1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sơ đồ tư duy khái niệm đặc điểm cách xây dựng ứng dụng trong cuộc sống và trong học tập

12 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 279,99 KB

Nội dung

Sơ đồ tư duy: khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng, ứng dụng trong cuộc sống và trong học tậpĐẶT VẤN ĐỀTừ trước đến nay, người học đã quen với việc truyền thụ thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm gọn ý. Với cách truyền thụ này, chúng ta chỉ mới sử dụng được 50% khả năng của bộ não để ghi nhận thông tin. Tony Buzan – một nhà tâm lí thế kỉ XX nói rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi chúng ta cũng có một vụ trụ khác chưa được khai phá – bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy. Để khai phá và sử dụng tối đa khả năng của bộ não, ông đã xây dựng nên sơ đồ tư duy giúp con người hiện thực hóa mục tiêu này.Được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Sơ đồ tư duy chính là công cụ giúp chúng ta làm chủ cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công. Để nghiên cứu kĩ hơn về phương pháp này, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề tài: Sơ đồ tư duy: Khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng trong cuộc sống và trong học tập.

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ BÀI:

Đề số 20: Sơ đồ tư duy: khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng, ứng dụng trong cuộc sống và trong học tập

Trang 2

PHẦN THÔNG TIN 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM SƠ ĐỒ TƯ DUY 4

2 CÁCH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 5

II ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 7

1 TRONG CUỘC SỐNG 7

2 TRONG HỌC TẬP 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC 12

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÀ KẾT QUẢ THAM GIA BÀI TẬP NHÓM 14

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay, người học đã quen với việc truyền thụ thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm gọn ý Với cách truyền thụ này, chúng ta chỉ mới sử dụng được 50% khả năng của bộ não để ghi nhận thông tin Tony Buzan – một nhà tâm lí thế kỉ XX nói rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi chúng ta cũng có một vụ trụ khác chưa được khai phá – bộ não Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy Để khai phá và sử dụng tối đa khả năng của bộ não, ông đã xây dựng nên sơ đồ tư duy giúp con người hiện thực hóa mục tiêu này.Được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả đáng kinh ngạc Sơ đồ tư duy chính là công cụ giúp chúng ta làm chủ cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập

kế hoạch… và thành công Để nghiên cứu kĩ hơn về phương pháp này, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề tài: Sơ đồ tư duy: Khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng trong cuộc sống và trong học tập

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM SƠ ĐỒ TƯ DUY

1.1 Nguồn gốc

Sơ đồ tư duy được xây dựng bởi Nhà tâm lý học thế kỉ 20 Tony Buzan trên nền tảng tâm lý học hiện đại Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ và tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống Theo ông: “Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải tập luyện nó, giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy” Kết

Trang 4

hợp giữa kiên thức tâm lý học đương thời và nghiên cứu trên, Buzan đã đưa ra: Sơ

đồ tư duy giúp luyện tập trí não (Mindmap)

1.2 Định nghĩa

Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới Mỗi chi tiết gợi nhớ trong sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các

sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu 1.3 Đặc điểm

Sơ đồ tư duy được vẽ trên một mặt giấy, biểu thị thời gian, không gian, màu sắc Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào mọi mặt của cuộc sống, qua đó nâng cao kết quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu :

Thứ nhất: Đối tượng được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm

Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính

Thứ ba: Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn

Thứ tư: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau

Ngoài ra sử dụng màu sắc, hình ảnh, kí hiệu, kích thước để làm phong phú, nổi bật

sơ đồ tư duy, tăng sự thu hút, hấp dẫn và tính độc đáo, nhờ đó mà người viết phát huy tính sáng tạo, khả năng nhớ lâu hơn Khi lập sơ đồ tư duy, bắt buộc người làm

Trang 5

phải “động não” và biết sử dụng hình ảnh càng nhiều càng tốt để liên kết các ý lại với nhau Ý trung tâm cần được thể hiện bằng một hình ảnh trung tâm

2 CÁCH XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau Nguyên lý hoạt động của nó là theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não Chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận Tuy nhiên để có một sơ đồ tư duy hiệu quả bắt buộc chúng ta phải thực hiện theo các bước cơ bản:

a Xác định mục tiêu của mình khi muốn thiết lập sơ đồ tư duy

Ở bước này, chủ thể phải xác định được mục tiêu để thiết lập sơ đồ tư duy của mình là gì, có thể là để nhớ một cách bao quát và lâu hơn, để tìm ra được những vấn đề mình chưa rõ sau đó trau dồi thêm, hoặc phục vụ cho việc thi cử, lên kế hoạch cho một dự án nào đó Từ đó sẽ xác định được cách thức tạo lập sơ đồ tư duy sao cho phù hợp

b Xác định được nội dung cần tìm hiểu

Đây là bước để mỗi chủ thể xác định rõ và hiểu được mình đang tìm hiểu về vấn

đề gì Chủ thể cần phải có những chuẩn bị nhất định, những tiếp xúc với vấn đề đó

để có thể hiểu vấn đề mình đang muốn lập sơ đồ tư duy ở một mức độ cụ thể

c Xác định từ khóa từ tất cả nội dung của vấn đề

- Nội dung của một vấn đề rất dài và khó để ghi nhớ, bao gồm khái niệm, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa, liên hệ,…Vì vậy việc các định từ khóa là rất cần thiết

- Khi các chủ thể xác định được từ khóa tức là đã nắm được nội dung chính của vấn đề, biết chọn lọc ý chính, từ đó giúp ghi nhớ lâu hơn và khi nhìn vào từ khóa chủ thể có thể dễ dàng trinh bày được nội dung liên quan đến từ khóa đó

Trang 6

d Sơ đồ hóa kiến thức bằng hình vẽ, đường nối:

Các từ khóa sẽ có liên kết mật thiết với nhau trong việc kết nối các phần của vấn

đề để tạo thành hiểu biết hoàn chỉnh cho chủ thể về một vấn đề nào đó Vì vậy việc kết nối lại các từ khóa đó là rất quan trọng để làm nổi bật lên chủ đề chính

• Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm, chủ đề trung tâm chứa đựng toàn bộ nội dung chủ thể cần lĩnh hội

• Bước 2: Từ tiêu đề trung tâm, bắt đầu vẽ các tiêu đề phụ (nhánh cấp một) Khi

vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong hơn là đường thẳng, màu sắc nổi bật vì chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não

• Bước 3: Vẽ các nhánh cấp hai, cấp ba,…(có thể điền số thứ tự nếu muốn theo dõi, tìm hiểu thông tin theo sự tuần tự) Ở bước này vẽ nối tiếp nhánh cấp hai vào nhánh cấp một, nhánh cấp ba vào nhánh cấp hai để tạo ra sự liên kết Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng một từ khóa Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu

e Điền các từ khóa vào các nhánh chính:

- Các từ khóa phải xúc tích, viết bằng chữ in hoa để dễ quan sát, liên tưởng

- Các từ khoá quan trọng cần thay đổi màu sắc và kích cỡ để tăng sự tập trung

f Thêm hình ảnh minh họa

- Chọn các hình ảnh liên quan đến chủ đề, để thay cho chữ viết, như vậy có thể giảm bớt việc phải đọc quá nhiều chữ, giúp sơ đồ trở nên sinh động hơn, gây ấn tượng đến não bộ, giúp ghi nhớ lâu hơn

- Các chủ thể cũng có thể thay đổi các ví dụ bằng hình ảnh, từ đó nhớ ví dụ lâu hơn, có thể tự tái hiện và ghi nhớ, không cần phải đọc quá nhiều chữ liên quan đến

ví dụ cần ghi nhớ

Trang 7

II ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

1 TRONG CUỘC SỐNG

Với bất kỳ ứng dụng nào thì sơ đồ tư duy vẫn luôn đem lại cho chúng ta những lợi ích thiết thực Lập sơ đồ tư duy trong cuộc sống sẽ giúp ta kiểm soát được công việc, thực hiện được mục tiêu đề ra

