1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC CẤP THCS ”

16 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Ngày nay CNTT chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt đối với ngành giáo dục, CNTT ngày càng phổ biến hơn. CNTT được ứng dụng để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ quản lý điều hành và giảng dạy trong nhà trường. Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học môn Hoá học THCS nói riêng là một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Hoá học còn góp phần đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hóa tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Điều này phù hợp với những yêu cầu của các cuộc vận động do ngành phát động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Do đó giáo viên chúng ta cần phải chuẩn bị cho vai trò mới và cần biết CNTT được ứng dụng như thế nào để thúc đẩy quá trình học tập hướng tới dạy và học tích cực.

Trang 1

MỤC LỤC

05 Phiếu nhận xét, đánh giá SKKN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 2

Học sinh HS

Sáng kiến kinh nghiệm

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC

CẤP THCS ”

Trang 3

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo Vì thế, việc tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả trong quá trình dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức cần thiết và nhân rộng thực hiện

Ngày nay CNTT chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Đặc biệt đối với ngành giáo dục, CNTT ngày càng phổ biến hơn CNTT được ứng dụng để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ quản lý điều hành và giảng dạy trong nhà trường Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học môn Hoá học THCS nói riêng

là một xu thế tất yếu

Bên cạnh đó, việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Hoá học còn góp phần đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hóa tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp Điều này phù hợp với những yêu cầu của các cuộc vận động do ngành phát động - “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương

tự học và sáng tạo”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Do đó giáo viên chúng ta cần phải chuẩn bị cho vai trò mới và cần biết CNTT được ứng dụng như thế nào để thúc đẩy quá trình học tập hướng tới dạy và học tích cực

Tuy nhiên việc dạy học với sự hỗ trợ của máy tính vẫn chưa thực sự hiệu quả như những gì chúng ta mong muốn và đây là vấn đề mà thầy cô giáo chúng ta đang dần xây dựng để đạt tiết dạy hoàn hảo, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Từ suy nghĩ đó, tôi đã chọn nội dung: “ Một số giải pháp ứng dụng CNTT nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy và học môn hóa học cấp THCS” để làm sáng

kiến kinh nghiệm Qua đây, cùng với quý đồng nghiệp trao đổi bàn bạc thống nhất

và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn hơn nữa

PHẦN II – NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 4

- Giảng dạy hóa học cũng như các bộ môn khoa học khác có thể vận dụng phương tiện CNTT để khắc phục những khó khăn trong việc minh họa các khái niệm trừu tượng về cấu tạo chất và phản ứng hóa học, thể hiện được một cách sinh động mối quan hệ giữa cấu trúc và đặc tính của các chất

- Sử dụng phương pháp trình chiếu giáo viên khỏi phải dùng bảng phụ và tiết kiệm được thời gian ghi bảng của GV, để có điều kiện thời gian rèn luyện thêm

kĩ năng giải bài tập cho HS

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1/ Thuận lợi

- Hình thức vận dụng CNTT đa dạng và tùy theo sự sáng tạo của mỗi GV

- Trường có đội ngũ cốt cán trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy

- Một số phản ứng cần thể hiện sơ đồ động để học sinh thấy rõ sự liên kết giữa các nguyên tử trong thành phần cầu tạo của chất, trong khi một số tranh ảnh,

sơ đồ, mô hình, băng đĩa … còn thiếu

- Tiết kiệm được thời gian soạn, thiết kế các công thức, cấu tạo của các chất

- Khi ứng dụng CNTT, bài dạy được thực hiện theo tiến trình logic đã định sẵn

- Hiện nay internet hỗ trợ rất nhiều trong việc soạn giảng giáo án điện tử

- Các phần mềm được đề cập đến trong sáng kiến hầu hết đều miễn phí và có thể tải xuống từ các trang web tìm kiếm

2/ Khó khăn

- Bài giảng còn nặng về “kênh chữ” chưa khai thác được hết “kênh hình” nên chưa khai thác được tính ưu việt của công nghệ trong dạy học

- Một số tính năng của Powerpoint có thể được sử dụng có hiệu quả trong thiết kế bài giảng nhưng chưa được GV khai thác hiệu quả …

- Kỹ năng khai thác thông tin trên internet của GV chưa tốt nên các tư liệu đưa vào bài giảng chưa được phong phú

- Sự cố kĩ thuật về điện

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1/ Yêu cầu đối với bài giảng

Trang 5

Để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, một bài giảng điện tử khi trình chiếu cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

a) Bảo đảm tính mục đích: Sử dụng máy chiếu như một phương tiện giúp

thực hiện các hoạt động học tập theo hướng chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng

b) Bảo đảm tính hiệu quả: Không coi máy chiếu như là một công cụ trưng

bày, phô diễn những hiệu ứng đẹp mắt mà phải xem nó như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi

c) Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: Chỉ sử dụng máy chiếu sao cho

phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp cụ thể ở mỗi bài Không sử dụng tùy tiện dẫn đến thiếu hiệu quả

d) Bảo đảm tính liên kết: Sử dụng kết hợp với các phương pháp khác: làm

thí nghiệm, học theo nhóm…Trong một tiết nếu có điều kiện làm thí nghiệm thì không nên sử dụng hình ảnh trình chiếu

2/ Làm việc với các phương tiện kĩ thuật

- Các loại phương tiện kĩ thuật thông dụng: Máy chiếu; laptop: máy ảnh

- Nắm cấu tạo cơ bản, các chức năng chính của máy chiếu Projecter

- Các công việc cần chuẩn bị:

+ Nguồn điện + Nơi đặt máy chiếu: Vững chắc, không được xê dịch khi sử dụng + Treo màn chiếu

+ Kết nối máy tính với máy chiếu

+ Bảo quản sử dụng: Khi máy đang sử dụng tuyệt đối không được xê dịch máy Khi tắt nguồn chờ đến khi đèn báo nguy hiểm trở về màu xanh mới được rút điện nguồn

3/ Một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học

a) Sử dụng Powerpoint, Violet thiết kế bài giảng

* Powerpoint: Là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông

qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị, những đoạn

âm thanh, video minh họa

Trang 6

Để thiết kế một số slide hỗ trợ cho bài giảng, người GV cần có một số kỹ năng sau:

- Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử: Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình của bài giảng và đặc biệt cần chú ý đến phương pháp dạy học bộ môn

- Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật Powerpoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xóa, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn

- Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ: Trong nhiều bài giảng GV cần đưa những hình ảnh minh họa như mô tả dụng cụ thí nghiệm, mô tả hoạt động của một quá trình hóa học

- Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả: Thực hành các bài tập theo mức độ từ dễ đến khó; Phân loại các bài tập với các hiệu ứng cơ bản

* Phần mềm Violet: Violet hỗ trợ các GV tự biên soạn được các bài giảng

điện tử với nội dung đầy đủ và hình thức sinh động bằng các công cụ chuyển dụng cho phép trình chiếu trên lớp và giảng dạy E- learning trên mạng

b) Khai thác thông tin trên internet

Hiện nay nguồn tư liệu trên Internet ngày càng phong phú Để khai thác hiệu quả thông tin trên internet GV cần có những kỹ năng sau:

- Tìm kiếm thông tin trên các website: Google.com; Yahoo.com; Cốc cốc Bằng cách lựa chọn kiểu và từ khóa thích hợp

- Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video,

- Có kỹ năng download và sử dụng phần mềm

c) Sử dụng các phần mềm hóa học

* Phần mềm iMindMap: MindMap là phần mềm hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy được sử dụng cho các GV hỗ trợ trong việc học tập, phát huy tính tích cực trong tư duy trí não và đưa ra các ý tưởng và sắp xếp chúng dưới dạng một sơ đồ tư duy Đây cũng là công cụ vẽ sơ đồ tư duy được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp con người khai thác và hiện thực hóa các ý tưởng tốt hơn Phần mềm này có thể tải dễ dàng trên các website: Google.com; Yahoo.com; Cốc cốc

Trang 7

* Phần mềm Crocodile – chemistry 6.05: Là phần mềm mô phỏng các thí

nghiệm hóa học rất hữu ích trong việc giảng dạy và học tập, giúp GV khai thác hết tiềm năng của thí nghiệm trong dạy học hóa học, giúp HS tìm tòi khám phá kiến

thức ở nhà thông qua những thí nghiệm một cách an toàn Phần mềm Crocodile –

chemistry giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng tạo một thí nghiệm và không cần phải lo đến vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm, nó còn có thể giúp ước lượng chính xác lượng hóa chất cần lấy, các phản ứng xảy ra dễ dàng và thật chính xác

Có trên 100 thí nghiệm đã được thiết kế sẵn về 10 chủ đề chung của hóa học phổ thông

Link download phần mềm Crocodile Chemistry 6.05:

http://vui.edu.vn/download-phan-mem/crocodile-chemistry-6-05-phong-thi-nghiem-hoa-hoc-ao.html

Sau khi cài đặt phần mềm đòi bản quyền ta nhập:

