Những mục tiêu chính trong 5 năm đến 10 năm tới của Tổng Công ty:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam (Trang 35 - 52)

Sản xuất thép không thuộc loại ngành công nghiệp sinh lời cao, lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (cả trong nước và ngoài nước). Song một đất nước đã quyết tâm trở thành nước công nghiệp thì không thể không phát triển ngành thép. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm đặc biệt đối với ngành công nghiệp thép.Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9, Khoá IX và quy hoạch phát triển Tổng Công

ty theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ, mục tiêu của Tổng Công ty giai đoạn 5 năm 2005-2010, cụ thể:

 Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả nước); phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng Công ty và đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ của Tổng Công ty đạt mức tiên tiến chung của khu vực, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường trong nước và quốc tế.

 Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ các cơ sở hiện có; đầu tư mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn II để đạt công suất 75 vạn tấn phôi thép/năm; tiếp tục đầu tư Nhà máy cán Thép Đà Nẵng 25 vạn tấn/năm; đầu tư liên doanh khai thác mỏ quặng sắt Quý Xa và liên hợp luyện kim Lào Cai; đầu tư Nhà máy Thép Phú Mỹ II, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư dự án Nhà máy phôi thép phía Bắc, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư mở rộng Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ nâng công suất lên 60 đến 65 vạn tấn/năm; đầu tư dự án Nhà máy thép tấm cán nóng 1,5 -2 triệu tấn/năm. Tích cực chuẩn bị để triển khai đầu tư khai thác Mỏ quặng sắt Thạch Khê và Nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm vào cuối kế hoạch 5 năm 2006-2010.

 Năm 2009, song song với đầu tư phát triển, mục tiêu được Việt NamSteel đặt ra là đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, mở rộng thị phần trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép cán. Cụ thể, Tổng Công ty phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp 4.590 tỷ đồng, tăng 4,1%; tổng doanh thu 21.000 tỷ đồng; sản lượng thép cán 1,1 triệu tấn, tăng 5,6%; sản lượng phôi thép 730.000 tấn, tăng 14,1%; tiêu thụ thép cán 1,12 triệu tấn, tăng 12,1% so với năm 2008.

 Bên cạnh xây dựng xong chiến lược phát triển Tổng Công ty đến năm 2015 - tầm nhìn đến 2025, Việt NamSteel phấn đấu đảm bảo chất lượng, an toàn và tiến độ đối với 4 dự án chuyển tiếp gồm: Dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn II, dự án liên doanh khoáng sản và luyện kim Việt Trung, dự án nhà máy cán nóng ESSAR - Việt Nam và dự án nhà máy thép cán nguội - Công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất. Đồng thời, Tổng Công ty sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công các dự án: Dự án nhà máy thép liên hợp, dự án nhà máy cán thép Thái Trung - Công ty cổ phần cán thép Thái Trung, dự án nhà máy sản xuất

măng - gan tại Bình Định, dự án đầu tư tại đường Hoàng Quốc Việt, dự án sàn giao dịch điện tử thép Việt Nam, dự án đầu tư Trung tâm logistics thép Hà Nội và dự án nhà Nghĩa Đô.

Những mục tiêu phấn đấu của ngành thép đã tính đến cả những khó khăn, thách thức mà ngành thép sẽ gặp (về vốn đầu tư, về cạnh tranh...). Song đó là những mục tiêu cần phải phấn đấu để đạt được, nếu không sẽ khó mà đảm bảo được những mục tiêu chiến lược lâu dài về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2. Phân tích năng lực cạnh tranh các sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam.

2.1. Các nhóm sản phẩm thép xây dựng:

Thép xây dựng bao gồm thép thanh,thép cuộn,thép hình:

Hiện chỉ có Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam là sản xuất cả 03 nhóm sản phẩm trên.Nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất của Tổng Công ty là thép thanh, chiếm khoảng 57-58%. Đây cũng là nhóm sản phẩm chiếm tỷ lệ cao trong tiêu dùng thép xây dựng Việt Nam (chiếm khoảng 65-66% ). Sản phẩm thép thanh hiện chủ yếu là thép thanh vằn từ Φ10 –Φ 40, một phần nhỏ là thép thanh trơn. Trên sản phẩm thường được in thương hiệu của nhà sản xuất và đường kính sản phẩm do đó khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được sản phẩm của các nhà sản xuất. Cạnh tranh của các nhà sản xuất hiện chủ yếu bằng phát triển thương hiệu, tiếp thị các công trình xây dựng và chính sách giá. Tuy nhiên, do công tác quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm trong nước còn nhiều bất cập nên các nhà sản xuất lớn thường phải đối phó với nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng .

Sản phẩm thép cuộn của Tổng Công ty chiếm tỷ trọng khoảng 32 – 33% trong tổng sản lượng. trong cơ cấu tiêu dùng của Việt Nam, hiện sản phẩm này chiếm khoảng 29 – 30%. Nhóm sản phẩm này có hai loại chính là Φ6 và Φ8, không in được thương hiệu của nhà sản xuất trên sản phẩm. Trên thực tế khách hàng thường phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất với nhau dựa trên hình thức bề ngoài của sản phẩm. Một đặc điểm của nhóm sản phẩm này là năng lực sản xuất sản phẩm này lớn trong khi thu nhập thấp nên mức độ cạnh tranh rất quyết liệt trong trường hợp mất cân đối cung- cầu, đồng thời sản phẩm này còn chịu ảnh hưởng của sản phẩm nhập khẩu dưới hình thức gian lận thương mại là nhập khẩu dây lõi que hàn. Các nhà sản xuất thường cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm bằng giá bán.

Nhóm sản phẩm thép hình, hiện chỉ có hai đơn vị của Tổng Công ty sản xuất chính với nhiều chủng loại thép hình cỡ nhỏ,chiếm khoảng 9-10% trong cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty.

2.2.Thực trạng về năng lực cạnh tranh các sản phẩm thép xây dựng các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam.

a.Sản lượng thép xây dựng

Biểu1:Sản lượng thép xây dựng

Đơn vị tính:tấn Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng bình quân 2005-2008 Cả nước 3.343.404 3.568.297 3.228.137 3.267.023 -0,5% Đơn vị thuộc VSC 1.123.321 1.041.476 1.115.768 1.180.284 2,1% Trong đó: Cty GTTN 400.151 451.469 461.101 490.087 7,1% Cty thép MN 578.219 582.857 648.677 337.661 -12,0% Cty thép tấm lá Phú Mỹ 194.880 297.285 201.867 10,2%

Nguồn:Tổng Công ty thép Việt Nam

- Sản lượng thép xây dựng của Tổng Công ty tăng khoảng 2% qua các năm từ 2005-2007, riêng năm 2008 là năm có nhiều biến động phức , do tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh tới tâm lí người tiêu dùng trong nước nên nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh , trong khi tồn kho thành phẩm và nguyên liệu giá cao còn nhiều đã dẫn tới thua lỗ và khó khăn về tài chính cho nhiều đơn vị thép.Trong các đơn vị sản xuất thép xây dựng của Tổng Công ty thì chỉ có Công ty Gang Thép Thái Nguyên là sản lượng thép xây dựng tăng trưởng không âm trong giai đoạn 2005 – 2008 trong đó năm 2006 tăng 12,8%, năm 2007 tăng 2,1%, năm 2008 tăng 6,3% .Sản lượng thép xây dựng của Tổng Công ty tăng bình quân cao hơn (2,5%) so với mức tăng sản lượng thép xây dựng cả nước ( sản lượng thép xây dựng cả nước tăng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2008 là - 0,5%) cho thấy năng lực cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng của Tổng Công ty cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong thời gian qua. Hơn nữa, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty trong các năm qua đều phát huy hết và vượt công suất máy móc, thiết bị, trong khi đó các doanh nghiệp khác bình quân chỉ sử dụng dưới 60% công suất máy móc, thiết bị.

b.Thị phần thép xây dựng :

