Nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 34 - 41)

 Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Ngân sách cấp phát, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác, vốn của Ngân hàng cho vay... Chính vì thế, CBTĐ ở đây thẩm định không chỉ về mặt số lượng mà kể cả thời điểm nhận được tài trợ, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn

đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.

Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án.

Tỷ suất chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án. Thông thường, ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân khi thẩm định dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ suất chiết khấu.

Có 2 cách xác định WACC mà CBTĐ ở đây thường sử dụng như sau:

Cách 1:

Chi phí vốn bình quân WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay + Chi phí vốn chủ sở hữu * Tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

Cách 2:

Chi phí vốn bình quân WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay * ( 1-T ) + Chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

Lý do có (1-T): Chi phí lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế, do vậy, trong trường hợp vay vốn, mặc dù chủ đầu tư sẽ phải trả lãi vay cho Ngân hàng song lại tiết kiệm được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bằng đúng với khoản lãi vay phải trả * thuế suất thu nhập doanh nghiệp.

Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án.

Việc tính toán doanh thu và chi phí của dự án do khách hàng cung cấp thường có rất nhiều sai số do phụ thuộc khá nhiều yếu tố kể cả chủ quan lẫn khách quan. Trong khi đó, doanh thu và chi phí lại là những yếu tố quyết định đến lợi nhuận tương lai của dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hàng năm của dự án cũng như tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, vì thế nội dung này được CBTĐ ở chi nhánh chú trọng, quan tâm.

Trên cơ sở phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu sản phẩm của dự án nói trên, Báo cáo khả thi của dự án đầu tư và Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và trên cơ sở tính toán, CBTĐ tiến hành ước tính:

- Giá bán. - Doanh thu.

- Nhu cầu vốn lưu động - Chi phí bán hàng.

vào.

- Chi phí nhân công, chi phí quản lý.

- Khấu hao.

- Chi phí tài chính.

- Thuế các loại....

Từ những thông số trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính thu nhập và chi phí như sau:

Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí.

Bảng tính thu nhập và chi phí là bảng thông số có vai trò rất quan trọng. Đây là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số. Căn cứ vào bảng tính này để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, CBTĐ có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.

Nội dung của bảng tính thu nhập và chi phí mà CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường lập:

TT Chỉ tiêu ĐVT Giá

trị

Diễn giải

I. Sản lượng, doanh thu

- Công suất thiết kế.

- Công suất hoạt động.

- Giá bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Chi phí hoạt động

- Định mức nguyên vật liệu.

- Giá mua.

- Chi phí nhân công.

- Chi phí quản lý.

III. Đầu tư

- Chi phí xây dựng nhà xưởng.

- Chi phí thiết bị.

- Chi phí đầu tư khác.

- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí.

IV. Vốn lưu động

Các định mức về nhu cầu vốn lưu động.

- Tiền mặt.

- Dự trữ nguyên vật liệu.

- Thành phần tồn kho.

- Các khoản phải thu.

- Các khoản phải trả

V. Tài trợ

- Số tiền vay.

- Thời gian vay.

- Lãi suất

VI. Các thông số khác.

Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, CBTĐ lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Các bảng tính trung gian bao gồm:

 Bảng tính sản lượng và doanh thu.

 Bảng tính chi phí hoạt động.

 Lịch khấu hao.

Tính toán lãi vay vốn.

 Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.

Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án là nội dung rất quan trọng và cần thiết, các cán bộ thẩm định không những cần phân tích đánh giá ở thời điểm xem xét cho vay mà ngay cả khi dự án đi vào hoạt động thì các CBTĐ cũng thường xuyên theo dõi sự biến động để kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết. Cũng giống như khi thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định doanh thu, chi phí của dự án được CBTĐ chi nhánh NHCT Thanh Xuân sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với

những dự án liên quan cùng ngành nghề, lĩnh vực và đặc biệt một phương pháp mà sử dụng rất nhiều ở đây đó là phương pháp dự báo. Tính chính xác của doanh thu và chi phí phụ thuộc rất nhiều vào năng lực dự báo thị trường của Ngân hàng, vì thế ngay ở khâu thẩm định thị trường dự án nếu cán bộ thẩm định không chính xác sẽ kéo theo sự sai lệch khi thẩm định doanh thu và chi phí. Thực tế, tại Chi nhánh vẫn thường sử dụng chính những số liệu mà khách hàng cung cấp bởi có rất nhiều khoản mục khó có thể xác định chính xác do những yếu tố khách quan, tuy nhiên để khắc phục điều này các CBTĐ sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đảm bảo tính chắc chắn của các khoản vay. Điều này vừa có thể đẩm bảo được thời gian thẩm định đồng thời giảm thiểu được những rủi ro không cần thiết tác động tới doanh thu và chi phí của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định dòng tiền của dự án:

Đối với Ngân hàng, việc xem xét, phân tích dòng tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ quan tâm tới lượng tiền thu vào và số tiền chi ra từ dự án. Từ các bảng tính toán doanh thu, chi phí và các bảng tính trung gian ở trên, CBTĐ thiết lập bảng tính dòng tiền và các chi tiêu hiệu quả tài chính dự án.

Dòng tiền của dự án cần được tính là tổng hợp của 3 dòng tiền cơ sở, gồm: + Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với dòng tiền này có 2 cách lập là trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở NHCT Thanh Xuân thường dùng là cách lập gián tiếp.

Cụ thể:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế năm t + khấu hao tài sản cố định + Lãi vay - Vốn đầu tư ban đầu.

+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

• Dòng tiền ra ( chủ yếu ): Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.

• Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng gía trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước

lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ ( thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ ).

+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính.

• Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như ghép vốn tự có, vốn vay.

• Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với công ty cổ phần ) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các Doanh nghiệp Nhà nước ).

Ở NHCT Thanh Xuân, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ luôn chú ý đến những vẫn đề sau:

* Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác định dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm.

* Dòng tiền tệ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác đinh để tính các chỉ tiêu hiệu quả dự án như IRR, NPV.

* DSCR ( Debt Service Coverage Ratio ) là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:

LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn DSCR =

Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn phải trả

* Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung, dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền tệ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về hiệu quả dự án NPV, IRR

* Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của Doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào Bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ dự án.

Thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

Những phân tích và tính toán ở trên nhằm mục đích chủ yếu là làm sao để thẩm định được tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, đây là mục tiêu là mỗi một CBTĐ luôn hướng tới để đưa ra được quyết định cho vay chính xác nhất, tránh trường hợp bác bỏ những dự án khả thi hay chấp thuận những dự án không khả thi gây thất thoát, lãng phí. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường được phân tích, đánh giá trong quá trình thẩm định tài chính gồm có:

 Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần (W).

 Giá trị hiện tại ròng (NPV).

 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

 Hệ số hoàn vốn (RR)

 Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T).

 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C)

 Điểm hoàn vốn (BEP). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên trên thực tế, cụ thể tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân trong quá trình thẩm định, cán bộ thường chỉ chú trọng thẩm định đến nhóm chỉ tiêu sinh lời của dự án, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau:

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( Net present Value – NPV ).

CBTĐ sử dụng chỉ tiêu này dùng để tính hiện giá thuần của dự án đầu tư, đây là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của dự án được đưa về cùng một thời điểm. Bởi vậy, chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại như: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động...

NPV = ∑ ∑ = = + − + n i n i r i Ci i r Bi 0 0 (1 ) (1 )

Trong đó:

Bi: Là khoản thu của dự án năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định ) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án...

Ci: Là khoản chi phí của dự án năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án...

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 34 - 41)