1.1 Rèn luyện tính có tổ chức trong cuộc sống và công việc hàng ngày

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp ta triển khai kế hoạch một cách dễ dàng, tiện lợi Khi bạn đã có những ý tưởng trong đầu và bạn muốn triển khai nó nhưng bạn lại cảm thấy bối rối không biết làm thế nào thì việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn đưa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo của nó

1.2 Cân bằng những vấn đề trong cuộc sống

Trong cuộc sống, có ba vấn đề mà ta cần quan tâm là sức khỏe, tài chính, gia đình Những vấn đề này cần phải được cân bằng bởi nếu mục tiêu của bạn chỉ là sức khỏe mà không có hai mục tiêu còn lại thì cuộc sống sẽ rất nhàm chán Vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn xây dựng được lộ trình phù hợp, cân bằng giữa những yếu tố trong cuộc sống để có một đích đến là một cuộc sống hạnh phúc, no đủ, khỏe mạnh

1.3 Quản lí thời gian hiệu quả

Trong cuộc sống, sử dụng sơ đồ tư duy tìm hiểu một vấn đề nào đó hay lên kế hoạch những việc cần làm một cách rõ ràng sẽ giúp ta tiết kiệm cũng như quản lí thời gian hiệu quả

1.4 Giải quyết những vấn đề phức tạp

Khi gặp một vấn đề phức tạp, bạn sẽ cân nhắc tất cả những giải pháp khả thi bằng cách suy nghĩ mà không ghi chú lại hoặc chỉ viết chúng dưới dạng gạch đầu

Trang 8

dòng Điều này sẽ chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và lo lắng – kẻ thù lớn nhất trong quá trình giải quyết vấn đề Nhưng sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn về vấn đề này, sử dụng nó giúp bạn bình tĩnh hơn, kiểm soát được toàn bộ vấn đề, có góc nhìn khách quan hơn và tối đa hóa khả năng lựa chọn giải pháp phù hợp

1.5 Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc phòng chống dịch Covid

Trước tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta có thể

sử dụng sơ đồ tư duy trong các hình ảnh về tuyên truyền quy tắc 5K trong phòng chống dịch, hướng dẫn tạm thời cách ly y tế và làm mẫu xét nghiệm… để giúp người dân có thể nắm được thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu.1

2 TRONG HỌC TẬP

Sơ đồ tư duy là công cụ vô giá giúp tiết kiệm thời gian, ghi chép bài hiệu quả và kích thích tư duy tốt hơn, từ đó sinh viên có thể ghi nhớ và đạt kết quả cao hơn trong học tập

2.1 Trong ghi chép và ghi chú

Trong mỗi giờ học, lượng kiến thức mà mỗi sinh viên cần ghi chép là rất lớn, nhưng thời gian cho mỗi giờ giảng trên giảng đường lại quá ngắn, tốc độ giảng của giảng viên tương đối nhanh Nhưng không phải ai cũng có thể tìm được cho mình một phương pháp thông minh giúp ghi chép dễ dàng cũng như không bị bỏ sót bất kỳ một nội dung quan trọng nào Vậy làm thế nào để ghi chép được đầy đủ được những kiến thức quan trọng chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy Sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả và đúng cách chính là gạch ra các từ khoá, ý chính sau đó phát triển kiến thức theo các từ khoá đó một cách logic,

có mối liên hệ lẫn nhau giúp người học hiểu sâu hơn Tuy nhiên trên thực tế vẫn có các phương pháp khác như kẻ bảng hay ghi chép nhưng hiệu quả đem lại không cao bằng sơ đồ tư duy

