- Tiếp tục cổ phần hoá các doanh nghiệp:cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Việc thực hiện cổ phần hóa sẽ khiến doanh nghiệp giảm được lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp,đồng thời có điều kiện để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.Nhờ việc bán cổ phần doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư chiều sâu,nâng cấp trang thiết bị,bổ sung lượng vốn lưu động mà hiện tại doanh nghiệp đang phải đi vay.Cổ phần hóa tạo động lực mạnh mẽ cho việc thay đổi phương thức quản lí và từ đó giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, tránh lãng phí.Đặc biệt nếu có vốn cổ phần của Công ty nước ngoài,doanh nghiệp sẽ tận dụng được phương thức quản lí tiên tiến,hiệu quả giảm tình trạng trì trệ hiện nay.Cổ phần hóa là tiền đề cho việc thực hiện mối liên kết kinh tế dựa trên vốn chủ sở hữu theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con,đổi mới cơ chế quản lí,phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm trong mối quan hệ giữa Tổng Công ty và các doanh nghiệp .
- Đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ: công nghệ hiện tại của Tổng Công ty khá lạc hậu so với các doanh nghiệp khác đặc biệt so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Trong thời gian vẫn được sự bảo hộ của Nhà nước,doanh nghiệp cần đẩy nhanh khấu hao nhanh đối với các dây chuyền hiện đại.Tổ chức đánh giá lại từng dây chuyền,thiết bị hiện có để loại bỏ các dây chuyền ,thiết bị lạc hậu thay thế bằng các dây chuyền, thiết bị hiện đại ,tiên tiến;với các dây chuyền,thiết bị trung bình cần xem xét,đánh giá lại hiệu quả xem xét có thể đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật.Các dây chuyền,thiết bị đầu tư mới phải có trình độ công nghệ hiện đại,sản xuất khép kín, liên tục từ phôi thép tới cán thép góp phần tiết kiệm được chi phí sản xuất, tránh lãng phí.Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị
trường... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.Vốn đầu tư chiều sâu dây chuyền,thiết bị mới ngoài việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp,cần sự hỗ trợ của Nhà nước và vốn vay thương mại,vay nước ngoài.Để tăng vốn cho đầu ,mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hay huy động vốn cổ phần.Đầu tư công nghệ mới góp phần giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chi phí tiêu hao phôi thép và chi phí nhân công cũng như chi phí điện ,than,tiêu hao phế liệu đối với sản xuất phôi thép.Nếu sản xuất trên các dây chuyền mới chỉ cần đưa chỉ tiêu tiêu hao phôi về mặt bằng so với các doanh nghiệp khác hiện nay ,tức là từ mức7-8% xuống mức 3.5-4% là đã có thể tiết kiệm được khoảng 200 đồng/kg(chiếm 3% giá thành).Việc giảm chi phí và tăng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra do sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại sẽ góp phần quan trọng trong giảm giá thành tiêu thụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty.
- Chủ động huy động các nguồn tài nguyên :nguồn quặng sắt và than antraxit, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có thể tự đáp ứng được các nguyên liệu phụ trợ trong luyện kim, cần khai thác, và sử dụng hợp lý. Chủ động sản xuất bán thành phẩm (gang, thép thô) và thành phẩm (thép tấm, thép tròn, thép ống, thép công cụ hình các loại) mà trọng tâm là sản phẩm thép thô tiêu chuẩn. Chú trọng thị trường trong nước, đồng thời mở rộng ra thị trường ngoài nước. Thực hiện đa dạng hoá chủng loại, quy cách, phẩm chất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cần nâng cao chất lượng thép xây dựng. Phải đón bắt cơ hội thị trường sắp tới để định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, không để tình trạng phải nhường thị trường cho các đối thủ cạnh tranh.
- Phải tính đến các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, nhất là thép Trung Quốc có giá rẻ và chất lượng chấp nhận được trên thị trường hiện nay. Phải đảm bảo chất lượng tốt, chí ít cũng phải tốt hơn sắt thép của Trung Quốc.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tăng cường công tác marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ… Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm giảm sức ép trên thị trường nội địa.
- Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp:Các doanh nghiệp thép xây dựng hiện nay cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.Doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm.
- Việc tinh giảm lao động và nâng cao chất lượng lao động là một trong những giải pháp giảm chi phí nhân công đồng thời nâng cao sự hiệu quả của doanh nghiệp.Theo ước tính thì lượng lao động của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty giảm khoảng 30% cũng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp trong Tổng Công ty cần lập kế hoạch toàn diện, tái cơ cấu và xin phê duyệt của các cấp có thẩm quyền để được hỗ trợ tài chính trong việc giảm lao đông dôi dư theo nghị định 41 của Chính Phủ.Các hình thức tái cơ cấu có thể thực hiện: cổ phần hóa doanh nghiệp,chuyển đổi thành Công ty THHH Nhà nước một thành viên,đóng cửa các nhà máy không có khả năng tồn tại hoặc làm ăn không hiệu quả.Việc giảm lao động không cần thiết sẽ giảm bớt gánh nặng tiền lương từ đó giúp giảm chi phí.Theo ước tính nếu giảm khoảng 30% số lao động thì có thể giảm được 2% trong giá thành sản phẩm.Khi các dây chuyền hiện đại đi vào hoạt động thì số lượng lao động của các doanh nghiệp sản xuất có thể giảm khoảng 60% tức là có thể giảm khoảng 4% giá thành sản phẩm.
- Bên cạnh việc giảm lao động cũng cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động,quản lí để đảm bảo sức cạnh tranh trong môi trường mới.Do đó các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cần phải xây dựng kế hoạch dài hạn trong đào tạo cán bộ,đội ngũ lao động chi tiết từ đào tạo nâng cao nghiệp vụ kĩ năng cho lao động tại doanh nghiệp đến việc liên kết với các thành viên trong và ngoài nước.Cũng cần có kế hoạch về nhu cầu lao động mới để Nhà nước có chính sách đào tạo lao động cho ngành thép.Thêm nữa các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh thì cần phải có chính sách thu hút nhân tài tránh trường hợp Tổng Công ty trở thành nơi đào tạo lao động có tay nghề nhưng lại bị các doanh nghiệp khác thu hút và sử dụng mất.Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
- Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh thích hợp cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.
Điều chỉnh hợp lý tầm, hạn quản trị phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết định đưa ra một cách chính xác, hiệu quả.
Đảm bảo thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, đây là điều kiện quyết định sự tồn tại của bất cứ một tổ chức nào. Đảm bảo thông tin giúp cho mọi thành viên hiểu rõ được mục đích của tổ chức, có thể đạt được sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích của tập thể.
Duy trì và phát triển mối quan hệ ngang giữa các bộ phận trong tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề duy trì và phát triển mối quan hệ ngang giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, để hoạt động của các bộ phận này phối hợp ăn ý với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Tăng gắn kết các đơn vị trong Tổng Công ty:để tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để phát huy sức mạnh trong toàn hệ thống. Việc phát triển tự phát trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và thu mua nguyên liệu đã làm giảm sức cạnh tranh của Tổng Công ty thép.Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cả về đầu ra và đầu vào.Đầu vào của quá trình sản xuất từ thu mua trong nước hoặc nhập khẩu,hiện nay các doanh nghiệp trong Tổng Công ty vẫn tự liên hệ và tự xây dựng chính sách nhập nguyên liệu sản xuất.Vì vậy số lượng không đủ lớn để gây sức ép với các nhà cung cấp nhằm mua được giá thấp,nguồn hàng ổn định.Việc tổ chức thu mua trong nước đôi khi các doanh nghiệp trong Tổng Công ty còn cạnh tranh với nhau dẫn đến tạo điều kiện cho nhà cung cấp tăng giá.Do đó Tổng Công ty cần tổ chức tập trung các nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty thành đơn đặt hàng lớn,tổ chức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh hay kí một hợp đồng với nhà cung cấp từng lô lớn để có được giá mua hợp lí và nguồn cung ổn định.Đồng thời Tổng Công ty cũng có thể cân đối được nguồn nguyên liệu tồn kho,cân đối được nhu cầu từng miền,có thể điều phối được nguồn nguyên liệu đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả, không bị gián đoạn.Ngoài ra do từng doanh nghiệp tự nhập khẩu nguyên liệu trong tình trạng tình hình thế giới biến động phức tạp khó lường nên có thời điểm các doanh nghiệp cùng đặt hàng mua với số lượng lớn nhưng dự đoán về thị trường không đúng đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp.Nhưng nếu doanh nghiệp liên kết lại với nhau, triển khai nhập khẩu đều đặn hàng
tháng thì có thể hạn chế được những biến động bất lợi,rủi ro trên thị trường thế giới.Tổng Công ty liên kết với một vài nhà cung cấp lớn hoặc đầu tư vốn vào các Công ty cung cấp nguyên liệu rồi mua nguyên liệu.Việc liên kết đầu vào sẽ giúp Tổng Công ty có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác vì là khách hàng lớn sẽ được ưu đãi,giảm được chi phí vận chuyển và chi phí nhập khẩu.Về thu mua thép phế trong nước Tổng Công ty cần có sự thống nhất toàn hệ thống thu mua trên cả nước để tạo vòng luân chuyển hàng hóa, nguyên liệu liên tục , tiết kiệm được chi phí vận chuyển,tăng lượng hàng thu mua,đồng thời quy định giá thu mua phù hợp với từng vùng để tránh sự cạnh tranh trong nội bộ nhưng vẫn phải đảm bảo cạnh tranh thu được so với các doanh nghiệp khác.Nếu làm được như vậy Tổng Công ty sẽ có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác do có mạng lưới rộng khắp cả nước.Về điều tra hiện tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty tự tổ chức mạng lưới thu mua và tiêu thụ chồng chéo nhau gây lãng phí, không hiệu quả và tăng chi phí.Trong khi đó Tổng Công ty đã có sẵn hệ thống các doanh nghiệp thương mại có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh thép lại không tận dụng được.Lượng tiêu thụ thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay qua hệ thống này chỉ đạt chưa đầy 10%.Để tận dụng sức mạnh này Tổng Công ty cần có kế hoạch chi tiết và chỉ đạo cụ thể để các thành viên trở thành hệ thống phân phối sản phẩm vững chắc cho các doanh nghiệp sản xuất.Việc kinh doanh sản phẩm qua các doanh nghiệp nội bộ đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất tận dụng được hệ thống kho bãi có sẵn,có thông tin, chính sách kiểm soát được thị trường,đặc biệt là bình ổn thị trường khi cần thiết.Đảm bảo việc tiêu thụ qua các doanh nghiệp thương mại thuộc Tổng Công ty giúp doanh nghiệp sản xuất tránh được rủi ro tài chính .Thực tế rất khó tìm được các doanh nghiệp thương mại có năng lực tài chính mạnh để có thể bảo lãnh thế chấp khi mua hàng với hình thức trả chậm nên lượng hàng tiêu thụ sẽ giảm,đồng thời với hình thức này doanh nghiệp sản xuất sẽ vẫn bị thiệt do phải trả lãi ngân hàng.Còn nếu bán hàng tín chấp thì rủi ro về công nợ rất cao,nhưng với liên kết về đầu ra sẽ giúp các doanh nghiệp phối hợp được kế hoạch với nhau về thị trường,sản phẩm trong từng giai đoạn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Tăng cường liên kết đầu ra các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tập trung cho công tác xúc tiến thương mại để ổn định và mở rộng thị phần.Các doanh nghiệp không phải tự mình mở rộng hệ thống chi nhánh,xí nghiệp,cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm vì vậy có thể tập trung được nguồn lực cho sản xuất,giảm được chi
phí từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh.Kết hợp giải pháp cổ phần