkhác”5 Theo đó, Lênin cho rằng; “nhà nước là cơ quan thống trị của một giaicấp nhất định, giai cấp này không thể nào điều hoà được đối với đối phương(với giai cấp chống lại nó)6, và “Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụcho giai cấp này đàn áp giai cấp khác”7

3 V.I.Lê-nin Toàn tập, t.33.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xco-va, 1976, tr.9.

4 sđd tr.9.

5 V.I.Lê-nin Toàn tập, t.33.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xco-va, 1976, tr.10.

6 sđd tr.10.

7 sđd Lời tựa, tr.10.

Trang 9

Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này Lênin đã chỉ ra

sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân Họ đãxuyên tạc luận điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của nhà nước

Họ cho rằng, thiết lập nhà nước tức là kiến lập một “trật tự”, mà trật tự nàyhợp pháp hoá và củng cố sự áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giaicấp Vì vậy, theo họ, “trật tự” ấy chính là điều hoà giai cấp chứ không phải là

sự áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, và làm dịu xung độtgiai cấp là điều hoà chứ không phải là tước bỏ những phương tiện và thủ đoạnđấu tranh của giai cấp bị áp bức

Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm của Mácrằng “nếu có thể điều hoà được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện vàcũng không thể đứng vững được”8

Với những lập luận xác đáng của mình, trong tác phẩm này Lênin đãkhẳng định lại tính chính xác, khoa học các luận điểm của chủ nghĩa Mác,đồng thời đã vạch rõ sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tính làm lệch lạc chủ nghĩaMác theo ý đồ cá nhân của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại Các lý luận gia củachủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình lấy nguồn gốc kinh tế-xã hội cho

sự ra đời của nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước… là nhữngđiểm tựa, là những xuất phát điểm, tiền đề quan trọng liên quan đến hàng loạtcác vấn đề lý luận nền tảng tiếp theo là vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đềbạo lực cách mạng, vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề cóphá bỏ, đập tan nhà nước tư sản đi hay không…

- Đặc trưng của nhà nước

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhànước”, chính Ăngghen đã khái quát thành hai đặc trưng cơ bản của nhà nước là:

“ Đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ phân chia thần dân của nó

theo địa vực (quản lý dân cư theo lãnh thổ)

8 sđd tr.10.

Trang 10

Đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một quyền lực côngcộng”9.

Với đặc trưng thứ nhất, nhà nước ra đời đã quản lý dân cư theo lãnhthổ, tức là "địa vực vẫn còn đó, nhưng những con người đã trở nên di động".Điều này khác hẳn với tổ chức thị tộc trước kia Những liên minh thị tộc cũ

do quan hệ dòng máu tạo thành và các thành viên của chúng phải gắn liền vớimột địa vực nhất định

Nhà nước ra đời lấy sự phân chia theo địa vực làm điểm xuất phát nhưngnhững công dân mà nhà nước quản lý thì không kể họ thuộc thị tộc nào và bộlạc nào Ở đặc trưng thứ hai của nhà nước - đặc trưng nổi bật, chỉ gắn liền với

nó được Ăngghen phân tích rất sâu sắc Theo Ăngghen, khi nhà nước ra đời

nó gắn liền với sự xác lập một quyền lực công cộng, quyền lực nhà nước,

đó là đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa quyết định, đặc trưng không thể có trong

xã hội thị tộc: Xã hội thị tộc với tính chất nhân dân tự tổ chức ra lực lượng

vũ trang của mình, thủ lĩnh quân sự của thị tộc, bộ lạc có quyền hành trựctiếp đối với mỗi thành viên của cộng đồng

Đến khi xuất hiện nhà nước thì quyền lực công cộng đặc biệt đó làcần thiết, vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổchức vũ trang tự hoạt động của dân cư được nữa Lúc này trong phạm vimột nhà nước đã tồn tại ít nhất là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùngnhững tầng lớp dân cư khác nữa, vì vậy để có thể bắt cả những công dânphải phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên cần thiết

Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước, nó khôngchỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chấtphụ thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xãhội thị tộc không hề biết đến Việc thiết lập một quyền lực công cộng đã trởthành một yêu cầu bức thiết đối với nhà nước vì lúc này không còn trực tiếp làdân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa Và "để duy trì quyền lực

công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế má".

9 C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn tập, t.21.,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1995., tr.253.

Trang 11

Sự phân tích đầy tính thuyết phục về vấn đề này của Ăngghen đượcLênin trích dẫn và phân tích ở luận điểm "Nắm được quyền lực công cộng vàquyền thu thuế, bọn quan lại, với tư cách là những cơ quan của xã hội,được đặt lên trên xã hội… họ là những đại biểu cho một quyền lực đã trởnên xa lạ với xã hội, nên phải đảm bảo quyền này của họ bằng những đạoluật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh vàđặc biệt bất khả xâm phạm"10

Lênin đã dẫn lại những quan điểm căn bản ấy trong Tác phẩm Nhànước và Cách mạng Ông phân tích rất cặn kẽ và khẳng định rằng: “Quân độithường trực và cảnh sát là những công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhànước”11

Lênin chỉ rõ rằng " xã hội phân chia thành những giai cấp không thểđiều hoà được…sự vũ trang "tự động" của những giai cấp ấy sẽ dẫn tới mộtcuộc xung đột vũ trang giữa họ với nhau Nhà nước hình thành, một lực lượngđặc biệt, tức là những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra, và mỗi cuộc cáchmạng, khi phá huỷ bộ máy nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đấu tranh giaicấp lộ liễu, đã chỉ ra hết sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại

những đội vũ trang đặc biệt phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một

tổ chức mới, cùng một loại như thế, có thể phục vụ những người bị bóc lột,chứ không phục vụ bọn bóc lột"12

Từ đó Lênin đã vạch trần sự sai lầm của các học giả tư sản bằng cáchđặt câu hỏi Tại sao lại nảy sinh ra sự cần thiết phải có những đội vũ trang đặcbiệt (cảnh sát, quân đội thường trực)? Các học giả tư sản lúng túng trả lời mộtcách ngụy biện rằng - đó là do đời sống xã hội ngày càng phong phú và phứctạp, ngày càng có nhiều chức năng…Lênin phê bình thẳng cánh – câu trả lời

đó xem ra có vẻ khoa học nhưng nó chỉ ru ngủ tốt những kẻ phàm tục thôi.Thực chất nó đã xoá nhoà mất điều chủ yếu và căn bản là: Xã hội phân chiathành những giai cấp đối địch không thể điều hoà được

10 C.Mác và Ph.Ang-ghen Toàn tập, t.21.,Nxb.Chính trị quốcc gia, Hà Nôi, 1995., tr.254-255.

11 V.I.Lê-nin Toàn tập, t.33.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xco-va, 1976., tr.12.

12 sđd tr.13.

Ngày đăng: 02/12/2016, 20:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w