Trong thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, CBTĐ ở đây sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Tuỳ từng nội dung và khía cạnh cụ thể, CBTĐ lại sử dụng những phương pháp khác nhau. Cụ thể:
a) Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là phương pháp phổ biến trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư mà mỗi một CBTĐ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn đều sử dụng trong quá trình thẩm định. Cụ thể CBTĐ tiến hành như sau:
Các CBTĐ ở Ngân hàng sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và so sánh chúng với những chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, CBTĐ cũng có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí...) Các chuẩn mực mà CBTĐ ở Ngân hàng Công thương Thanh Xuân thường sử dụng trong phương pháp này là:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn về loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
- Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động.
CBTĐ ở Ngân hàng Công thương Thanh Xuân tiến hành phương pháp phân tích độ nhạy của dự án bằng cách thẩm định sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án ( NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T..) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp CBTĐ xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với biến động của các yếu tố có liên quan giúp Ngân hàng đưa ra được phương án cho vay hợp lý đối với những dự án có độ an toàn cao và thận trọng xem xét trong việc cho vay đối với những dự án có độ an toàn thấp.
Theo phương pháp này, trước hết CBTĐ ở NHCT Thanh Xuân phải xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó, CBTĐ dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: Khi chi phí tăng lên, doanh thu giảm đi bao nhiêu phần trăm thì ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như thế nào, dự án còn hiệu quả hay không. Mức độ sai lệch so với dự kiến về doanh thu và chi phí trong những tình huống xấu thường được CBTĐ ở đây chọn từ 5% đến 10%. Nếu dự án đó vẫn đạt hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh thì đó là dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại thì Ngân hàng xem xét kỹ càng và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân ở cả hai phòng: Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.
c) Phương pháp dự báo:
Đây là phương pháp được CBTĐ ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thường sử dụng trong khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư, chủ yếu được áp dụng khi thẩm định doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hàng năm của dự án, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án chính vì vậy việc thẩm định doanh thu và chi phí là hết sức cần thiết. Để thẩm định, CBTĐ thông qua việc sử dụng phương pháp dự báo ước lượng được
nhu cầu sản phẩm, ước tính được giá thành cũng như tính toán các chi phí cần thiết cho dự án. Bên cạnh việc dự báo thị trường làm căn cứ thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, các CBTĐ còn dự báo những rủi ro có thể xảy ra với dự án để đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp.