Cty Cp Kim khí Hưng Yên 20 x2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam (Trang 52 - 62)

03 Cty Thép Vạn Lợi 30 200

04 Cty Cp Thép Đình Vũ 20 x 2 200

05 Các cơ sở khác 300

Tổng cộng 2.200

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Từ các số liệu ở bảng trên ta thấy các lò điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ trừ nhà máy thép Phú Mỹ được trang bị lò điện hồ quang kiểu DANARC 70 tấn/mẻ mới được đưa vào vận hành. Các lò điện này đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như phun ô xy và than vào tạo xỉ bọt, dùng biến thế siêu cao công suất, sử dụng các loại vật liệu chịu lửa siêu bền, ra thép đáy lệch tâm … Sản lượng phôi thép năm 2006 đạt khoảng 1.400.000 tấn, đáp ứng được 43,4% nhu cầu phôi

của cả nước. Từ năm 1992 trở lại đây, ngành thép Việt Nam đã được trang bị một loạt lò thùng tinh luyện và máy đúc liên tục đã làm cho chất lượng và năng suất thép thỏi được cải thiện rõ rệt.

Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cơ bản của ngành luyện thép nước ta như sau :

- Thời gian luyện một mẻ, phút : 80 – 120

- Tiêu hao điện năng , KWh/tấn sản phẩm: 420 – 700 - Tiêu hao điện cực, Kg/tấn sản phẩm : 3,5 – 4,0 - Tiêu hao ô xy, m3/tấn sản phẩm : 30 – 35

- Tiêu hao sắt thép vụn, T/tấn sản phẩm : 1,135 – 1,173 - Tỷ lệ thu hồi phôi thép, % : 86 – 88

- Tỷ lệ đúc liên tục, % : 95 - Tỷ lệ thép hợp kim, % : 0

Nhận định chung về trình độ công nghệ của ngành luyện thép Việt Nam là :

- Quy mô lò rất nhỏ bé ;

- Tiêu hao về nguyên liệu, năng lượng và vật liệu còn cao ; - Thời gian luyện một mẻ còn dài ;

- Bước đầu đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như phun than và ô xy tạo xỉ bọt, ra thép đáy lệch tâm, dùng biến thế siêu cao công suất, dùng lò thế hệ mới kiểu DANARC, tinh luyện ngoài lò, đúc phôi liên tục...

Công nghệ sản xuất phôi thép của Tổng Công ty khá lạc hậu so với mức bình quân của thế giới:thời gian nấu cao gấp 2,4 lần,tiêu hao thép phế gấp 1,07 lần,tiêu hao điện gấp 2,28 lần.Do vậy mà chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.Trong giai đoạn 2002-2004 gía phôi thép của các đơn vị thuộc Tổng Công ty thấp hơn giá phôi nhập khẩu là do mức thuế nhập khẩu được duy trì 7-10%,giá thu mua thép phế trong nước thấp hơn 20-30% so với giá thép phế thế giới.Giai đoạn trước năm 2001,giá thành phôi thép của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty đểu cao hơn so với giá phôi thép nhập khẩu(CFR) về Việt Nam và cao hơn nhiều so với giá thành của các nhà sản xuất trên thế giới.Ví dụ như năm 2001,giá thành phôi thép của Công ty thép Miền Nam là 182 UDS/tấn,công ty Gang Thép Thái Nguyên là 208 USD/ tấn thì giá thành của các nhà sản xuất Châu Mĩ La Tinh là 120-130USD/tấn,Nga là 140USD/tấn,Châu Âu và Bắc Mĩ là 150USD/tấn(theo báo cáo kiểm toán của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst&Young).

Trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp cũng có nhiều lợi thế so sánh trong sản xuất thép.Theo đánh giá thì cũng chỉ có 3 nước: Inđônêxia,Malayxia và Thái Lan là có ngành thép phát triển,còn các nước khác nhu cầu thép còn thấp và hiện nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu.Theo đánh giá của các chuyên gia thì có khoảng 19 doanh nghiệp ở Inđônêxia,16 doanh nghiệp ở Malayxia và 12 doanh nghiệp ở Thái Lan là hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao,chi phí sản xuất của họ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty.Trong thời gian tới khi tình hình thị trường thép thế giới đi vàoa ổn định ,các doanh nghiệp khác tham gia vào sản xuất phôi thép sẽ tạo sự cạnh tranh trong thu mua thép phế làm giá thép phế trong nước ngang bằng so với giá thép phế nhập khẩu,mức thuế nhập khẩu phôi thép dần xóa bỏ theo lộ trình hội nhậpkinh tế quốc tế sẽ làm những lợi thế về sản xuất phôi thép hiện nay của Tổng Công ty mất dần và lúc đó chi phí sản xuất cao sẽ bộc lộ năng lực cạnh tranh thấp trong sản xuất phôi thép.Hơn nữa công nghệ sản xuất phôi thép hiện nay của Tổng Công ty chủ yếu là các lò điện,nên việc tăng giá điện trong thời gian tới như dự kiến của Công ty điện lực Việt Nam sẽ làm tăng giá thành sản xuất phôi thép. Hiệp hội Thép tính toán, giá điện tăng lúc này tác động

khó khăn đến ngành thép. Giá điện tăng sẽ đẩy giá thành 1 tấn phôi thép tăng thêm 70.000đ, 1 tấn thép cán tăng thêm 15.000đ. Như vậy, bình quân 1 tấn thép thành phẩm sẽ tăng thêm 75.000đ. Tính trên tổng lượng phôi thép sản xuất trong nước năm nay là 2,5 triệu tấn, thì giá điện tăng sẽ khiến chi phí toàn ngành thép tăng thêm 250 tỷ đồng trong năm nay.Hiện nay giá điện chiếm khoảng 9-10% trong chi phí sản xuất phôi thép,nếu theo như lộ trình tăng điện dã được Chính Phủ duyệt thì bất lợi trong sản xuất phôi thép của Tổng Công ty cũng sẽ tăng đáng kể.

Trong giai đoạn đến năm 2010,Tổng Công ty dự kiến đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất phôi thép với công nghệ hiện đại.Nhưng nhìn một cách tổng thể thì chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty vẫn cao hơn so với thế giới do không có lợi thế cạnh tranh vì nguồn thép phế liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu vẫn phải nhập khẩu,dây chuyền thiết bị cũng chủ yếu nhập khẩu và phải thuê lắp đặt nước ngoài,quy mô sản xuất vẫn thấp hơn nhiều so với các nhà máy lớn trên thế giới,năng lực tài chính thấp,đầu tư các nhà máy chủ yếu từ nguồn vốn vay nên chi phí tài chính trong giá thành phôi thép lớn,chi phí đầu tưu xây dựng nhà máy lớn do cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên chi phí ngầm cao,công nhân có trình độ cao ít và chưa quen với công nghệ hiện đại,năng lực quản lí còn kém xa với trình độ quốc tế.

 Về sản xuất thép xây dựng:

Cán thép là khâu đem lại lợi nhuận nhanh nhất trong ngành công nghiệp thép. Vì vậy, ngành cán thép Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao so với các ngành sản xuất gang và thép.Về trình độ công nghệ ngành cán thép nước ta có thể chia làm 3 nhóm :

- Các nhà máy hiện đại : Bao gồm các nhà máy liên doanh Vinakyoei, Thép Việt-Hàn VPS, các nhà máy mới được xây dựng như Hoà Phát, Việt-Ý, Ninh Bình, Pomina, Thép Phú Mỹ, Thép tấm lá Phú Mỹ, cán mới Lưu Xá … Đây là những nhà máy sử dụng công nghệ và thiết bị của Italia, Nhật Bản. Các nhà máy này có công suất 250.000 – 400.000 tấn/năm.

- Các nhà máy trung bình : Đó là các nhà máy cũ của Công ty gang Thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty

Thép Đà Nẵng, các liên doanh Vinausteel, Natsteelvina, Tây Đô, các Công ty cổ phần thép Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô … Các nhà máy này sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan …và có công suất 120.000 – 200.000 tấn/năm.

- Các nhà máy lạc hậu : Đây là những nhà máy cán quy mô rất nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước. Công suất của các nhà máy này thường là 5.000 – 20.000 tấn/năm. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu hao vật tư và năng lượng cao và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Trong tương lai, các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội công suất lớn từ 2.000.000 đến 3.000.000 tấn/năm và đặc biệt các nhà máy cán của nhà máy luyện kim liên hợp được xây dựng sẽ cải thiện trình độ công nghệ của ngành sản xuất cán nước ta.

Sản xuất thép xây dựng với sự bảo hộ cao của nha nước bằng thuế nhập khẩu thép xây dựng 40%,hầu như thép xây dựng không được nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian dài,các doanh nghiệp trong Tổng Công ty không chịu sự cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu.Năm 2004,khi Chính Phủ quyết định xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu phôi thép và thép xây dựng,chỉ trong 3 tháng bỏ thuế đã có khoảng gần 100.000 tấn thép xây dựng từ Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta,gây xó trộn thị trường trong nước.So sánh về mặt công nghệ sản xuất thì hiện nay các dây chuyền sản xuất của Tổng Công ty khá lạc hậu so với mức bình quân của thế giới.Công đoạn cán thép tuy có hiện đại hơn so với công đoạn luyện thép nhưng nhìn chung công nghệ cán thép của Tổng Công ty cũng khá lạc hậu,công suất các máy cán nhỏ,tốc độ cán thấp,tất cả các chỉ tiêu tiêu hao đều cao so với mức bình quân thế giới.

b.Chi phí sản xuất:

Việt Nam đang là nước duy nhất trong khối ASEAN có công nghệ luyện gang lò cao với tổng công suất khoảng 300.000 tấn gang/năm. Cùng với đó là 25 lò điện luyện thép đã, đang hoạt động, ngoài ra còn một số đang lắp đặt với tổng công suất thiết kế khoảng 4,5 triệu tấn phôi.Ước tính đến năm 2010 tổng sản lượng thép sẽ đạt khoảng 6,3-6,5 triệu tấn, 2015 là 10- 11 triệu tấn và 2025 là 18-20 triệu tấn, theo đó sản lượng thép để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong nước cũng tăng tương ứng từ 55-60% lên đến 75% vào năm 2025. Tuy nhiên, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu cho sản xuất gang thép của Việt Nam đang khá lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ông Chu Đức Khải - Chuyên viên cao cấp, Chuyên gia tư vấn ngành thép của Bộ Công Thương cho biết “hiện để sản xuất ra 1 tấn gang chúng ta tiêu hao hết 850kg cốc, tương đương với 5,85

Gcal/tấn, trong khi đó Nhật Bản chi phí năng lượng cho 1 tấn gang chỉ là 3,0 Gcal/tấn. Đối với quặng sắt, mức tiêu hao của Việt Nam là 1,832 tấn/tấn gang trong khi ở Nhật Bản là 1,610 tấn/tấn gang; thời gian luyện phôi thép ở Việt Nam từ 90-180 phút/mẻ còn ở Nhật Bản và các nước trên thế giới đạt 45-70 phút/mẻ; tiêu hao điện năng ở Việt Nam là từ 550- 690KWh/tấn còn các nước trên thế giới dao động từ 360-430 KWh/tấn”. Chi phí sản xuất thép xây dựng của Tổng Công ty hiện cao hơn nhiều

so với mức trung bình trên thế giới.Chỉ tính riêng chi phí tiêu hao phôi thép,các doanh nghiệp của Tổng Công ty từ 6,5-11% trong khi thế giới là 3%,với giá phôi thép trung bình như năm 2004 khỏng 385USD/tấn thì tiêu hao phôi thép bình quân của các doanh nghiệp Tổng Công ty cao hơn so với thế giới khoảng 20USD/tấn.Tính toàn bộ chi phí sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty hiện khoảng 82USD/tấn trong khi các doanh nghiệp khác trên thế giới chỉ khoảng 35USD/tấn.Cũng như khâu luyện thép,khâu cán thép cũng chịu ảnh hưởng của việc tăng giá điện,tuy nhiên ảnh hưởng ít hơn so với khâu luyện thép vì chỉ chiếm khoảng 2% trong chi phí sản xuất.Bên cạnh đó,các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của giá dầu FO vì chi phí này cũng chiếm khoảng 2% trong giá thành thép xây dựng.Giá điện và giá dầu FO tăng 20% cũng làm giá thành tiêu thụ thép xây dựng tăng tương ứng 1%.

c.Giá bán sản phẩm:

Các năm trước đây, ngành thép trong nước lo ngại duy nhất một đối thủ láng giềng đáng gườm là Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay,

nguồn thép của nhiều nước khác cũng ào ạt tràn vào Việt Nam với giá cực rẻ, khiến ngành thép trong nước lép vế ngay trên sân nhà.

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là ngoài lượng thép nhập khẩu quen thuộc từ Trung Quốc, đợt đổ bộ lần này còn có khối lượng lớn thép nhập khẩu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Ngoài ra, thép nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nga cũng xuất hiện trên thị trường với giá bán nhỉnh hơn thép trong khu vực ASEAN khoảng 100.000 - 150.000 đồng/tấn (khoảng 9,2 - 9,5 triệu đồng/tấn), dù thuế suất nhập khẩu lên đến 12%.