Trang 9

2.2 Trong ghi nhớ ôn tập

Với nhiều học sinh, sinh viên thi cử là nỗi lo sợ và ám ảnh vô cùng lớn khi phải tiếp thu cùng một lúc, trong một khoảng thời gian ngắn một lượng kiến thức khổng lồ Chúng ta không thể dung nạp kiến thức của toàn bộ quyển sách hay một cuốn vở dày chỉ trong vài ngày thậm chí vài giờ Chính vì vậy, lựa chọn và chắt lọc

ra những ý chính và cơ bản nhất sau đó đưa vào sơ đồ tư duy sẽ giúp cho người học nhanh chóng nắm được những kiến thức quan trọng, cơ bản nhất

2.3 Trong việc thuyết trình bài học

Trong quá trình học tập trên lớp chắc chắn không thể thiếu những buổi thuyết trình để nâng cao khả năng nói trước đám đông cũng như để học sinh, sinh viên chủ động hơn trong việc tìm hiểu và khai thác nội dung bài học Như các bạn

đã biết, thuyết trình bao gồm rất nhiều phần và nội dung cần ghi nhớ Vì thế, nhiều bạn có cảm giác lo sợ khi không thể nhớ được toàn bộ nội dung thuyết trình Sơ đồ

tư duy chính là giải pháp hiệu quả nhất Chọn sơ đồ tư duy làm giải pháp thuyết trình, ghi lại từ khoá và hình ảnh, việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng ghi nhớ Công việc thuyết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp, trao đổi vấn đề Hơn nữa, chuẩn bị thuyết trình chỉ cần nhìn lại sơ đồ tư duy mà mình đã tạo lập sẽ giúp các bạn tái hiện thông tin và tăng khả năng diễn đạt Ngoài ra, khi sử dụng sơ đồ tư duy để thuyết trình cũng khiến cho người xem không cảm thấy nhàm chán khi phải đọc slide quá dài mà thay vào đó là những hình ảnh minh họa thú vị, ngắn gọn

2.4 Trong việc kích thích tư duy giải quyết các vấn đề của bài học

Có thể thấy, việc chia nhỏ một vấn đề khó theo dạng phân nhánh giúp chúng

ta hiểu và nhận ra vấn đề một cách đơn giản hơn Việc làm này không chỉ giúp hiểu vấn đề sâu sắc mà còn giúp người tạo lập nhận ra được những đặc điểm nổi bật cũng như bản chất của vấn đề Mặt khác, dùng sơ đồ tư duy để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề, sinh viên có thể thông qua đó tìm được giải pháp

Trang 10

nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất và nên ghi ra tất cả ý tưởng Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt tiềm năng sáng tạo vô tận của mỗi sinh viên

KẾT LUẬN

Sơ đồ tư duy ra đời bằng sự nghiên cứu tìm tòi của nhà tâm lí học Tony Buzan và cộng sự Sơ đồ tư duy giúp hàng nghìn người hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của trí óc Nó không chỉ giúp ích chúng ta trong cuộc sống hàng ngày mà còn

là công cụ học tập kết hợp cả hai não phải và não trái, giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Với tính ứng dụng cao và hiệu quả của mình, sơ đồ tư duy hiện tại đã được lan truyền và sử dụng rộng rãi trong hơn 100 quốc gia Ngay từ hôm nay, bạn có thể áp dụng nó vào việc học tập cũng như giải quyết mọi vấn đề khác trong cuộc sống

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên ), NXB Sư

Trang 11

2 Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2018-2019

3 Bản đồ tư duy trong công việc, Tony Buzan, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003

5 Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập, 1980 Books, NXB Thế giới

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về ứng dụng sơ đồ tư duy trong việc phòng chống dịch COVID

Trang 12

( Nguồn: http://soyte.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=1448)

( Nguồn: https://images.app.goo.gl/P3Y4YukjNtLFChAj6 )

Ngày đăng: 21/03/2022, 00:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w