Xác định tổng mức đầu tư của dự án.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 32 - 34)

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức đầu tư bao gồm:

* Chi phí cố định, gồm: - Chi phí xây dựng. - Chi phí thiết bị.

- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác. * Vốn lưu động ban đầu, gồm: - Tài sản lưu động sản xuất.

- Tài sản lưu động lưu thông.

* Vốn dự phòng, gồm: Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được.

Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giúp CBTĐ xác định tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính dự án. Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính dựa trên kết quả thẩm định kỹ thuật của dự án. Việc dự tính tổng mức đầu tư được CBTĐ ở đây sử dụng theo phương pháp sau:

CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường sử dụng phương pháp “Cộng chi phí“ tức là dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành tổng mức đầu tư của dự án. Để làm được điều này, CBTĐ ở đây xác định dựa trên việc xem xét chi phí dự tính cho từng công việc theo thiết kế cơ sở của dự án trong phần phân tích kỹ thuật ở trên. Một mặt, dựa vào số liệu mà dự án cung cấp, CBTĐ tiến hành:

 CBTĐ đánh giá tổng mức vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa bằng phương pháp so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, cũng như so sánh với các dự án tương tự đã thực hiện. CBTĐ phân tích để thấy được sự khác biệt, hợp lý về suất đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết.. để tập trung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.

 CBTĐ đánh giá tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa. Cụ thể, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ...Từ đó đưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.

 Trường hợp dự án mới đi vào chủ trương hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, CBTĐ dựa vào số liệu đã thống kê, đức rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.

 Ngoài ra, CBTĐ cũng tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.

Sau khi thẩm định xong tổng mức vốn đầu tư, CBTĐ tiếp tục tiến hành xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án dựa trên cơ sở:

b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.

 CBTĐ cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không: Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra cần phải xem xét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. Để đánh giá tiến độ thực hiện đầu tư của dự án có đảm bảo hay không, cũng như xem xét có xảy ra tình trạng ứ đọng vốn không, CBTĐ tiếp tục thẩm định các nguồn tài trợ vốn cho dự án. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w