Biểu 2: Lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng

Nguồn:Tổng Công ty thép Việt Nam

Lượng tiêu thụ thép xây dựng của Tổng Công ty tăng bình quân 17,05% trong giai đoạn 2001-2004,trong đó Công ty Gang Thép Thái Nguyên đạt mức tăng trưởng bình quân cao nhất là 22,21%,Công ty thép Miền Nam đạt mức tăng trưởng bình quân 14,87%.Tuy nhiên thị phần của các Công ty liên tục giảm từ 2005-nay.Nguyên nhân là do:thép thành phẩm giá rẻ của Trung quốc tràn ngập thị trường,cùng với những diễn biến phức tạp khó lường của thị trường thép thế giới và trong nước. Thép xây dựng của Trung Quốc có giá bán thấp hơn các sản phẩm tương tự của doanh nghiệp trong nước tới 300.000 đồng/tấn, lại là thép tốt nên khả năng cạnh tranh rất mạnh.Năm 2008 là một năm xảy ra nhiều diễn biến bất thường đối với ngành Thép. Thông thường người ta vẫn nói tăng trưởng theo hình sin, nhưng ngành Thép thì phải dùng hình ảnh chữ V bởi sự đột biến không ai ngờ. Từ đầu năm tới tháng 6, tháng 7, giá thép tăng chóng mặt, sau đó, từ quý 4/2008 lại rớt xuống thê thảm. Trong lúc doanh nghiệp vừa thoát khỏi nguy cơ lạm phát cao, lập tức lại phải gồng mình chống suy giảm sản xuất. Những biến động đó đã ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất- kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thép xây dựng thuộc Tổng Công ty nói riêng. Có thời điểm từ tháng 9 đến đầu tháng 11/2008, một số doanh nghiệp trong Tổng công ty đã phải tiết giảm hoặc ngừng sản xuất, hàng ngàn lao động phải nghỉ việc luân phiên, thu nhập giảm sút.

Thị phần thép xây dựng của Tổng Công ty chủ yếu là của Công ty Gang Thép Thái Nguyên(15%) và Công ty thép Miền Nam (20%).So với các doanh nghiệp khác,Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam là hai doanh nghiệp luôn duy trì thị phần thép xây dựng đứng đầu.Các doanh nghiệp có thị phần tiếp theo là Công ty thép Vinakyoei,công ty thép Pomina,công ty thép VPS,công ty thép Việt Úc,các doanh nghiệp còn lại chỉ có thị phần dưới 4%

Đơn vị 2006 2007 2008

Cty GTTN 480.981 504.113 478.928

Cty thép MN 618.047 688.474 310.971

Biểu 3: Tình hình sản xuất –Tiêu thụ thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam

Đv:tấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Sản xuất Tiêu thụ Tổng tiêu

thụ

Cuộn Thanh Hình

2007 1.115.768 237.097 845.615 115.420 1.198.1322008 1.180.284 202.376 817.703 70.138 1.090.217 2008 1.180.284 202.376 817.703 70.138 1.090.217

Nguồn:Tổng Công ty thép Việt Nam

So với thị trường của từng khu vực,thị phần của Tổng Công ty tại Miền Nam đạt khoảng 40-41%,Miền Bắc khoảng 28-29%,Miền Trung khoảng 20-21%.Qua đó cho thấy sản phẩm thép xây dựng của Tổng Công ty chiếm lĩnh chủ yếu tại thị trường Miền Nam,tại thị trường Miền Bắc do mức độ cạnh tranh cao nên thị phần thấp hơn.Còn khu vực Miền trung thị phần thấp do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty tại khu vực này nhỏ,sản phẩm chịu áp lực cạnh tranh cao của của các nhà sản xuất từ Miền Bắc và Miền Nam chuyển vào,đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mới bán với giá thấp để chiếm lĩnh thị trường.

Nếu xết về thị phần có thể nói sản phẩm thép xây dựng của Tổng Công ty hiện nay đang chiếm ưu thế hơn các doanh nghiệp khác.

