- Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính
c) Các nguyên nhân khách quan khác.
2.1 Định hướng phát triển của NHCT THANH XUÂN 1 Định hướng phát triển chung của NHCT Thanh Xuân
2.1.1 Định hướng phát triển chung của NHCT Thanh Xuân
Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài sang năm 2009. Nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục gánh chịu tác động xấu từ bên ngoài, thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động SXKD, tiêu thụ hàng hoá của các Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm. Thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu (do tài sản đảm bảo của các NHTM chủ yếu là bất động sản). Sự xuất hiện của các NHTM 100% vốn nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến.
Nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của năm 2009 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là : Phát huy sức mạnh tổng hợp, nổ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội; được Chính phủ chỉ đạo triển khai bằng Nghị quyết số 30/2/2008, đặc biệt là 5 giải pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Hội nghị Tổng kết ngành Ngân Hàng; Chỉ thị số 06/2008/NHNN ngày 31/12/2008 và 5 nhóm nhiệm vụ tập trung của ngành ngân hàng thống đốc NHNN đã chỉ đạo.
Ngân hàng Công thương Việt Nam trong năm 2009 tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tích cực thực thi chính sách tiền tệ, hỗ trợ vốn và dịch vụ, tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẽ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách lãi suất, phí, ưư tiên khách hàng xuất khẩu, sản xuất chế biến nông thuỷ sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần đòn bẩy tăng trưởng
kinh tế. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân bám sát quan điểm chỉ đạo của NHCT Việt Nam cũng đưa ra phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng : 22%
- Tổng dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tăng : 22%
- Trong đó cho vay nền kinh tế tăng : 25%
- Tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới : 3%
- Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5) dưới : 2%
- Tỷ lệ cho vay có đảm bão bằng tài sản : 85%
- Tổng giám đốc NHCT Việt Nam giao chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ đã xử lý rủi ro từ nguồn của NHCT trong năm 2009 đối với Chi nhánh là 20.000 triệu đồng. Cụ thể:
1- Công tác huy động vốn cần được xác định là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn. Chủ động tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn, cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất, tận dụng cơ hội thị trường để giảm chi phí huy động vốn, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
- Phát triển các sản phẩm mới với sự hỗ trợ của các chương trình khuyến mãi có trọng điểm, đồng thời tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới từng tầng lớp dân cư. Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ. Nâng cao tinh thần, tác phong trách nhiệm của bộ phận giao dịch chuyên nghiệp và tạo được ấn tượng với khách hàng
2- Tăng trưởng tín dụng và đầu tư đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
- Tiếp cận và triển khai mở rộng hoạt động tín dụng nhằm vào các khách hàng có tình hình SXKD ổn định, phát triển, tài chính lành mạnh, các dự án thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh để xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao. Chủ động gặp gỡ, làm việc với các Tổng công ty, tập đoàn lớn để đẩy mạnh tín dụng trong các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích.
- Tập trung phân tích đánh giá thực trạng khách hàng Doanh nghiệp của toàn hệ thống, trong đó chú trọng một số nhóm khách hàng đặc thù để đề xuất định hướng chiến lược đầu tư, huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ cụ thể.
- Chủ động rà soát lại danh khách hàng hiện có, đánh giá thực lực tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và triển vọng kinh doanh của khách hàng để có định hướng xác định lại tín dụng phù hợp với từng khách hàng.
- Chi nhánh cần tích cực hơn nữa thâm nhập, trên thế mạnh của địa phương để tìm kiếm các dự án tốt, tăng trưởng thị phần tín dụng. Quan tâm phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát huy vai trò một NHTM, cần nghiên cứu thiết kế sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản phẩm khác tạo thành dịch vụ trọn gói phù hợp với đối tượng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3- Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố chất lượng dư nợ tín dụng nội bảng, tận thu nợ ngoại bảng.
Trong điều kiện thị trường khó khăn, phức tạp, rủi ro cao cần quan tâm hơn bao giờ hết đến chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác phân loại nợ, phản ánh trung thực và minh bạch chất lượng nợ là yêu cầu cần thiết hiện nay. Phát hiện và cảnh báo sớm để có biện pháp ngăn chặn các khoản nợ gia hạn, nợ xấu phát sinh.
Kiên quyết sử dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu. Cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính quyền địa phương, các Ban ngành liên quan, xây dựng phương án thu hồi nợ cụ thể với đặc thù từng khách hàng, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện đối với khách hàng cố tình chây ỳ, không trả nợ. Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ ngoại bảng.
4- Phát triển, tăng tỷ lệ thu dịch vụ tài chính ngân hàng.
Phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán, thẻ, chuyển tiền kiều hối hiện đại, mở rộng thanh toán song biên, phạm vi kết nối thanh toán NHCT với các TCTD khác. Phát huy thế mạnh mạng lưới và cơ sở khách hàng bán các sản phẩm dịch vụ của các Công ty thuộc NHCT như: Bảo hiểm, chứng khoán, thuê mua tài chính.
- Bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới để đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu.
Triển khai tích cực giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa, chú trọng đến các vấn đề phát sinh sản phẩm, tiện ích mới, quản trị rủi ro, an ninh bảo mật. Đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và thị trường, rủi ro thanh khoản.
6- Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thực hiện thường xuyên, có kết quả công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, phân công công việc phù hợp với năng lực trình độ cán bộ. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho mọi cán bộ, đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các hình thức đào tạo cán bộ phù hợp gắn vơi phát triển từng nghiệp vụ; xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỹ lựât và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm, quan tâm bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có chất lượng cao.
- Triển khai thực hiện Nội quy lao động mới, cẩm nang Văn hóa Doanh nghiệp của NHCT VN trong toàn Chi nhánh. Xây dựng phong cách văn hóa kinh doanh, lề lối làm việc kỹ cương, đề cao nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương trong quản trị điều hành; xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong quản trị hệ thống, có chính sách chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
7- Tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Xác định hoạt động Ngân hàng là ngành kinh tế trọng yếu và nhạy cảm, tội phạm trong lĩnh vực Ngân hàng rất tinh vi, nghiêm trọng và khó lường. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý rủi ro, đảm bảo cho mỗi nghiệp vụ phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng pháp luật. Phát triển nghiệp vụ mới phải đi đôi với khả năng kiểm soát được rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị điều hành kiểm soát được việc áp dụng công nghệ hiện đại; Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về cả năng lực, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để phòng chóng tội phạm và rủi ro. Yêu cầu tất cả CBCNV Chi nhánh NHCT Thanh Xuân nâng cao ý thức tổ chức kỹ luật, chấp hành thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động cuả chi nhánh.
8- Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Thực hiện tốt các hoạt động đoàn thể, tổ chức có kết quả các phong trào thi đua tạo không khí phấn khởi, vui tươi, hăng hái hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao. Tiếp tục tham gia các công tác xã hội tại địa phương. Phối hợp tốt, chặt chẽ, thường xuyên, thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền, NHCT trên địa bàn, các sở, Ban ngành địa phương, tạo sự đồng thuận ủng hộ giúp đỡ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.