Ngoài ra, lượng thép thành phẩm nhập về cũng lên đến hàng trăm ngàn tấn với mức giá chỉ trên dưới 9 triệu đồng/tấn, tùy loại. Tính riêng 15 ngày đầu tháng 2, lượng thép nhập về đạt khoảng 270.000 tấn, tăng hơn 25.000 tấn so với tháng 1.. Ước tính, 2 tháng đầu năm đã có 100.000 tấn thép cuộn vào và tập kết nhiều tại khu vực ga Hà Nội để chuyển vào phía Nam (do giá bán tại phía Bắc đang rẻ hơn phía Nam khoảng 200.000 đồng/tấn). Lượng thép nhập thời gian qua có nguồn gốc từ các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, với mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, đang được chào giá bán sỉ 10,5 triệu đồng/tấn (thậm chí còn 9,5- 9,6 triệu đồng/tấn), thấp hơn thép cuộn trong nước 500.000 đồng/tấn. Trước tình trạng này, Tổng Công ty Thép vừa phải điều chỉnh giá thép giảm 300.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 2-2009. Bên cạnh đó, áp lực thép nhập khẩu từ các nước ASEAN theo lộ trình giảm thuế buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm giá bán thép. Cụ thể, nếu so với giá bán của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, thép nhập khẩu từ khu vực ASEAN rẻ hơn trung bình 700.000-800.000 đồng/tấn.Theo các doanh nghiệp kinh doanh thép, đã có ít nhất khoảng 60.000 tấn thép cuộn được các Công ty thương mại nhập về trong hai tháng đầu năm 2009 có nguồn gốc từ ASEAN, Nga và Hàn Quốc, với giá nhập ở mức 9-9,2 triệu đồng/tấn. Thép ngoại về, buộc doanh nghiệp trong nước phải giảm giá hai đợt trong tháng 2-2009, tổng cộng mức giảm 800.000-900.000 đồng/tấn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong thời gian tới thép nhập khẩu sẽ còn tăng lên và giá có thể thấp hơn, bởi hiện nay thị trường thép bên ngoài vẫn ảm đạm. Trong đó, đáng lưu ý là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sau khi nước này hạ thuế xuất khẩu từ 15% xuống 0% đối

với thép xây dựng.

Đơn cử, đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam (Việt Nam Steel) trụ sở phía Nam cho hay, mức tiêu thụ của Việt NamSteel ở phía Nam trong tháng 2-2009 đã giảm 20% - 25% so với cùng kỳ 2008 và giảm hơn 30% so với tháng trước vì thép ngoại.

Thực tế trên cho thấy, cùng lượng thép nhập khẩu ào ạt giá rẻ hiện nay cộng với nguồn cung sắt thép tồn kho trong nước lên đến khoảng 200.000 tấn thép thành phẩm và gần 400.000 tấn phôi thép, trong khi mức tiêu thụ cả nước hiện chỉ nhỉnh hơn 200.000 tấn/tháng (tính chung tháng 1 và tháng 2, tiêu thụ thép chỉ đạt 433.475 tấn, giảm gần 29% so với cùng kỳ năm trước. Thời điểm tiêu thụ bình thường trên 300.000 tấn), thì nguồn cung đang dư thừa. Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp thép cho hay, buộc phải giãn hoặc ngưng sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và doanh thu.

2.4.Nhận xét chung:

Qua phân tích trên cho thấy sản phẩm xây dựng của Tổng Công ty hiện đang chiếm được thị phần lớn trên thị trường nội địa là do chính sách bảo hộ của Nhà nước và lợi thế tự sản xuất được phôi thép.Trong thời gian tới môi trường kinh doanh sẽ có nhiều thay đổi bất lợi,việc sản xuất được phôi thép với giá thành thấp đang bị mất dần và có thể trở thành nhân tố cản trở cạnh tranh.Các nhân tố bất lợi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm thép xây dựng của Tổng Công ty như công nghệ lạc hậu,chi phí sản xuất kinh doanh cao…thì chưa có khả năng thay đổi trong thời gian ngắn.Bên cạnh đó là khuôn khổ pháp lí hiện tại với nhiều vai trò và chức năng nhiều khi mâu thuẫn nhau đang chói buộc sự phát triển của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w