Name: cyanua1201

Serial: CH000SS-605-QXXVP

* Phần mềm ChemBioOffice 2010: ChemOffice là phần mềm rất tốt để

biểu diễn công thức hóa học, công thức phân tử trên máy tính cá nhân Đây là một công cụ không thể thiếu đối với chuyên ngành hóa học Phiên bản ChemBioOffice

2010 bao gồm các công cụ như:

+ ChemBio Draw: Giúp tạo các văn bản, các hình vẽ, các dụng cụ thí

nghiệm hóa học, các công thức hóa học của các hợp chất tự nhiên quan trọng cùng với cấu tạo cơ bản về các nguyên tử nguyên tố hóa học

+ Chem3D: Biểu diễn công thức phân tử 3D rất mạnh mẽ Phần mềm này

vẽ các công thức phân tử 3 chiều đẹp, tiện dụng có thể copy hoặc past qua các trình ứng dụng khác dưới dạng ảnh, hoặc có thể lưu lại với nhiều định dạng như file ảnh (gif hoặc jpeg), file phim (avi) để chèn vào các trình ứng dụng khác như văn bản, bài giảng điện tử Ngoài ra Chem3D còn có thể biểu diễn các công thức phân tử với nhiều dạng như dây, que, cầu, cầu và que

Trang 8

+ ChemFinder: Giúp cho việc tạo và tìm kiếm các dữ liệu hóa học có liên

quan

Link download phần mềm ChemBioOffice 2010:http//thcsthanhbinh.mgd.edu.vn

* Phần mềm Format factory: Format factory là một công cụ đa chức năng

hỗ trợ người dùng trong việc chuyển đối video, âm thanh dễ dàng để đưa vào bài

giảng Ngoài ra Format factory còn giúp điều chỉnh một số tiện ích như điều chỉnh

dung lượng, độ nét, cắt xén âm thanh, video Công cụ này được đánh giá là một trong những phần mềm chuyển đổi đuôi video, âm thanh, hình ảnh tốt nhất hiện nay Phần mềm này có thể tải dễ dàng trên các website: Google.com; Yahoo.com; Cốc cốc

* Phần mềm You Tube Downloader: Là ứng dụng có khả download các video định dạng FLV trực tuyến Sử dụng tiện ích này để download các Video FLV có trên Youtube, Dailymotion, Vimeo, MetaCafe và lưu dưới các định dạng Video phổ biến khác như: AVI, MPEG, DIVX, MP3, MP4 PSP, MOV, FLV Ngoài ra, có thể sử dụng tiện ích này để tải cùng lúc nhiều Video khác nhau giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức, các Video sau khi được tải về sẽ được phát ngay lập tức trên máy tính Phần mềm này có thể tải dễ dàng trên các website: Google.com; Yahoo.com; Cốc cốc

c/ Những dạng bài sử dụng dạy trình chiếu

Dạng 1: Bài nghiên cứu khái niệm

Ở lớp 8 có một số khái niệm trừu tượng như: nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, hóa trị GV thiết kế một số hình ảnh mô phỏng để giới thiệu cho các em qua phương pháp trực quan, từ đó GV sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn khi để các em phải tư duy trừu tượng

Ví dụ: Trong bài: Hóa trị Để các em hiểu rõ hơn về khái niệm này, giáo viên trình chiếu mô hình các nguyên tử liên kết với nhau trong một phân tử, sau đó HS sẽ xác định được hóa trị của một nguyên tố

Trang 9

HCl

Hoặc trình chiếu sơ đồ động giữa các nguyên tử trước, trong và sau các phản ứng hóa học, từ đó HS sẽ hiểu sâu hơn về bản chất các loại phản ứng…

b) Dạng bài nghiên cứu tính chất hóa học có chất độc hại :

- Sản phẩm có khí SO , NH , NO

- Làm thí nghiệm với Clo, Brom như trong bài Clo, Metan, Etilen…

Trường hợp này có thể trình chiếu đoạn video clip về tính chất hóa học của chất độc hại đó cho học sinh xem để đảm bảo tính an toàn cho tiết dạy

Ví dụ: Bài Clo Để thực hiện thí nghiệm điều chế Clo, Giáo viên có thể cho học

sinh xem đoạn video clip về thí nghiệm, bên cạnh đó còn có thể cho HS xem mô hình về bình điện phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn ( Vì dụng cụ này được cấp về nhưng phần lớn đã bị hư hỏng không sử dụng được) Điều này giúp học sinh càng thêm hứng thú với bộ môn đồng thời càng tin tưởng vào tính chính xác, khoa học của kiến thức mà ta truyền thụ

Hoặc cho HS thực hiện thí nghiệm ảo thông qua phần mềm Crocodile – chemistry 6.05, vừa đảm bảo tính an toàn vừa đảm bảo được mục tiêu giáo dục

c) Dạng bài nghiên cứu các hợp chất hữu cơ:

- Trong các bài Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu etilic, Axit axetic

ta trình chiếu cho học sinh thấy các mô hình cấu tạo phân tử dạng rỗng, dạng đặc

để học sinh tự lắp ráp mô hình và viết ra công thức cấu tạo của mỗi chất

Trang 10

- Trong bài Etilen, axetilen nếu chúng ta không sử dụng CNTT thì giáo viên chỉ giảng dạy mang tính chất thông báo với học sinh về đặc tính liên kết của các chất, khiến cho các em cảm thấy mơ hồ và không khắc sâu được kiến thức Ngược lại, các tiện ích của CNTT sẽ giúp chúng ta tạo các liên kết đôi, liên kết ba kém bền dễ bị bẻ gãy trong các phản ứng hóa học Lúc này các kiến thức cần truyền thụ cho học sinh sẽ được khắc sâu thông qua việc tận mắt quan sát các hình ảnh sinh động

d) Dạng bài có nội dung điều chế, sản xuất, ứng dụng:

Ta cần đưa lên hình ảnh hoặc đoạn phim về quá trình điều chế, sản xuất, các công đoạn làm ra sản phẩm, ứng dụng của các chất và tích hợp nội dung bảo vệ môi trường

Ví dụ: Bài hợp kim sắt: gang thép Giáo viên chiếu hình ảnh mô tả quá trình sản xuất gang và các phản ứng xảy ra trong lò cao rất rõ ràng làm cho các em nhanh hiểu bài và nhớ lâu hơn

Hoặc trong bài Rượu etylic ta có thể đưa đoạn video về quá trình điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc đường, học sinh sẽ biết được phương pháp điều chế, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số hình ảnh về tác hại của rượu

Hoặc ở bài Không khí sự cháy ta có thể đưa đoạn video về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm không khí cho HS xem, từ đó HS sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường

Trang 11

e) Dạng bài luyện tập cuối chương, cuối học kỳ hoặc dạng bài hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản

Ví dụ bài: Tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, thể tích

mol chất khí, nồng độ phần trăm, nồng độ mol, các bài luyện tập, hoặc cần củng cố cho nội dung bài Có thể hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy

Củng cố Bài Sắt (Hóa 9):

Củng cố

Bài luyện tập 6 (Hóa 8):

SƠ ĐỒ

TƯ DU Y

VỀ KHÍ

HIĐRO

3/ Quy trình thực hiện

Bước 1: Thiết kế giáo án điện tử: Đây là bước rất quan trọng quyết định

đến sự thành công của tiết dạy

Thiết kế giáo án điện tử cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Yêu cầu chung:

+ CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới

Trang 12

+ Vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học

+ Không nên lạm dụng nhiều hiệu ứng gây sự chú ý của học sinh, làm học sinh ít tập trung vào nội dung bài học

- Yêu cầu với việc thiết kế các Slide:

+ Nền Slide: Thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quá tương phản với các đối tượng trình bày

+ Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến (Times New Roman), đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữ thường một cách hợp lí Cỡ chữ thường từ 24 trở lên

+ Tránh tạo các kí hiệu với các hoạt hình quá sinh động, hoặc chèn các âm thanh quá lạ chỉ có mỗi mục đích thu hút sự tò mò của học sinh, chỉ nhằm gây cười…

Bước 2: Thực hiện trình chiếu trên lớp:

a Đối với GV

Khi trình chiếu phải cẩn thận lúc ấn phím hoặc kích chuột, tránh trường hợp đáp án hoặc nội dung chưa muốn cung cấp cho học sinh lại xuất hiện ra trước

b Đối với học sinh:

- Biết linh hoạt quan sát lắng nghe, viết bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Ví dụ: Mắt quan sát, tay viết bài nhanh và kịp thời, tai lắng nghe để trả lời câu hỏi

- Hiểu những ký hiệu trên màn hình để ghi vào vở, học nhóm hoặc trả lời câu hỏi

4/ Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp ứng dụng CNTT nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy và học môn hóa học cấp THCS” có khả năng ứng dụng

thực tiễn cao

Nội dung sáng kiến dễ hiểu và dễ dàng ứng dụng đại trà vào bộ môn Hóa cấp THCS

* Tuy nhiên, vì Hóa học là bộ môn thực nghiệm, học sinh cần được rèn luyện những kĩ năng cơ bản về cách viết công thức hóa học, lập phương trình hóa

Ngày đăng: 26/03/2022, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w