Biểu 4: Cơ cấu thị phần thép xây dựng trên cả nước

Công ty 2005 2006 2007 2008 Khối VSC 39,8% 38,7% 35,7% 34,7% LD với VSC 27,8% 24,9% 23.9% 23,8% Doanh nghiệp khác 32.4% 36,4% 40,4% 41,6%

Nguồn:Tổng Công ty thép Việt Nam

c.Tương quan giữa biến động doanh thu và biến động chi phí:

Chỉ tiêu tương quan giữa mức biến động doanh thu và mức biến động chi phí của Tổng Công ty các năm qua đều nhỏ hơn 1, cho thấy tốc độ tăng chi phí hàng năm lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty không cao. Tuy nhiên, do chỉ số này gần bằng 1 nên tốc độ tăng chi phí cũng không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Công ty Gang Thép Thái Nguyên là đơn vị duy nhất có chỉ tiêu tương quan qua các năm đều lớn hơn 1, Công ty Thép Miền Nam lại có chỉ tiêu tương quan thấp nhất trong Tổng Công ty.

Biểu 5: Tương quan giữa biến động doanh thu và biến động chi phí Đơn vị 2002/2001 2003/2002 2004/2003 Cty GTTN 1,006 1,002 1,003 Cty thép MN 0,989 0,990 0,991 Cty thép ĐN 0,997 0,995 1,000 Nhà máy thép MT 1,000 0,998 1,000 Tổng Công ty 0,997 0,995 0,997

Nguồn:Tổng Công ty thép Việt Nam

Về thương hiệu,do Tổng Công ty thành lập trên cơ sở sát nhập các doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty có thương hiệu sản phẩm riêng. Hai doanh nghiệp lớn là Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam có thương hiệu khá nổi tiếng, được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, việc từng doanh nghiệp trong Tổng Công ty phát triển thương hiệu riêng đang bộc lộ bất cập do không tận dụng được sức mạnh tổng hợp,đồng thời tốn nhiều chi phí, Tổng Công ty cũng đang xây dựng chương trình phát triển thương hiệu chung của Tổng Công ty và đây cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Tổng Công ty.

Tóm lại, xét về sản lượng, doanh thu, thị phần thì sản phẩm thép xây

dựng của Tổng Công ty hiện tại có ưu thế hơn các doanh nghiệp khác. Nhưng xét về tương quan giữa mức biến đổi doanh thu và chi phí thì năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty không được tốt. Nhìn một cách tổng thể có thể nói sản phẩm thép xây dựng của Tổng Công ty hiện đang có ưu thế so với các doanh nghiệp khác trên thị trường nội địa. Nhưng nếu xét riêng từng doanh nghiệp thì hiện Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn.

2.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm thép xây dựng các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty thép với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. a. Công nghệ sản xuất

 Công nghệ sản xuất phôi thép của Tổng Công ty hiện sử dụng toàn lò điện với công suất nhỏ, lò lớn nhất mới có công suất 30 tấn/mẻ. So với các lò trung tần loại nhỏ của các làng nghề thủ công ở mức rất lạc hậu thì các lò luyện thép của Tổng Công ty có những ưu thế nhất định. Nhưng so với mặt bằng thế giới thì thiết bị của Tổng Công ty thuộc loại lạc hậu, sản xuất nhỏ. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều rất kém so với mức trung bình của thế giới. Sản lượng

phôi thép của Tổng Công ty hiện đáp ứng khoảng 60% nhu cầu cho sản xuất thép xây dựng. Những năm qua các doanh nghiệp sản xuất khác chưa tham gia vào sản xuất phôi thép, nên việc sản xuất được phôi thép đã đem lại cho Tổng Công ty một lợi thế không nhỏ do thu mua thép phế trong nước với giá thấp. Giá thép phế thu mua thép phế trong nước bình quân năm 2004 là 3.100 đồng/kg, giá thành phôi thép bình quân là 5.300 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá phôi thép bình quân nhập khẩu vào Việt Nam (giá bình quân phôi thép về đến Nhà máy năm 2004 khoảng 6.200 đồng/kg). Vì vậy giá trung bình phôi thép đưa vào sản xuất thép xây dựng của Tổng Công ty thấp hơn so với các đơn vị khác khoảng 600 đồng/kg. Chính lợi thế này đã giúp giá thành tiêu thụ thép xây dựng của Tổng Công ty thấp hơn so với các doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp xản xuất thép xây dựng thuộc tổng công ty thép việt nam (Trang 35 - 52)